không được vay bởi gia đình không nằm vào hộ nghèo nên thay mặt cho hộ vay đề nghị cấp trên nên tạo điều kiện cho nhiều hộ được vay để đầu tư cho con học tập.
Người thứ tám: Khi gia đình đình tất toán nợ xin vay tiếp để đầu tư vào dự án tiếp theo của gia đình đã dự kiến. Về mô hình chăn nuôi dê: vốn vay nhiều hơn nữa, thời gian dài hơn.
Người thứ chín: Đề nghị ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay dài hạn phát triển sản xuất, lãi suất thấp để gia đình làm vườn cây lâu năm, trồng tiêu 1 ha.
Người thứ mười: Xin được vay vốn với các chị phụ nữ để phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Được vay vốn dài hơn, số vốn vay được nhiều hơn.
Phụ lục 5.10. NỘI DUNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN NHÓM
(Nhóm thứ IV)
Để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc gia tăng thu nhập, việc trả nợ đúng hạn, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chúng tôi thực hiện phỏng vấn đối với đối tượng thụ hưởng chính của chương trình giảm nghèo (hộ nghèo) và những người có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi (cán bộ giảm nghèo, cán bộ UBND cấp xã, cán bộ tổ chức CT-XH, cán bộ tổ TK&VV). Qua thực tế sử dụng và cung cấp đồng vốn, xin các ông (bà) hỗ trợ chúng tôi bằng việc trả lời một số câu hỏi sau đây nhằm giúp chúng đạt được mục tiêu của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 30
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Nội Dung Trả Lời Phỏng Vấn Nhóm
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 34
- Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo - 35
Xem toàn bộ 280 trang tài liệu này.
Câu hỏi 1. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn hay chưa?
Trả lời:
Người thứ nhất: Có vay rồi. Người thứ hai: Đã có vay. Người thứ ba: Có vay rồi.
Người thứ tư: Gia đình đã vay vốn ngân hàng.
Người thứ năm: Có vay rồi.
Người thứ sáu: Có vay. Người thứ bảy: Có vay. Người thứ tám: Có vay. Người thứ chín: Đã vay 2 lần.
Người thứ mười: Có vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ mười một: Gia đình tôi đã được vay vốn của ngân hàng CSXH chương trình số tiền 27 triệu đồng.
Người thứ mười hai: Có vay chương trình giải quyết việc làm.
Câu hỏi 2. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay vốn tại ngân hàng nào?
Người thứ nhất: Ngân hàng CSXH.
Người thứ hai: Ngân hàng CSXH.
Người thứ ba: Ngân hàng CSXH.
Người thứ tư: Gia đình đã vay vốn ngân hàng CSXH.
Người thứ năm: Ngân hàng CSXH. Người thứ sáu: Ngân hàng CSXH. Người thứ bảy: Ngân hàng CSXH. Người thứ tám: Ngân hàng CSXH.
Người thứ chín: Đã vay tại ngân hàng CSXH. Người thứ mười: Vay vốn của ngân hàng CSXH. Người thứ mười một: Tại ngân hàng CSXH. Người thứ mười hai: Vay tại ngân hàng CSXH.
Câu hỏi 3. Xin các ông (bà) cho biết gia đình đã vay bao nhiêu tiền và sử dụng vào mục đích gì?
Người thứ nhất: 20 triệu đồng để chăn nuôi bò sinh sản, nuôi heo, gà.
Người thứ hai: Gia đình tôi vay 42 triệu đồng: 12 triệu đồng xây công trình vệ sinh, 30 triệu đồng chăn nuôi dê và trồng mới 4 sào tiêu. Hiện nay 4 sào tiêu cho thu bói, dê 5 con nái khá ổn định.
Người thứ ba: Có vay 10 triệu đồng tạo việc làm, chăn nuôi dê và nuôi gia
cầm.
Người thứ tư: Đã vay tổng số tiền 26,6 triệu đồng phục vụ cho con học.
Người thứ năm: 25 triệu đồng sử dụng vào mục đích chăn nuôi heo.
Người thứ sáu: Gia đình tôi đã vay 20 triệu đồng để sử dụng vào mục đích tu
bổ cây tiêu, trồng tràm và chăn nuôi.
Người thứ bảy: Đã vay 35 triệu đồng mục đích cho sinh viên học tập.
Người thứ tám: Vay 10 triệu đồng đầu tư chăm sóc vườn.
Người thứ chín: Vay giải quyết việc làm 10 triệu đồng, vay HSSV 9 triệu đồng. Hiện nay gia đình đã trả hết 2 khoản trên.
Người thứ mười: Hiện vay vốn HSSV là 20 triệu đồng, vốn hộ cận nghèo là 20 triệu đồng để chăn nuôi dê.
Người thứ mười một: Gia đình vay số tiền 27 triệu đồng sử dụng vào việc hỗ trợ cho con đi học cao đẳng.
vườn. đình?
Người thứ mười hai: Gia đình vay số tiền 15 triệu đồng sử dụng vào cải tạo
Câu hỏi 4. Xin các ông (bà) cho biết thực trạng SXKD hiện nay của gia
Người thứ nhất: Làm rẫy, chăn nuôi và buôn bán nhỏ tại Khu công nghiệp.
Làm rẫy, 1 năm thu 20 triệu đồng; chăn nuôi: một lứa 40 con x 5 tháng/năm/2 lứa, tổng thu nhập 60 triệu đồng.
Người thứ hai: Hiện nay, gia đình tôi đã thu hoạch trên cây tiêu, cải thiện cuộc sống ổn định, mỗi năm đàn dê cho thu nhập tốt.
Người thứ ba: Có khả năng khấm khá không như trước kia gia đình tôi gặp khó khăn. Đã chăn nuôi 10 con dê cái, đang nuôi.
Người thứ tư: Hiện nay, gia đình chủ yếu sản xuất 2 sào tiêu và chăn nuôi 20 con dê.
Người thứ năm: Hiện gia đình nuôi 2 heo nái và 10 heo con.
Người thứ sáu: Chăn nuôi 10 con dê, 20 con vịt và 50 con gà.
Người thứ bảy: Phát triển tốt, trồng xoài 2,5 ha, tôi làm cán bộ xã, vợ làm công nhân khu công nghiệp thu nhập cũng khoảng 60 triệu đồng/năm.
Người thứ tám: Chăm sóc 0,6 ha bông, mua giống bông, phân bón chăm sóc
vườn.
Người thứ chín: Hiện nay, kinh tế gia đình tôi đã ổn định và khá hơn, con tôi
đã ra trường và có việc làm.
Người thứ mười: Hiện nay gia đình đang chăn nuôi 15 con dê, trồng 3 sào bông bán tết.
Người thứ mười một: Thực trạng SXKD của gia đình tương đối ổn định, gia đình sản xuất 1 ha điều.
Người thứ mười hai: Gia đình sản xuất, cải tạo vườn đã ổn định.
Câu hỏi 5. Xin các ông (bà) cho biết thu nhập của gia đình đã thay đổi như thế nào sau khi vay vốn?
Người thứ nhất: Có vốn đầu tư mạnh tay hơn, thu nhập ổn định hơn.
Người thứ hai: Sau khi vay vốn ngân hàng CSXH để làm ăn, gia đình tôi hiện nay tuy cây tiêu mới cho thu bói nhưng cuộc sống cũng khá ổn định.
Người thứ ba: Sau khi vay vốn tạo việc làm, gia đình tôi đỡ lo và không còn gặp khó khăn và hiện nay gia đình tôi đã thoát nghèo.
Người thứ tư: Sau khi vay vốn cho con học thì tình hình thu nhập gia đình tương đối ổn định.
Người thứ năm: Thu nhập thay đổi hơn trước khi vay vốn.
Người thứ sáu: Sau khi vay vốn của ngân hàng CSXH, gia đình tôi đã vượt qua sự khó khăn và cuộc sống ổn định, không còn thiếu nợ, thu nhập hàng tháng đạt.
Người thứ bảy: Ngày càng phát triển tốt hơn, các cháu có việc làm cho thu nhập cao hơn khoảng 100 triệu đồng/năm.
Người thứ tám: Khi vay vốn của ngân hàng CSXH, gia đình tôi đã vượt qua khó khăn, tạm ổn.
Người thứ chín: Thu nhập gia đình có khá hơn, kinh tế ổn định hơn.
Người thứ mười: Thu nhập trồng bông lời 5 triệu đồng, còn chăn nuôi 15 con dê đang gây giống, giá bán dê không ổn định, giá thất thường. Các con tôi ra trường có việc làm ổn định. Hiện nay tôi còn nợ vốn HSSV 6 triệu đồng.
Người thứ mười một: Sau khi được vay vốn, gia đình đã bớt lo 1 khoản tiền để tập trung vào sản xuất, thu nhập của gia đình đã thay đổi nhiều.
Người thứ mười hai: Khi gia đình vay được số tiền của ngân hàng về gia đình có thay đổi về sinh hoạt, thu nhập tạm ổn, kinh tế có thay đổi.
Câu hỏi 6. Theo các ông (bà) thì thời gian cho vay của ngân hàng như vậy đã phù hợp hay chưa và sau bao nhiêu năm thì gia đình có thể trả hết nợ?
Người thứ nhất: Chưa. Có thể dài hơn chút nữa để dễ trở tay khi gặp vận xui.
Người thứ hai: Theo gia đình tôi thấy ngân hàng cho vay thời gian là phù
hợp.
Người thứ ba: Ngân hàng cho vay thời gian 3 năm gia đình tôi trả nợ.
Người thứ tư: Ngân hàng cho vay như vậy là phù hợp. Về gia đình thì sau 4
năm trả hết nợ.
Người thứ năm: Đã phù hợp (4 năm).
Người thứ sáu: Có phù hợp, trong thời gian 36 tháng tôi đã hoàn thành trả hết nợ gốc.
Người thứ bảy: Thời gian như vậy là phù hợp. Sau 3 – 4 năm gia đình tôi sẽ trả hết nợ, hiện nay còn nợ 3,6 triệu đồng.
Người thứ tám: Có phù hợp. Trong thời gian 20 tháng qua, gia đình tôi cũng còn khó khăn, thất mùa.
Người thứ chín: Phù hợp. Sau 3 năm gia đình tôi trả hết nợ.
Người thứ mười: Thời gian vay vốn của ngân hàng đã phù hợp. Sau 3 năm trả hết nợ.
Người thứ mười một: Thời gian cho vay của ngân hàng như thế là phù hợp, thời gian trả nợ trong 5 năm là trả hết.
Người thứ mười hai: Thời gian ngân hàng cho vay rất phù hợp và trả nợ theo năm ngân hàng đã quy định.
* Vì sao chưa phù hợp?
Người thứ nhất: Thời gian ngắn nếu không gặp rủi ro.
Người thứ hai: Người thứ ba: Người thứ tư: Người thứ năm: Người thứ sáu: Người thứ bảy: Người thứ tám: Người thứ chín: Người thứ mười:
Người thứ mười một: Người thứ mười hai:
Câu hỏi 7. Xin các ông (bà) cho biết gia đình có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng hay không?
Người thứ nhất: Có đúng hạn, đóng lãi đầy đủ.
Người thứ hai: Gia đình tôi có trách nhiệm để trả nợ ngân hàng CSXH đúng
hạn.
Người thứ ba: Gia đình tôi thực hiện trả nợ đúng hạn.
Người thứ tư: Gia đình thực hiện trả nợ đúng hạn.
hạn.
Người thứ năm: Trả đúng quy định của ngân hàng đề ra.
Người thứ sáu: Gia đình tôi có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ bảy: Thực hiện tốt và trả nợ trước hạn.
Người thứ tám: Gia đình tôi có thực hiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ chín: Gia đình đã trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
Người thứ mười: Thời gian vay vốn của ngân hàng đóng lãi, trả gốc đúng
Người thứ mười một: Gia đình thực hiện trả nợ đúng hạn.
Người thứ mười hai: Gia đình trả nợ theo năm ngân hàng đã quy định.
Câu hỏi 8. Việc vay vốn của các gia đình thường gặp những trở ngại nào và
trở ngại nào là lớn nhất?
Người thứ nhất: Không gặp khó khăn nào.
Người thứ hai: Không có trở ngại, ngân hàng giải ngân đúng kế hoạch.
Người thứ ba: Vay để chăn nuôi gặp trở ngại khi dịch bệnh.
Người thứ tư: Việc vay vốn của gia đình không có gì trở ngại lớn nhưng có trở ngại là vốn giải ngân có lúc còn chậm.
Người thứ năm: Không gặp trở ngại gì.
Người thứ sáu: Không gặp trở ngại gì tuy nhiên có lúc ngân hàng giải ngân
chậm.
Người thứ bảy: Không có trở ngại gì lớn tuy nhiên có lúc giải ngân chậm.
Người thứ tám: Không có trở ngại gì tuy nhiên có lúc giải ngân chậm.
Người thứ chín: Lý do các gia đình gặp trở ngại là các hộ nghèo, hộ cận
nghèo tới hạn trả mà không trả được nên xin gia hạn điều đó gây khó khăn cho việc giải ngân cho các hộ vay mới.
Người thứ mười: Gia đình vay vốn của ngân hàng không gặp trở ngại gì hết.
Người thứ mười một: Việc vay vốn của gia đình gặp trở ngại là ngân hàng thu gốc không đúng vào thời vụ của gia đình.
Người thứ mười hai: Gia đình vay vốn thường gặp trở ngại là thủ tục hơi chậm, việc trả nợ gặp khó khăn chưa có tiền nên phải làm thủ tục gia hạn nợ.
Câu hỏi 9. Xin các ông (bà) đánh giá về khả năng thoát nghèo của gia đình?
Người thứ nhất: Từ các nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống, sinh hoạt nâng cao, mua sắm các đồ dùng trị giá.
Người thứ hai: Gia đình tôi đã thoát nghèo nhờ số vốn vay của ngân hàng CSXH.
Người thứ ba: Gia đình tôi đã hết khó khăn và đã thoát nghèo.
Người thứ tư: Gia đình đã thoát nghèo bền vững.
Người thứ năm: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng nên đã thoát
nghèo.
Người thứ sáu: Gia đình có khả năng thoát nghèo.
Người thứ bảy: Từ sự hỗ trợ về vốn, khoa học kỹ thuật giúp gia đình vượt
nghèo bền vững.
Người thứ tám: Gia đình tôi không có khả năng thoát nghèo.
Người thứ chín: Gia đình tôi hiện nay đã thoát nghèo.
Người thứ mười: Nhờ vay vốn của ngân hàng lãi suất thấp, sau 3 năm gia đình thoát được nghèo.
Người thứ mười một: Khả năng thoát nghèo của gia đình là từ nguồn vốn vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, nỗ lực vươn lên, không ỷ lại vào xã hội.
Người thứ mười hai: Gia đình đã thoát nghèo do cố gắng phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống.
* Vì sao không thể thoát nghèo?
Người thứ nhất:
Người thứ hai:
Người thứ ba:
Người thứ tư:
Người thứ năm:
Người thứ sáu:
Người thứ bảy:
Người thứ tám: Vì có đất ở nhưng không có đất sản xuất, gia đình có thành viên đau ốm, bệnh tật.
Người thứ chín:
Người thứ mười: