Tiếp cận hệ sinh thái
Tiếp cận hệ sinh thái là cách tiếp cận đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Và trong phạm vi đề tài nghiên cứu, phương pháp này sẽ hỗ trợ việc đánh giá và ra quyết định hợp lý trong sử dụng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lược để quản lý tổng hợp đất, nước và các tài nguyên sống nhằm tăng cường bảo vệ và sử dụng bền vững theo hướng công bằng. Và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả sẽ vận dụng tiếp cận hệ sinh thái để đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiện trạng đa dạng sinh học và các giá trị của chúng.
Bảo tồn dựa vào cộng đồng
Bảo tồn dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến đa dạng sinh học thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của những cộng đồng địa phương. Bảo tồn dựa vào cộng đồng bao gồm 2 khía cạnh: Một mặt là bảo vệ khu đệm của các VQG và khu dự trữ; và mặt khác là sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học ở các vùng nông thôn. Nói rộng hơn, bảo tồn dựa vào cộng động bao gồm việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học do,vì cộng đồng địa phương tức là hoạt động bảo tồn này nhấn mạnh vào lợi ích của cộng đồng địa phương. [Lê Diên Dực và Trần Thu Phương, 2004].
2.5.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu và một số công cụ phân tích được nhiều nhà nghiên khai thác đưa vào sử dụng.
2.5.1.Phương pháp kế thừa tài liệu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học về sinh kế người dân, về khung sinh kế bền vững và các báo cáo đánh giá của các tổ chức, các nhà khoa học về sinh kế. Đó là các sách, các báo cáo khoa học về sinh kế, khung sinh kế bền vững như: Các tài liệu viết về sinh kế bền vững, khung phân tích sinh kế bền vững của Bộ phát triển quốc tế Anh (DFID), thông tin các dự án sinh kế, giảm nghèo.
Mỗi vùng miền, mỗi một giai đoạn, mỗi cộng đồng dân cư đều có những đặc trưng riêng về kinh tế, xã hội, thể chế chính sách. Do đó sự thành công của các nghiên cứu ở khu vực này chưa chắc lại áp dụng thành công ở khu vực khác. Do đó cần phải đánh giá được thực trạng khu vực nghiên cứu để phát huy những nguồn lực sẵn có của địa phương trong hoạt động sinh kế. Các tài liệu chính về khu vực nghiên cứu: Các báo cáo kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, các báo cáo quy hoạch vùng, các chính sách phát triển,...ở các cấp, ngành khác nhau (Xã, huyện, sở nông nghiệp,...).
Trên cơ sở nguồn tài liệu tiếp cận được, tác giả sẽ phân tích và tóm tắt những thành công cũng như hạn chế của những kết quả nghiên cứu đó để rút ra những bài học kinh nghiệm cho đề tài nghiên cứu của mình.
2.5.2.Phương pháp đánh giá (PRA)có sự tham gia của người dân
PRA được nhiều chương trình, dự án xem là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu trong công cuộc phát triển nông thôn. Đây là một phương pháp rất linh hoạt và hiệu quả trong điều tra thực địa.
Dựa trên những kết quả khảo sát về thôn/bản, tác giả đã tiến hành phỏng vấn người dân để hiểu rõ về tình hình đói nghèo, chiến lược sinh kế và cách họ sử dụng các nguồn vốn sinh kế.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện 30 mẫu phỏng vấn gồm cán bộ và người dân tại 4 thôn của xã Xuân Sơn. Tác giả thực hiện phỏng vấn thành nhiều đợt khác nhau, mỗi đợt phỏng vấn được 4-5 người/ ngày. Đối tượng được phỏng vấn gồm có: Các hộ gia đình, trưởng thôn, nhân viên bảo vệ rừng, cán
bộ VQG nhằm tìm hiểu và thu thập thông tin về sinh kế người dân và hoạt động bảo tồn. Nội dung phỏng vấn được chi tiết trong bảng hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục 4.
Đây là cơ sở để phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc tiếp cận nguồn lực sinh kế của người dân cũng như những bối cảnh bên ngoài (bối cảnh tổn thương) tác động lên cuộc sống của họ.
Sử dụng công cụ phân tích SWOT trong PRA
Công cụ phân tích SWOT_một trong những công cụ kỹ thuật trong PRA được tác giả sử dụng trong để phân tích, đánh giá hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn để nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của mình.
SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường “bên trong” (mặt mạnh, mặt yếu) và những ảnh hưởng “bên ngoài” (cơ hội, thách thức) khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một qui hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào 2 tiêu chuẩn:
1. Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống được xem như là hoàn cảnh môi trường bên trong.
2. Thời gian: Mọi thứ đang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan đến hoàn cảnh môi trường bên trong. Tình trạng trong tương lai là hoàn cảnh môi trường bên ngoài.
Phân tích SWOT sẽ dẫn đến một danh sách các thứ tự ưu tiên và xa hơn nó sẽ định hướng các điều kiện của một tiến trình qui hoạch chiến lược. Và cụ thể trong đề tài nghiên cứu này là tầm nhìn định hướng trong bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên.
Cụ thể trong luận văn này, tác giả khái quát các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa trong phát triển sinh kế của người dân vùng đệm dựa trên hiện trạng sinh kế điều tra được theo khung SKBV của DFID. Theo khung SKBV này, có 5 nguồn vốn cần được tìm hiểu: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội. Nhiệm vụ của tác giả là sử dụng công cụ phân tích SWOT để nêu bật
lên được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa tới hoạt động sinh kế người dân. Kết quả phân tích SWOT này sẽ là cơ sở đưa ra những giải pháp sinh kế bền vững.
Bảng 2.1. Bảng ma trận SWOT
MA TRẬN SWOT | ||
CƠ HỘI (O) | ĐE DỌA (T) | |
MẶT MẠNH (S) | Dùng mặt mạnh để sử dụng cơ hội | Dùng mặt mạnh để tránh rủi ro |
MẶT YẾU (W) | Loại bỏ mặt yếu để sử dụng cơ hội | Loại bỏ mặt yếu để tránh rủi ro |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Luận Các Nghiên Cứu Về Sinh Kế 1.2.1.các Nghiên Cứu Về Sinh Kế Trên Thế Giới
- Diện Tích, Dân Số Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Xuân Sơn
- Các Nghiên Cứu Về Sinh Kế Tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn
- Tỷ Lệ Các Loài Cây Có Ích Tại Vqg Xuân Sơn, Tỉnh Phú Thọ Năm 2008
- Hiện Trạng Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vqg Xuân Sơn
- Phân Tích, Đánh Giá Sinh Kế Người Dân Vùng Đệm Vqg Xuân Sơn
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
2.5.3.Phương pháp tham vấn chuyên gia
Là phương pháp tham khảo và xin ý kiến góp ý của các chuyên gia về lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, sinh kế người dân, bảo tồn đa dạng sinh học,...
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài những góp ý, chỉnh sửa của giáo viên hướng dẫn tác giả còn nhận được nhiều góp ý của các thầy cô khác ở trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội về các vấn đề sinh kế, sinh kế bền vững, tài nguyên, vai trò giới trong phát triển sinh kế,...
Ngoài ra, tác giả cũng nhận được sự góp ý từ Phó giám đốc Vườn Quốc gia Xuân Sơn và một số cán bộ khác về nội dung đề tài và các hoạt động thực địa.
2.5.4.Sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID
Theo lý thuyết sinh kế của DFID thì tài sản sinh kế hay tên gọi khác là nguồn lực sinh kế bao gồm: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn vật chất.
Trong 5 yếu tố cấu thành khung sinh kế bền vững, 5 nguồn lực sinh kế đóng vai trò cốt lõi đối với các hoạt động sinh kế ở cấp cá nhân, hộ gia đình hoặc một nhóm đối tượng vì nó quyết định các chiến lược sinh kế nào được thực hiện để đạt được các kết quả sinh kế mong muốn. Tuy nhiên, các nguồn lực sinh kế này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài và thể chế - chính sách ở địa
phương. Do đó, sự tương tác giữa các nhóm yếu tố này, kết hợp với nhu cầu về sinh kế, sẽ quyết định các chiến lược sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau [Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài Thu, 2012, tr. 66].
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) làm cơ sở để phân tích tính bền vững của sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn. Dựa vào khung phân tích này sẽ giúp tác giả thấy được những thuận lợi và khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực sinh kế của người dân, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp (với bối cảnh sinh kế): tác động vào nguồn nào trước và tác động như thế nào cho hiệu quả.
2.5.5.Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tác giả sử dụng các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm như thế nào?
- Hiện trạng sinh kế người dân ra sao?
- Tác động của các hoạt động sinh kế đó lên VQG như thế nào? Hậu quả của nó là gì?
- Làm thế nào để cải thiện sinh kế người dân?
- Làm thế nào vừa để cải thiện đời sống người dân vừa đảm bảo các hoạt động bảo tồn ĐDSH của VQG...?
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn
Để phát triển kinh tế thì phải có tài nguyên đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong các hoạt động sinh kế của con người. Dựa trên những trình độ kỹ thuật và thông qua các công cụ sản xuất con người tác động lên tài nguyên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày: Con người cần có đất để canh tác nông nghiệp, cần có nước để sinh hoạt và phục vụ sản xuất, cần gỗ làm nhà, cần nguồn động thực vật để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm…
Dưới đây là hiện trạng tài nguyên VQG Xuân Sơn.
3.1.1. Tài nguyên đất
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn
Diện tích (ha) | Phân theo xã | ||||||
Đồng Sơn | Tân Sơn | Lai Đồng | Xuân Đài | Kim Thượng | Xuân Sơn | ||
Tổng diện tích tự nhiên | 15.048,0 | 1.128,8 | 455,4 | 26,4 | 2.817,4 | 4.060,0 | 6.560,0 |
A. Đất nông nghiệp | 14.929,9 | 1.122,1 | 455,4 | 26,4 | 2.790,1 | 4.043,7 | 6.492,2 |
I. Đất SX nông nghiệp | 312,4 | 28,0 | - | - | 45,6 | 68,6 | 170,2 |
II. Đất lâm nghiệp | 14.617,5 | 1.094,1 | 455,4 | 26,4 | 2.744,5 | 3.975,1 | 6.322,0 |
1. Đất có rừng | 12.715,3 | 892,4 | 450,6 | 26,4 | 2.598,0 | 3.228,0 | 5.519,9 |
a. Rừng tự nhiên | 10.498,8 | 871,4 | 430,1 | 26,4 | 1.192,3 | 2.512,6 | 5.466,0 |
b. Rừng trồng | 2.216,5 | 21,0 | 20,5 | - | 1.405,7 | 715,4 | 53,9 |
2. Đất chưa có rừng | 1.902,2 | 201,7 | 4,8 | - | 146,5 | 747,1 | 802,1 |
- Không có cây gỗ tái sinh | 596,5 | 39,4 | - | - | 62,6 | 211,5 | 283,0 |
- Có cây gỗ tái sinh | 1.305,7 | 162,3 | 4,8 | - | 83,9 | 535,6 | 519,1 |
B. Đất phi N.nghiệp | 118,1 | 6,7 | - | - | 27,3 | 16,3 | 67,8 |
C. Đất chưa sử dụng | - | - | - | - | - | - | - |
“Nguồn: [Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ, 2013]”
Theo bảng số liệu trên ta thấy mối tương quan giữa diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp với các loại đất khác như sau:
Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp
Theo biểu đồ tỷ lệ trên ta thấy tài nguyên đất khu vực VQG Xuân Sơn chủ yếu là đất nông nghiệp (99,22 %) và chỉ có rất ít đất cho các mục đích khác (0,78 % đất phi nông nghiệp). Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì chỉ có khoảng 2,09 % là dùng cho sản xuất nông nghiệp, còn lại 97,91 % là đất lâm nghiệp.
Như vậy, quỹ đất dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp ở VQG Xuân Sơn là rất hạn chế. Hơn nữa địa hình nơi đây phức tạp nên việc đi lại khó khăn, thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, trình độ dân trí thấp nên hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó khả năng tác động vào rừng của người dân là hậu quả tất yếu xảy ra nếu chúng ta không có những cơ chế, chính sách quản lý và phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp.
3.1.2. Tài nguyên nước
VQG Xuân Sơn chỉ nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Bứa với nhiều nhánh suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong Vườn. Với lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1.500 – 2000 mm, lượng mưa cực đại có thể đạt tới 2.453 mm nhưng có năm chỉ đo được 1.414 mm.
Vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40l/s/km2, dòng chảy cực tiểu
khoảng 6-7l/s/km2. Lưu vực sông Bứa khá rộng, địa hình khu vực thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi phục
vụ sản xuất nông nghiệp ở các thôn vẫn chưa được kiên cố, các thôn thường tự đắp các đập nhỏ, khơi mương dẫn nước, ống nước tự chảy để tưới nước cho đồng ruộng. Vào mùa mưa các ống dẫn nước này rất thường hay gặp sự cố do lũ ống, lũ quét thường xuyên xảy ra và người dân sẽ phải mất công sửa chữa và lắp lại đường ống dẫn nước. Nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, nên hầu hết ruộng nước trong khu vực chỉ làm được một vụ. Những khu vực cao hơn có thể làm được ruộng nước, nhưng người dân không đủ khả năng đưa nước tới để sản xuất nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi không tốt đã ảnh hưởng không nhỏ tới thời vụ và sản lượng lương thực; nếu năm nào thời tiết thuận lợi thì mùa màng bội thu.
3.1.3. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan
- Khí hậu: VQG Xuân Sơn nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nhưng xa đường xích đạo nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22- 23oC, tương đương với tổng nhiệt năng từ 8.300-8.500oC.
Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 20oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1.
Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, nóng nhất là vào tháng 6,7 (28oC). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7 oC vào tháng 6.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình quân năm là 1.826 mm.
Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý trong vùng là sương muối vào mùa đông và mưa lớn gây lũ lụt vào mùa mưa đã làm thiệt hại khá nghiêm trọng cho nền kinh tế của người dân địa phương. Phần lớn sản xuất nông nghiệp ở đây là trồng lúa một vụ và phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên nên sản lượng thấp và không ổn định.