Điều Tra Theo Tuyến Với Người Cung Cấp Thông Tin Quan Trọng


- Thuận lợi: Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén có diện tích đất đồi núi rộng, phù hợp trồng các loại cây nông, lâm nghiệp, có điều kiện để phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm.Khí hậu mát mẻ phù hợp với một số loại cây trồng và dược liệu có giá trị kinh tế cao.Tình hình an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được giữ vững từ đó tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền địa phương.

- Khó khăn: Đời sống và mức thu nhập nhân dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (chiếm 64,7%). Trình độ dân trí không đồng đều, chưa mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tỷ lệ sử dụng giống cây trồng mới có năng suất cao và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của người dân còn hạn chế. Một số ít hộ dân còn sử dụng các loại giống cây trồng địa phương năng suất, sản lượng thấp. Ngoài ra, giá các loại phân bón, giống các loại cây trồng không ổn định và tăng cao nên người dân còn hạn chế sử dụng.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật bậc cao có mạch được sử dụng làm thuốc tại Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019.

Địa điểm nghiên cứu: Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (05 xã của huyện Nguyên Bình).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng danh lục các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá tính đa dạng của các thành phần loài cây dược liệu.

- Tài liệu hóa tri thức bản địa về khai thác và sử dụng các bài thuốc nam của đồng bào dân tộc địa phương.

- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài có ý nghĩa và triển vọng.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Dựa trên các công trình nghiên cứu đã được thực hiện và công bố trước đây về thành phần thực vật các loài cây dược liệu, tài nguyên thực vật tại Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén cũng như một số tài liệu có liên quan sau:

Bản đồ các loại: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng mới nhất, bản đồ lập địa…

Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các công trình nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan tới các loài cây dùng làm thuốc nói chung và các loài thực vật chữa được bệnh phân bố tại Khu vực nghiên cứu.

Danh mục thực vật mới nhất đang được sử dụng tại Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.

Thu thập các tài liệu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến Vườn Quốc gia Phia Oắc - Phia Đén.


Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan, chúng tôi tiến hành thống kê, kiểm tra và hiệu chỉnh lại toàn bộ thông tin một cách chính xác trên cơ sở các tại liệu tham khảo chuyên ngành từ đó xác định giá trị thông tin kế thừa.

2.3.2. Liệt kê tự do

Dùng phương pháp này để nghiên cứu các nội dung như: Xác định thành phần loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; Đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; xác định các tác động đến các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu

Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai đoạn: (1) liệt kê tự do và (2) xác định cây thuốc.

(1) Liệt kê tự do

Liệt kê tự do là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin, đề nghị họ cho tên tất cả các phần tử (tên của cây thuốc) thuộc lĩnh vực cần nghiên cứu (cây thuốc). Mục tiêu của liệt kê tự do là để thu thập một tập hợp tên (theo tiếng địa phương) các loài mà người dân ở khu vực điều tra sử dụng làm thuốc. Các bước thực hiện bao gồm:

- Chọn mẫu

Người cung cấp tin có thể được chọn (i) ngẫu nhiên (như dựa vào danh sách hộ gia đình, tung đồng xu, v.v…), (ii) ngẫu nhiên - phân tầng (người cung cấp tin được phân thành một số tầng (nhóm người) nhất định như dân tộc, mức thu nhập, giới tính…, sau đó được lấy ngẫu nhiên từ các nhóm này).

Độ lớn của người cung cấp thông tin tùy thuộc vào phạm vi nghiên cứu và điều kiện khác như nhân lực, kinh phí, thời gian, v.v… Tuy nhiên, độ lớn mẫu có thể được quyết định căn cứ vào “đường cong loài” được biểu diễn bằng đồ thị trục tung là số tên cây thuốc được người cung cấp tin nhắc đến và trục hoành là số người cung cấp tin đã điều tra. Khi tăng số lượng người cung cấp tin mà số loài tăng không đáng kể - đường cong có xu hướng giảm dần, thì có thể kết thúc phỏng vấn.

- Phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn nhằm cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài. Các thông tin này sẽ đặc biệt có ý nghĩa nếu quá trình


điều tra thực địa không ghi nhận được. Ngoài ra, phỏng vấn là phương pháp hiệu quả để tìm hiểu các tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của người dân địa phương.

Phỏng vấn tập trung vào 3 nhóm đối tượng sau:

+ Người dân địa phương 50 người (5 xã): Những người được lựa chọn phỏng vấn là những người thường xuyên đi rừng hoặc những người có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc. Đây là những người có thể cung cấp những thông tin đáng tin cậy như thành phần loài cây thuốc, phân bố, các kiến thức bản địa trong thu hái và sử dụng…

+ Cán bộ quản lý VQG và Cán bộ chính quyền các xã xung quanh VQG, KBT (20 người): Đây là đối tượng có thể giúp đánh giá một cách tổng quát hiện trạng và những tác động đến loài cây bản địa tại khu vực. Trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp bảo tồn.

Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả người cung cấp tin, ví dụ: “Xin Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) kể tên tất cả các cây có thể làm thuốc mà Bác (Anh/ Chị/ Ông/ Bà) biết”. Tên cây thuốc ở được thể hiện bằng tiếng địa phương nhằm tránh sự nhầm lẫn tên loài giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau.

(2) Xác định cây thuốc

Sau khi xử lí số liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, điều tra viên sẽ có một danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh lục bằng tiếng địa phương, chưa rò tên nào thuộc loài nào. Do đó cần phải thu mẫu mẫu tiêu bản của tất cả các loài đã được nêu ra trong danh mục, xử lí và định danh. Cần lưu ý là một tên địa phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một chi, có đặc điểm hình thái giống nhau hay các loài có cùng công dụng.

2.3.3 Điều tra theo tuyến với người cung cấp thông tin quan trọng

Điều tra tình hình sử dụng cây thuốc và một số bài thuốc theo phương pháp nghiên cứu thực vật dân tộc học của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007)

Phương pháp này thường được áp dụng để xác định thành phần loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu; Đặc điểm phân bố các loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu;

Trong điều tra tài nguyên cây thuốc hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Người cung cấp tin thường là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực (thầy


lang, người thu hái cây thuốc, v.v…). Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng cây thuốc trong khu vực. Các bước thực hiện bao gồm:

- Xác định tuyến điều tra

Tuyến điều tra được xác định dựa trên thực trạng thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để bảo đảm tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, người ta lấy trung tâm cộng đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực. Đề tài xây dựng 04 tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu. Tuyến Đông Bắc xã Quang Thanh; Tuyến Đông Nam xã Hưng Đạo; Tuyến Tây Bắc xã Phan Thanh và Thị trấn Tĩnh Túc; Tuyến Tây Nam xã Thành Công.

2. Người cung cấp tin thường là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực (thầy lang, ông lang, bà mế, người thường thu hái cây thuốc, v.v…). Mục tiêu điều tra là xác định thành phần loài, cách sử dụng cây thuốc trong khu vực. Người cung cấp tin và điều tra viên là em cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì cây nào gặp trên đường đi hay khi có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây cỏ xuất hiện trong khu vực đó (4 người 4 tuyến).

Thông tin cần phỏng vấn: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách sử dụng, v.v… Các thông tin khác có thể được thu thập phụ thuộc vào thời gian có trong quá trình điều tra. Để tiết kiệm thời gian có thể in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kì cây nào được người cung cấp tin xác định là cây thuốc đều được thu thập để xác định tên khoa học.


- Thu thập thông tin tại thực địa

Người cung cấp tin và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kì cây nào gặp trên đường đi hay khi có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây cỏ xuất hiện trong khu vực đó (4 người). Thông tin cần phỏng vấn: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách sử dụng, v.v… Các thông tin khác có thể được thu thập phụ thuộc vào thời gian có trong quá trình điều tra. Để tiết kiệm thời gian có thể in sẵn một sổ thu mẫu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kì cây nào được người cung

cấp tin xác định là cây thuốc đều được thu thập để xác định tên khoa học.


- Xử lí thông tin

Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định tính, bao gồm: danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng, v.v...), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra.

- Thu mẫu tiêu bản

Mỗi loài cây thuốc cần thu từ ba đến năm mẫu và được gắn nhãn ghi rò các thông tin về kí hiệu mẫu, thời gian, địa điểm thu mẫu và người thu mẫu. Trong một vài trường hợp cần thiết cho việc định danh chính xác loài thì cần thu cây con hay thân ngầm dạng củ để làm mẫu tiêu bản sống. Trong quá trình thu mẫu, chụp hình các bộ phận của cây, sinh cảnh, bộ phận làm dược liệu. Sử dụng máy định vị GPS đánh dấu tọa độ điểm thu mẫu để ghi nhận nơi phân bố của cây thuốc trong vùng.

- Phỏng vấn

Việc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp trên các cá thể loài đã được đeo nhãn sử dụng một câu hỏi như nhau cho mỗi cây và mỗi người cung cấp tin (khoảng 100 đến 150 người). Tác giả đã phỏng vấn 100 người thuộc 3 nhóm đối tượng. Nội dung phỏng vấn có thể biến đổi tuỳ mục đích điều tra nhưng tối thiểu bao gồm: tên cây (tên địa phương), có làm thuốc/ không làm thuốc, bộ phận dùng. Số lượng người cung cấp tin có thể dao động tuỳ thuộc mức độ điều tra, có thể chỉ là những người cung cấp tin quan trọng, hay là các đối tượng xã hội khác nhau, như giới (phụ nữ, đàn ông), lứa tuổi (già, trung niên, trẻ, v.v…), giàu nghèo, v.v…

- Định danh thực vật

Mỗi loài thực vật được người cung cấp tin đề cập được định danh ngay tại thực địa nếu có mang cơ quan sinh sản (hoa, trái). Sau khi về phòng thí nghiệm, tên khoa học của loài sẽ được kiểm tra bằng cách đối chiếu, so sánh với các tài liệu mô tả thực vật, từ điển cây thuốc dựa trên các đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt), cơ quan sinh dưỡng (thân, lá, …) và môi trường sống kết hợp với tên địa phương cũng như so mẫu chuẩn ở phòng tiêu bản (nếu có).

Sử dụng khóa phân loại, tra cứu sách “ Cây cỏ VN” của Phạm Hoàng Hộ, Thực vật chí Việt Nam, Thực vật chí Đông Dương, Từ điển cây thuốc của Vò Văn Chi để định danh cây thuốc. Định danh làm theo các bước sau: Định danh tại thực địa, sau đó các chuyên gia về thực vật khác giám định lại. Các ông lang, bà mế các dược sỹ đông


y....

2.3.4. Điều tra theo Ô tiêu chuẩn (OTC):

Phương pháp ô tiêu chuẩn và tuyến điều tra được sử dụng trong đề tài theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) và Hoàng Chung (2008). Số OTC lập là 4 ô.

- Áp dụng phương pháp lập OTC điển hình thường được sử dụng trong điều tra thực vật rừng nói chung và cây dược liệu nói riêng.

Tại mỗi trạng thái rừng khác nhau, dùng máy GPS Motola 650 khoanh ít nhất 01 OTC có diện tích 1000m2(40mx25m). Tổng cộng tác giả lập 04 OTC. Trong mỗi OTC tiến hành lập 05 ô dạng bản cấp 1, mối ô có diện tích 25m2(5mx5m), gồm 4 ô ở 4 góc và 01 ô ở chính giữa của OTC. Tổng cộng tác giả lập 20 ô dạng bản.

- Tại mỗi ô dạng bản tiến hành điều tra thành phần loài cây dược liệu. Kết quả điều tra ghi vào mẫu biểu 01:

Mẫu biểu 01. Kết quả điều tra thành phần loài cây dược liệu trong ODB


TTODB

Tên Loài

Tên Chi

Tên Họ

Tên Ngành

1





2





.....





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thành phần loài cây dược liệu tại tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 5


2.3.5. Phương pháp thu mẫu thực vật

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi áp dụng các phương pháp thu mẫu thực vật sau:

- Đối với tuyến điều tra, tiến hành ghi chép các thông tin về từng loài cây bắt gặp trên tuyến như: tên Việt Nam (hoặc tên Latinh), dạng sống. Những loài cây chưa xác định được tên thì thu thập mẫu về phân loại sau.

- Đối với ô tiêu chuẩn, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ô dạng bản), cách thu mẫu cũng giống như ở tuyến điều tra.

2.3.6. Phương pháp phân tích mẫu vật

- Xác định tên các loài cây (tên khoa học và tên Việt Nam) theo các tài liệu: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999) , Cây gỗ rừng Việt Nam, Danh lục


các loài thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2003, 2005), Thực vật chí Việt Nam để chỉnh lý và lập danh lục các loài thực vật nói chung tại vùng nghiên cứu.

- Xác định các loài thực vật làm thuốc theo các tài liệu: Cây thuốc Việt Nam (Lê Trần Đức, 1995), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 2004), Từ điển cây thuốc Việt Nam (Vò Văn Chi, 2012), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Viện dược liệu, 2004) , Danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân).

- Xác định hệ thống các yếu tố địa lý thực vật của các loài cây thuốc tại khu vực nghiên cứu theo “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn 2007.

- Xử lí số liệu. Dữ liệu điều tra được xử lí bằng tay hay bằng các phần mềm tin học, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được người cung cấp tin nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số được nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên (phần tử) theo thứ tự tăng hay giảm dần hay theo nhóm các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu,v.v…

Bản đồ hành chính huyện Nguyên Bình

Khu vực 05 xã thuộc Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022