Phân Tích, Đánh Giá Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vqg Xuân Sơn

ri và thường thường gà chín cựa trống giá cao hơn gà mái và thường xuyên cháy hàng. Vào dịp Tết Nguyên Đán, dân cư vùng khác tìm đến Xuân Sơn để mua gà chín cựa rất đông, và nếu khách không đặt hàng sớm thì sẽ không còn. Gà chín cựa, lợn Mán dần trở thành sản phẩm đặc trưng của Xuân Sơn và đây sẽ là một trong những lợi thế góp phần tăng thu nhập cho người dân nơi đây.

VQG Xuân Sơn đa dạng về loài cây thuốc do đó không thể không nhắc đến nghề thu hái cây thuốc nam truyền thống nơi đây. Hiện trong xã số người làm nghề này cũng không nhiều, mỗi thôn chỉ có khoảng 2-3 người biết nhiều về các loại cây thuốc và bốc thuốc. Ngoài những người bốc thuốc nam trong xã vào rừng tìm kiếm cây dược liệu còn có có một số người dân ở những khu vực khác cũng đến Xuân Sơn để tìm cây thuốc. Trong một buổi phỏng vấn với người làm nghề bốc thuốc nam ở thôn Lạng thì cô chủ nhà cho biết là: Có ngày họ kiếm được 500.000 từ việc bán thuốc nam, cũng có ngày bán được hơn 1 triệu vì họ có mối quen ở Yên Bái. Ngoài việc bốc thuốc, cô chủ còn nấu cao từ các loại lá cây thuốc và bán giá thành phẩm 200.000/1 lạng cao. Mỗi một nồi cao nấu được 6-7 kg cao, điều này có nghĩa là thu nhập từ mỗi một nồi cao lá khoảng 12-14 triệu đồng.

Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, thu hái cây thuốc thì hầu như ở xã không có nghề phụ khác. Do đó số người có việc làm thường xuyên là rất thấp. Những lúc nông nhàn một số người dân đi các vùng khác làm thuê. Nhưng trong số những trường hợp này thường làm những công việc mang tính thời vụ nên nguồn thu nhập cũng không đáng kể. Một số người đi ra các thành phố lớn làm thuê thì chỉ một thời gian ngắn là trở về do không thích nghi với công việc hoặc môi trường làm việc. Hiện trong xã có một số thanh niên đi xuất khẩu lao động “chui” (bất hợp pháp) sang Trung Quốc với mức phí ban đầu bỏ ra 3 triệu đồng. Hình thức xuất khẩu lao động này rủi ro rất cao nhưng với chi phí thấp nên người dân vẫn làm liều.

Qua những thông tin trên cũng đã phần nào cho thấy được bức tranh về con người xã Xuân Sơn. Cuộc sống của họ khó khăn về mọi mặt và họ vẫn trong vòng luẩn quẩn đói nghèo đặc biệt là vốn con người. Con người ở đây thật thà, chất phát nhưng nhận thức của họ chưa cao nên các hoạt động sinh kế hiện tại và trước đây

đều là tự phát: thích thì làm nên hiệu quả thu được đều không có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.2.1.2. Vốn tự nhiên

Xã Xuân Sơn nằm trong ranh giới trong của VQG Xuân Sơn nên được thừa hưởng những giá trị thiên nhiên nơi đây. VQG Xuân Sơn là VQG duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với hệ thống hang động đẹp, nhiều suối thác và thung lũng, đặc biệt là tính đa dạng sinh học cao. Có lẽ đây là một trong những mặt thuận lợi nhất trong phát triển sinh kế cho người dân địa phương.

Sự đa dạng về động thực vật, đa dạng cảnh quan sẽ là tiền đề thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, các hoạt động nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và các hoạt động tìm hiểu về không gian văn hóa và sinh hoạt của người bản địa.

Do có tính đa dạng sinh học cao nên ở Xuân Sơn chứa đựng rất nhiều nguồn gen quý phục vụ công tác lai tạo giống và phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Hiện cũng đã có một số chương trình hỗ trợ người dân nuôi gà lôi, gà chín cựa, nuôi lợn Mán, nhân rộng một số loài cây trồng có ích như câu rau sắng,…vừa nhằm tăng thu nhập cho người dân vừa đáp ứng công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Trong quá trình phỏng vấn, tác giả đã thu được nhiều ý kiến cho rằng thời gian nuôi giống gà, lợn bản địa dài hơn giống lai tạo nên một số người dân nuôi thêm giống lai tạo để nhanh được bán. Tuy nhiên người dân cũng cho biết việc nuôi giống bản địa tốn ít chi phí hơn nhưng lại mất nhiều công hơn, còn nuôi giống lai tuy nhanh được bán nhưng chi phí cao hơn do phải mua cám, ngô nên tính ra không lãi bằng nuôi giống bản địa. Và vì vậy lãi khi nuôi giống bản địa được tính bằng công sức của người dân bỏ ra nên người dân vẫn rỉ tai nhau rằng chăn nuôi như vậy chủ yếu là “lấy công làm lãi”.

Tuy nhiên trình độ nhận thức, trình độ khoa học kỹ thuật của người dân còn thấp nên họ cần rất nhiều sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động phát triển sinh kế nhằm phát triển những thế mạnh của địa phương và đưa sản phẩm đặc trưng của họ tiếp cận thị trường bên ngoài.

Trong bài nghiên cứu về nhóm cây ăn được trong hệ thực vật tỉnh Phú Thọ, nhóm tác giả Ninh Khắc Bẩy, Lê Đồng Tấn và Nguyễn Quốc Bình đã tuyển chọn ra 8 loài cây ăn được triển vọng có giá trị để phát triển trồng trọt bao gồm: Rau sắng (Melientha suavis), Bò khai (Erythropalum scandens), Giổi xanh (Michelia mediocris), Chuối phấn vàng (Musa paradisiaca), Trám trắng (Canarium album), Trám đen (Canarium tramdenum), Khoai tầng vàng hay còn gọi là khoai môn (Calocasia esculenta), Củ mài (Diospyros permisilis).[Ninh Khắc Bẩy, Lê Đồng Tấn và Nguyễn Quốc Bình (2013)].

Kết quả nghiên cứu này sẽ rất hữu ích trong chiến lược phát triển kinh tế cho người dân địa phương bởi đây là những giống cây bản địa, những cây phát triển lâu đời ở địa phương nên khả năng chống chịu cao và cần được ưu tiên phát triển. Đây chính là những nguồn lợi tự nhiên sẵn có giúp người dân phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập và quảng bá sản phẩm đặc trưng của địa phương.

3.2.1.3. Vốn tài chính

Vốn tài chính là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc sử dụng thành công các yếu tố/ tài sản khác.

Nền kinh tế trong khu vực chủ yếu là tự cung tự cấp. Các nghề phụ khác hầu như không có, tiền tích lũy cũng không,…khiến khả năng xoay vốn của người dân Xuân Sơn rất khó khăn. Cho nên dường như mọi cơ hội sử dụng và đầu tư các nguồn lực khác đều “đóng cửa” trước họ. Nguồn vốn duy nhất mà người dân có thể tiếp cận được đó chính là sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức.

Hiện tại, các hoạt động dịch vụ ở địa phương rất hạn chế. Phần lớn người dân cũng nhận thức được điều này song không có vốn và không có khả năng quản lý và sử dụng vốn nên một số dịch vụ buôn bán nhỏ (cửa hàng tạp hóa, kinh doanh nhỏ lẻ,…) đều do người nơi khác đến (một số cửa hàng là người từ huyện Thanh Thủy sang làm ăn buôn bán).

3.2.1.4. Vốn xã hội

Vốn xã hội là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng

lưới và các mối liên kết với nhau; và các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi và ảnh hưởng lẫn nhau.

Người dân địa phương chủ yếu là dân tộc Mường và Dao và hiện họ vẫn gìn giữ những bẳn sắc văn hóa riêng của tộc mình. Hiện tại người Dao ở Xuân Sơn vẫn duy trì một số tín ngưỡng tôn giáo truyền thống: Tục thờ Bàn Vương, Lễ cấp sắc hay còn gọi bằng tên khác là lễ Lập tỉnh và một số tín ngưỡng tôn giáo liên quan đến nông nghiệp.

Tính nhân văn trong văn hóa, tín ngưỡng của người Dao ở VQG Xuân Sơn Bàn Vương là nhân vật được người Dao coi là thủy tổ của từng gia đình, từng dòng họ và cả cộng đồng. Và việc thờ cúng Bàn Vương là một nghi lễ rất điển hình của dân tộc này bởi họ tin rằng Bàn Vương có ảnh hưởng tới số phận của từng người, từng gia đình, từng dòng họ và cả dân tộc bởi Bàn Vương có thể “nổi giận” hay “phù hộ” họ.

Bên cạnh tục thờ Bàn Vương, người Dao vẫn duy trì cả lễ Cấp sắc (lễ Lập tỉnh). Khi người đàn ông Dao 9 tuổi trở lên phải làm lễ Lập tỉnh bởi khi trải qua lễ này thì họ mới được coi là người trưởng thành và được quyền tham gia các hoạt động tôn giáo và xã hội của cộng đồng người Dao [18].Chính nhờ những tín ngưỡng này mà người Dao có tính cố kết cộng đồng và tương tác giữa các cá nhân với nhau.

Còn trong sản xuất sinh hoạt, người Dao còn mang tính cộng đồng rõ nét, khi một gia đình làm nhà, hoặc làm ruộng, nương rẫy thì những người thân hoặc một nhóm hộ gia đình cùng tham gia hỗ trợ “Nguồn: [Phỏng vấn]”.

Còn trong phạm vi một gia đình thì mối quan hệ giữa các thành viên hiện nay có một số nét chính sau: Có sự phân biệt nam/ nữa trong các hoạt động sinh kế: Khi đi rừng người nữ chủ yếu lấy củi và rau; còn nam giới đi bắt các động vật trên rừng, lấy rau, hoa phong lan.

Còn trong đời sống tinh thần thì phụ nữ Dao đều cho rằng họ không nhận được sự chia sẻ từ chồng và gia đình chồng. Họ luôn giữ kín mọi chuyện trong lòng và không nói với bất kỳ ai kể cả người chồng và những người thân bởi họ sợ rằng khi sự việc bị lộ thì chính bản thân họ sẽ là người phải gánh chịu hậu quả và sự xa

lánh của mọi người. Như vậy, cuộc sống người dân nơi đây vẫn có sự bất bình đẳng về giới và người phụ nữ luôn phải chịu thiệt thòi hơn nam giới. Đây là một trong những điểm rất cần được quan tâm trong phát triển sinh kế bởi phụ nữ chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng.

Tính nhân văn trong văn hóa, tín ngưỡng của người Mường ở VQG Xuân Sơn

Bên cạnh những tín ngưỡng tâm linh, người dân địa phương cũng có một số nét văn hóa, tín ngưỡng, luật tục đặc trưng liên quan tới sản xuất nông nghiệp và thu hái lâm thổ sản. Trong một số tài liệu cho thấy, theo kinh nghiệm dân gian của người Mường nói chung, mùa măng mọc bắt đầu từ mùa xuân cho đến gần hết tháng 6 âm lịch, số lượng cây phát triển rất cao, vì giai đoạn khí hậu, môi trường nóng ẩm thuận lợi cho măng mọc, khả năng kháng sâu bệnh cao. Từ tháng 7 âm lịch về sau, măng vẫn còn nhưng do có những cơn mưa dầm dài ngày nên phát sinh nhiều sâu bệnh hại măng, kèm theo gió bão thường xảy ra làm gãy măng. Do vậy số cây phát triển từ măng thời gian này rất thấp nên người xưa cho thu hoạch măng ở thời kỳ này. Đây là luật tục về thu hái măng và các loại cây thuộc họ tre nứa của người Mường. Luật tục này thể hiện tính am hiển thiên nhiên sâu sắc của người Mường [38]. Ngày nay, luật tục này tuy không còn khắt khe như xưa nhưng người dân vẫn thường “đi măng” vào tháng 7 âm lịch “Nguồn: [Kết quả phỏng vấn]”. Luật tục này chứa đựng trong nó vốn tri thức phong phú của người xưa về việc bảo tồn, khai thác cân bằng, hợp lý nguồn lợi tự nhiên phục vụ cho đời sống người dân. Những tri thức này cần được tìm hiểu và kế thừa trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững VQG nói riêng và các KBT nói chung.

Một số tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp khác ở địa phương như: Lễ cầu mùa, Lễ rước vía lúa, Lễ xuống đồng, Lễ cúng thóc giống, Lễ cúng thần nương, Lễ cơm mới,…Họ thực hiện các tín ngưỡng trên nhằm cầu xin trời đất, thần lúa, ông tổ và các vị thần ma khác phù hộ cho mọi người, mọi nhà mùa màng bội thu, thóc lúa đầy kho, người người sung túc. Các tín ngưỡng trên đều có giá trị tinh thần, giá trị nhân văn sâu sắc: họ trân trọng những thành quả lao động do mình làm ra, đồng thời

đây cũng là dịp để gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên một số tín ngưỡng nay đã không còn phổ biến như trước hoặc chỉ có một vài hộ còn duy trì. Trước đây, cứ vào mùa thu hoạch, các gia chủ sẽ ngắt những bông lúa mới đầu tiên về làm lễ cúng cơm mới nhằm tạ ơn tổ tiên phù hộ cho mùa màng tốt tươi: Người ta cắm những bông lúa mới đã được hấp trong nồi cơm vào bát hương xung quanh nơi thờ tự rồi gia chủ khấn lễ trước bàn thờ cám ơn tổ tiên và cầu mong tổ tiên tiếp tục phù hộ mọi điều tốt đẹp[19]. Hiện nay ở Xuân Sơn, lễ cơm mới này chỉ còn một số hộ gia đình còn duy trì. “Nguồn: [Phỏng vấn]”.

3.2.1.5. Vốn vật chất

Nguồn vốn vật chất là các dạng tài sản vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần thiết để hỗ trợ sinh kế: Nhà ở, các vận dụng, tiện nghi sinh hoạt, dụng cụ sản xuất.

Điều kiện nhà ở: Người dân Xuân Sơn chủ yếu ở nhà sàn và nhà vách gỗ. Người Mường họ thường ở nhà sàn, còn người Dao thì một số ở nhà sàn một số ở nhà vách gỗ. Vật dụng trong nhà rất sơ sài.

Về cơ sở hạ tầng: các đường giao thông nối liền giữa các thôn đều đã được bê tông hóa, còn đường nội thôn thì vẫn còn có những đoạn ghồ ghề rất khó đi. Các điểm bưu điện, nhà văn hóa thôn đều có nhưng vẫn chưa phát huy hết chức năng của nó. Nhà cửa và vật dụng sinh hoạt của người dân ở đây rất sơ sài. Chỉ có một số hộ gia đình làm dịch vụ homestay thì mới có nhà vệ sinh đạt chuẩn. Còn lại hầu hết điều kiện nhà vệ sinh ở đây đều kém. Rác thải của người dân vẫn chưa được thu gom. Đây là một trong những điểm yếu của cộng đồng dân cư nơi đây. Và yếu tố này cần phải được nâng cấp để đáp ứng tiềm năng du lịch trong tương lai.

Một vấn đề đáng quan tâm nữa đó là hiện xã vẫn chưa có chợ. Người dân địa phương thường phải đi chợ phiên Xuân Đài_chợ được họp vào sáng thứ bảy hàng tuần hoặc sang xã Thu Cúc với quãng đường núi khoảng 8-9 km để mua thực phẩm và vật dụng sinh hoạt hàng ngày. Người dân thường mua một số mặt hàng tiêu dùng, mắm, muối, cá khô,... dùng cho cả tuần.

3.2.2. Bối cảnh bên ngoài

Trong hoạt động sinh kế của mình, tất cả các nguồn vốn sinh kế trên đều chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: khí hậu, lũ lụt, hạn hán và tính thời vụ. Do địa hình đồi núi phức tạp, nhiều suối thác nên mỗi khi mùa mưa đến gây ra lũ ống, lũ quét, xói lở đất gây hư hại tới một số công trình thủy lợi, đường xá: Nước dẫn từ trên khe núi về ruộng không thường xuyên vì máng nước người dân tự làm thi thoảng bị hư hại do mưa lũ “Nguồn: [Phỏng vấn]”.

Người dân hầu như chưa có thị trường phân phối sản phẩm nông lâm sản của mình nên nhiều khi vẫn bị ép giá và bán rẻ. Khi được hỏi, người dân cho biết những sản phẩm này một phần gặp và bán cho khách du lịch hoặc bán lại cho các tiểu thương với giá rẻ hơn rất nhiều so với thị trường như rau sắng, măng tre,...

Yếu tố quan trọng nữa tác động lên hoạt động sinh kế của người dân đó là thể chế chính sách phát triển kinh tế xã hội. Việc tiếp cận những thể chế chính sách này của người dân rất hạn chế do trình độ dân trí thấp và do bất đồng ngôn ngữ nên các chính sách này vẫn chưa thực sự hiệu quả: Các chương trình, dự án hỗ trợ người dân phát triển sản xuất đều không mấy hiệu quả khi dự án dừng hoạt động.

3.2.3. Các chiến lược sinh kế và kết quả

Dựa trên các nguồn vốn sẵn có, người dân phải lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động sinh kế của mình để đạt được những mục tiêu đề ra. Kết quả sinh kế này được coi là bền vững khi đáp ứng các tiêu chí sau: Tăng thu nhập, đời sống nâng cao, giảm rủi ro, cải thiện an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn lợi tự nhiên.

Trong quá trình điều tra phỏng vấn cho thấy hầu như người dân không có chiến lược dài hạn nào cho hoạt động sinh kế (trừ một vài hộ làm dịch vụ homstay). Mọi hoạt động của họ chỉ xoay quanh việc đáp ứng đủ lương thực hiện tại. “Nguồn: [Phỏng vấn]”.

Về tài chính thì họ thực sự chưa có nhiều khoản tích lũy để tự đầu tư phát triển sinh kế. Một vài năm trở lại đây, khi du lịch phát triển, người dân có thêm việc làm đó là: trông xe, dẫn đường cho khách du lịch, dùng bè chở khách đi thăm hang

động,…với mức vé 5.000/xe máy và giá vé đi bè trong hang là 10.000/ khách/ lượt. Tuy nhiên nguồn thu này cũng rất bấp bênh bởi còn phụ thuộc vào thời vụ (khách đi thăm quan vào mùa hè nhiều hơn). “Nguồn: [Phỏng vấn]”.

3.3. Phân tích, đánh giá sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn

Dựa trên các phương pháp nghiên cứu và công cụ phân tích đã đề cập trong Chương 2, tác giả sẽ phân tích đánh giá hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn theo từng loại vốn trong khung sinh kế bền vững: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn vật chất.

NGUỒN

VỐN

ĐIỂM MẠNH (S)

ĐIỂM YẾU (W)

Vốn con người

- Lao động dồi dào

- Trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính.

- Trình độ lao động thấp

- Người dân có tỉnh ỉ lại và chưa chủ động trong hoạt động sinh kế.

- Nhiều lao động chưa qua đào tạo

- Tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật thấp

- Nhiều hộ gia đình đông con

Vốn tự nhiên

- Đa dạng sinh học cao

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp

- Môi trường trong lành

- Được khai thác một số lâm sản ngoài gỗ

- Số lượng cá thể trong mỗi loài ít và một số loài nay trở nên quý hiếm.

- Nghĩa trang, các điểm thu gom rác chưa được quy hoạch

- Diện tích đất nông nghiệp

trung bình/ người thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - 9

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 26/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí