Dạng Thân Của Các Loài Cây Thuốc Được Đồng Bào Dân Tộc Ở Vườn Quốc Gia Phía Oắc - Phia Đén‌


Và ngọn non chỉ có 1 loài (chiếm 0,33%) đó là: Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides) giã nát đắp lên vết rắn cắn, rết cắn…

3.6. Đa dạng về kiểu dạng cây dùng làm thuốc

Đối với mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường và được thể hiện qua dạng sống. Vì vậy, việc phân tích đa dạng về dạng thân của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn nguyên liệu để dễ dàng trong việc bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác, sử dụng. Ở đây, chúng tôi tạm phân dạng sống của cây thuốc thành 4 nhóm chính là nhóm cây thân gỗ, nhóm cây thân bụi, nhóm cây thân cỏ và nhóm cây dây leo. Kết quả tổng hợp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.14. Dạng thân của các loài cây thuốc được đồng bào dân tộc ở Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén‌

TT

Kiểu dạng thân

Số lượng loài

Tỷ lệ %

1

Cây thân gỗ

76

24,92

2

Cây thân bụi

48

15,74

3

Cây thân thảo

130

42,62

4

Cây dây leo

51

16,72

Tổng

305

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nghiên cứu thành phần loài cây dược liệu tại tại vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - 9


Hình 3.9. Tỷ lệ kiểu dạng thân cây thuốc được sử dụng ở KVNC


Từ kết quả trên cho thấy, nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo, có 130 loài, chiếm 42,62% so với tổng số loài. Các cây thuộc nhóm này thường sống dưới tán rừng, ven rừng, trảng cỏ, ven đường, ven nương rẫy, tập trung ở một số họ như các loài thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), họ Cúc (Asteraceae), họ Ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Rau răm (Polygonaceae),…

Nhóm tiếp theo là nhóm cây thân gỗ có tới 76 loài, chiếm tới 24,92% so với tổng số loài. Đây là các đại diện thường sống ở rừng sâu, rừng thứ sinh, ven rừng, tập trung ở các họ như Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Tô hạp (Altingiaceae), họ Kim giao (Podocarpaceae), họ Long lão (Lauraceae), Dâu tằm (Moraceae), họ Hồ đào (Juglandaceae), …

Tiếp theo là nhóm cây dây leo có 51 loài, chiếm tỷ lệ 16,72% so với tổng số loài. Các đại diện của nhóm này thường sống ở vùng đồi, ven rừng, trong rừng, tập trung ở các họ như họ Tiết dê (Menispermaceae), Bầu bí (Cucurbitaceae), họ Lạc tiên (Passifloraceae), họ Mao lương (Ranunculaceae), họ Ngũ vị tứ (Schisandraceae), họ Nho (Vitaceae), họ Ráy (Araceae),…

Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây thân bụi, chỉ với 48 loài chiếm 15,74% so với tổng số loài. Nhóm này là các đại diện thường sống ở trảng cây bụi, vùng đồi núi, rừng tái sinh, tập trung ở một số họ như họ đơn nem (Myrsinaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Na (Annonaceae),....

3.7. Đa dạng về các bệnh chữa trị

Chúng tôi đã phân loại các loài cây thuốc chữa trị theo 13 nhóm bệnh gồm: Bệnh về tiêu hóa, các bệnh đau nhức, bệnh ngoại cảm, bệnh ngoài da, bệnh phụ nữ, bệnh về hồ hấp, bệnh về tiết niệu và gan thận, bệnh ngoại thương, bệnh về huyết mạch, bệnh trẻ em, bệnh suy nhược không đau, bệnh về tâm thần, bệnh về sinh dục. Kết quả thống kê được thể hiện ở bảng 3.15.


Bảng 3.15. Sự đa dạng về số loài cây thuốc chữa trị các nhóm bệnh


TT

Các nhóm bệnh

Số loài

Tỷ lệ (%)

1

Bệnh về tiêu hoá (tả, lị, ngộ độc, đau bụng…)

60

19,67

2

Các bệnh đau nhức (đau đầu, đau mắt, đau lưng…)

48

15,74

3

Bệnh ngoại cảm (cảm cúm, sốt rét…)

35

11,48

4

Bệnh ngoài da (mụn nhọt, ghẻ, lở…)

31

10,16

5

Bệnh phụ nữ (tắc sữa, u xơ tử cung…)

27

8,85

6

Bệnh về hô hấp (ho, viêm phổi, hen suyễn…)

20

6,56

7

Bệnh về tiết niệu và gan thận (sỏi mật, đái tháo đường…)

20

6,56

8

Bệnh ngoại thương (bị bỏng, rắn cắn…)

18

5,90

9

Bệnh về huyết mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp…)

12

3,93

10

Bệnh trẻ em (sởi, thủy đậu, tưa lưỡi…)

11

3,61

11

Bệnh suy nhược không đau (tinh thần suy nhược, ra mồ hôi ở

tay chân…)

9

2,95

12

Bệnh về tâm thần (khó ngủ, động kinh…)

8

2,62

13

Bệnh về sinh dục (liệt dương…)

6

1,97

Tổng

305

100


Số loài cây thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất với 60 loài (chiếm 19,67% tổng số loài) như: Mức hoa trắng (Holarrhena pubescens), Nhọ nồi (Eclipta prostrata), Núc nác (Oroxylon indicum), Bứa (Garcinia oblongifolia)…

Tiếp đến là các bệnh đau nhức với 48 loài (chiếm 15,74%) như: Trám đen (Canarium tramdenum), Sói nhẵn (Sarcandra glabra), Long não (Cinnamomum camphora), Màng tang (Litsea cubeba), Mộc vệ lá mảnh (Taxillus gracilifolius), Tiết dê (Cissampelos pareira)...

Bệnh ngoại cảm với 35 loài (chiếm 11,48%) như: Ngái (Ficus hispida), Nghể lông (Polygonum tomentosa), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Ráy (Alocasia macrorrhiza), Thài lài (Commelina communis)...


Bệnh ngoài da với 31 loài (chiếm 10,16%) như: Thổ phục linh (Smilax glabra), Rau má (Centella asiatica), Đơn châu chấu (Aralia armata), Ngải nhật (Artemisia japonica), Dọc (Garcinia multiflora), Gội trắng (Aphanamixis grandifolia), Mán đỉa (Archidendron clypearia),...

Bệnh phụ nữ có 27 loài (chiếm 8,85%) như Tóp mỡ có chồi (Flemingia strobilifera), Ké hoa đào (Urena lobata), Dướng (Broussonetia papyrifera), Cơm nguội mộc (Ardisia arborescens), Tử châu đỏ (Callicarpa rubella)…

Bệnh về hô hấp có 20 loài (chiếm 6,56%) như: Bảy lá một hoa (Paris polyphylla), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Củ bình vôi (Stephania rotunda), Mỏ quạ (Maclura cochinchinensis), Trầm hương (Aquilaria crassna), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum),...

Bệnh về tiết niệu và gan thận có 20 loài (chiếm 6,56%) như: Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata), Tắc kè đá (Drynaria bonii), Cối xay (Abutilon indicum), Thổ phục linh (Smilax glabra),...

Bệnh ngoại thương có 18 loài (chiếm 5,9%) như: Chua ngút (Embelia ribes), Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đuôi trâu (Albizia chinensis),...

Bệnh về huyết mạch có 12 loài (chiếm 3,93%) như: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Muôi trắng (Melastoma septemnervium),...

Bệnh trẻ em có 11 loài (chiếm 3,61%) như: Thạch tùng lá dùi (Huperzia carinata), Ổi (Psidium guajava), Ba chạc (Euodia lepta), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ gừng (Panicum repens),...

Bệnh suy nhược không đau có 9 loài (chiếm 2,95%) như: Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana), Nhọ nồi (Eclipta prostrata),…

Bệnh về tâm thần có 8 loài (chiếm 2,62%) như: Rau dền gai (Amaranthus spinosus), Trám trắng (Canarium album), Sói nhẵn (Sarcandra glabra),...

Bệnh về sinh dục với 6 loài (chiếm 1,97%) như: Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum), Ba kích (Morinda officinalis), Dương đài nấm (Balanophora fungosa)…


3.8. Tình hình sử dụng cây thuốc ở địa phương và một số bài thuốc thu thập được

Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén. Có 05 xã có các dân tộc chính đó là Dao, Nùng, Kinh, Tày và H’Mông. Mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm dân gian trong việc sử dụng cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh. Đa số người dân sử dụng những cây tự nhiên để chữa các bệnh hàng ngày. Trong quá trình điều tra, phỏng vấn một số người dân tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê được một số loài cây thuốc quý được người dân địa phương thường dùng và khai thác để bán. Kết quả thống kê ở bảng 3.17.

60


Bảng 3.16. Một số cây thuốc thường dùng và khai thác để bán




Họ và tên được hỏi

Cây thuốc thường sử dụng

Công dụng

SĐVN

DLĐCT

Tên phổ thông

Tên dân tộc (Địa phương)


1


Nông Văn Thanh

Hà Thủ ô đỏ (Polygonummultiflorum Thunb.)

- Dạ giao đằng (Tày)

- Xạ ú sí

Làm đen tóc, chưa suy thận, gan yếu, thần kinh, mất ngủ, thoái hóa cột sống

- Cách dùng: Ngày uống 20-40g. Sắc uống hay

tá nhỏ thành bột uống hoặc ngâm rượu


VU


VU


2


Nông Thị Mai

Bakích (Morinda officinalis How)

Mằn Slây Cây (Tày)

Bổ dương, chữa huyết áp cao

- Cách dùng: ngâm rượu



EN


3


Nông Thị Mến

Dương đài nấm (Balanophora fungosa J.R. &

G. Forstersubsp).


Nấm ngọc cẩu

Chữa yếu sinh lý cho cả nam và nữ, phục hồi thể lực cho phụ nữ sau khi sinh

- Cách dùng: ngâm rượu




4


Nông Thị Hoa


Tắc kè đá (Drynaria bonii C. Chr)


Tắc kè đá

Giải độc gan, đau nhức xương khớp, chắc khỏe gân cốt, chống loãng xương, suy giảm nội tiết

- Cách dùng: ngày dùng 6-12g khô sắc uống


VU


VU


5


Nông Văn Linh

Bảy lá 1 hoa (Paris polyphylla Smith)


Tâu Phiâm (Tày)

Giải độc, tiêu sưng viêm, chữa thấp khớp

- Cách dùng: sắc nước uống hoặc ngâm rượu


EN


EN


Qua việc tìm hiểu những loài cây thuốc của người dân tại Vườn quốc gia Phía Oắc - Phia Đén, chúng tôi nhận thấy, các loài cây thuốc người dân sử dụng và khai thác để bán hầu hết là các loài cây thuốc quý. Theo sách đỏ Việt Nam (2007), trong tổng số 5 loài thì có 1 loài ở mức nguy cấp (EN) là loài Bảy lá 1 hoa (Paris polyphylla), 2 loài ở mức sẽ nguy cấp (VU) là Hà Thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum) và Tắc kè đá (Drynaria bonii). Theo danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam, có 2 loài ở mức EN là Bảy lá 1 hoa (Paris polyphylla) và Ba kích (Morinda officinalis); 2 loài ở mức VU là Hà Thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum) và Tắc kè đá (Drynaria bonii). Loài Dương đài nấm (Balanophora fungosa) hay còn gọi là Nấm ngọc cẩu, mặc dù không nằm trong trong diện cây thuốc quý hiếm, nhưng hiện nay được người dân tại đây khai thác rất nhiều để bán, có khi đến hàng trăm kg tươi/ngày. Vì vậy, trong tương lai loài này cũng dần trở nên khan hiếm.

Chúng tôi nhận thấy rằng, việc sử dụng cây cỏ để làm thuốc của người dân chưa có kế hoạch cụ thể, chưa được quản lý chặt chẽ. Các loài cây thuốc khai thác hầu hết là các loài quý hiếm. Do vậy các loài này cần được ưu tiên trong công tác bảo tồn để nguồn tài nguyên quý giá này không bị mất đi.

3.9. Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu

Qua điều tra bước đầu, chúng tôi đã thống kê được các loài cây thuốc quý hiếm, kết quả được thể hiện ở bảng 3.17.

Ở khu vực nghiên cứu có 13 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (2007). Trong đó có 5 loài ở mức nguy cấp (EN) là Thông thảo - Tetrapanax papyriferus, Dần Toòng - Gynostemma pentaphyllum, Trầm hương - Aquilaria crassna, Nghiến - Excentrodendron tonkinense, Trọng lâu nhiều lá - Paris polyphylla. Còn lại 8 loài ở mức sắp nguy cấp (VU) là Bổ béo đen - Goniothalamus vietnamensis, Trám đen - Canarium tramdenum, Đảng sâm - Codonopsis javanica, Tầm gửi lá nhỏ - Taxillus gracilifolius, Lát hoa - Chukrasia tabularis, Rau sắng - Melientha suavis, Thiết đinh - Markhamia stipulata.

Có 4 loài nằm trong danh sách của Nghị định 32/2006/NĐ-CP, phần phụ lục IIA đó là Thiết đinh - Markhamia stipulata, Đảng sâm - Codonopsis javanica, Củ bình vôi - Stephania rotunda, Nghiến - Excentrodendron tonkinense.


Bảng 3.17. Các loài cây thuốc quý hiếm ở khu vực nghiên cứu


TT

Tên khoa học

Tên họ

Tên Việt

SĐVN

DLĐCT


1

Goniothalamus

vietnamensis Ban

Annonaceae

Bổ béo đen

VU



2

Tetrapanax papyriferus (Hook.) C.

Araliaceae

Thông thảo

EN


EN

3

Markhamia stipulata

(Wall.) Seem. Ex Schum.

Betulaceae


Thiết đinh

VU


IIA


4

Canarium tramdenum

Dai & Yakovl.

Burseraceae

Trám đen

VU




5

Codonopsis javanica

(Blume) Hook.f.


Campanulaceae


Đảng sâm


VU


IIA


VU


6

Gynostemma pentaphyllum

(Thunb.) Makino


Cucurbitaceae


Dần Toòng


EN



EN

7

Taxillus gracilifolius

(Schult. f.) Ban

Loranthaceae

Tầm gửi lá

nhỏ

VU



8

Chukrasia tabularis A. Juss.

Meliaceae

Lát hoa

VU



9

Stephania rotunda Lour.

Menispermaceae

Củ bình vôi


IIA


10

Melientha suavis Pierre

Opiliaceae

Rau sắng

VU



11

Drynaria bonii C. Chr

Polypodiaceae

Tắc kè đá

VU


VU

12

Morinda officinalis How

Rubiaceae

Ba kích



EN

13

Aquilaria crassna

Pierre ex Lecomte

Thymelaeaceae

Trầm

hương

EN


VU

14

Excentrodendron tonkinense

(Gagnep.) Chang & Miau

Tiliaceae

Nghiến


IIA


15

Paris polyphylla Smith

Trilliaceae

Trọng lâu

nhiều lá

EN


EN


Có 7 loài nằm trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam. Trong đó có 4 loài đang trong tình trạng bị nguy cấp (EN) là: Trọng lâu nhiều lá - Paris polyphylla, Ba kích

- Morinda officinalis, Dần toòng - Gynostemma pentaphyllum, Thông thảo - Tetrapanax papyriferus. Có 3 loài sắp lâm vào tình trạng nguy cấp (VU) là: Trầm hương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022