Kết Quả Nghiên Cứu Đối Với Biến Phụ Thuộc Hiệu Quả Quy Mô


chỉ ra được tính kinh tế theo quy mô tức là quy mô tăng cao thì lợi nhuận NH càng tăng. Nhờ quy mô hoạt động, các NH phát triển mạng lưới và hệ thống hoạt động rộng khắp trong cả nước. Điều này cho phép các NH phát triển hoạt động huy động vốn đối với các tầng lớp dân cư trên các địa bàn từ đó làm giảm chi phí đầu vào. NH tận dụng được chi phí theo quy mô thông qua việc tiết kiệm các chi phí cố định trên một khối lượng giao dịch. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Ongore (2013), Ayadi (2014).

Biến CV có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKTT đối với NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Thực tế cho thấy trong thời gian qua, các NHTMVN mở rộng thị trường tín dụng nên đã thông thoáng hơn trong việc thẩm định các dự án cho vay tuy nhiên khả năng quản lý, kiểm soát chất lượng tín dụng, khả năng quản lý rủi ro còn kém đã làm các món cho vay có nhiều rủi ro hơn và làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn, tăng tỷ lệ nợ quá hạn. Biến TTKT có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKTT đối với NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 5% bởi trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008-2014, mặc dù tổng sản phẩm quốc nội tăng về lượng song nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn nên có tác động ngược chiều, kết quả nghiên cứu này đúng với nghiên cứu của Ongore (2013), Nguyễn Minh Sáng (2014). Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ đã lan rộng ra khắp thế giới và có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ còn 5,66% và ROA của các NH chỉ đạt 1,24%. Đến năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính đã lắng xuống như dư âm của khủng hoảng vẫn còn và để đảm bảo cho sự phát triển an toàn của hệ thống NH, NHNN đã áp dụng những quy định khắt khe hơn với các NH theo hướng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 6,42% nhưng ROA trung bình chỉ đạt 1,13%. Và trong năm 2013, năm 2014 tốc độ tăng trưởng GDP giảm còn 5,42% và 5,98% nhưng ROA trung bình là 0,54% và 0,55% theo hình 2.3. Điều này cho thấy rằng nếu tăng trưởng kinh tế không đi đôi với phát triển ổn định và bền vững thì các thành phần trong nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng xấu, đó là một cản trở cho các nguồn lực xã hội phát triển trong đó có ngành NH.


4.2.6. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả quy mô

4.2.6.1. Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy đối với biến phụ thuộc hiệu quả quy mô

Bảng 4.22: Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQQM


Biến

Toàn bộ mẫu

Mô hình FGLS

NH nhóm 1

Mô hình REM

NH nhóm 2

Mô hình FGLS

CVNT

-0,0062644

(0,550)

-0,0229074

(0,589)

0,0050155

(0,595)

TSNNT

-0,0317596

(0,255)

-0,082754

(0,277)

0,0124882

(0,633)

VCSH

0,028787

(0,347)

0,3495524

(0,151)

0,0803187**

(0,024)

QMTS

0,0048155

(0,161)

0,0010299

(0,935)

0,0137401*** (0,000)

CV

-0,082662***

(0,000)

-0,3542843***

(0,001)

-0,0326891*

(0,071)

VHDCV

-0,0187937***

(0,009)

-0,0606122*

(0,090)

-0,007626

(0,155)

TTKT

-0,1710881

(0,696)

-0,1336482

(0,934)

0,1790037

(0,616)

LP

-0,0696219**

(0,032)

-0,3777144***

(0,001)

-0,0359849

(0,273)

CONS

0,981067***

(0,000)

1,251849***

(0,000)

0,7489874***

(0,000)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 19


F-test

F(37, 196) = 4,31

Prob > F = 0,0000

F(10, 57) = 3,56

Prob > F = 0,0010

F(26, 131) = 2,20

Prob > F = 0,0020

Hausman test

chi2(8) =29,96

Prob>chi2 = 0,0002

chi2(8) =9,70

Prob>chi2 = 0,2865

chi2(8) =3,86

Prob>chi2 = 0,8692

Modified

Wald test

chi2 (38) = 4880,16

Prob>chi2 = 0,0000


-


-

Breusch-Pagan

Lagrangian test


-

chi2(1) = 0,94

Prob > chi2 = 0,3333

chi2(1) = 8,03

Prob > chi2 = 0,0046

Wooldridge test

F( 1, 36) = 4,653

Prob > F = 0,0377

F( 1, 10) = 4,084

Prob > F = 0,0709

F( 1, 25) = 1,806

Prob > F = 0,1910

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát Đối với mẫu nghiên cứu là toàn bộ các NH: Qua kiểm định F-test (p- value=0,0000) và Hausman test (p-value=0,0002) thì mô hình được lựa chọn là mô hình tác động cố định FEM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p- value=0,0000) và tự tương quan (p-value=0,0377) thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, mô hình hồi quy FGLS được lựa chọn cho toàn bộ mẫu NH

nghiên cứu.

Đối với mẫu nghiên cứu là các NH nhóm 1: Qua kiểm định F-test (p- value=0,0010) và Hausman test (p-value=0,2865) thì mô hình được lựa chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p-value=0,3333) và tự tương quan (p-value=0,0709) thì mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Vậy mô hình hồi quy REM được lựa chọn cho các NH nhóm 1.

Đối với mẫu nghiên cứu là các NH nhóm 2: Qua kiểm định F-test (p- value=0,0020) và Hausman test (p-value=0,8692) thì mô hình được lựa chọn là


mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p-value=0,0046) và tự tương quan (p-value=0,1910) thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, mô hình hồi quy FGLS được lựa chọn cho các NH nhóm 2.

4.2.6.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đối với biến phụ thuộc hiệu quả quy mô

Biến CVNT có tác động ngược chiều đối với toàn bộ mẫu và các NH nhóm 1 chứng tỏ khi gia tăng hoạt động cho vay ngoại tệ không làm tăng HQQM. Ngược lại, đối với NH nhóm 2 khi gia tăng cho vay ngoại tệ sẽ tăng HQQM. Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết 5 bị bác bỏ.

Biến TSNNT có tác động ngược chiều đối với toàn bộ mẫu và các NH nhóm 1 chứng tỏ khi các NH gia tăng hoạt động huy động vốn ngoại tệ không làm tăng HQQM. Ngược lại, đối với các NH nhóm 2, khi gia tăng huy động vốn ngoại tệ sẽ tăng HQQM. Tuy nhiên, kết quả này không có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết 6 bị bác bỏ.

Bảng 4.23: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQQM


Biến

Tác động đến HQQM

Toàn bộ mẫu

NH nhóm 1

NH nhóm 2

CVNT

Ngược chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Ngược chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Cùng chiều nhưng không có mức ý nghĩa

TSNNT

Ngược chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Ngược chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Cùng chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát Ngoài ra, các biến kiểm soát khác như VCSH được ước lượng có tác động dương đến HQQM với mức ý nghĩa 5% đối với NH nhóm 2. Vậy đối với các NH nhóm 2, vốn chủ sở hữu trở thành một tấm đệm vững chắc cho hoạt động kinh doanh ổn định của NHTM. Vì vậy, việc các NHTM tăng vốn điều lệ nhanh chóng


trong thời gian qua để đáp ứng các quy định vốn tối thiểu của NHNN dùng để bù đắp rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro tác nghiệp cũng góp phần làm tăng HQHĐ của các NHTM. Các NHTM có quy mô vốn chủ sở hữu thấp thì việc tăng vốn điều lệ là rất cần thiết nhằm gia tăng khả năng thanh khoản, chất lượng tài sản và gia tăng thị phần NH, đảm bảo các quy định về an toàn vốn nhằm duy trì hoạt động bình thường của một NHTM.

Biến QMTS có mối quan hệ cùng chiều với HQQM ở mức ý nghĩa 1% đối với NH nhóm 2. Vậy các NH nhóm này nếu có nhiều nguồn lực được sử dụng để mở rộng quy mô có thể tạo ra nhiều lợi nhuận và tối thiểu chi phí đầu vào hơn so với các NH khác. Điều này cũng phản ánh một thực tế ở Việt Nam giai đoạn gần đây khi hoạt động sáp nhập NH diễn ra thường xuyên khiến cho các NHTM quy mô nhỏ trở nên lớn hơn và hoạt động có hiệu quả hơn nhờ vào hiệu suất tăng theo quy mô. Các NH nhóm 2 là NH có quy mô tài sản nhỏ hơn 100.000 tỷ đồng và quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 10.000 tỷ đồng nên nếu các NH có điều kiện mở rộng quy mô thì sẽ làm tăng HQHĐ cho NH nhóm này. Tháng 09/2013, NHNN Việt Nam đã ban hành Thông tư 21/2013/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM, trong đó có quy định một trong các điều kiện thành lập chi nhánh ở nước ngoài, NH 100% vốn ở nước ngoài của các NHTM là phải có tổng tài sản có đạt 100.000 tỷ đồng trở lên theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31 tháng 12 của năm liền kề năm đề nghị. Đây có thể là một trong các động cơ thúc đẩy các NH chưa đáp ứng đủ điều kiện đẩy mạnh việc tăng trưởng tổng tài sản của mình trong thời gian tới.

Biến CV có ảnh hưởng ngược chiều đến HQQM đối với toàn bộ mẫu NH và NH nhóm 1 ở mức ý nghĩa 1%, đối với NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa thống kê 10% chứng tỏ gia tăng hoạt động cho vay sẽ làm giảm HQQM. Việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng nhưng chất lượng các khoản cho vay không được kiểm soát khiến tỷ lệ nợ xấu gia tăng, theo bảng 2.8 tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống NH là 3,25% vào thời điểm 31/12/2014. Tỷ lệ nợ xấu của NH cao phản ánh chất lượng tài sản của hệ thống NH giảm sút và các NH phải sử dụng một phần nguồn lực của


mình để dự phòng rủi ro. Biến VHDCV có ảnh hưởng ngược chiều đến HQQM đối với toàn bộ mẫu NH ở mức ý nghĩa 1%, đối với NH nhóm 1 ở mức ý nghĩa thống kê 10%, điều này có nghĩa là nếu các NH không quản lý tốt nguồn vốn huy động thì sẽ làm giảm HQHĐ, NHTM sẽ chịu áp lực về thanh khoản, gia tăng chi phí trả lãi từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTMVN.

Biến LP có ảnh hưởng ngược chiều đến HQQM đối với toàn bộ mẫu NH ở mức ý nghĩa 5%, đối với NH nhóm 1 ở mức ý nghĩa 1%, điều này chứng tỏ lạm phát tăng lên sẽ làm giảm HQQM. Khi lạm phát tăng cao, để huy động được vốn hoặc không muốn vốn từ NH mình chạy sang các NH khác, các NHTM nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý luôn là bài toán khó đối với mỗi NH. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi tại hầu hết các NH tạo ra mặt bằng lãi suất huy động mới, có NH đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng. Lạm phát tăng cao, NHNN phải thực hiện thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền trong lưu thông nhưng nhu cầu vay vốn của các KH kinh doanh vẫn rất lớn, các NH chỉ có thể đáp ứng cho một số ít KH với những hợp đồng đã ký hoặc những dự án thực sự có hiệu quả với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao nên lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của NH, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn trung dài hạn trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi NH trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các KH rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi NH là không tránh khỏi. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NH dẫn đến xảy ra rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá. Chính vì vậy, các NHTM cần phải chú trọng hơn việc dự báo tình hình lạm phát và có những chính sách sản phẩm về lãi suất phù hợp cho từng giai đoạn của nền kinh tế.

Kết luận chương 4

Từ tổng quan các lý thuyết, ý kiến thảo luận của các chuyên gia, luận án đã xây dựng mô hình nghiên cứu DVNHQT tác động đến HQHĐ của các NHTMVN để


thấy được mức độ quan trọng của DVNHQT. Trong chương 4, tác giả lần lượt phân tích các kết quả của mô hình hồi quy về tác động của DVNHQT đến HQHĐ của NHTMVN trong giai đoạn từ năm 2008 – 2014, đưa ra nhận định về các nhân tố và mức độ tác động của từng nhân tố cụ thể qua đó nhận dạng được chiều hướng tác động của các nhân tố trong mô hình. Với kết quả nghiên cứu cuối cùng ta có được: TSNNT có tác động dương đến HQHĐ đối với mẫu nghiên cứu là toàn bộ ngân hàng, ngân hàng nhóm 1 và ngân hàng nhóm 2. Biến CVNT tác động âm đến HQHĐ đối với NH nhóm 1. Một số biến kiểm soát khác như VCSH, QMTS có tác động dương nhưng CV, VHDCV, TTKT, LP tác động âm đến HQHĐ.


CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


Qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm ở chương 4, thông qua phương pháp định lượng DEA và mô hình hồi quy, đề tài đã tìm được mô hình phù hợp đồng thời giải thích được các nhân tố phản ánh DVNHQT như CVNT, TSNNT cùng một số nhân tố khác như: VCSH, QMTS, CV, VHDCV, TTKT, LP có tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQHĐ với các mức ý nghĩa khác nhau. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển DVNHQT nhằm nâng cao HQHĐ của các NHTMVN trong thời gian tới.


5.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMVN trong điều kiện hội nhập

Mục tiêu dài hạn hướng đến trong chiến lược phát triển hệ thống NH Việt Nam trong điều kiện hội nhập là xây dựng hệ thống NHTM phát triển ổn định, đa dạng theo chiều sâu, ngày càng đóng vai trò và ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế trong nước, khu vực và thế giới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Đề án “Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” theo Quyết định 112/2006/QĐ- TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng chính phủ nêu ra, hệ thống NH phát triển ổn định bền vững với qui mô ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính; phương châm hành động của các TCTD là “An toàn – Hiệu quả

- Phát triển bền vững – Hội nhập quốc tế” với các định hướng phát triển DVNHQT và nâng cao HQHĐ của hệ thống NHTM như sau:

- Các NHTMVN cần có những đổi mới mạnh mẽ trong mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính; mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí