ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
_
NGUYỄN THỊ KIM VUI
NGHIÊN CỨU SINH KẾ NGƯỜI DÂN VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - 2
- Tổng Luận Các Nghiên Cứu Về Sinh Kế 1.2.1.các Nghiên Cứu Về Sinh Kế Trên Thế Giới
- Diện Tích, Dân Số Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Xuân Sơn
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. LÊ TRỌNG CÚC
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS. TS. Lê Trọng Cúc, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Nhân đây, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi Trường-ĐHQG Hà Nội đã tận tâm giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn tại Trung tâm.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo VQG Xuân Sơn, các anh chị phòng Hợp tác Quốc tế và Du lịch sinh thái-VQG Xuân Sơn, những người dân địa phương và đội chuyên trách bảo vệ rừng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn tại VQG Xuân Sơn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng để thực hiện đề tài luận văn, nhưng do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2016
Nguyễn Thị Kim Vui
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả lao động thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TS. Lê Trọng Cúc.
Những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Học viên
Nguyễn Thị Kim Vui
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
LỜI CAM ĐOAN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.Các khái niệm 4
1.1.1.Sinh kế, sinh kế bền vững và các tiêu chí 4
1.1.2.Vùng đệm VQG và các chức năng 10
1.2.Tổng luận các nghiên cứu về sinh kế 13
1.2.1.Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới 13
1.2.2.Các nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam 14
1.2.3.Các nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn 17
1.2.3.1.Khái quát về Vườn Quốc gia Xuân Sơn 17
1.2.3.2.Các nghiên cứu về sinh kế tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn 25
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1.Địa điểm nghiên cứu 28
2.1.1.Đặc điểm của xã nghiên cứu: Xã Xuân Sơn 28
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên 28
2.1.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.2.Thời gian nghiên cứu 30
2.3.Phạm vi nghiên cứu 31
2.4.Phương pháp luận 31
2.5.Phương pháp nghiên cứu 32
2.5.1.Phương pháp kế thừa tài liệu 33
2.5.2.Phương pháp đánh giá (PRA)có sự tham gia của người dân 33
2.5.3.Phương pháp tham vấn chuyên gia 35
2.5.4.Sử dụng khung sinh kế bền vững của DFID 35
2.5.5.Câu hỏi nghiên cứu 36
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37
3.1. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn 37
3.1.1. Tài nguyên đất 37
3.1.2. Tài nguyên nước 38
3.1.3. Tài nguyên khí hậu, cảnh quan 39
3.1.4. Tài nguyên ĐDSH 40
3.1.4.1. Đa dạng hệ sinh thái và thảm thực vật 40
3.1.4.2. Đa dạng thực vật 44
3.1.4.3. Đa dạng động vật 47
3.2. Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn 49
3.2.1. Nguồn lực sinh kế và mức độ tiếp cận 52
3.2.1.1. Vốn con người 52
3.2.1.2. Vốn tự nhiên 57
3.2.1.3. Vốn tài chính 58
3.2.1.4. Vốn xã hội 58
3.2.1.5. Vốn vật chất 61
3.2.2. Bối cảnh bên ngoài 62
3.2.3. Các chiến lược sinh kế và kết quả 62
3.3. Phân tích, đánh giá sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn 63
3.4. Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững 66
3.4.1. Giải pháp chung 66
3.4.2. Giải pháp kỹ thuật 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69
4.1.Kết luận 69
4.1.1.Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên VQG Xuân Sơn 69
4.1.2.Hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm 70
4.2.Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
PHỤ LỤC 76
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
BQL Ban quản lý
DFID Bộ phát triển quốc tế, Vương Quốc Anh
DLST Du lịch sinh thái
ĐDSH Đa dạng sinh học
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
KBTB Khu bảo tồn biển
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
NXB Nhà xuất bản
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
PTBV Phát triển bền vững
SKBV Sinh kế bền vững
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn Quốc gia
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Diện tích, dân số vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn 19
Bảng 2.1. Bảng ma trận SWOT 35
Bảng 3.1. Hiện trạng các loại đất đai Vườn quốc gia Xuân Sơn 37
Bảng 3.2. So sánh về thực vật ở các vùng 44
Bảng 3.3. Số loài cây có ích tại VQG Xuân Sơn, Phú Thọ 45
Bảng 3.4. Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn 47
Bảng 3.5. Hiện trạng dân số chia theo xã năm 2013 50
Bảng 3.6. Thành phần dân tộc và tình trạng đói nghèo 51
Bảng 3.7. Thành phần dân số và lao động 51