Số Loài Động Vật Quý Hiếm Ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo


Trong các họ đã điều tra, những họ có nhiều loài phân bố trong khu vực là: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Kẹn (Lycopodiaceae), họ Dương xỉ mộc (Cyatheaceae), họ Tuế (Cycadaceae), họ Kẹn (Hippoccastanaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae), họ Gối hạc (Leeaceae)…

Một số loài có phạm vi phân bố hẹp như: Dẻ tùng sọc trắng (Sam bông) (Amentotaxusargotaenia), Thông tre lá ngắn (Nageia pilgeri), Thích lá xẻ (Acer willson), Trầu tiên (Asarummaximum), Kim giao (Podocapus fleuryi), Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii)…

Hệ thực vật rừng Tam Đảo còn đa dạng về các loài quý hiếm. Có rất nhiều loài thực vật quý hiếm đã được phát hiện,chúng phân bố ở các đai cao khác nhau. Trong đó có những loài chỉ còn số lượng ít như Kim tuyến (Anvectochitus setaceus), Vù hương (Cinnamomumbalanceae), Kim giao (P. fleuryi), Dẻ tùng sọc trắng (Sam bông) (Amentotaxus argotaenia), Trầm hương (Aquilaria crassna)…

3.6. Hệ động vật Vườn quốc gia Tam Đảo


Dựa trên kết quả khảo sát và các tài liệu của các tác giả Delacour (1931), Bourret (1943), Võ Quí (1971), Đào Văn Tiến (1984), Trương Văn Lã, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, Lê Xuân Huệ, trong khu vực Tam Đảo Đã thống kê được 1141 loài động vật thuộc 150 họ của 39 bộ trong các lớp động vật như sau:

Bảng 3.4. Thành phần hệ động vật Tam Đảo


STT

Lớp

Số loài

Số giống

Số họ

Số bộ

1

Chim

239

140

50

17

2

Thú

70

48

25

8

3

Bò sát

124

46

16

2

4

Lưỡng cư

57

11

8

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Tam Đảo trong bảo tồn đa dạng sinh học - 9


5

Côn trùng

651

271

57

9


Tổng số

1.141

516

156

39

( Nguồn: Vườn Quốc gia Tam Đảo 2007)[19]


3.6.1. Tính đa dạng loài của hệ động vật Tam Đảo

Hệ động vật Vườn quốc gia Tam Đảo phong phú về thành phần loài với tổng số loài động vật là 1141 và cụ thể của từng lớp như sau (Nguồn Vườn quốc gia Tam Đảo 2007).[19]

* Lớp thú có 70 loài. Tính đa dạng cao nhất là bộ Ăn thịt (Carnivora) có 23 loài (chiếm 32,86% tổng số loài trong lớp thú) nằm trong 20 giống của 6 họ tiếp đến là bộ Gặm nhấm (Rodentia) có 20 loài (chiếm 28,57% tổng số loài trong lớp thú). Nằm trong 12 giống của 5 họ; bộ Linh trưởng (Primates) có 6 loài nằm trong 4 giống của 3 họ. Hai bộ, mỗi bộ có năm loài là bộ Dơi (Chiroptera) (4 giống, 3 họ) và Guốc chẵn (Artiodactyla) (5 giống, 4 họ). Bộ ăn sâu bọ có 2 loài nằm trong 2 giống của 2 họ. Hai bộ còn lại là bộ Nhiều răng (Scandenta) và bộ Tê tê (Pholidota), mỗi bộ có 1 loài nằm trong 1 giống của 1 họ.

Về các họ trong lớp thú, đặc biệt có họ Chuột (Muridae) có tính đa dạng loài cao nhất lên tới 11 loài (chiếm 17,19% tổng số loài thú) thuộ 4 giống. Trong đó, giống Rattus có tới 8 loài. Họ cầy (Viverridae) có 8 loài thuộc 8 giống. Họ Chồn (Mustelidae) có 6 loài thuộc 5 giống. Họ Sóc cây (Sciuridae) có 5 loài thuộc 3 giống. Họ Khỉ (Cercopothecidae) có 5 loài thuộc 2 giống; trong đó giống Macaca có 4 loài. Họ Mèo (Felidae) có 4 loài thuộc 3 giống. Các họ còn lại chỉ có 1-2 loài.

* Lớp Chim có 239 loài. Tính đa dạng cao nhất là Bộ Chim sẻ (Passeriformes) có 147 loài (chiếm 61,50% tổng số loài Chim) nằm trong 73 giống của 26 họ. Tiếp đến là Bộ Gõ kiến (Piciformes) có 12 loài nằm trong 11 giống của 5 họ. Bộ Cu cu (Cuculiformes) có 10 loài, 7 giống và 1 họ. Bộ Cắt (Falconiformes) có 8 loài, 5 giống và 2 họ. Có 4 Bộ, mỗi Bộ có 7 loài: Bộ Cú (Strigiformes), 4 giống, 2 họ. Bộ Bồ câu


(Columbiformes), 4 giống, 1 họ. Bộ Gà (Galliformes), 7 giống, 1 họ. Bộ Chim lặn (Podiciformes) , 7 giống, 2 họ. Bộ Giẽ (Charadriiformes) có 6 loài, 4 giống, 2 họ. Bộ Yến (Apodiformes) có 5 loài, 3 giống, 1 họ. Bộ Sừu (Gruiformes) có 4 loài, 3 giống, 3 họ. Hai bộ còn lại là: Bộ Nuốc (Trogoniformes) và Bộ Cú muỗi (Caprimulgiformes), mỗi bộ chỉ có 1 loài, 1 giống, 1 họ.

Họ Khướu (Timaliidae) có tính đa dạng loài cao nhất, lên tới 26 loài (chiếm 10,88% tổng số loài chim) thuộc 11 giống. Thứ 2 họ Đớp ruồi (Musscicapidae) có 18 loài thuộc 4 giống. Thứ 3 là họ Chim chích (Sylviidae) có 14 loài thuộc 8 giống. Thứ tư là họ Gõ kiến (Picidae) có 11 loài thuộc 8 giống. Tiếp đến là họ Cu cu (Cuculidae) có 10 loài thuộc 7 giống và họ Chào mào (Pynonotidae) có 10 loài thuộc 3 giống. Họ Trĩ (Phasianidae) có 7 loài thuộc 7 giống và họ Bồ câu (Columbidae) có 7 loài, 4 giống. Bốn họ có 6 loài là: họ Diệc (Ardeidae), 6 giống, họ Ưng (Falconidae), 3 giống; họ Cú mèo (Strigidae), 3 giống và họ Phường chèo (Campephagidae), 3 giống. Bốn họ có 5 loài là: họ Rẽ (Scolopacidae), 3 giống; họ Yến (Apodidae), 3 giống; họ Chim xanh (Irenidae), 3 giống và họ Hút mật (Nectariniidae), 3 giống. Tám họ có 4 loài là: họ Bói cá (Alcedindae), 3 giống; họ Cu rốc (Capitonidae), 1 giống; họ Chim sâu (Dicaeidae), 1 giống; họ Sáo (Sturnidae), 3 giống và họ Quạ (Corvidae), 4 giống.

Lớp Bò sát có 124 loài. Tính đa dạng loài cao nhất là bộ Có vẩy (Squamata) có 69 loài (chiếm 55,6% tổng số loài bò sát), nằm trong 40 giống của 12 họ. Bộ Rùa (Testunidata) có 6 loài, 6 giống thuộc 2 họ. Họ có tính đa dạng cao nhất là họ Rắn nước (Colubridae) lên tới 40 loài (chiếm 32,26% tổng số loài bò sát) thuộc 20 giống. Trong đó 2 giống có 6 loài là giống Rắn sãi (Amphiesma) và Rắn sọc (Elaphe). Hai họ Thằn lằn bóng (Scincidae) và Rắn hổ (Elapidae) mỗi họ có 6 loài, 4 giống. Họ Rắn lục hố má (Crotalidae) có 6 loài, 2 giống. Họ Nhông (Agamidae) 4 loài, 3 giống. Các họ còn lại chỉ có 1-2 loài.


Lớp lưỡng cư có 57 loài. Tính đa dạng loài cao nhất là bộ Không đuôi (Anura) có 26 loài chiếm 45,61% tổng số loài trong lớp lưỡng cư. Họ Ếch nhái (Ranidae) có tới 14 loài (chiếm 24,56% tổng số loài trong lớp lưỡng cư). Họ Cóc bùn (Pelobatidae), có 4 loài, 3 giống. Họ Ếch cây (Rhacophoridae) có 3 loài, 2 giống và họ Nhái bầu (Microhylidae) có 3 loài, 1 giống. Họ Cóc (Bufonidae) có 1 loài, 1 giống. Hai bộ có đuôi (Caudata) và bộ Không chân (Apoda) mỗi bộ chỉ có 1 loài, 1 giống.

Lớp Côn trùng có 651 loài thuộc 57 họ của 9 bộ. Tính đa dạng loài cao nhất thuộc về Bộ Cánh cứng (Coleoptera) với 187 loài chiếm 28,73% tổng số loài côn trùng. Tiếp đến là bộ Cánh vảy (Lepidoptera) với 162 loài, chiếm 24,88% tổng số loài côn trùng hiện có ở Vườn quốc gia Tam Đảo.

3.6.2. Động vật đặc hữu và quý hiếm

a. Động vật đặc hữu


Vườn Quốc gia Tam Đảo có 39 loài và phân loài đặc hữu gồm:[19]


Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo bao gồm 11 loài:


- Bò sát (Reptilia)


1. Rắn Sãi angen - Amphiesma angeli

2. Rắn Ráo thái dương - Boiga multitempolaris

- Ếch nhái (Amphibia)

3. Cá Cóc Tam Đảo - Paramesotriton deloustali

- Côn trùng (Insecta)

4. Strangalia tonkinea

5. S. medvedevi

5. Microlenecamphis sexmaculatus

7. Arachnoparmena zaitzevi

8. Cassida amaranthica


9. Scetodonta vietnamica

10. Vilia punchra

11. Itara vietnamensis

Những loài đặc hữu miền Bắc Việt Nam có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo : 22 loài và phân loài gồm

- Chim (Aves)


1. Gà tiền mặt vàng - Polyplectron bicalcaratum

2. Gà so họng trắng - Arborophila brunneopectus

3. Gà so trắng gụ - Tropicoperdix chloropus

4. Sếu xám - Grus nigricollis

5. Đuôi cụt đầu xám - Pitta soror

6. Đuôi cụt gáy xanh - Pitta nipalensis

7. Cành cạch nhỏ - Hysipetes propinquus

8. Hút mật ngực đỏ - Aethopyga saturata

9. Hút mật Tam Đảo - Nectarinia jugularis tamdaoensis

- Bò sát (Reptilia)


10. Thằn lằn eme Tam Đảo - Eumeces tamdaoensis

11. Thằn lằn phê nô ba vạch - Sphenomorphus tritaeniatus

12. Rắn lụ đầu đen - Azemiops feae

13. Rùa hộp trán vàng - Cistoclemmys galbinifrons

- Ếch nhái (Amphilia)

14. Chàng mẫu sơn - Rana maosonensis

15. Chàng vạch - Rana microlineata

16. Ếch gai sần - Rana verrucospinosa

- Côn trùng (Insecta)

17. Asp.idomorpha buquetlorealis


18. Asp. moiensis

19. Cleorina costa

20. Smaragdina labois sierei

21. S. tonkinensis jacoby

22. Tonkinaris decoratus

Những loài đặc hữu ở Việt Nam có ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 6 loài:

- Chim (Aves)

1. Cu xanh đuôi nhọn - Treron apicauda

2. Phường chèo đỏ đuôi dài - Pericrocotus ethologus

3. Bông lau tai trắng - Pycnonotus aurigaster

4. Bách thanh nhỏ - Lanius collorioides

5. Chích choè lửa - Copsychus malabaricus

- Ếch nhái (Amphlia)

6. Ếch cây dế - Philautus gryllus

b. Động vật quý hiếm


Trong tổng số 1.141 loài động vật hoang dã đã phát hiện ở Vườn quốc gia Tam Đảo có 64 loài có giá trị cho khoa học cần bảo tồn; 16 loài đặc hữu, 18 loài trong sách đỏ thế giới và 8 loài cấm buôn bán trong phụ lục của CITES và được thống kê trong bảng sau:


Bảng 3.5. Số loài động vật quý hiếm ở Vườn Quốc gia Tam Đảo



STT


Lớp động vật

Số loài có giá trị bảo tồn

Số loài đặc hữu

Số loài trong sách đỏ thế giới

Số loài trong

CITES

Tổng

số

E

V

T

R

I

II

1.

Chim

8

2

2

3

1





2.

Thú

23

5

11

1

6





3.

Bò sát

24

1

8

9

6





4.

Lưỡng cư

8

1

1

3

3





5.

Côn trùng

1

1









Tổng số

64

10

22

16

16

39

18

4

4

(Nguồn VQG Tam Đảo 2007)[19]


- Những loài động vật đặc hữu hẹp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 11 loài trong đó có 2 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và 8 loài côn trùng.

- Những loài động vật đặc hữu miền Bắc Việt Nam gặp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 15 loài trong đó có 2 loài chim, 4 loài bò sát, 3 loài lưỡng cư và 6 loài côn trùng.

- Những loài động vật đặc hữu của thiên nhiên Việt Nam gặp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 6 loài trong đó có 5 loài chim, 1 loài lưỡng cư.

- Những loài có tên trong Danh sách Động vật rừng cấm săn bắt của Nghị định 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng gặp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 20 loài trong đó có 10 loài thuộc phụ lục IB (thú 8 loài, 1 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư).

- Những loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam, 1992 gặp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo gồm 56 loài (22 loài thú, 9 loài chim, 17 loài bò sát, 7 loài


lưỡng cư và 1 loài côn trùng) trong đó gồm: mức Đang nguy cấp (E - Endangered) có 5 loài thú, 1 loài bò sát, 1 loài lưỡng cư và 1 loài côn trùng; ở mức Sẽ nguy cấp (V - Vulnerable) có 12 loài thú, 4 bò sát và 1 loài lưỡng cư; ở mức Hiếm (R - Rare) có 4 loài thú, 2 loài chim, 5 loài bò sát và 2 loài lưỡng cư; ở mức Bị đe doạ (Threatened) có 1 loài thú, 7 loài chim, 7 loài bò sát và 3 loài lưỡng cư.‌‌

- Những loài động vật quỹ hiếm có tên trong các Phụ lục CITES gặp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo có 8 loài gồm 4 loài thú (3 loài ở phụ lục I và 1 loài ở phụ lục II) 3 loài bò sát (1 loài ở phụ lục I và 3 loài ở phụ lục II).‌‌

- Những loài động vật quý hiếm có tên trong Red list của IUCN gặp ở Vườn Quốc gia Tam Đảo có 18 loài gồm: 14 loài thú (EN: 1 loài, LR: 2 loài, VU: 11 loài), 3 loài bò sát (EN: 1 loài, LR: 2 loài) và 1 loài lưỡng cư VU.

3.7. Các di tích lịch sử:

Trong khu vực núi Tam Đảo và vùng đệm có nhiều thắng cảnh và di tích văn hoá lịch sử như:

3.7.1. Đài truyền hình:

Đây là trạm tiếp sóng cao 100m nằm trên đỉnh núi cao hơn 1.100m. Từ chân núi đi lên đến Đài phải leo qua 1520 bậc. Từ đây có thể nhìn về Vĩnh Yên, Việt Trì, hồ Núi Cốc. Đài thường có mây bao phủ tạo nên một quang cảnh thơ mộng.

Đài truyền hình Tam Đảo được khởi công xây dựng từ năm 1973, hoàn thành năm 1978, nay thuộc Cục Kỹ thuật phát thanh, truyền hình quản lý.

3.7.2. Đền Bà chúa Thượng ngàn

Đền thờ Bà chúa Thượng ngàn có từ lâu đời. Đến năm 1938 được trùng tu và tồn tại đến nay. Vào ngày kỵ 04 tháng 10 âm lịch, đồng bào dân tộc Sán dìu trong vùng thường lên lễ. Mấy năm gần đây khách thập phương và khách du lịch lên thăm viếng rất đông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022