phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nước ngoài; xúc tiến hiện diện thương mại của các NHTMVN tại các thị trường tài chính khu vực và thế giới.
- NHNN thực thi chính sách tiền tệ hiệu quả, chủ động: điều hành tỷ giá hối đoái và lãi suất đồng bộ với việc phát triển thị trường tiền tệ phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tiễn Việt Nam, gắn kết chặt chẽ điều hành tỷ giá hối đoái và điều hành lãi suất.
- Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối: thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đô la hóa; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường ngoại hối phát triển.
5.2. Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMVN
5.2.1. Mở rộng dịch vụ huy động vốn ngoại tệ của ngân hàng
Theo kết quả nghiên cứu, biến TSNNT có mối tương quan thuận chiều với HQKT và HQKTT, kết quả này chứng tỏ các NH nên tăng vốn huy động bằng ngoại tệ nhằm nâng cao HQHĐ. Để nâng cao khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ, ngoài chính sách lãi suất hợp lý, các NHTMVN cần cân nhắc việc mở rộng quy mô hoạt động thông qua các mạng lưới, chi nhánh được phân bổ phù hợp theo khu vực địa lý trên toàn quốc cũng như các quốc gia trong khu vực. Với sự phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như kiều bào sinh sống trên thế giới, các NHTMVN có thể xem xét việc mở rộng chi nhánh tại các quốc gia như: Lào, Campuchia, Myanmar, Mỹ, Úc… khi có điều kiện thích hợp.
Kiều hối cũng là một lĩnh vực mà nhiều NHTM quan tâm. Từ năm 2003, NHNN cho phép các NHTMCP được thành lập công ty kiều hối trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có như công ty kiều hối của DongAbank, công ty kiều hối của Sacombank…. Điều kiện thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài để xúc tiến các kênh kiều hối cũng dễ dàng hơn. Với mạng lưới rộng khắp của các công ty kiều hối làm cho nguồn kiều hối vào trong nước ngày càng tăng và chiếm doanh số khá lớn trong cán cân vãng lai, chủ yếu từ
Mỹ, Canada và một số thị trường có số lượng lao động xuất khẩu nhiều như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia... Kể từ năm 2000, thực hiện Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg và Thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 đã xoá bỏ việc người nhận kiều hối đóng thuế thu nhập không thường xuyên giúp cho lượng kiều hối gia tăng mạnh mẽ. Người thụ hưởng có thể bán ngoại tệ cho các TCTD, chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ cá nhân hoặc gửi tiết kiệm ngoại tệ. Chính vì vậy, các NHTM cần có các chính sách thích hợp để thu hút lượng kiều hối gửi vào NH, khuyến khích kiều bào gửi tiền về cho thân nhân tại Việt Nam cũng như kêu gọi các kiều bào về đầu tư kinh doanh tại Việt Nam bằng các chính sách ưu đãi đầu tư cho các kiều bào về thuế, tiền thuê đất …., ưu tiên vào các lĩnh vực như công nghệ thông tin, chế biến nông sản …
Có thể bạn quan tâm!
- Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Của Tất Cả Các Nh
- Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Và Kiểm Định Giả Thuyết Đối Với Biến Phụ Thuộc Hiệu Quả Kỹ Thuật
- Kết Quả Nghiên Cứu Đối Với Biến Phụ Thuộc Hiệu Quả Quy Mô
- Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 21
- Sufian Fadzlan And Habibullah Muzafar Shah., 2011. Globalizations And Bank Performance In China. Research In International Business And Finance, Elsevier, 26(2): 221-239.
- Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Từ kết quả nghiên cứu, việc tăng vốn chủ sở hữu là cần thiết vì nghiên cứu cho thấy biến VCSH có tương quan dương với HQHĐ, việc tập trung gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, trước mắt nhằm tăng khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản và đảm bảo cho các NH phát triển ổn định và dần dần tăng thị phần góp phần cải thiện được HQHĐ, tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận kinh doanh. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của NH nhưng lại đóng vai trò then chốt trong hoạt động kinh doanh của NH. Nó quy định quy mô, tầm vóc của NH, khả năng cạnh tranh, mức độ chịu đựng và chống đỡ rủi ro trong hoạt động của NH. Vốn chủ sở hữu càng lớn, NH càng có nhiều cơ hội mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao vị thế của NH, tạo niềm tin cho KH qua đó sẽ thu hút nhiều lượng tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ. Vậy, gia tăng vốn chủ sở hữu cũng là một giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn ngoại tệ của NH.
Theo kết quả nghiên cứu thì biến QMTS có mối tương quan thuận với HQHĐ. Theo quy luật của tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, NH có quy mô càng lớn thì càng có lợi thế trong việc tiết kiệm chi phí, nhờ đó gia tăng lợi nhuận, gia tăng hiệu quả kinh doanh. NH có quy mô càng lớn sẽ là điều kiện thuận lợi để mở rộng DVNH trong nước và quốc tế, mở rộng thị trường hoạt động cả trong nước và ngoài
nước, tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt, nhiều hệ thống các chi nhánh để thu hút KH. Tuy nhiên, các NH cần cẩn trọng, khi mở rộng quy mô cần phải xem xét các nguồn lực số lượng và chất lượng tương xứng với các NH, tránh tình trạng mở rộng quy mô gặp phải rủi ro càng nhiều vượt qua khỏi tầm kiểm soát của ban lãnh đạo NH. Vậy mở rộng quy mô cũng là một giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động vốn ngoại tệ của NH.
5.2.2. Hạn chế tín dụng ngoại tệ
Theo kết quả nghiên cứu, biến CVNT có quan hệ ngược chiều với HQKT đối với các NH nhóm 1 là các NH có doanh số cho vay ngoại tệ lớn. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn đúng đắn theo chủ trương về cho vay ngoại tệ hiện nay của NHNN. Trong giai đoạn 2008-2011, NHNN đã liên tục đưa ra những thay đổi về đối tượng được vay và quy định đối với TCTD về cho vay bằng ngoại tệ, điển hình là các Quyết định 09/2008/QĐ-NHNN, Thông tư 25/2009/TT-NHNN, Quyết định số 74/2010/QĐ-NHNN, Quyết định số 750/2011/QĐ-NHNN …. Những động thái này cho thấy chủ trương của NHNN là tăng cường kiểm soát và hạn chế tín dụng ngoại tệ nhằm tạo ra sự ổn định trên thị trường ngoại tệ. Việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ tín dụng ngoại tệ có thể được thực hiện theo một lộ trình được xác định gồm hai giai đoạn, trước mắt là hạn chế cho vay ngoại tệ, sau đó xóa bỏ hoàn toàn tín dụng ngoại tệ chuyển sang quan hệ mua bán ngoại tệ.
Trong chính sách tín dụng, NHNN nên chủ trương hạn chế tín dụng ngoại tệ, nếu để tín dụng ngoại tệ phát triển thì sẽ làm cho quan hệ vay trả bằng ngoại tệ lấn át quan hệ mua bán ngoại tệ, chỉ cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nguồn ngoại tệ đảm bảo trả nợ khi đáo hạn. Theo đó, những doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được phép vay ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu nguyên vật liệu hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Hơn nữa, nếu để tín dụng ngoại tệ phát triển có thể làm tăng thêm tình trạng đô la hóa nền kinh tế. Điều này phù hợp với các chính sách quản lý của NHNN đã hướng tới và gần đây nhất là Thông tư 43/2014/TT-NHNN về quy định cho vay ngoại tệ.
5.2.3. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng quốc tế
Với nguồn vốn ngoại tệ huy động được, để tối đa hóa lợi nhuận bắt buộc các NHTM phải sử dụng nguồn vốn này để đa dạng các DVNHQT khác. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thị trường trong nước ngày càng liên hệ mật thiết với thị trường quốc tế nên khả năng dẫn đến rủi ro tỷ giá và sự dịch chuyển dòng tiền rất lớn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NH. Vì vậy, nhu cầu phát triển các công cụ phái sinh ngoại tệ là cần thiết và phù hợp với tình hình phát triển theo xu hướng quốc tế. Việc phát triển dịch vụ phái sinh ngoại tệ đóng góp vai trò quan trọng đối với NH, một mặt NH có thể đa dạng hóa nguồn thu nhập từ kinh doanh các dịch vụ này thông qua thu phí, mặt khác có thể phòng ngừa rủi ro về tỷ giá cho chính NH mình. Ngoài ra, kinh doanh ngoại tệ phái sinh làm cho thị trường tài chính trở nên phong phú hơn giúp cho thị trường ngoại tệ phát triển. Chính vì vậy, mỗi NH cần xây dựng chiến lược để triển khai các dịch vụ ngoại tệ phái sinh như Forward, Swap, Option, Future, không chỉ ở hội sở mà các chi nhánh NH cũng có thể thực hiện các giao dịch này với KH.
Xu hướng mở rộng thương mại, giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới cũng kéo theo nhu cầu thanh toán quốc tế tăng cao. Dịch vụ thanh toán quốc tế mang đến cho các NH một nguồn thu dồi dào, đồng thời dịch vụ thanh toán quốc tế cũng tạo ra cơ hội cho các NH hướng KH đến các sản phẩm dịch vụ khác của NH như: mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ tư vấn …. Vì thế, các NH cần chú trọng đến việc phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế như: phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức thanh toán bằng L/C … đảm bảo việc thanh toán nhanh chóng, chính xác tạo nên những tiện ích tối đa cho KH.
Để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế, mỗi NH cần thiết lập quan hệ đại lý với các định chế tài chính, NH ở các quốc gia khác nhau, nhất là tại các quốc gia đã có hiệp định thương mại song phương. Sở dĩ các NH luôn mong muốn thiết lập và phát triển dịch vụ NHĐL bởi đây là hoạt động rất hữu ích đối với dịch vụ thanh
toán quốc tế. Vai trò của hoạt động này trước hết thể hiện ở việc giúp thanh toán giữa hai NH thuộc các quốc gia khác nhau được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động NHĐL đảm bảo lưu thông thông suốt hoạt động kinh doanh giữa KH và đối tác của họ ở các vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn cầu. Bên cạnh đó, hai NH có thể trao đổi và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau như mua bán ngoại tệ, kinh doanh vốn, thanh toán, bảo lãnh, nhờ thu… với mục đích hai bên cùng có lợi. Thực hiện dịch vụ NHĐL góp phần chuẩn hóa DVNH theo các thông lệ quốc tế, qua đó nâng cao vị thế của chính NH đó ở trong và ngoài nước.
Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với bên ngoài, số lượng du khách và doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam cũng như người Việt Nam ra nước ngoài (du lịch, công tác, du học ...) ngày càng tăng. Trong quá trình giao lưu thông thương đó, nhu cầu sử dụng thẻ để thanh toán các khoản chi tiêu phát sinh là tất yếu. Để dịch vụ thẻ quốc tế ngày càng phát triển hơn, NH cần gia tăng tiện ích đối với thẻ quốc tế cụ thể: kết hợp tiện ích thanh toán của thẻ với các loại hình dịch vụ khác thông qua các sản phẩm thẻ liên kết giữa NH với các dịch vụ như du lịch, khám chữa bệnh, mua sắm…; áp dụng những ưu đãi đặc biệt đối với các chủ thẻ quốc tế như tỷ giá, phí, hạn mức.., mở rộng mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ để thu hút một lượng lớn các giao dịch của KH.
Các DVNHQT của NH như: thanh toán quốc tế, bao thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ có mối quan hệ mật thiết với nhau đối với KH có hoạt động kinh doanh quốc tế, chính vì vậy khi các NH cung cấp các DVNHQT trọn gói, khép kín và giao dịch một cửa cho KH thì sẽ cung cấp được nhiều DVNHQT cho KH hơn, thu nhập của NH cũng tăng lên đồng thời việc quản lý giám sát các DVNHQT sẽ dễ dàng hơn. Các NH cần thực hiện các DVNH điện tử đối với DVNHQT nhằm tạo thuận lợi cho KH trong giao dịch.
5.2.4. Hoàn thiện, đổi mới công nghệ ngân hàng và chất lượng nguồn nhân lực
Kinh doanh DVNHQT thường gặp nhiều rủi ro lớn hơn so với các DVNH trong nước như về rủi ro tỷ giá, rủi ro pháp lý, rủi ro tác nghiệp. Ngoài ra, kinh doanh DVNHQT còn đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với công
nghệ tiên tiến. Kết quả phân tích chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist trong chương 4 cho thấy tiến bộ công nghệ là nhân tố chính làm tăng năng suất nhân tố tổng hợp. Vì vậy, để tiếp tục tăng năng suất, các NHTMVN cần tiếp tục hiện đại hóa công nghệ. Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, công nghệ ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm và phương thức phân phối sản phẩm cũng như khả năng quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy, để phát triển DVNHQT đòi hỏi các NHTM cần có những đầu tư nhất định để hiện đại hóa công nghệ. Đặc biệt, phòng kinh doanh sản phẩm phái sinh phải được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhất để thuận tiện thực hiện các giao dịch, máy móc trang thiết bị phải kết nối được với hệ thống NH của thế giới và hệ thống thông tin toàn cầu. Theo kết quả nghiên cứu bảng 4.9 thì vẫn còn nhiều NHTMVN có hiệu suất giảm theo quy mô nghĩa là nếu mở rộng quy mô sẽ làm giảm HQHĐ, chính vì vậy các NHTMVN nên đầu tư phát triển theo chiều sâu, cung cấp các DVNHQT mới dựa trên nền tảng tiến bộ công nghệ ngân hàng thì có thể nâng cao năng suất các yếu tố đầu vào, sử dụng hệ thống công nghệ đồng bộ theo một chuẩn mực chung để có thể tích hợp khai thác các dịch vụ lẫn nhau, khai thác triệt để hạ tầng công nghệ. Mỗi NH cần thiết lập hệ thống nối mạng với các hãng truyền thông tài chính nổi tiếng trên thế giới như Reuters, Bloomberg … để đáp ứng nhu cầu thông tin cho KH và cho cả NH.
Trong lĩnh vực kinh doanh DVNHQT, yêu cầu đối với nguồn nhân lực là rất khắt khe, bởi làm việc trong lĩnh vực kinh doanh này đòi hỏi cán bộ NH phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế không chỉ gói gọn bởi các DVNH cung ứng mà còn cả những lĩnh vực liên quan khác, ví dụ như cán bộ thanh toán quốc tế phải nắm vững cả nghiệp vụ ngoại thương như vận tải, bảo hiểm, hải quan …, có trình độ ngoại ngữ, vận dụng hiệu quả công nghệ NH, am hiểu luật pháp trong nước và thông lệ quốc tế trong kinh doanh. Đặc biệt, cán bộ giao dịch công cụ tiền tệ phái sinh phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân NH. Ngoài ra, nhân viên NH còn phải có khả năng phát triển (hay bán) các sản phẩm phái sinh tới các doanh
nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh trực tiếp làm DVNHQT cần có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực mình phụ trách, trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo NH cần hội tụ các yếu tố: trình độ quản lý, kinh nghiệm làm việc, tầm nhìn, sự quan tâm trong lĩnh vực DVNHQT.
5.3. Một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước và Chính phủ
5.3.1. Phát triển thị trường ngoại tệ phái sinh
Công cụ ngoại tệ phái sinh ra đời là để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Tỷ giá biến động theo một biên độ lớn và ngẫu nhiên, phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường là điều kiện tiên quyết cho việc sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro. Trên thị trường ngoại hối, bên cạnh việc phản ánh quan hệ cung cầu về ngoại tệ thì thị trường còn ẩn chứa các yếu tố đầu cơ và chênh lệch giá về ngoại tệ. Đây cũng là những yếu tố quan trọng trong việc làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối biến động một cách khó dự đoán. Chính vì sự không dự đoán trước được những thay đổi của tỷ giá trên thị trường mà các doanh nghiệp cũng như các NHTM luôn có mong muốn bảo hiểm rủi ro để chống lại những tổn thất có thể xảy ra đối với các dòng tiền ngoại tệ của mình.
Hiện nay, thị trường phái sinh cho các công cụ tiền tệ chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, các giao dịch ngoại tệ phái sinh ở Việt Nam mới tồn tại ở hình thái đơn giản, doanh số giao dịch còn nhỏ. Chính vì vậy, NHNN cần nghiên cứu ban hành các công cụ phái sinh tiền tệ theo xu hướng hội nhập quốc tế phù hợp điều kiện môi trường Việt Nam trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, kinh doanh ngoại tệ cũng phát sinh nhiều rủi ro nên NHNN cần tăng cường giám sát rủi ro từ xa qua hệ thống thông tin báo cáo của các NHTM và kiểm tra tại chỗ để kịp thời phát hiện, ngăn chặn rủi ro kinh doanh tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống NHTMVN.
5.3.2. Về điều hành tỷ giá
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần lựa chọn một chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý để thích ứng và tạo ra động lực phát triển nền kinh tế nước ta trong tiến trình hội nhập vì chế độ tỷ giá thả nổi có ưu điểm là tỷ giá luôn gắn liền với
quan hệ cung cầu và tỷ giá này thích ứng với điều kiện toàn cầu hóa của thị trường tài chính quốc tế, bên cạnh đó Nhà nước vẫn có thể quản lý được mức độ biến động của tỷ giá. NHNN nên xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh động, chính sách tỷ giá nên được xây dựng theo hướng thiên về thả nổi nhằm phản ánh đúng những biến động của thị trường nhưng NHNN sẽ có những hành động can thiệp kịp thời đúng thời điểm thông qua việc mua vào và bán ra ngoại tệ khi tỷ giá biến động quá mức kết hợp với việc kiểm soát luồng vốn. Ngoài ra, tỷ giá nên xây dựng theo hướng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam, xóa bỏ cơ chế neo tỷ giá vào đồng đô la Mỹ mà nên xác định tỷ giá trên cơ sở neo tỷ giá vào một rổ tiền với cơ cấu các tiền tệ theo tỷ trọng thương mại của những quốc gia có quan hệ thương mại với Việt Nam.
NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò trên thị trường ngoại tệ liên NH. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN tổ chức, giám sát và điều hành nhằm hình thành một thị trường mua bán ngoại tệ có tổ chức giữa các TCTD là thành viên thị trường. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua, người bán cuối cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia.
5.4. Một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Giá trị các biến đầu vào và đầu ra mô hình DEA trong nghiên cứu chỉ lấy số liệu tuyệt đối mà chưa được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát qua các năm. Các tỷ lệ được tính toán dựa trên số dư thời điểm cuối mỗi năm mà chưa lấy số liệu bình quân trong năm, do đó chưa phản ánh đầy đủ các biến động của số liệu trong năm, Mô hình chỉ dừng lại ở kiểm định phi tham số, chưa kết hợp với các phương pháp phân tích tham số để phân tích HQHĐ của NH. Mô hình DEA không đề cập đến mức ý nghĩa hay độ tin cậy. Điểm hiệu quả DEA có được từ sự so sánh với các NH trong mẫu được phân tích, do đó, khi các NH đạt điểm hiệu quả là 1 thì không hẳn đó là điểm tối ưu trong thực tế.
Đề tài chỉ lấy dữ liệu dựa trên các báo cáo tài chính hoặc báo cáo thường niên đã kiểm toán trong giai đoạn 2008-2014 của các NHTM, số liệu thu thập theo năm trong thời gian nghiên cứu 7 năm là chưa đủ dài để thể hiện chặt chẽ sự phụ