Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ‌‌


Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001) 7

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí VQG Xuân Sơn 18

Hình 2.1. Sơ đồ vị trí xã Xuân Sơn 28

Hình 3.1. Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và tỷ lệ diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp 38

Hình 3.2. Tỷ lệ các loài cây có ích tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ năm 2008 45

Hình 3.3. Tổng hợp tài nguyên động vật VQG Xuân Sơn 48

Hình 3.3. Một số loại rau người dân tự trồng trong vườn 54


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Vườn Quốc gia Xuân Sơn thuộc địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ cách Hà Nội 120km về phía Tây và cách thị trấn Thanh Sơn khoảng 33km. Vườn Quốc gia Xuân Sơn được thành lập theo quyết định số 49/ QĐ - TTg ngày 17/04/2002 của Thủ tướng chính phủ. Vườn Quốc gia Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với với tổng diện tích 15.048 ha, đứng thứ 12 trong số 15 Vườn Quốc gia lớn nhất Việt Nam. Vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn bao gồm 29 thôn thuộc ranh giới hành chính của 6 xã, huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Diện tích vùng đệm là 6.208,5 ha.

Vườn Quốc gia Xuân Sơn có đa dạng sinh học cao và thiên nhiên nơi đây vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, hoang dã. Vườn không chỉ được coi là lá phổi xanh của tỉnh Phú Thọ mà còn được xem như một bảo tàng sống lưu giữ và bảo tồn hệ sinh thái đa dạng của miền Bắc Việt Nam.

Ngoài sức hấp dẫn của hệ động thực vật phong phú, Vườn Quốc gia Xuân Sơn còn được đánh giá là nơi có sự đa dạng địa hình, đa dạng cảnh quan (rừng, hồ, núi, thung lũng, …và hệ thống hang động rất hấp dẫn). Xuân Sơn có môi trường không khí, môi trường nước sạch sẽ, mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 22-23oC sẽ là điểm đến lý tưởng của du khách ưa khám phá, nghỉ dưỡng và tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số: lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, dệt thổ cẩm,…

Tuy nhiên, cộng đồng dân cư nơi đây còn nhiều khó khăn: dân trí thấp, đời sống nghèo nàn, diện tích đất nông nghiệp ít đã gây sức ép lớn lên công tác bảo tồn thông qua các hoạt động như lên rừng lấy củi, khai thác gỗ trộm, đốt nương làm rẫy, săn bắn chim thú,...

Để góp phần cải thiện sinh kế người dân nhằm phát triển bền vững Vườn quốc gia Xuân Sơn tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.

Trong luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu các tác động của sinh kế tới đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, từ đó đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững nhằm bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Đánh giá tác động của các hoạt động sinh kế tới ĐDSH ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

3. Nội dung nghiên cứu

Tổng luận các nghiên cứu sinh kế cộng đồng địa phương dựa vào tài nguyên thiên nhiên nói chung và ĐDSH nói riêng.

Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là ĐDSH tại VQG Xuân Sơn. Tìm hiểu về hiện trạng sinh kế người dân vùng đệm VQG Xuân Sơn.

Đề xuất các giải pháp sinh kế bền vững.

4. Bố cục của luận văn

Luận văn được bố cục như sau:

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 37

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

PHỤ LỤC 76

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1.Các khái niệm

1.1.1.Sinh kế, sinh kế bền vững và các tiêu chí

Sinh kế và sinh kế bền vững đã

trong các bối cảnh khác nhau. Và dưới đây sẽ là một vài tổng luận nhỏ bàn về các khái niệm này.

Sinh kế

Từ "sinh kế" có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau. Khi nói đến sinh kế của một người là đề cập đến "phương thức đảm bảo các nhu cầu cơ bản - thực phẩm, nước, chỗ ở và quần áo trong đời sống" của họ. Và cụm từ “sinh kế” không có gì khác ngoài ý nghĩa “nghề nghiệp” hoặc “việc làm”, và cũng có nghĩa là con đường để kiếm sống.

Trong vài thập kỷ gần đây, ý nghĩa của cụm từ này đã được mở rộng hơn bao gồm cả về mặt xã hội, kinh tế và một loạt các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh kế như các nguồn lực, công việc, hoạt động văn hóa, thể chế, chính sách,…

Sinh kế bao gồm năng lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần có để bảo đảm phương tiện sinh sống: Sinh kế chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu với và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ kế tiếp; và đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.” [Chambers & Conway, 1991, p.6].

Và phỏng theo định nghĩa sinh kế của Chambers and Conway nêu trên, DFID đưa ra được khái niệm rộng về sinh kế như sau: "Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống".[DFID, 2001].

Khái niệm sinh kế trên của DFID vừa đơn giản lại vừa khái quát được tất cả các khía cạnh của sinh kế và các yếu tố ảnh hưởng: nguồn lực vật chất, xã hội và

phương thức sinh kế. Chính vì lẽ đó mà khái niệm sinh kế của DFID đã được sử dụng nhiều trong phân tích các vấn đề phát triển, đặc biệt là vấn đề nghèo đói và phát triển ở các nước nghèo. Và cũng trong khuôn khổ đề tài luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm sinh kế này của DFID để tiếp cận vấn đề nghiên cứu của mình.

Sinh kế bền vững

Sinh kế của người dân là bền vững khi họ có thể duy trì và nâng cao được nguồn lực, có thể đối phó và vượt qua các cú sốc nội tại cũng như từ ngoài, mà không làm tổn thương hoặc phung phí tài nguyên thiên nhiên mà con người phụ thuộc.

Trong bối cảnh này, “sự bền vững” không phải là một trạng thái cân bằng bất động, mà ở trong một điều kiện có sự chấp nhận rủi ro và có khả năng phục hồi.

Theo DFID: “Một sinh kế là bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi khỏi các áp lực và những cú sốc đồng thời duy trì hoặc tăng cường khả năng và tài sản sinh kế ở cả hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên”[DFID, 2001].

Các tiêu chí sinh kế bền vững

Các nghiên cứu của Scoones (1998) và DFID (2001) đều thống nhất đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế.

Theo cuốn “Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển” của Vũ Thọ Đạt và Trần Hoài Thu năm 2012 cũng có nhắc đến các phương diện bền vững cuả sinh kế như sau:

+ Bền vững về kinh tế: Được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập.

+ Bền vững về xã hội: Được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như: tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi.

+ Bền vững về môi trường: Được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản…), không gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường) và có khả năng thích ứng trước những tổn thương và cú sốc từ bên ngoài.

+ Bền vững về thể chế: Được đánh giá thông qua một số tiêu chí như: hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trường thuận lợi về thể chế và chính sách để giúp các sinh kế được cải thiện một cách liên tục theo thời gian.[Trần Thọ Đạt và Vũ Hoài Thu, 2012, tr. 62-63].

Như vậy sinh kế được coi là bền vững khi sản phẩm đầu ra của sinh kế phải đảm bảo các tiêu chí: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường tự nhiên, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng - xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các cú sốc.

Tiếp cận sinh kế bền vững

Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihoods approach) là một cách cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của người nghèo. Nó dựa trên các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế người nghèo và các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố này. Nó có thể được sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động hiện có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đưa ra một khung tiếp cận giúp hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đưa ra một bộ các nguyên tắc hướng dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói.[DFID,2001].

Khung sinh kế bền vững (Sustainable Livelihoods Framework) của DFID đưa ra được nhiều giới học giả và các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi.





Hình 1 1 Khung sinh kế bền vững DFID 2001 Khung sinh kế bền vững đề cập 13

Hình 1.1. Khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)

Khung sinh kế bền vững đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sinh kế đó là: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lược sinh kế, (iii) kết quả sinh kế, (iv) các quy trình về thể chế và chính sách, và (v) bối cảnh bên ngoài [DFID, 2001].

Nguồn lực sinh kế: Có 5 loại nguồn lực sinh kế đó là: Vốn con người, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn vật chất.

- Vốn con người: Các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, khả năng lao động, sức khỏe, trình độ giáo dục mà những yếu tố này giúp con người thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các kết quả sinh kế khác nhau. Ở cấp hộ gia đình, nguồn lực con người là yếu tố quyết định số lượng và chất lượng lao động và nó thay đổi tùy theo qui mô hộ gia đình, trình độ kỹ năng, sức khỏe,…

- Vốn tự nhiên: Các nguồn tài nguyên có trong môi trường tự nhiên mà con người có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sinh kế, ví dụ như đất đai, rừng, tài nguyên biển, nước, không khí, đa dạng sinh học,…

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022