Bản Đồ Các Tuyến Du Lịch Vườn Quốc Gia Bến En

7h00: Từ Hà Nội xe du lịch của công ty sẽ đưa Quý khách tiến thẳng về bãi biển Sầm Sơn theo quốc lộ 1A.

10h00: Đoàn đến Sầm Sơn nhận phòng khách sạn và sắp xếp chỗ ngỉ ngơi . 11h00: Đoàn ăn cơm trưa tại nhà hàng ẩm thực bãi biển Sầm Sơn với các

món ăn được chế biến từ các đặc sản biển tươi ngon do các làng chài đánh bắt tại chỗ cung cấp.

“Sầm Sơn đã có lịch sử hình thành và phát triển trên 100 năm. Ngay từ năm 1994, toàn quyền Đông Dương Moulie đã cho xây dựng các trung tâm điều dưỡng đầu tiên cho quân đội Pháp tại Sầm Sơn. Năm 1996, tỉnh lộ 8 (nay là quốc lộ 47) được xây dựng để nối liền Sầm Sơn với thành phố Thanh Hóa (lúc bấy giờ là thị xã Thanh Hóa). Đến năm 1907, người Pháp và triều đình nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều biệt thự nghỉ dưỡng trên dãy núi Trường Lệ. Sầm Sơn chính thức trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng.

Trước tiềm năng, lợi thế và sự phát triển về du lịch của thị trấn Sầm Sơn. Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định thành lập Thị xã Sầm Sơn. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Sầm Sơn hôm nay đã có được diện mạo, dáng vóc của một đô thị du lịch biển hiện đại. Thị xã hiện có hơn 500 khách sạn, nhà nghỉ, với hơn 9.000 phòng tiêu chuẩn, trong đó có nhiều khách sạn cao cấp, xếp hạng 3 sao, 4 sao. Nhiều khách sạn có phòng hội nghị từ 100 đến 500 chỗ ngồi, với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện của các tổ chức, cơ quan, đơn vị và du khách.

Tự hào là một trong số ít khu du lịch hình thành sớm nhất Việt Nam, Sầm Sơn đang vươn mình, đổi thay từng ngày để hiện thực hóa mục tiêu trở thành một đô thị du lịch biển văn minh, hiện đại, tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có của một trong những đô thị du lịch trọng điểm Quốc gia”.

12h00: Sau bữa cơm trưa được nắng và gió đưa hương biển vào tận những món ăn của các bạn thưởng thức, toàn đoàn sẽ đi nghỉ trưa tại khách sạn .

- Chiều: Quý khách tự do tắm biển, tham gia các trò chơi trên bãi biển hoặc các bạn có thể tự tìm đến các dịch vụ giải trí khác tại bãi biển Sầm Sơn.

18h00: Quý khách ăn tối tại nhà hàng, tận hưởng vẻ đẹp hoàng hôn của biển Sầm Sơn.

19h00: Quý khách tự do nghỉ ngơi, khám phá biển Sầm Sơn về đêm.

+ Ngày 02: Sầm Sơn – Vườn quốc gia Bến En – Suối cá thần (Ăn trưa, sáng, tối).

6h00: Đoàn ăn sáng tại tại nhà hàng và chuẩn bị lên đường vào vườn quốc gia Bến En.

- Sáng:

Từ thị xã Sầm Sơn xe đưa đoàn qua TP.Thanh Hóa và theo QL45 lên thị trấn Bến Sung đi thêm 7km sẽ đến vườn quốc gia Bến En. Vườn quốc gia Bến En, một trong những địa danh còn giữ được hệ sinh thái nguyên sinh ban đầu của tự nhiên, với hệ thống đập nước rộng sang tận lãnh thổ Nghệ An với tổng diện tích 174.4 Km2 và tổng số 21 hòn đảo lớn nhỏ bao gồm những đảo đặc biệt như đảo Khỉ, đảo Tình Yêu,…

9h00: Quý khách đến vườn quốc gia Bến En sau khi ghé thăm bảo tàng vườn quốc gia Bến En, các bạn sẽ bắt đầu lên thuyền du lịch đi thăm quan hệ thống các đảo và hệ động thực vật phong phú đa dạng vườn quốc gia Bến En nơi được ví như Vịnh Hạ Long xứ Thanh. Viếng thăm đền Bạch Y Công Chúa, du ngoạn Sông Mực được biết đến là nơi có Cá Mè sông to nhất Việt Nam.

11h30: Quý khách quay về dùng bữa trưa tại nhà hàng ẩm thực Bến Sung với những món ăn đặc sản nơi đây: cá mè sông Mực, canh lá đắng,…

12h00: Quý khách nghỉ trưa tại nhà hàng ẩm thực Bến Sung thuộc trung tâm văn hóa thương mại công ty du lịch và bảo tồn sinh thái Bến En và tận hưởng các dịch vụ giải trí tại đây như: Hát karaoke, Mát xa, chơi tenis, bơi lội,… (Với một số đoàn có nhu cầu ở lại qua đêm ban tổ chức sẽ tổ chức đốt lửa trại vào buổi đêm cho các bạn, tổ chức team building…).

13h00: Xe đưa du khách hướng theo QL45 ra đường mòn Hồ Chí Minh rẽ vào QL217 hướng về Xã Cẩm Liên, nơi có suối cá thần huyền bí và linh thiêng. “Nhân dân bản Ngọc quen gọi suối cá nơi đây là Vó cá thần, tên gọi này đều bắt nguồn từ truyền thuyết về Thần Rắn. Chuyện kể rằng từ từ thủa khai thiên, lập địa, vào một

năm nọ, thời tiết khắc nghiệt, hạn hán, mất mùa quanh năm, người dân bản Ngọc vô cùng túng khó. Ở đó có hai vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Vợ chồng hàng ngày ra thửa ruộng bên cạnh suối vừa khơi nước trồng lúa vừa xúc cá bắt ốc về làm thức ăn. Một hôm bà xúc được một quả trứng lạ. Nhiều lần xúc được lại thả xuống nước, nhưng xúc lần nào thì quả trứng lạ ấy vẫn cứ thấy nằm trong rổ. Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm nghe tiếng gà cục tác bà vợ ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng sợ, người chồng mang rắn con ra suối Ngọc để thả, nhưng cứ thả thì tối tối rắn lại trở về nhà. Dần dần rắn sống tại gia đình thân quen như những con vật nuôi khác. Từ khi có rắn ở trong nhà, đồng ruộng có đủ nước để cày cấy, đời sống trong vùng ấm no hạnh phúc vì không còn cảnh hạn hán kéo dài. Chàng rắn sống với gia đình và làng bản trong cảnh thái bình, no ấm. Trải qua năm tháng, chàng rắn đã to bằng ống vác nước, cứ trưa trưa lại lên xà nhà nằm. Bỗng một đêm trời mưa to gió cả sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác chàng rắn chết dạt vào chân núi Trường Sinh (vị trí đền thờ hiện nay). Thương tiếc chàng Rắn, dân làng chôn chàng ngay chân núi và lập đền thờ ngay trên mộ chàng. Dân làng được thần linh cho biết: Chàng chết vì đã đánh nhau với thuỷ quái về phá hoại bản làng và chàng đã được thiên đình phong Thần hiệu “Tứ Phủ Long Vương”. Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ, có đàn cá hàng ngàn con ngày đêm về chầu và nhân dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc, cũng như quen gọi Cá thần từ đó. Suối cá Thần xuất phát từ mạch nước trong ngọn núi đá vôi Bồ Um, thuộc dãy núi Trường Sinh. Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá”.

15h00: Toàn đoàn đến địa phận Suối cá thần, bắt đầu quá trình mua vé và tham quan chụp ảnh.

18h00: Đoàn dùng bữa tối tại thị trấn Cẩm Thủy, sau đó toàn đoàn theo đường mòn Hồ Chí Minh về Hà Nội .

21h00: Đoàn về đến Hà Nội, kết thúc chuyến du lịch đầy thú vị.

Vẻ đẹp hoang sơ của Bến En đã làm say đắm lòng người, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng biết bao du khách khi đến với nơi đây. Còn gì bằng khi

xếp lại những bộn bề của công việc và cuộc sống để thả hồn mình với biển Sầm Sơn trong xanh mang hương vị mặn mòi của biển hay thăm các di tích - danh thắng nổi tiếng xứ Thanh; sau đó du khách dừng chân ở Bến En để thoảng ngoạn không khí êm đềm, mát dịu của rừng - núi - sông - hồ chắc chắn sẽ đem đến cho du khách một tour du lịch hấp dẫn và một kỳ nghỉ dưỡng đáng nhớ.

Hình 3 1 Bản đồ các tuyến du lịch vườn Quốc gia Bến En 3 3 2 Khách du lịch 1

Hình 3.1. Bản đồ các tuyến du lịch vườn Quốc gia Bến En

3.3.2. Khách du lịch

* Khách du lịch quốc tế

Mặc dù hàng năm đón lượng khách du lịch quốc tế không lớn như các khu du lịch khác như sầm Sơn, thành Nhà Hồ,… .Nhưng qua điều tra cho thấy lượng khách

du lịch đến Bến En để thăm quan du lịch, nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều. Số khách quốc tế đên du lịch tại Bến En được thể hiện qua bảng 3.14.

Bảng 3.14. Lượng khách du lịch quốc tế đến Bến En giai đoạn 2006 – 2012



STT


Năm

Số đoàn khách

Lượt khách


Tổng

Khách quốc tế


Tổng

Khách quốc tế

1

2006

215

6

2.254

25

2

2007

96


1.187

0

3

2008

297

8

3.687

11

4

2009

307


3.856

23

Tổng số





6

2010

607

7

5.827

36

7

2011

634

17

6570

67

8

2012

710

10

8.085

102

Tổng số

2866

48

31466

264

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Nguồn: Ban du lịch VQG Bến En [11].

Qua bảng 3.14 tôi nhận thấy rằng lượng khách quốc tế đến Bến En đang còn rất ít so với tiềm năng du lịch vốn có của vườn Quốc Gia. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012 thì số đoàn khách và số lượng khách đến du lịch tại Bến En tăng qua từng năm, năm 2006 có 6 đoàn khách với tổng số 25 người thì đến năm 2012 đã có 10 đoàn với tổng số 102 người đến thăm quan du lịch và nghiên cứu.


Hình 3 2 Khách quốc tế uống rượu cần cùng đồng bào Thái Hình 3 3 Khách du 2


Hình 3.2. Khách quốc tế uống rượu cần cùng đồng bào Thái


Hình 3 3 Khách du lịch tham gia lễ hội Khách nội địa Số lượng khách du 3

Hình 3.3. Khách du lịch tham gia lễ hội

* Khách nội địa

Số lượng khách du lịch nội địa đến Bến En được thể hiện qua bảng 3.15.

Bảng 3.15. Lượng khách du lịch nội địa đến Bến En giai đoạn 2006 – 2012


STT

Năm

Số đoàn khách

Lượt khách

Tổng

Khách nội địa

Tổng

Khách nội địa

1

2006

215

209

2.254

2.231

2

2007

96

96

1.187

1.187

3

2008

297

289

3.687

3676

4

2009

307

307

3.856

3.833

Tổng số





6

2010

607

600

5.827

5791

7

2011

634

617

6570

6503

8

2012

710

700

8.085

7983

Tổng số

2866

2818

2818

31202

Nguồn: Ban du lịch VQG Bến En [11].

Cho đến nay khách du lịch đến Bến En chủ yếu là khách nội địa. Khách nội địa đến Bến En chủ yếu là sinh sống tại Thanh Hóa và các tỉnh phía bắc như Hà Nội, Ninh Bình hay là Bắc Giang, Bắc Ninh,… Mặc dù cơ sở dịch vụ chưa phong phú và đa dạng, du lịch phần lớn mang tính chất theo mùa nhưng vào mùa hè hay những kì nghỉ lễ thì lượng khách từ nhiều nơi đến Bến En để nghi ngơi và thăm quan địa danh được ví như là một Hạ Long trên cạn với 21 đảo nằm trên diện tích mặt hồ rộng lớn phong phú về các loài động thực vật.

Qua bảng 3.15 cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2006 - 2012 thì số lượng đoàn khách và số lượt khách du lịch nội địa đến Bến En tăng dần qua các năm. Năm 2006 có 209 đoàn với tổng số 2.231 khách thì tới năm 2012 đã có 700 đoàn với tổng số 7.983 lượt khách tới thăm quan du lịch.

Theo quá trình điều tra, khảo sát và phỏng vấn du khách. Có sự hài lòng cao của du khách về chất lượng du lịch tại VQG Bến En. 100% du khách được phỏng vấn hài lòng về cảnh quan, cách tổ chức hoạt động du lịch, nét văn hóa của người dân bản địa cũng như ý thức bảo vệ môi trường nơi đây.

Bên cạnh đó, du khách cũng có thêm ý kiến nhận xét cá nhân (nội dung không có trong phiếu điều tra, phỏng vấn) về hoạt động du lịch tại VQG Bến En như: cần

tăng cường số lượng nhân viên, hướng dẫn viên chuyên nghiệp, hiểu biết về du lịch. Số lượng nhân viên, hướng dẫn viên hiện tại sẽ không thể đáp ứng nếu lượng khách du lịch đông.

Như vậy với tiềm năng vốn có và cần có chính sách để thu hút vốn đầu tư cho cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch phong phú đa dạng hơn, số lượng nhân viên và hướng dẫn viên nhiều hơn nữa thì lượng khách quốc tế và nội địa đến Bến En sẽ ngày càng đông hơn.

3.3.3. Sự tham gia của cộng đồng với du lịch

Trong những năm trở lại đây, cuộc sống của người dân trong vùng quy hoạch vườn Quốc Gia Bến En đã thật sự trở nên nhộn nhịp từ tháng 4. Khách du lịch tới Bến En mỗi ngày một tăng, đặc biệt là vào những ngày nghỉ lễ kéo dài.

Người dân đã tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh du lịch. Trong các khu nghỉ dưỡng, các nhà hàng, khách sạn kinh doanh du lịch sinh thái đã thuê chính người dân địa phương làm việc điều này đã góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Tuy nhiên phần lớn (70 - 85% - Nguồn: Ban du lịch VQG Bến En) khách du lịch tới Bến En đều muốn dịch vụ nghỉ tại nhà dân. Điều này tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tham gia vào hoạt động du lịch. Họ cho khách nghỉ ngơi trong chính ngôi nhà sàn thân yêu của mình. Khách du lịch lại rất thích thú khi được ở tại nhà dân. Họ có điều kiện tiếp xúc, giao lưu và hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, điều này tạo cho họ cảm giác mới mẻ.

Trước đây người dân địa phương chủ yếu sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng rừng và chăn nuôi thì nay họ đã biết cách làm du lịch. Cùng với nhà nước nhân dân địa phương đã đầu tư xây dụng những con đường trải nhựa kéo dài, xây dựng nhà cửa sạch sẽ khang trang, đặc biệt là dân địa phương đã biết sử dụng ngoại ngữ vào việc giao tiếp hướng dẫn cho khách du lịch nước ngoài.

Theo kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu thì 100% ý kiến của người dân muốn được tham gia vào việc phát triển du lịch tại địa phương. Họ mong muốn được cùng với BQL vườn thảo luận các kế hoạch, thực hiện và quản lý cũng như

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí