Thảo Luận Kết Quả Nghiên Cứu Và Kiểm Định Giả Thuyết Đối Với Biến Phụ Thuộc Hiệu Quả Kỹ Thuật


4.2.4.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật

Bảng 4.19: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQKT


Biến

Tác động đến HQKT

Toàn bộ mẫu

NH nhóm 1

NH nhóm 2

CVNT

Ngược chiều nhưng không có mức ý

nghĩa

Ngược chiều với mức ý nghĩa 5%

Cùng chiều nhưng không có mức ý nghĩa

TSNNT

Cùng chiều với mức ý nghĩa 5%

Cùng chiều nhưng

không có mức ý nghĩa

Cùng chiều với mức ý nghĩa 10%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tác động của dịch vụ ngân hàng quốc tế đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 18

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát

Biến CVNT tác động ngược chiều đến HQKT ở mức ý nghĩa thống kê 5% đối với NH nhóm 1 và không có ý nghĩa thống kê đối toàn bộ mẫu và NH nhóm 2 tức là sự gia tăng trong hoạt động cho vay ngoại tệ của NH sẽ không mang lại hiệu quả cao hơn đối với NH nhóm 1 là nhóm các NH có hoạt động cho vay ngoại tệ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cho vay. Dựa vào kết quả trên, ta bác bỏ giả thuyết 1 đối với mẫu nghiên cứu là toàn bộ các NH và NH nhóm 2 do hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê, chấp nhận giả thuyết 1 đối với mẫu nghiên cứu là các NH nhóm 1. Tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với an toàn tín dụng trong phạm vi cho phép để đem lại hiệu quả cho tổng thể hoạt động NH. Hoạt động cho vay ngoại tệ ngoài gặp phải những rủi ro tín dụng như cho vay nội tệ thì còn chịu ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá khi cho vay ngoại tệ và sẽ gây thiệt hại cho NH.

Ngày 15/12/2009, NHNN ban hành Thông tư số 25/2009/TT-NHNN cho phép mở rộng đối tượng vay ngoại tệ của Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/04/2008, theo đó các doanh nghiệp có thể vay ngoại tệ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu; trường


hợp vay bằng ngoại tệ để sử dụng trong nước thì phải bán số ngoại tệ vay đó cho TCTD đã cho vay, chính việc nới lỏng tín dụng ngoại tệ từ tháng 12/2009 đã làm cho dư nợ tín dụng ngoại tệ các tháng đầu năm 2010 tăng cao, nhập siêu tăng nhanh nên ngay từ tháng 04/2010, NHNN đã tiến hành siết chặt tín dụng ngoại tệ theo công văn số 3215/NHNN-CSTT ngày 29/04/2010 yêu cầu hạn chế cho vay bằng ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu không khuyến khích nhập khẩu; siết chặt nguồn ngoại tệ sử dụng nhập khẩu, hạn chế cho vay bằng ngoại tệ và cả Việt Nam đồng để mua ngoại tệ thanh toán tiền nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu theo công văn số 4186/NHNN-CSTT ngày 04/06/2010. Ngoài ra, NHNN còn yêu cầu các TCTD thực hiện nghiêm chỉnh 6 yêu cầu về cho vay và huy động vốn bằng ngoại tệ theo văn bản chỉ thị số 4496/NHNN-CSTT ngày 15/06/2010 nhằm kiểm soát quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ…

TSNNT tác động cùng chiều đến HQKT đối với toàn bộ mẫu và NH nhóm 2 lần lượt ở mức ý nghĩa 5% và 10%. TSNNT có tương quan dương cho thấy nếu các NH sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngoại tệ thì sẽ làm gia tăng HQHĐ, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho NH. Thực tế, nếu các NH sử dụng nguồn vốn huy động ngoại tệ hiệu quả để đầu tư vào dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, phát triển công cụ tài chính phái sinh, mở rộng dịch vụ NHĐL, các hoạt động đầu tư ngoại tệ… để tăng thêm nguồn thu phí thì sẽ làm tăng HQHĐ của NH. Điều này khẳng định nguồn ngoại tệ huy động là một trong những nhân tố nâng cao HQHĐ của NH. Thực vậy, NH là các định chế tài chính trung gian, huy động tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng nguồn vốn đó để kinh doanh hưởng chênh lệch giá, tối đa hóa lợi nhuận. Dựa vào kết quả trên ta bác bỏ giả thuyết 2 đối với mẫu nghiên cứu là NH nhóm 1 do hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê, chấp nhận giả thuyết 2 đối với mẫu nghiên cứu là toàn bộ các NH và NH nhóm 2.

Trong thời gian qua, các NHTMVN đã có các chính sách thu hút kiều hối như: mở rộng mạng lưới chuyển tiền, chi trả kiều hối nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động gửi tiền về nước của người Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, những quy


định về hoạt động ngoại hối được Nhà nước đơn giản hóa cũng góp phần thu hút kiều hối như quy định về thuế được bãi bỏ, không hạn chế số lượng tiền, người nhận kiều hối không phải chịu thuế thu nhập, không bị bắt buộc phải bán ngoại tệ cho NH, người Việt Nam ở nước ngoài còn được tạo điều kiện thuận lợi mua nhà ở và đầu tư trong nước ... Các NHTMVN thời gian qua cũng đã tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại xử lý giao dịch thanh toán chuyển tiền, đáp ứng nhu cầu của người dân giao dịch một cánh nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với những giao dịch giá trị lớn. Việc thu hút kiều hối về nước góp phần làm dự trữ ngoại tệ quốc gia tăng, từ đó giúp cho chính sách điều chỉnh tỷ giá đi đúng hướng.

Ngoài ra, các biến kiểm soát khác cũng có ý nghĩa trong mô hình. Đầu tiên, VCSH có mối tương quan dương với HQKT đối với toàn bộ mẫu và NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy khi vốn chủ sở hữu tăng, NH có nguồn vốn tốt để đón đầu những cơ hội kinh doanh, tăng khả năng huy động vốn, khả năng mở rộng tín dụng và dịch vụ, khả năng đầu tư tài chính, mức độ đầu tư công nghệ, giảm nhu cầu vay nợ từ đó gia tăng HQHĐ cho NH. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008, 2009 là cơ sở minh chứng cho tầm quan trọng của quy mô vốn chủ sở hữu đối với các NHTMVN. Trong giai đoạn diễn ra khủng hoảng, các NH có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ có ROA giảm mạnh trong khi các NH có quy mô vốn chủ sở hữu lớn như Vietcombank, ACB, Vietinbank, Eximbank, Sacombank, Techcombank vẫn đạt được khả năng sinh lời cao và ổn định. Quy mô vốn chủ sở hữu đã cung cấp cho các NH một sức mạnh nội lực để có thể đứng vững trong thời kỳ kinh tế có nhiều bất ổn. Tiêu chuẩn quốc tế quy định NH không được cho vay quá 15% vốn và thặng dư vốn đối với một KH, đối với các khoản vay được đảm bảo an toàn thì giới hạn này là 25%. Với mức vốn lớn đồng nghĩa với việc NH được phép cho vay những dự án lớn, từ đó làm tăng qui mô tín dụng và tăng qui mô tổng tài sản. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu tác động đến khả năng huy động vốn thông qua chỉ tiêu hệ số đòn bẩy và khả năng mở rộng mạng lưới theo thông tư 21/2013/TT-NHNN. Để đảm bảo an toàn cho phần tài sản có chứa đựng rủi ro, các NH cần duy trì một mức vốn tự có cần thiết được đo bằng tỷ lệ vốn an toàn tối


thiểu. Theo quy định của hiệp ước BASEL II thì hệ số an toàn vốn (viết tắt là CAR: Capital Adequacy Ratio) phải đạt tối thiểu là 8% và theo quy định tại thông tư 13/2010/TT-NHNN thì CAR quy định ở mức tối thiểu là 9%.

QMTS có mối tương quan dương với HQKT đối với toàn bộ mẫu và NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 1%. Mối tương quan dương chỉ ra rằng các NH càng mở rộng quy mô thì hiệu quả càng tăng, thể hiện tính lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Kết quả nghiên cứu này cho thấy việc mở rộng mạng lưới và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới góp phần tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu và từ đó tăng lợi nhuận cho NHTM. Vậy, NH hoạt động với quy mô càng lớn càng làm tăng hiệu quả. Theo lý thuyết, khi quy mô càng lớn thì NH sẽ càng có lợi thế, không chỉ có lợi thế về tài sản, phân khúc thị trường mà còn có lợi thế về mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch và quan hệ với các đối tác.

Biến CV có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKT đối với toàn bộ mẫu NH và NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa thống kê 1% chứng tỏ hoạt động cho vay không mang lại hiệu quả cho các NH trong thời gian qua do hoạt động cho vay còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ lệ nợ xấu cao, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều. Biến VHDCV có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKT đối với toàn bộ mẫu NH nghiên cứu ở mức ý nghĩa 5% chứng tỏ nếu các NH sử dụng không hiệu quả nguồn vốn huy động vào hoạt động cho vay thì sẽ giảm HQHĐ, kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đó như Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Thị Loan và cộng sự (2013). Lợi nhuận chủ yếu của các NHTM chính là chênh lệch giữa thu về lãi và chi về lãi, vì vậy, một trong những cách thức làm tăng HQHĐ của NH đó là phải sử dụng tốt nguồn vốn huy động bằng việc cho vay để tạo ra thu nhập từ lãi. Như vậy, nếu tỷ lệ VHDCV cao điều này có nghĩa là NH đã không sử dụng tốt nguồn vốn huy động và ngược lại, một NH sử dụng tốt nguồn vốn huy động sẽ có số thu về lãi lớn hơn và HQHĐ tốt hơn.

Biến TTKT có ảnh hưởng ngược chiều đến HQKT đối với toàn bộ mẫu và NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 5%. Nguyên nhân dẫn đến sự tương quan ngược dấu này là bởi những thay đổi trong chính sách điều hành của Chính phủ và NHNN


trong từng thời kỳ của giai đoạn nghiên cứu. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái năm 2008-2010, Chính phủ đã thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất làm cho hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh, nguồn thu từ lãi của các NH tăng cao kéo theo khả năng sinh lời của các NH tăng mạnh. Tuy nhiên, khi kiềm chế lạm phát, tốc độ tăng trưởng bắt đầu có dấu hiệu phục hồi thì hoạt động của các NHTM lại bộc lộ những hạn chế yếu kém, buộc phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, xử lý nợ xấu, khó mở rộng quy mô hoạt động nên làm cho thu nhập của các NH giảm sút, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM. Tăng trưởng kinh tế không bền vững do sự tăng trưởng thiếu ổn định của một số ngành nghề sẽ khiến NH chịu nhiều tổn thất. Trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế, các NH đẩy mạnh hoạt động của mình nhất là hoạt động tín dụng, việc gia tăng dư nợ tín dụng theo sự thiếu bền vững của nền kinh tế sẽ dẫn đến hậu quả là các NH phải gánh các khoản nợ xấu đã cho vay.

4.2.5. Kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần

4.2.5.1. Lựa chọn và kiểm định mô hình hồi quy đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần

Bảng 4.20: Kết quả mô hình hồi quy với biến phụ thuộc HQKTT


Biến

Toàn bộ mẫu

Mô hình FGLS

NH nhóm 1

Mô hình FGLS

NH nhóm 2

Mô hình FGLS

CVNT

-0,0004067

(0,981)

-0,0367651

(0,197)

-0,0016853

(0,933)

TSNNT

0,0671865**

(0,040)

0,0847568**

(0,023)

0,0776117

(0,201)

VCSH

0,1634918***

(0,002)

-0,0913024

(0,613)

0,1759197***

(0,008)

QMTS

0,0182934***

(0,000)

0,0199237**

(0,016)

0,0138718

(0,104)

CV

-0,0320864

(0,333)

0,0685118

(0,384)

-0,0963768**

(0,015)


VHDCV

0,0059352

(0,520)

0,0008527

(0,977)

0,002055

(0,830)

TTKT

-0,8488412

(0,119)

-0,6161471

(0,437)

-2,085647**

(0,026)

LP

-0,0017012

(0,966)

0,0901457

(0,126)

-0,0537214

(0,456)

CONS

0,66676***

(0,000)

0,5903455***

(0,000)

0,8495037***

(0,000)

F-test

F(37, 196) = 3,68

Prob > F = 0,0000

F(10, 57) = 3,57

Prob > F = 0,0010

F(26, 131) = 3,87

Prob > F = 0,0000

Hausman test

chi2(8) =9,67

Prob>chi2 = 0,2888

chi2(8) =14,56

Prob>chi2 = 0,0683

chi2(8) =8,10

Prob>chi2 = 0,4242

Breusch-Pagan Lagrangian

test

chi2(1) = 40,35

Prob > chi2 = 0,0000

chi2(1) = 5,67

Prob > chi2 = 0,0173

chi2(1) = 28,30

Prob > chi2 = 0,0000

Wooldridge

test

F( 1, 36) = 10,724

Prob > F = 0,0023

F( 1, 10) = 4,695

Prob > F = 0,0555

F( 1, 25) = 10,179

Prob > F = 0,0038

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát Đối với mẫu nghiên cứu là toàn bộ các NH: Qua kiểm định F-test (p- value=0,0000) và Hausman test (p-value=0,2888) thì mô hình được lựa chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p- value=0,0000) và tự tương quan (p-value=0,0023) thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay

đổi và tự tương quan, mô hình hồi quy FGLS được lựa chọn cho toàn bộ mẫu NH. Đối với mẫu nghiên cứu là các NH nhóm 1: Qua kiểm định F-test (p- value=0,0010) và Hausman test (p-value=0,0683) thì mô hình được lựa chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p-value=0,0173) và tự tương quan (p-value=0,0555) thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi, mô hình hồi


quy FGLS được lựa chọn cho các NH nhóm 1.

Đối với mẫu nghiên cứu là các NH nhóm 2: Qua kiểm định F-test (p- value=0,0000) và Hausman test (p-value=0,4242) thì mô hình được lựa chọn là mô hình tác động ngẫu nhiên REM. Tuy nhiên, khi kiểm định phương sai thay đổi (p-value=0,0000) và tự tương quan (p-value=0,0038) thì mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan, mô hình hồi quy FGLS được lựa chọn cho các NH nhóm 2.

4.2.5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đối với biến phụ thuộc hiệu quả kỹ thuật thuần

Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả nghiên cứu đối với biến phụ thuộc HQKTT


Biến

Tác động đến HQKTT

Toàn bộ mẫu

NH nhóm 1

NH nhóm 2

CVNT

Ngược chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Ngược chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Ngược chiều nhưng không có mức ý nghĩa

TSNNT

Cùng chiều với mức ý nghĩa 5%

Cùng chiều với mức ý nghĩa 5%

Cùng chiều nhưng không có mức ý nghĩa

Nguồn: Tổng hợp kết quả từ Stata 11.1 với dữ liệu của 38 NHTM khảo sát

Biến CVNT tác động ngược chiều đến HQKTT cho ta thấy hoạt động cho vay ngoại tệ không mang lại HQHĐ cho NH chứng tỏ các NHTMVN chưa quản lý tốt được các rủi ro của hoạt động cho vay ngoại tệ như tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán quốc tế, bảo lãnh quốc tế … mang lại. Bất kỳ sự biến động tăng hay giảm của tỷ giá một cách đột ngột đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, đây là các KH của NH nên cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH khi có rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, kết quả CVNT tác động ngược chiều đến HQKTT lại không có ý nghĩa thống kê. Chính vì vậy, giả thuyết 3 bị bác bỏ.

TSNNT tác động cùng chiều đến HQKTT đối với toàn bộ mẫu và các NH nhóm 1 đều ở mức ý nghĩa 5%. TSNNT có tương quan dương cho thấy nếu các NH


sử dụng tốt nguồn vốn huy động ngoại tệ thì sẽ làm gia tăng HQHĐ, tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho NH. Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, cấu trúc tài chính của các NH nghiêng về nguồn vốn chiếm dụng vì vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu của các NH luôn nhỏ hơn tỷ lệ nợ. Điều này càng cho thấy rõ để gia tăng HQHĐ, các NH càng phải gia tăng tỷ lệ nợ để tăng đòn bẩy tài chính, tuy nhiên điều này lại gắn liền với rủi ro đặc thù kinh doanh của NH. Trong trường hợp hoạt động của NH không thuận lợi thì việc sử dụng tỷ trọng nợ càng cao sẽ càng làm gia tăng áp lực trả lãi, áp lực chi phí cho NH. Với kết quả trên, chúng ta chấp nhận giả thuyết 4 đối với mẫu nghiên cứu là toàn bộ NH và NH nhóm 1, bác bỏ giả thuyết 4 đối với mẫu nghiên cứu là NH nhóm 2. Hệ số hồi quy NH nhóm 1 cao hơn toàn bộ mẫu chứng tỏ với khả năng quản lý của mình, các NH nhóm 1 khi huy động vốn ngoại tệ càng nhiều thì sẽ càng gia tăng HQHĐ.

Ngoài ra, một số biến kiểm soát như VCSH có mối tương quan dương với HQKTT đối với toàn bộ mẫu NH và NH nhóm 2 ở mức ý nghĩa 1% cho thấy vốn chủ sở hữu tăng sẽ gia tăng HQHĐ cho NH. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đó như: Nguyễn Việt Hùng (2008), Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), Ongore (2013), Ayadi (2014) và điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì càng có nhiều cơ hội mở rộng cả DVNH nội địa và DVNHQT, dễ dàng chống đỡ các rủi ro xảy ra. Vốn chủ sở hữu là tấm đệm, làm tăng tính thanh khoản cho NH trong trường hợp vốn huy động giảm bởi những nguyên nhân từ nền kinh tế hay những thông tin bất lợi ảnh hưởng đến người gửi tiền. Đồng thời, mức độ an toàn vốn cao còn cho thấy sức mạnh nội bộ của NH trước những thiệt hại của cuộc khủng hoảng kinh tế hay khủng hoảng tài chính, tỷ lệ thuận với khả năng phục hồi của các NH trước các tình huống khủng hoảng. Nó giúp cho các nhà quản lý sẽ linh hoạt hơn trong việc xử lý các rủi ro và làm giảm nguy cơ vỡ nợ, ảnh hưởng trực tiếp đến HQHĐ bằng cách định hướng và phát triển kinh doanh của các nhà quản trị.

QMTS có tương quan dương với HQKTT ở mức ý nghĩa thống kê 1% đối với toàn bộ mẫu, 5% đối với NH nhóm 1. Khi quy mô NH có tương quan dương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/11/2022