- Vốn tài chính: Các nguồn vốn khác nhau mà con người sử dụng để đạt được các mục tiêu sinh kế, bao gồm các khoản tiền tiết kiệm, tiền mặt, trang sức, các khoản vay, các khoản thu nhập,…
- Vốn xã hội: Các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội mà con người dựa vào để thực hiện các hoạt động sinh kế, chủ yếu bao gồm các mạng lưới xã hội (các tổ chức chính trị hoặc dân sự), thành viên của các tổ chức cộng đồng, sự tiếp cận thị trường,…
- Vốn vật chất: Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản hỗ trợ cho các hoạt động sinh kế, ví dụ như: đường giao thông, nhà ở, cấp nước, thoát nước, năng lượng (điện), thông tin,...
Chiến lược sinh kế: Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Ví dụ, một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt thì cần sử dụng các nguồn lực sinh kế như: (i)nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thủy hải sản);
(ii) nguồn lực vật chất (tàu, thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu); (iii) nguồn lực con người (lực lượng lao động, sức khỏe, tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá), (iv) nguồn lực xã hội (thị trường bán sản phẩm), và (v) nguồn lực tài chính (tiền vay từ ngân hàng, bà con, bạn bè,…). Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống nhau. Các chiến lược sinh kế có thể thực hiện là: sản xuất nông nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, buôn bán, du lịch, di dân…
Kết quả sinh kế: Kết quả sinh kế là những thành quả mà hộ gia đình đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các chiến lược sinh kế. Các kết quả sinh kế chủ yếu bao gồm: tăng thu nhập, cải thiện phúc lợi, giảm khả năng bị tổn thương, tăng cường an ninh lương thực, sử dụng bền vững hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các kết quả sinh kế này phản
ánh tính bền vững của sinh kế trên 3 phương diện: kinh tế - xã hội - môi trường.
Thể chế, chính sách: Các thể chế (cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư nhân) và luật pháp, chính sách đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các sinh kế. Các thể chế và chính sách được xây dựng và hoạt động ở tất cả các cấp, từ cấp hộ gia đình đến các cấp cao hơn như cấp vùng, quốc gia và quốc tế. Các thể chế và chính sách này quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế và việc thực hiện các chiến lược sinh kế của các cá nhân, hộ gia đình và các nhóm đối tượng khác nhau.
Bối cảnh bên ngoài: Bối cảnh bên ngoài, hiểu một cách đơn giản, là môi trường bên ngoài mà con người sinh sống. Sinh kế của người dân và nguồn lực sinh kế của họ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi 3 yếu tố thuộc bối cảnh bên ngoài là: các xu hướng, các cú sốc và tính mùa vụ.
- Các xu hướng bao gồm: xu hướng về dân số, nguồn lực sinh kế, các hoạt động kinh tế cấp quốc gia và quốc tế, tình hình chính trị của quốc gia, sự thay đổi công nghệ,…
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - 1
- Nghiên cứu sinh kế người dân vùng đệm vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ - 2
- Diện Tích, Dân Số Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Xuân Sơn
- Các Nghiên Cứu Về Sinh Kế Tại Vườn Quốc Gia Xuân Sơn
- Phương Pháp Đánh Giá (Pra)Có Sự Tham Gia Của Người Dân
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Các cú sốc bao gồm: các cú sốc về sức khỏe (do bệnh dịch), cú sốc tự nhiên (do thời tiết, thiên tai), cú sốc về kinh tế (do khủng hoảng), cú sốc về mùa màng/vật nuôi.
- Tính mùa vụ: liên quan đến sự thay đổi về giá cả, hoạt động sản xuất, và các cơ hội việc làm mang yếu tố thời vụ.
Khung sinh kế bền vững trên đưa ra một bức tranh toàn cảnh về sinh kế, từ nguồn lực đầu vào, kết quả đầu ra và toàn bộ những yếu tố tác động lên hoạt động sinh kế sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng sinh kế.
lực đó thành sinh kế” [Nguyễn Văn Sửu, 2010].
1.1.2.Vùng đệm VQG và các chức năng
Khái niệm về vùng đệm trên thế giới
Hiện tại chưa có một định nghĩa chung về vùng đệm trên phạm vi toàn thế giới mà chỉ có các định nghĩa và sự mô tả khác nhau về vùng đệm ở cấp quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Còn tư duy về khái niệm quản lý vùng đệm đã phát triển qua 3 giai đoạn trên thế giới như sau: Ở thời kỳ đầu, các vùng đệm chủ yếu được xem như là những phương tiện bảo vệ con người và mùa màng tránh sự tấn công và phá hoại của động vật sống trong các khu bảo tồn và rừng. Còn ở giai đoạn kế tiếp (một vài thập kỷ trước), vùng đệm đã được xem như là những phương cách để bảo vệ các khu bảo tồn tránh khỏi những tác động tiêu cực của con người. Và hiện nay, vùng đệm thường được áp dụng đồng thời cho việc giảm thiểu các hoạt động của con người lên các khu bảo tồn cùng với việc hướng tới những nhu cầu và mong muốn về kinh tế – xã hội dưới tác động của dân số (những đối tượng sử dụng tài nguyên của KBT trước đây).
Khái niệm vùng đệm KBT do chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã đưa ra ở mức độ cấu trúc: Vùng hạt nhân, vùng đệm sơ cấp, vùng đệm thứ cấp.
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế IUCN định nghĩa vùng đệm như sau: “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của KBT và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh KBT. Điều này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”.[38].
Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam
Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam cũng có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi theo từng giai đoạn. Trước năm 1993 vùng đệm được quy định ở bên trong KBT và
bao quanh khu bảo vệ nghiêm ngặt của KBT. Một VQG hoặc KBTTN có thể có một hoặc nhiều phân khu bảo vệ nghiêm ngặt giữa các phân khu này hoặc bao quanh chúng có thể bố trí các phân khu đệm.
Sau năm 1993 khái niệm vùng đệm được đề cập như sau: “Vùng đệm của VQG và KBTTN là vùng rừng hoặc vùng đất đai có dân cư nằm sát ranh giới các VQG, các KBTTN được thành lập nhằm giảm áp lực của dân địa phương đối với khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt. Diện tích của vùng đệm không tính vào tổng diện tích của VQG hay KBTTN”. Vùng đệm ở đây được xác định nằm ngoài ranh giới KBT, không thuộc KBT
Năm 2011, khái niệm vùng đệm được thể chế hóa trong Quyết định số 08/2001/ QĐ – TTg của Chính phủ như sau: “Vùng đệm là vùng rừng hoặc vùng đất đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN; có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng. Mọi hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn, quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùng đệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vật hoang dã là đối tượng bảo vệ”. Trong khái niệm này thì vùng đệm được xác định nằm ngoài KBT và không thuộc KBT. Quyết định này đã đề cập 1 cách tương đối toàn diện về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động và sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong việc phát triển kinh tế – xã hội vùng đệm.
Năm 2014, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đưa ra khái niệm vùng đệm: “Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng đất có mặt nước, vùng đất ven biển và hải đảo, khu vực biển nằm trong ranh giới khu rừng đặc dụng hoặc liền kề với ranh giới khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển. Vùng đệm bao gồm vùng đệm bên trong và vùng đệm bên ngoài.
a) Vùng đệm bên trong là vùng đệm nằm trong phạm vi ranh giới khu rừng đặc dụng.
b) Vùng đệm bên ngoài là vùng đệm liền kề với ranh giới ngoài của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển” [Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT].
Chức năng của vùng đệm
Trong thông tư của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Quy định về tiêu chí xác định vùng đệm của khu rừng đặc dụng và vành đai bảo vệ của khu bảo tồn biển có nói rằng: “Vùng đệm có tác dụng ngăn ngừa, giảm nhẹ sự xâm hại vào khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển; thu hút người dân tham gia các hoạt động của khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển theo phương thức đồng quản lý nhằm từng bước nâng cao, ổn định đời sống của người dân trong vùng đệm” [Thông tư 10/2014/TT-BNNPTNT].
Trong tài liệu Quy hoạch bảo tồn phát triển bền vững Vườn Quốc gia Xuân Sơn giai đoạn 2013-2020 cũng có nói đến chức năng vùng đệm của VQG như sau:
Các chức năng của vùng đệm trong:
- Tạo các khu vực phù hợp để các cộng đồng sinh sống trong Vườn quốc gia có thể cư trú hợp pháp và có các nguồn sinh kế ổn định;
- Giảm các nguy cơ xâm hại trực tiếp đến Vườn quốc gia thông qua việc đưa ra các hoạt động bị cấm hoặc bị hạn chế tại vùng đệm trong và trong Vườn quốc gia;
- Bảo vệ địa bàn di sản văn hóa;
- Bảo tồn các giống cây trồng và vật nuôi bản địa.
Các chức năng của vùng đệm ngoài:
- Chức năng giảm nguy cơ đối với tính toàn vẹn và giá trị của Vườn quốc gia thông qua các phương thức:
+ Giảm nguy cơ xâm hại đến Vườn quốc gia từ các vùng lân cận;
+ Giảm nguy cơ nội tại trong vùng đệm thông qua quản lý vùng đệm thân thiện và bền vững đối với đa dạng sinh học;
+ Kiểm soát các nguy cơ sinh thái như ô nhiễm, cháy và các loài xâm lấn;
+ Giảm nguy cơ đối với Vườn quốc gia bằng các lựa chọn thay thế cho các hoạt động xâm hại hiện có trong Vườn quốc gia;
+ Giảm nguy cơ đối với các loài di cư có phân bố rộng thông qua việc cung cấp hành lang và liên kết cảnh quan cho các loài di cư như động vật lớn và chim;
+ Quản lý các nguy cơ lớn như sa mạc hóa, biến đổi khí hậu thông qua các thử nghiệm quản lý nguy cơ;
- Chức năng thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững: Tạo các sinh kế bền vững cho người dân sống trong vùng đệm để giảm áp lực lên Vườn quốc gia đặc biệt đối với các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào rừng;
- Chức năng bảo tồn các di sản văn hóa thông qua các hoạt động:
+ Bảo vệ địa bàn di sản văn hóa;
+ Duy trì phong tục tập quán, truyền thống, ngôn ngữ và các hình thức sử dụng đất có hiệu quả ở địa phương;
+ Bảo tồn các giống cây trồng và vật nuôi bản địa.
- Chức năng giáo dục: Nâng cao nhận thức cho chính quyền và người dân địa phương về quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững và khuyến khích sự tham gia của họ vào các hoạt động của Vườn quốc gia thông qua phương thức đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng để cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương cùng bảo vệ và hưởng lợi từ các hoạt động của Vườn.
Chức năng chính của vùng đệm là giảm thiểu các tác động của người dân vào khu bảo tồn. Như vậy việc xác định vùng đệm vừa nhằm nâng cao việc bảo tồn vừa đảm bảo đời sống kinh tế - xã hội các cư dân xung quanh khu bảo tồn. Chính vì vậy, việc phát triển sinh kế bền vững cho người dân vùng đệm là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm giảm sức ép vào khu bảo tồn.
1.2.Tổng luận các nghiên cứu về sinh kế 1.2.1.Các nghiên cứu về sinh kế trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về sinh kế ở các nước đang phát triển, hướng tới xóa đói giảm nghèo bền vững là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả, các cơ quan và các tổ chức quốc tế. Các khu vực có nhiều dự án phát triển và xóa đói giảm nghèo đó là Châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á.
Dưới đây là một vài dự án, nghiên cứu về tiếp cận sinh kế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững ở nhiều KBT và VQG trên thế giới mà tác giả tiếp cận được:
- Trong cuốn “Lồng ghép các dân tộc bản địa trong quản lý khu bảo tồn: Các nghiên cứu so sánh từ Nê-pan, Thái Lan và Trung Quốc” (Involving Indigenous peoples in Protected Area management: Comparative Perspectives from Nepal, Thailand and China) của Sanjay K (2002) có đề cập đến việc phải chú ý tới các dân tộc bản địa và sinh kế của họ trong các hoạt động bảo tồn VQG. Tác phẩm bước đầu cung cấp thông tin liên quan đến các khu bảo tồn và người dân bản địa, sau đó sẽ thảo luận về các hình thức tham gia của người bản địa và hành động của họ trong quản lý khu bảo tồn. Cụ thể ở đây là các khu bảo tồn của 3 nước Châu Á: Nepal, Thailand and China. Trong tác phẩm này cũng nhắc đến việc thừa nhận vai trò quan trọng của cộng đồng bản địa và những hệ thống tri thức của họ trong hoạt động bảo tồn ở một số hội nghị quốc tế về Đa dạng sinh học, Chương trình nghị sự 21 (Agenda 2) và một số hội nghị khác. Ví dụ: Agenda 21 đưa ra tuyên bố rằng cần thiết phải trao quyền cho cộng đồng để phát triển bền vững (Robbinson 1993). Như vậy, dân tộc bản địa có vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý khu bảo tồn.[33].
- “Sinh kế bền vững ven biển: Chính sách và tình trạng nghèo đói vùng ven biển phía Tây vịnh Băng-gan” (Sustainable coastal livelihoods: Policy and coastal poverty in the Western Bay of Bengal), trong báo cáo chính về dự án sinh kế bền vững vùng ven biển, Nam Á (2003) đã đưa ra những nguyên tắc chung cho các chương trình sinh kế bền vững. Các nguyên tắc đó là: Lấy đói nghèo làm trọng tâm; lấy người dân làm trung tâm; đa lĩnh vực; đa cấp; đáp ứng kịp thời; tính bền vững; linh hoạt; bình đẳng; quyền lợi. Trong mỗi nguyên tắc này đều có các thành tố và chỉ tiêu của nó. Ví dụ: Nguyên tắc về tính bền vững gồm có 5 thành tố: Về môi trường, về thể chế, xã hội, kinh tế và khả năng phục hồi. Trong mỗi thành tố lại có các chỉ tiêu đặt ra.[32].
1.2.2.Các nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam
Việt Nam là nông nghiệp với tỷ lệ dân sống bằng nông nghiệp tương đối cao (cụ thể năm 2014 chiếm 46,6% tổng số lao động) [Tổng cục thống kê, 2014], cho nên phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn nhận được sự quan tâm
lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các tổ chức cơ quan và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Dưới đây là một số danh sách các dự án, nghiên cứu về phát triển sinh kế bền vững ở Việt Nam mà tác giả tổng hợp được:
- Năm 2007, Angus McEwin và cộng sự đã cho ra đời cuốn “Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam”. Cuốn sách được nhóm nghiên cứu tổng hợp lại các tài liệu hiện có và nghiên cứu thực địa những bài học và kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ sinh kế và hoạt động sinh kế thay thế tại Việt Nam. Cuốn sách này làm cơ sở đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn cho những hoạt động tiếp theo trong hợp phần dự án “Sinh kế bền vững cho cộng đồng sống trong và xung quanh các khu bảo tồn biển - LMPA”. Những bài học kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về hỗ trợ sinh kế ven biển trong cuốn sách này đã chỉ ra rằng nguy cơ thất bại chính của các dự án sinh kế thay thế là do các dự án này thường không phân tích đúng đắn bối cảnh sinh kế đồng thời cũng nhấn mạnh rằng những thách thức đe dọa tính bền vững về kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế phải được xem là vấn đề trọng tâm đối với các hoạt động hỗ trợ sinh kế. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế cần nhằm vào việc cải thiện tính bền vững của các loại hình sinh kế hiện tại đồng thời chú trọng đến phát triển sinh kế thay thế sử dụng nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương (không gây tác động đến KBTB), công nghệ và kiến thức bản địa.[16].
Như vậy, việc học hỏi và rút kinh nghiệm từ các dự án sinh kế thay thế là rất cần thiết khi nghiên cứu về sinh kế bền vững cho các KBT.
- Năm 2012, GS. TS. Trần Thọ Đạt và Ths. Vũ Hoài Thu đã xuất bản cuốn “Biếnđổi khí hậu và sinh kế ven biển”. Trong cuốn sách này cũng có nói rằng “sự gia tăng rủi ro từ BĐKH là một trong những áp lực làm tăng khả năng bị tổn thương của những sinh kế dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các cộng đồng ven biển”. Trong khi đó người dân ven biển có năng lực thích ứng hạn chế và thiếu các nguồn lực cần thiết để đương đầu với những rủi ro gây ra bởi BĐKH. Mặt khác người dân sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp_những lĩnh vực nhạy cảm với BĐKH, nên các biện pháp thích ứng về sinh kế sẽ giúp người dân