Hiện Trạng Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vqg Xuân Sơn


Hình 3 3 Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn Kết quả điều tra khu hệ 1

Hình 3.3. Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn

Kết quả điều tra khu hệ động vật trên cho thấy VQG Xuân Sơn có sự đa dạng cao nhất về bộ, họ và thành phần loài chim, sau đó là lớp thú và lớp bò sát. Và các loài động vật này có sự phân bố khác nhau theo từng sinh cảnh. Chẳng hạn như sinh cảnh rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: Đây là dạng sinh cảnh chiếm phần lớn diện tích khu vực. Thực bì khu vực phong phú về thành phần loài, nhiều loài cây cho quả, thảm tươi rất phát triển, nguồn thức ăn của động vật rất phong phú. Mặt khác do có địa hình hiểm trở tạo nơi trú ẩn tốt cho các loài động vật nên ở sinh cảnh này có thể gặp hầu hết các loài:

Bộ linh trưởng: Khỉ vàng, Khỉ mặt đỏ, Cu li.

Bộ ăn thịt: Gấu, Báo gấm, Báo hoa mai, Mèo rừng, Cầy vòi mốc, Cầy vòi hương...

Bộ guốc chẵn: Sơn dương, Hoẵng, lợn rừng.

Bộ gặm nhấm: Sóc bay, Sóc đen, Sóc bụng đỏ, Don, Nhím và các loài chuột.

Chim có thể gặp các loài: Hồng hoàng, Gà lôi trắng, gà tiền, các loài chim nhỏ thuộc bộ Sẻ (Oanh , Hoét, Chích choè nước trán trắng...)

Bò sát, ếch nhái có các loài: Rắn Hổ chúa, Hổ mang, Tắc kè, Kỳ đà, Trăn đất, Ếch gai, Ếch nhẽo...

Mặc dù công tác quản lý bảo vệ rừng được lãnh đạo VQG đặc biệt quan tâm bằng việc xây dựng các trạm quản lý bảo vệ rừng, song hoạt động săn bắn, buôn bán lén lút động vật rừng vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn. Sản phẩm động vật này chủ yếu được làm các món ăn đặc sản trong một số nhà hàng ở các thị trấn, khu du lịch như thị trấn Thanh Sơn,...

- Các loài thú bị bắt, sử dụng buôn bán bao gồm: Cầy giông, Cầy hương, Cầy vòi hương, Cầy vòi mốc, Lợn rừng, Hoẵng, Sóc bụng đỏ, Dúi mốc lớn, Don.

- Các loài chim bị săn bắt, sử dụng và buôn bán phổ biến bao gồm: Gà rừng, Cu gáy, Cu xanh, Bìm bịp lớn, Bìm bịp nhỏ, Sáo mỏ ngà, Sả rừng, Cun cút và Đa đa.

- Các loài Bò sát bị săn bắt, sử dụng và buôn bán phổ biến bao gồm: Tắc kè, Rắn ráo thường, Rắn sọc dưa, Rắn hổ mang, Rắn nước...

- Các loài ếch nhái thường chỉ bắt với số lượng nhỏ và được sử dụng trong gia đình.

3.2. Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn

Vùng đệm VQG Xuân Sơn có tất cả 29 thôn thuộc ranh giới hành chính của 6 xã, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ: Xã Đồng Sơn, Tân Sơn, Lai Đồng, Xuân Đài, Kim Thượng và Xuân Sơn. Thành phần dân tộc chính là người Mường và người Dao: Dân tộc Mường đông nhất chiếm tới 79,9%, dân tộc Dao chiếm 18,7%; dân tộc Kinh chiếm 1,4%. Theo kết quả điều tra và báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 của các xã trong khu vùng lõi và vùng đệm VQG Xuân Sơn thì tỷ lệ đói nghèo như sau: Hộ nghèo 45,8%, hộ trung bình là 37,3%, hộ khá giầu là 16,9% . [Nguồn: BQL VQG Xuân Sơn, 2013]. Mật độ dân số của các xã vùng đệm cao nhất là xã Lai Đồng (168,24

người/km2) và thấp nhất là xã Xuân Sơn (16,51 người/km2).

Bảng 3.5. Hiện trạng dân số chia theo xã năm 2013



TT


Nhân khẩu (người)

Diện tích (ha)

Mật độ dân số (người/km2)

1

Xã Xuân Sơn

1083

6.560

16,51

2

Xã Đồng Sơn

3379

4.320

78,22

3

Xã Lai Đồng

3358

1.996

168,24

4

Xã Tân Sơn

4023

2.889

139,25

5

Xã Xuân Đài

5614

6.606

84,98

6

Xã Kim Thượng

6492

7.819

83,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

“Nguồn: [Niên giám thống kê năm 2013]”

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tác giả tập trung vào hiện trạng sinh kế người dân xã Xuân Sơn_là xã vùng đệm trong của VQG Xuân Sơn, thuộc ranh giới trong VQG nên hoạt động sinh kế của họ có tác động lên VQG nhiều nhất.

Tác giả sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển Quốc tế Anh (DFID, 2001) để tìm hiểu các hoạt động sinh kế người dân xã Xuân Sơn. Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế. Đó là:

(i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lược sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) các quy trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài [DFID, 2001].

Xuân Sơn là xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của huyện Tân Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 6.560,05 ha. Trên địa bàn xã có 288 hộ, với 1181 nhân khẩu phân bố trong 4 khu hành chính: Xóm Lạng, Xóm Lấp, Xóm Dù, Xóm Cỏi. [UBND xã Xuân Sơn: Báo cáo kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015]. Thu nhập bình quân đầu người/ năm của xã Xuân Sơn đạt 4,2 triệu đồng/ người/ năm thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của các xã vùng đệm_ 7,9 triệu đồng/ người/ năm. Tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Đặc biệt các hộ khó khăn gần rừng còn sống dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên trong VQG như lấy măng, cây thuốc, và đôi khi cả săn bắn và lấy trộm gỗ trong rừng để bán trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là bảng thể hiện tỷ lệ hộ đói nghèo tại xã Xuân Sơn năm 2013:

Bảng 3.6. Thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo


STT

Tên thôn

Tổng số hộ

Hộ đói nghèo

Thành phần dân tộc

Số hộ

%

Dao

Mường

Kinh

1

Lạng

75

32

42,7

7

68

-

2

65

32

49,2

52

13

-

3

Cỏi

86

48

55,8

86

-

-

4

Lấp

48

30

62,5

2

46

-

5

Toàn

274

142

51,82

147

127

0

“Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”

Bảng 3.7. Thành phần dân số và lao động



Tên thôn


Tổng dân số

Quy mô hộ

(Người/ hộ)

Trong độ tuổi lao động

Tổng

số lao động


%

Chia theo giới tính

Nam

%

Nữ

%

Lạng

298

3,97

150

50,34

69

46

81

54

229

3,52

128

55,90

61

47,66

67

52,34

Cỏi

370

4,30

130

35,14

59

45,38

71

54,62

Lấp

195

4,06

102

52,31

47

46,08

55

53,92

Toàn xã

1092

3,99

510

46,70

236

46,27

274

53,73

Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”

Bảng số liệu trên cho thấy số hộ đói nghèo trong xã Xuân Sơn vẫn còn cao: Cao nhất là thôn Lấp (62,5%) và thấp nhất là thôn Lạng (42,7%). Sự nghèo đói này sẽ hạn chế cơ hội tiếp cận các nguồn vốn khác nhau trong các chiến lược sinh kế của người dân: Họ nghèo nên họ chỉ lo kiếm đủ cái ăn chứ chưa có biết làm kinh tế. Trước đây, nhiều hộ dân tại các xã vùng đệm được một số dự án đầu tư giống cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho người dân. Thế nhưng sau khi dự án kết thúc thì người dân “ăn” luôn cả con giống. Trước thực trạng này, BQL

VQG đã chú trọng hơn các hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân trước khi triển khai dự án.

3.2.1. Nguồn lực sinh kế và mức độ tiếp cận

Nguồn lực sinh kế gồm 5 loại vốn sau:

3.2.1.1. Vốn con người

Vốn con người là yếu tố quan trọng nhất bởi nó thể hiện kỹ năng, kiến thức, năng lực để lao động giúp con người đạt được mục tiêu sinh kế thông qua những chiến lược sinh kế khác nhau.

Theo số liệu thống kê được về thành phần lao động thì ta thấy tỷ lệ số người trong độ tuổi lao động của xã Xuân Sơn là khá cao và đều đạt trên 50% (trừ thôn Cỏi là 35,14%). Quy mô hộ (người/hộ) trung bình của xã Xuân Sơn năm 2013 là 3,99 người/hộ trong đó đông nhất là thôn Cỏi 4,30 người/hộ_là thôn 100% người Dao cư trú và nghèo nhất xã. Xóm Dù là trung tâm xã nên cơ sở hạ tầng và cơ hội tiếp cận các nguồn lực sinh kế thuận lợi hơn.

Trong số các hộ gia đình được phỏng vấn, hoạt động sinh kế chính của họ là nông nghiệp: Cả xã có khoảng 3 hộ làm dịch vụ homestay ở Xóm Dù, mỗi xóm có 2-3 người làm nghề bốc thuốc, số còn lại đều làm nông nghiệp.

Theo kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới xã Xuân Sơn năm 2014: Dựa trên bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ, xã Xuân sơn đã có 03/19 tiêu chí đã cơ bản hoàn thành đó là tiêu chí về Y tế; Chính trị; An ninh trật tự xã hội. Trong 06 tiêu chí đã đạt trước đây có một số tiêu chí đã xuống cấp hoặc chưa hoàn chỉnh, cần tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp như bưu điện, điện, nhà ở dân cư, môi trường một số tiêu chí phát triển không đồng đều và chưa bền vững cần được quan tâm củng cố, nâng cao như: Hình thức tổ chức sản xuất. Các tiêu chí chưa đạt: Giao thông; Thủy lợi; Trường học; Cơ sở vật chất văn hóa; Bưu điện; Chợ nông thôn (chưa có chợ); Nhà ở dân cư (61% nhà đạt tiêu chuẩn bộ xây dựng); Tiêu chí thu nhập (4,2 triệu đồng/người/năm); Tiêu chí hộ nghèo (tỷ lệ hộ nghèo 42,1 %); Tiêu chí tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên (19,9 %); Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất (Xã không có tổ hợp

tác hoặc (HTX) hoạt động có hiệu quả); Tiêu chí giáo dục (Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc học nghề và tỷ lệ lao động qua đào tạo chưa đạt); Tiêu chí văn hóa (chỉ có 2/4 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa); Tiêu chí về môi trường (nghĩa trang chưa được quy hoạch, chất thải chưa được thu gom).

Qua kết quả thực hiện chương trình nông thôn mới này cho ta cái nhìn toàn diện hơn về nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội của xã Xuân Sơn: Mọi nguồn lực đều thiếu và yếu. Do vậy để phát triển sinh kế bền vững cho người dân cần phải có sự vào cuộc của rất nhiều bên liên quan: Các nhà kinh tế, xã hội, nhà sinh thái học, các chuyên gia về nông lâm nghiệp, các nhà giáo dục,…

Diện tích đất ruộng ít, đất nương rẫy nằm trong quy hoạch VQG, nguồn nước phục vụ sản xuất phụ thuộc vào tự nhiên, các ruộng canh tác đều nằm ở thung lũng hẹp dưới chân núi nên độ chiếu sáng ít, hơn nữa do mùa đông kéo dài nên lịch thời vụ thường sẽ muộn hơn 1-2 tháng,…Sản lượng lương thực thấp, không ổn định, năm nào thời tiết thuận lợi thì được mùa. Cho đến nay địa phương vẫn xảy ra tình trạng thiếu đói trong năm, trung bình 1-2 tháng thiếu đói ở tất cả các thôn.

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít (2,09%), đất nương rẫy nằm trong quy hoạch VQG nên không được phép canh tác do đó thời gian nông nhàn rất lớn và họ sẽ vào rừng kiếm củi, rau, hái măng, cây thuốc,…để sử dụng trong gia đình và đem bán kiếm thêm thu nhập. Trong các chuyến đi vào rừng, người dân thường lấy bất cứ thứ gì có giá trị mà họ gặp. Người dân cũng cho biết thêm hiện các loại cây, con có giá trị đều khan hiếm hơn và phải đi xa hơn mới lấy được. Một chị 30 tuổi người Thái đen ở Sơn La lấy chồng ở xóm Dù cho biết: Chị về đây sống được gần 10 năm và chị thấy rằng cuộc sống ở đây khó khăn hơn ở Sơn La quê chị. Đất sản xuất nông nghiệp ít, chủ yếu là trồng lúa nước. Người dân ở đây cũng có trồng ngô để làm nguyên liệu nấu rượu và chăn nuôi. Tuy nhiên cây ngô không hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nên sản lượng thấp, ngô không tốt như ở vùng Sơn La_một tỉnh giáp danh với VQG Xuân Sơn. Đất ở đây chỉ trồng được cây lúa và cây sắn. Do vậy bà con vẫn phải nhập ngô từ nơi khác về để nấu rượu và chăn nuôi. Đất vườn nhà

tuy có đủ không gian trồng rau và cây ăn quả nhưng chất đất xấu nên cây trồng chậm phát triển và không cho quả (ngoại trừ cây mơ). Do đó nguồn rau xanh của họ chủ yếu là lên rừng kiếm và mua ở chợ. Khi được hỏi về hoạt động đi rừng của mình chị chủ hộ cũng cho biết: Lúc đầu mới về đây sống chị cũng không biết gì về cây, con mà người ta vẫn thường lấy trong rừng. Dần dần qua những lần đi rừng kiếm củi đun, lấy rau, cây thuốc…cùng mọi người thì chị đã biết được các loại cây, con khác nhau và cách thức lấy chúng. Những kiến thức này không ai dạy ai mà là họ tự học hỏi trong quá trình tương tác với con người và tự nhiên trong hoạt động sống của mình.

Một bác trai ngoài 60 tuổi ở thôn Cỏi khi được phỏng vấn cũng có nói rằng đất ở đây xấu, chỉ trồng được sắn và lúa, trồng ngô không tốt như ở bên khu vực tỉnh Sơn La. Ngay cả cây rau sắng_loài rau có giá trị dinh dưỡng và có giá bán cao, người dân lấy hạt ươm và trồng ở vườn thì xác suất sống thấp và chậm lớn, mất 4-5 năm mới to bằng ngón tay, cao tầm 80-90 cm và ít tán. Trong khi các cây rau sắng mọc tự nhiên trong rừng thường cao từ 4-14 m, đường kính 15-25 cm. Cây rau sắng muốn thu hái được ngọn thì phải đốn cành, sau một thời gian đốn cành, chồi non nảy lên thì người dân sẽ thu hái phần ngọn non này sử dụng và đem bán. Giá trung bình người dân thường bán được là 55.000/1kg rau sắng.

Rau dao chuôi được trồng ở vườn Rau sắng được trồng ở vườn 4 5 năm Hình 2

Rau dao chuôi được trồng ở vườn

Rau sắng được trồng ở vườn 4 5 năm Hình 3 3 Một số loại rau người dân 3

Rau sắng được trồng ở vườn 4-5 năm

Hình 3.3. Một số loại rau người dân tự trồng trong vườn

Ở thôn Cỏi người dân cũng có thêm nguồn thu nhập nữa từ hoạt động “đi măng” (đi lấy măng nứa). Mùa lấy măng bắt đầu từ đầu tháng 7 âm lịch. Lượng măng thu được phụ thuộc vào địa điểm có nhiều hay ít măng. Có lần người dân đi suốt cả ngày cũng chỉ lấy được 4-5 kg măng tươi, nhưng cũng có những ngày thu được 10-20 kg. Giá măng tươi sau khi thu hái về người dân bán với gía rất rẻ 4- 5.000/1kg. Trong khi đó thương lái mua măng tươi về sơ chế (luộc lên làm măng chua) rồi bán với giá 13-15.000/ 1kg (giá cao gấp hơn 3 lần giá măng tươi). Hoạt động lên rừng kiếm củi diễn ra tất cả các thôn. Cả buổi người dân đi lấy được khoảng 2-3 bó củi to. Củi này chủ yếu phục vụ nhu cầu đun nấu trong gia đình. Ngoài ra một số người dân đem củi này đi đổi lấy bã rượu ngô về để chăn nuôi hoặc bán với giá 20.000/1 bó.

Trong xã có khoảng 2-3 hộ gia đình nấu rượu ngô, bột ngô sau khi nấu rượu (bỗng rượu) được dùng chăn nuôi. Một nồi cơm rượu dùng hết 20kg bột ngô, sau khi chưng cất rượu thu được khoảng 12 lít rượu. Một ngày họ nấu 2 nồi cơm rượu sẽ thu được 24 lít rượu. Rượu này được bán lẻ trong xã và một số mối quen ở Tân Phú_Trung tâm huyện Tân Sơn. Giá bán lẻ 30.000/1 lít, nhưng khi bán với lượng lớn sẽ là 550.000 cho can 20 lít rượu (tương đương 27.500/1 lít). Người dân cho biết, với 1 can rượu 20 lít đó người khách kia có thể thu lời 250.000 sau khi bán lại cho một mối khác.

Hoạt động chăn nuôi của người dân chủ yếu là lợn và gà. Hầu hết người dân cho rằng nuôi lợn địa phương_lợn Mán rất chậm lớn và phải nuôi với thời gian dài (nuôi cả năm chỉ được 25-30 kg) nhưng bù lại giá thành khi bán lại cao hơn giống lợn lai. Người dân thường bán lợn thịt với giá 70.000/ 1 kg hơi, vào dịp Tết có thể được giá 80-100.000/1 kg hơi. Lợn Mán này vẫn có một số hộ thả rông vào rừng kiếm ăn. Một số hộ thích nuôi lợn lai hơn vì chúng nhanh lớn và chỉ nuôi khoảng 3- 5 tháng là có thể bán được. Đặc biệt ở Xuân Sơn hiện nay vẫn còn giống gà chín cựa và được rất nhiều hộ nuôi. Giống gà này cho chất lượng thịt rất ngon và là con vật gắn liền với truyền thuyết “Sơn tinh thủy tinh” nên giá thành tương đối cao. Giá già chín cựa bán trên thị trường dao động 350-370.000/1 kg_giá cao gấp 3-4 lần gà

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí