Một Số Nét Chính Về Dự Án Đường Hồ Chí Minh Nói Chung, Đoạn Qua Vườn Quốc Gia Cúc Phương

+ Hang Con Moong nằm gần sông suối, khu vực có hệ động vật, thực vật phong phú, đa dạng vì vậy đã được người cổ chọn làm nơi cư trú lâu dài. Hang rộng và dài, có 2 cửa thông nhau. Hang Con Moong có địa tầng văn hoá khá dầy, có cấu tạo rất phức tạp, có sự đan xen kế tiếp nhau của đất sét, vỏ nhuyễn thể và các vệt tro than.

+ Cây đăng cổ thụ là một cây đại thụ cao 45m, đường kính tới 5m và có bộ rễ nổi trên mặt đất chạy dài chừng 20m. Từ cổng theo đường ô tô, qua động Người Xưa chừng 2 km, phía bên trái là đường dẫn đến cây đăng cổ thụ dài 3 km. Vượt qua 5 dốc đá, với nhiều quần xã thực vật. Đó là cây bẩy lá một hoa (thất diệp nhất chi hoa); là những dây leo thân gỗ đường kính 20-30 cm dài khoảng 100m, chỉ có ở Cúc Phương. Trên đường tới cây đăng có thể quan sát những loài chim quý như nuốc bụng đỏ, gõ kiến đầu đỏ, gà lôi trắng hoặc thú như đon, sóc đen, sóc bụng đỏ, voọc mông trắng... .

+ Cây chò ngàn năm là cây đại thụ cao 45m, đường kính 5m và có chu vi hơn 20 người ôm mới hết. Từ trung tâm theo một con đường mòn trong rừng già để đến cây chò. Du khách sẽ gặp trên đường dây leo bàm bàm khổng lồ với đường kính gốc 0,5m, chạy dài 1km vắt ngang rừng và loài Đa bóp cổ. Hạt đa nảy mầm trên các hốc cây khác. Khi rễ của chúng đã bám đất phát triển rất nhanh, dần bóp chết cây chủ. Du khách còn được chiêm ngưỡng những cây Chò chỉ cao tới 70m, thân thẳng, tròn đều. Thời gian cả đi và về cho tuyến này hết gần 3 tiếng.

+ Cây sấu cổ thụ là cây đại thụ cao 45m, hệ thống rễ bạnh vè được phân ra từ thân cây ở độ cao khoảng 10m rồi phát triển chạy dài tới 20m. Trên đường đến Cây sấu, du khách cũng được chiêm ngưỡng những dây leo thân gỗ; những loài Đa góp cổ; những loài thực vật phụ sinh như tầm gửi, tổ diều, phong lan; các loài chim như gõ kiến đầu đỏ, đuôi cụt bụng vằn... .

+ Bản người Mường từ Trung tâm xuyên qua khu rừng già, thung lũng, vượt đèo dốc với chiều dài chừng 16 km, du khách sẽ tới bản Mường (bản Khanh thuộc tỉnh Hoà Bình). Bản Khanh nằm bên sông Bưởi với những nếp nhà sàn, ruộng bậc

thang… Đường đến bản Mường dài và phải qua nhiều dốc cao với thời gian từ 6-8 tiếng, tuyến đi này phải có hướng dẫn viên của Vườn.

+ Đỉnh mây bạc là đỉnh núi cao nhất trong rừng Cúc Phương với độ cao 648m. Từ Trung tâm đi khoảng 3 km qua nhiều khu rừng già với nhiều dốc đá . Lên đến đỉnh núi, giữa mây trời du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng và đồng bằng của 4 huyện thuộc 3 tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá. Tuyến đường đến Đỉnh mây bạc dài và nhiều dôc đá. Tuyến đi này phải có hướng dẫn viên của Vườn đi cùng. Thời gian đi về khoảng 4 tiếng.

+ Hồ Yên Quang - động Phò Mã, hồ có một đảo nhỏ, trên đó có một ngôi đền cổ. Mặt nước hồ là nơi hội tụ của nhiều loài chim nước. Mặt hồ nước in bóng những vách núi, rừng cây. Chặng đường đi bộ vào thăm động Phò Mã từ hồ số 3 dài khoảng 2km, Du khách phải chuẩn bị giầy đi rừng, nước uống và bắt buộc phải có hướng dẫn viên của Vườn.

đ. Ứng cử di sản thế giới


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Vườn quốc gia Cúc Phương là 1 trong 4 đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng cử di sản thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa ). Hiện tại tỉnh Ninh Bình vẫn tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận rừng Cúc Phương là di sản thiên nhiên thế giới. Trong hồ sơ đề cử hang Con Moong thuộc rừng Cúc Phương là di sản văn hóa thế giới do tỉnh Thanh Hóa chủ trì, các nhà khoa học cũng đề nghị xét mở rộng phạm vi đối tượng đề cử khác trong bối cảnh tổng thể vườn Cúc Phương.

e. Các vấn đề về bảo tồn


Khi thành lập, khu vực Cúc Phương có khoảng 5.000 người sống trong vùng lõi, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn. Khoảng trên 50.000 dân sống ở vùng đệm của vườn, phần lớn sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên bên trong vườn. Lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi. Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm thức

ăn gia súc diễn ra thường xuyên. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Một số loài thú lớn như hổ, vượn đen má trắng đã tuyệt chủng ở Cúc Phương do sức ép từ các hoạt động săn bắn và diện tích của vườn là quá nhỏ không đáp ứng được yêu cầu bảo tồn các loài này. Về khai thác du lịch, một lượng lớn du khách đến Cúc Phương cũng tạo khó khăn với việc quản lý. Hoạt động của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch cũng làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây dựng các hồ nhân tạo trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thay đổi chế độ thủy văn của vùng.


Hiệp hội động vật học Frankfurt cùng Bộ Lâm nghiệp Việt Nam đã thành lập Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) ở Cúc Phương năm 1993 nhằm nuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với các loài vượn, cu li và voọc của Việt Nam. EPRC nhận linh trưởng từ các cơ quan nhà nước tịch thu từ những đối tượng buôn bán trái phép động vật hoang dã để chữa trị và chăm sóc tại Trung tâm. Cúc Phương cũng là nơi triển khai Chương trình Bảo tồn thú ăn thịt và Tê tê (CPCP) và Chương trình bảo tồn rùa. Tính đến năm 2004 trại nuôi cầy vằn đã có 28 cá thể, trong số đó 20 con đã ra đời trong trại. Sáu cặp cầy vằn đã được gửi đi Anh để tạo quần thể gây giống và sáu cặp nữa sẽ được gửi sang Mỹ với cùng một dụng ý.


Dự án bảo tồn Cúc Phương (CPCP) đã được Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang dã Quốc tế thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002. Phối hợp với các tổ chức hữu quan tại Việt Nam, FFI chương trình Việt Nam đã thực hiện dự án do World Bank và GEF tài trợ có tên gọi là "Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phương" đã thực hiện trong giai đoạn 2002-2005 nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi cũng như các loài hoang dã sống thông qua việc thành lập một khu bảo vệ mới, tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan. Dự án còn tăng cường hiện trạng bảo tồn các loài voọc mông trắng và kêu gọi, xây dựng sự ủng hộ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn vùng núi đá vôi.

2.1.2. Một số nét chính về dự án đường Hồ Chí Minh nói chung, đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương

a. Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh

Dự án đường Hồ Chí Minh là một trong các công trình quan trọng Quốc gia được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 thông qua tại Nghị quyết số 38/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh. Ngày 15 tháng 02 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 242/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể đường Hồ Chí Minh.

Đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận 30 tỉnh, thành phố: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Tổng chiều dài toàn tuyến đường khoảng 3167 km.

Điểm đầu của tuyến đường tại Pác Bó (tỉnh Cao Bằng) và điểm cuối tại Đất Mũi (tỉnh Cà Mau). Tuyến chính (dài 2667 km) qua các điểm: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Km 124+500 QL2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lạc, Lâm La, Tân Kỳ, Khe Cò, Tân ấp, Khe Gát, Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Tuý Loan, Hòa Khương, Thạnh Mỹ, đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, PleiKu, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Chơn Thành, ngã tư Bình Phước, Tân Thạnh, Mỹ An, thị xã Cao Lãnh, cầu Cao Lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi.

Nhánh phía Tây (dài 500 km) qua các điểm: Khe Gát, đèo Ubò, Tăng Ký, Sen Bụt, Khe Sanh, Đăk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ.

Việc đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh hoàn chỉnh theo Quy hoạch tổng thể chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (từ năm 2000 – 2007): Đầu tư hoàn chỉnh với quy mô 2 làn xe, bao gồm cả kiên cố hoá và chống sạt lở từ Hoà Lạc (Hà Tây) đến Tân Cảnh (Kon Tum). Tổng mức đầu tư ước tính cho giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010 với quy mô mặt cắt ngang 2 làn xe là 41.020 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2 (từ năm 2007 – 2010): Nối thông toàn tuyến từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau).

- Giai đoạn 3 (từ năm 2010 – 2020): Hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn cao tốc phù hợp với quy hoạch được duyệt và khả năng nguồn vốn, trong đó lưu ý kết nối với quy hoạch hệ thống đường sắt, đường ngang và các quy hoạch khác có liên quan.

b. Đoạn tuyến qua Vườn quốc gia Cúc Phương

Đoạn tuyến qua vùng đệm phía tây Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương từ Km92+424 đến Km99+907 với tổng chiều dài 7,5km, trong đó chiều dài đoạn nằm trong khu vực thuộc quy hoạch VQG là 6.5km, có hướng tuyến bám theo tỉnh lộ 437 chạy dọc thung lũng sông Bưởi thuộc địa phận 2 tỉnh Hoà Bình và Thanh Hoá. Địa hình khu vực này thấp, mùa lũ bị ngập trầm trọng do nước dềnh sông Bưởi với chiều sâu ngập bình quân từ 6 -:- 6.5m so với cao độ tự nhiên.

Trong khu vực dự án thuộc phạm vi VQG có tộc người Mường sống đã từ trên 5 đời, tại đây tài nguyên rừng đã bị tác động mạnh để lại trong vùng sinh cảnh canh tác, xen kẽ với đất đai hoang hoá và một vài diện tích rừng thứ sinh nghèo kiệt, mức độ đa dạng sinh học kém. Vì vậy đề xuất được biện pháp thi công hợp lý có tính đến những tác động qua lại của lũ lụt và những ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học của VQG là một yêu cầu quan trọng.

Hình 2 1 Bản đồ Quy hoạch hướng tuyến đường Hồ Chí Minh 2 1 3 Phạm vi 1


Hình 2.1. Bản đồ Quy hoạch hướng tuyến đường Hồ Chí Minh


2.1.3. Phạm vi nghiên cứu


Như đã trình bầy ở các phần trước Luận văn này nghiên cứu quá trình ra quyết định (các khâu trong quá trình ra quyết định) của một hoạt động phát triển và xem dự án đường Hồ Chí Minh trong phạm vi vườn quốc gia Cúc Phương làm trường hợp nghiên cứu. Các vấn đề nghiên cứu bao gồm các nội dung chính như sau:

- Tổng quan nghiên cứu về quá trình ra quyết định;


- Thể chế, luật pháp;


- Quá trình ra quyết định được thực hiện như thế nào? Sự tham gia và ảnh hưởng của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định;

- Vấn đề đánh giá tác động môi trường của dự án;

- Giải pháp nâng cao hiệu quả, tính khả thi trong lựa chọn hoạt động phát triển và bảo tồn (sự cân nhắc phù hợp về sự đánh đổi).

2.2. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

Có một số phương pháp luận thường được áp dụng để tìm hiểu mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa môi trường và phát triển. Những phương pháp luận đó là: phương pháp tiếp cận tổng hợp trong nghiên cứu quá trình ra quyết định,

phương pháp tiếp cân hệ sinh thái (Ecosystem Approach), phương pháp tiếp cận

được-được, phương pháp phân tích các bên tham gia (stakeholder analysis) và phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu này.

2.2.1. Tiếp cận tổng hợp


Trong khuôn khổ dự án dự án Xúc tiến bảo tồn trong bối cảnh xã hội (ACSC), Paul Hirsch (2009) khi tìm hiều quá trình ra quyết định về đánh đổi, tác giả đã đưa ra một khung phân tích tổng hợp, trong đó đưa ra việc nhìn nhận các trường hợp đánh đổi qua các lăng kính.

Lượng giá: tập trung vào các giá trị liên quan đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, phát triển con người, công bằng…. và các khả năng và hạn chế của việc đo đạc, tính toán, so sánh các cấp độ và các loại hình giá trị.

Quá trình: tập trung vào các quy trình và quan hệ thể chế mà thông qua đó các đánh đổi được phát hiện và thương thảo và các quyết định được thực thi.

Bất cập

Giả thuyết và nguyên tắc

Nghiên cứu ngành

Quyền lực: tập trung vào ảnh hưởng của hành động có chiến lược, sự ép buộc một cách công khai, vận động ngầm, và quyền lực xác định các thuật ngữ và phương thức thương thảo đánh đổi.



Lăng kính tổng hợp

Lượng giá Quá trình Quyền lực

Thu hẹp bất cập


Câu chuyện và quan điểm

Kết nối các bất cập

Ghi nhận các bất cập

Hình 2.2: Quá trình ra quyết định theo cách tiếp cận tổng hợp


a. Lượng giá

Có nhiều phương pháp và cơ chế lượng giá tài nguyên và nhiều cơ chế để chia sẻ lợi ích và chi phí. Tuy nhiên việc áp dụng còn nhiều hạn chế dẫn tới sự bất công bằng trong chia sẻ lợi ích giữa các bên và ở các cấp độ khác nhau.

Quyết định được đưa ra có mức độ tác động khác nhau theo cấp độ. Thường thì người dân địa phương bị ảnh hưởng lớn bởi quyết định đánh đổi và những cơ chế bồi thường lại không đền đáp một cách đầy đủ. Đó là chưa kể đến các cơ chế về

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí