Đề Xuất Các Giải Pháp Sinh Kế Bền Vững




- Tài nguyên rừng bị hạn chế tiếp cận

- Đất chua, xấu

Vốn tài chính

- Được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng

- Nhận được sự hỗ trợ từ các

chương trình/ dự án

- Thu nhập bình quân thấp

- Tích lũy vốn thấp

- Hạn mức vốn vay thấp

- Thiếu kỹ năng sử dụng vốn

Vốn xã hội

- Tích cực tham gia vào các chi hội của xã: Hội phụ nữ, hội nông dân

- Các hộ gia đình có mối quan hệ khá tốt với cộng đồng

- Người dân thân thiện và hiếu

khách

- Chưa có các tổ chức sản xuất hiệu quả

- Chưa có chợ

- Thị trường đầu ra ít

- Rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng

Vốn vật chất

- Đường trong xã đều được bê- tông hóa

- Nhà ở có không gian nhỏ hẹp

- Điều kiện vệ sinh môi trường thấp.

- Tiện nghi sinh hoạt sơ sài

- Máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp ít

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - 10

Công cụ phân tích SWOT sẽ gồm 2 phần: Nội tại (Điểm mạnh, điểm yếu)_Những cái tự bản thân Xuân Sơn có được và tác động bên ngoài (Cơ hội, thách thức)_Những cái mà Xuân Sơn chịu tác động từ bên ngoài: thị trường, rủi ro, thiên tai,…

Thông qua bảng trên ta thấy, sự đa dạng cảnh quan, đa dạng sinh học là điểm mạnh nhất mà VQG Xuân Sơn nói chung và xã Xuân Sơn nói riêng có được. Do đó, để phát triển sinh kế bền vững chúng ta phải phát huy điểm mạnh này một cách

khôn khéo. Tức là chúng ta vừa phát triển sinh kế cho người dân vừa đảm bảo không làm suy thoái nguồn lợi tự nhiên này.

Xuân Sơn có tính đa dạng sinh học cao và có nguồn lao động dồi dào. Ngoài ra nơi đây còn có cảnh quan đẹp với nhiều suối thác và hang động hấp dẫn. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi để giúp Xuân Sơn phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Khách du lịch đến đây sẽ phải chi trả một khoản phí nhất định để có được những dịch vụ hệ sinh thái vô cùng giá trị: tận hưởng không khí trong lành, khám phá hang động và tìm hiểu về HST tự nhiên,…và một số tín ngưỡng gắn liền với thiên nhiên và con người nơi đây. Có lẽ ở thời điểm hiện tại, hoạt động du lịch sẽ là hướng phát triển sinh kế phù hợp nhất cho Xuân Sơn. Và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng chính là cơ hội để người dân vùng đệm phát triển sinh kế bền vững. Do đó cần tìm hiểu một số mô hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng phù hợp để giúp người dân tự làm du lịch ngay chính trên mảnh đất này.

Bên cạnh những lợi ích mà du lịch mang lại, phát triển du lịch cũng đem đến nhiều thách thức đối với VQG Xuân Sơn: Các vấn đề bảo vệ môi trường, tín ngưỡng văn hóa, tri thức địa phương,…cũng ít nhiều sẽ bị tác động bởi hoạt động du lịch.

Theo bảng trên, ta cũng thấy được ngoài điểm mạnh do tự nhiên mang lại, Xuân Sơn cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: dân trí thấp, chủ yếu là người dân tộc, đông con, thiếu kỹ năng sử dụng vốn,…Và để có cơ hội phát triển sinh kế bền vững chúng ta phải loại bỏ những mặt yếu này bằng cách: thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân bởi có sự thay đổi về mặt nhận thức mới dẫn đến sự thay đổi hành động, khi họ nhận thức được vấn đề, họ sẽ chủ động hơn nữa trong các hoạt động sinh kế.

Xuân Sơn là xã nghèo vùng sâu, vùng xa nên vẫn nhận được sự đầu tư lớn từ nhà nước và các tổ chức khác. Đây là một cơ hội lớn giúp cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất nơi đây góp phần giúp bà con phát triển sinh kế.

Do vậy cần phải có vào cuộc của tất cả các cơ quan chức năng để đưa các biện pháp quản lý hiệu quả để vừa đảm bảo phát triển sinh kế cho người dân, vửa PTBV VQG Xuân Sơn.

3.4. Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững

Sinh kế bền vững là cái đích cuối cùng cần đạt được để phát triển bền vững VQG Xuân Sơn. Để làm được điều này cần có sự tham gia của tất cả các cơ quan, ban ngành hỗ trợ thúc đẩy các nguồn lực sẵn có của địa phương để phát triển sinh kế. Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất nhằm cải thiện sinh kế người dân xã Xuân Sơn.

3.4.1. Giải pháp chung

- Cần phải có kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân: VQG Xuân Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm và có sự đa dạng địa hình do đó có rất nhiều giống, loài khác nhau. Thế nhưng do nhận thức người dân chưa cao, các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ không bền vững nên cần phải có các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về giá trị tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động bảo tồn.

- Thành lập các tổ chức sản xuất, tổ nghề tạo môi trường cho người dân có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và hỗ trợ nhau trong phát triển sản xuất. Kinh nghiệm từ dự án IMOLA-Huế năm 2006 cho thấy việc thành lập các “chi hội nghề cá” đã tỏ ra rất hiệu quả trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản ở khu vực đầm phá Tam Giang. Qua các chi hội này người dân chủ động hơn, có thêm nhiều kỹ năng cần thiết và có được sự hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sinh kế của mình.

- Quy hoạch chợ và tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định cho một số sản phẩm tiềm năng của xã bởi có đầu ra ổn định thì bà con mới yên tâm tiếp tục phát triển sản xuất, chăn nuôi.

- VQG Xuân Sơn có đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch sinh thái và tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học. Nên tổ chức các buổi học và đào tạo cách thức làm du lịch cộng đồng cho người dân vùng đệm.

3.4.2. Giải pháp kỹ thuật

- Nghiên cứu một số mô hình trồng cây họ đậu cải tạo đất: Như phần hiện trạng tài nguyên và hiện trạng kinh tế đã nêu trong chương 3, thì đất đai sản xuất của người dân (cụ thể là đất vườn) khá xấu khiến cây trồng kém phát triển. Đặc trưng của đất trung du, miền núi phía bắc là đất nghèo, chua. Do đó muốn trồng cây trước tiên ta phải cải tạo để giảm bớt độ chua của đất. Chúng ta nên có những nghiên cứu áp dụng trồng cây họ đậu một vài năm để cải tạo đất trước khi đưa giống cây khác vào trồng. Chẳng hạn như tìm hiểu về mô hình trồng cây cốt khí cải tạo đất,… Sau đó sẽ phổ biến và áp dụng rộng rãi cho người dân cùng làm.

- Tìm hiểu và phát triển một số mô hình nông lâm kết hợp-rừng, vườn, ao, chuồng (RVAC) tại địa phương: Nông lâm kết hợp là hệ thống nông nghiệp sử dụng đất bao gồm các cây gỗ lâm nghiệp lâu năm và các cây nông nghiệp hàng năm hoặc cây chăn nuôi hoặc cả hai trên cùng một mảnh đất, đồng thời hay luôn phiên cho ra sản phẩm tối đa và duy trì sức sản xuất lâu dài. Và hình thức nông lâm kết hợp này vừa giúp sản xuất ra nhiều loại sản phẩm vừa là kỹ thuật rẻ tiền nhất để bảo vệ độ màu mỡ và cấu trúc của nhiều loại đất cũng như cải thiện được các điều kiện sinh thái và môi trường. Nông lâm kết hợp là “chiến lược sinh thái phát triển”, [Lê Trọng Cúc, 2012, tr. 180].

- Khuyến khích bà con duy trì chăn nuôi con giống bản địa: Gà chín cựa, lợn Mán. Đây là những loài có đặc sản có giá trị cao và sẽ dần trở thành sản phẩm thương hiệu của vùng. Cần có những hoạt động tuyên truyền nân cao nhận thức cho người dân về lợi ích và những giá trị của cây/ con bản địa giúp người dân nâng cao thu nhập đồng thời góp phần bảo tồn tại chỗ những nguồn gen quý này bởi đây là những nguồn gen đã được chọn lọc tự nhiên và có sức chống chịu rất tốt với điều kiện địa phương. Và việc bảo tồn nguồn gen này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu ngày nay.

- Nghiên cứu và ứng dụng trồng một số cây ăn được tiềm năng: Rau sắng (Melientha suavis), Bò khai (Erythropalum scandens), Giổi xanh (Michelia mediocris), Chuối phấn vàng (Musa paradisiaca), Trám trắng (Canarium album),

Trám đen (Canarium tramdenum), Khoai tầng vàng hay còn gọi là khoai môn (Calocasia esculenta), Củ mài (Diospyros permisilis).

- Nghiên cứu một số cây thuốc có thể trồng xung quanh vườn nhà để lấy nguyên liệu.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ‌


4.1.Kết luận

4.1.1.Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn

VQG Xuân Sơn là vườn Quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và có đa dạng sinh học cao. Đa dạng sinh học là điểm nổi bật nhất của VQG Xuân Sơn để góp phần phát triển sinh kế bền vững.

Vườn quốc gia Xuân Sơn có 9 hệ sinh thái chính:

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu

- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy

- Rừng thứ sinh Tre nứa

- Rừng trồng

- Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác

- Hệ sinh thái nương rẫy, đồng ruộng và dân cư

Đa dạng sinh học là điểm nổi bật nhất của VQG Xuân Sơn để góp phần phát triển sinh kế bền vững.

Theo số liệu điều tra mới nhất VQG Xuân Sơn có tổng số 1259 loài cây trong đó có rất nhiều loài có giá trị: làm thuốc, cây ăn quả, cây cho rau, bóng mát, tinh dầu,…

Khu hệ động vật rừng VQG Xuân Sơn rất đa dạng về thành phần loài và mang tính đặc trưng cho hệ sinh thái núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam.

Bước đầu đã ghi nhận được tại khu vực 370 loài động vật thuộc 94 họ, 26 bộ, thuộc các lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, trong đó:

Lớp thú có 94 loài thuộc 26 họ 8 bộ. Lớp chim 223 loài thuộc 50 họ 15 bộ. Lớp bò sát có 30 loài thuộc 11 họ, 2 bộ.

Lớp ếch nhái có 23 loài thuộc 7 họ, 1 bộ.

Trong tổng số 370 loài động vật VQG có tên trong sách đỏ Việt Nam và Nghị định

32. Trong đó: Có 36 loài được ghi trong Sánh đỏ Việt Nam 2007; 41 loài được ghi trong Nghị định 32CP năm 2006.

4.1.2.Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm

Thu nhập chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, các nghề phụ hầu như không có. Do đó, người dẫn vẫn gây nhiều tác động vào rừng để đạt được các hoạt động mưu sinh của mình: họ lấy bất kỳ thứ gì họ gặp khi vào rừng để mang về sử dụng hoặc bán lấy tiền.

Diện tích đất nông nghiệp ít, đất vườn nhà thì xấu không trồng được rau và cây ăn quả, đất nương rẫy cộng với điều kiện khí hậu khắc nghiện nên sản lượng ít, tình trạng thiếu đói vẫn xảy ra 1-2 tháng trong một năm vào thời kỳ “giáp hạt”. Tình trạng thiếu đói này xảy ra nhiều năm nhưng người dân vẫn chưa có biện pháp nào để khắc phục. Và vào thời gian này thì rừng lại chính là nơi họ dựa vào để lấy nguồn lương thực, thực phẩm để sinh tồn.

VQG Xuân Sơn có đa dạng sinh học cao với nhiều giống cây, con có giá trị để phát triển kinh tế và các sản phẩm du lịch đặc trưng: Gà chín cựa, lợn Mán, rau sắng, khoai tầng vàng,… là một trong những thế mạnh của Xuân Sơn để giúp người dân phát triển sinh kế bền vững_Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, người dân chỉ biết khai thác các nguồn lợi sẵn có từ rừng mà chưa biết cách trồng và nhân rộng chúng. Một số loại nguồn lợi có giá trị có thể lấy được trong rừng như rau sắng, cây thuốc, một số cây ăn được có giá trị,… nay không còn nhiều như trước mà phải đi xa hơn mới có.

Người dân thường hay ỉ lại và chưa chủ động trong các hoạt động sinh kế của mình. Do đó để phát triển sinh kế bền vững thì cần phải coi yếu tố con người là nhân tố ưu tiên hàng đầu.

Tiếp tục tìm kiếm thị trường đầu ra ổn định giúp người dân yên tâm sản xuất, nuôi trồng những cây/con bản địa có giá trị để tăng thu nhập và giảm tác động vào rừng.

4.2.Kiến nghị

Cần phải có thêm những nghiên cứu tiếp theo để tính để thấy được vai trò của rừng trong phát triển sinh kế bền vững: thu nhập từ rừng đóng góp bao nhiêu % trong tổng thu nhập của người dân. Cần làm rõ hơn vai trò của rừng để người dân thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và ý nghĩa của công tác bảo tồn mà VQG thực hiện và lợi ích mà người dân nhận được.

Cần thêm các nghiên cứu sinh kế ở các xã vùng đệm còn lại để có chiến lược toàn diện hơn về phát triển sinh kế bền vững vùng đệm VQG Xuân Sơn.

Cần có thêm nhiều nghiên cứu bổ sung về một số giống cây, con tiềm năng nhằm phát triển sinh kế để tạo ra những sản phẩm đặc trưng của khu vực. Bước đầu sẽ là nghiên cứu sau đó sẽ nhân rộng cho người dân cùng làm.

Khôi phục và giữ gìn một số tập tục truyền thống của địa phương gắn liền với bảo vệ môi trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022