Kết Luận Và Đóng Góp Của Luận Án


đầu tư, thay đổi quy mô dự án, vấn đề chậm thẩm định phê duyệt hồ sơ của cơ quan nhà nước là những yếu tố chính góp phần gia tăng rủi ro chậm giải ngân vốn. Vì thế, ban quản lý dự án cần phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan đẩy nhanh vấn đề thẩm định, phê duyệt thủ tục hành chính và ngân sách cho dự án. Để giải quyết những vướng mắc liên quan đến nhà tài trợ nước ngoài, dự án nên tranh thủ sự hỗ trợ, can thiệp và bảo lãnh từ chính phủ, thậm chí cung cấp vốn đối ứng cho dự án.

Thứ hai, RRK là một trong những yếu tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí và chất lượng dự án. Đồng thời, RRK dự án cũng làm gia tăng RR khác của dự án như RRKT, đã được phân tích ở trên. Một yếu tố quan trọng góp phần gia tăng RR về mặt kỹ thuật phải kể đến xác định phạm vi dự án không rõ ràng. Sự thay đổi phạm vi dự án đã gia tăng tính phức tạp trong quản lý, tạo ra những thay đổi trong thiết kế, biện pháp thi công của dự án, và vì thế tạo ra nhiều sai sót trong công tác kiểm tra, giám sát. Vì vậy, các đơn vị có trách nhiệm cần xem xét lại phạm vi dự án một cách rõ ràng như đã đề cập ở trên. Một nguyên nhân quan trọng khác gây ra RRK cho dự án phải kể đến sai sót trong giám sát và thi công, mà nguyên nhân chủ yếu đến từ sự phức tạp của kỹ thuật công nghệ, và chất lượng đội ngũ giám sát. Để giảm thiểu các RR này cần gia tăng năng lực chất lượng đội ngũ quản lý, giám sát thi công. Thêm vào đó, sai sót trong quá trình giám sát có thể bắt nguồn từ việc thiết kế nhiều thiếu sót. Dự án cần xem xét lại thiết kế chi tiết cho toàn thể dự án, đảm bảo đúng và đủ thông tin kỹ thuật, phục vụ nâng cao chất lượng giám sát và thi công.

Thứ ba, RRXH cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến kết quả dự án. Công tác chậm giải phóng mặt bằng, giải phóng mặt bằng không đồng bộ là nguyên nhân chính góp phần gia tăng rủi ro cùng với sự phản đối từ cộng đồng xã hội. Để công tác giải toả mặt bằng được tiến hành thuận lợi, đúng tiến độ, ban quản lý dự án vì thế cần kiện toàn lại công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức tốt công tác thu hồi đất, xem xét và xác định lại phạm vi dự án một cách rõ ràng, thực hiện đo đạc lập bản đồ thu hồi đất nhằm giúp các địa phương chủ động trong công tác khảo sát, thống kê, lập phương án bồi thường và xây dựng dụ toán chi phí đền bù – giải phóng mặt bằng một cách hợp lý cho những cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng bởi dự án. Thêm vào đó, để có thể cải thiện và đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, dự án cần giải quyết vấn đề chậm giải ngân vốn như đã đề cập ở trên, cần đảm bảo đủ và kịp thời nguốn vốn đền bù cho các


cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng nhằm tránh việc gia tăng chi phí cho việc di dời và tăng giá đền bù do thời gian đền bù bị trì hoãn. Một yếu tố khác góp phần gia tăng RRXH phải kể đến những khiếu kiện, không hợp tác giữa các bên tham gia. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này bắt nguồn từ vấn đề chậm giải ngân vốn. Các nhà thầu tham gia vào dự án không được thanh toán đúng thời hạn đã làm gia tăng sự bất đồng, khiếu kiện giữa các bên, gia tăng rủi ro tạm dừng các dịch vụ cung ứng cho dự án. Vì thế, vấn đề chậm giải ngân vốn cần phải được giải quyết một cách triệt để. Hơn thế nữa, còn nhiều vướng mắc trong phối hợp giữa các bên liên quan, giữa chủ đầu tư và các ban, ngành chức năng trong thủ tục về điều chỉnh dự án, phê duyệt hồ sơ theo quy định và cả trong chuyển giao mặt bằng. Do vậy, cần tăng cường phối hợp thực hiện giữa các bên tham gia dự án, đảm bảo thông tin được truyền tải rõ ràng và thống nhất giữa các bên dưới dạng các thông báo bằng văn bản theo tháng, quý; giữa các nhà thầu thiết kế (xây dựng, đường sắt, cơ điện,..) nên có sự phối hợp và kết nối chặt chẽ với nhau nhằm giảm thiểu tối đa những xung đột trong quá trình thi công;

Thứ tư, các yếu tố chính trị cũng là một trong những nhóm RR cho dự án. Yếu tố đầu tiên phải kể đến là khả năng dự án bị trì hoãn. Vấn đề này có thể xuất phát từ nguyên nhân chậm trễ và sai sót trong công tác giải quyết các thủ tục hành chính, phê duyệt của các cấp ban ngành liên quan. Thêm vào đó, các kết quả thực hiện không tốt của dự án như chậm tiến độ, gia tăng chi phí đã góp phần gia tăng các bất đồng chính trị liên quan đến dự án, và vì thế gia tăng khả năng dự án bị dừng. Vì thế, ban quản lý dự án cần tiến hành tháo gỡ các khó khăn chính như chậm giải ngân vốn để đẩy nhanh tiến độ dự án. Cuối cùng, ban quản lý dự án cũng cần tính toán lại RR liên quan đến sự thay đổi trong các chính sách và các quy định pháp luật, đặc biệt các chính sách tiền lương, quy định quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước. Cụ thể, ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án cần theo dõi và cập nhật các quy định trong văn bản pháp luật liên quan đến dự án một cách liên tục; thông báo những nội dung mới và điều chỉnh kịp trên cơ sở các văn bản pháp luật mới ban hành; xác định khả năng và dự kiến mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi các quy định đến chi phí, thời gian và chất lượng của dự án.


Kết luận‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Trong Chương này, luận án đã nhận dạng, đánh giá mức độ ưu tiên của các rủi ro dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể áp dụng cho Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên bằng cách kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng. Thứ nhất, vào các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó cũng như tình hình thực tế đã và đang diễn ra, danh sách gồm 35 biến RR được thiết lập. Thông qua cuộc thảo luận nhóm với các chuyên gia liên quan, trực tiếp đến dự án ĐSĐT tại TP.HCM, một số các RR được nhóm gộp hoặc loại bỏ để có được danh sách 31 các RR đối với dự án ĐSĐT tại TP.HCM. Sau đó, cuộc thảo luận nhóm tiếp theo được tiến hành với các chuyên gia trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến Tuyến số 1 TP.HCM, Tuyến Bến Thành – Suối Tiên đã nhận dạng được 27 biến RR bao gồm 7 yếu tố RR về mặt xã hội, 7 yếu tố RR về mặt kỹ thuật, 7 yếu tố RR về mặt kinh tế, 2 yếu tố RR về mặt môi trường và 4 yếu tố RR về mặt chính trị đối với dự án này. Dựa trên các yếu tố RR đã được nhận dạng, BCH thử nghiệm và chính thức đã được thiết lập nhằm thu thập ý kiến của các chuyên gia. Kết quả khảo sát đã xác định được tầm quan trọng của các mục tiêu, đánh giá về tầm quan trọng riêng lẻ của các RR lên từng mục tiêu cụ thể như chi phí, thời gian và chất lượng thông qua giá trị trung bình (MV – mean value) của các chỉ tiêu. Thứ hai, luận án đã xem xét mối quan hệ tương tác qua lại giữa các mục tiêu nhằm xác định mức độ ưu tiên của các chỉ tiêu một cách toàn diện, kết quả đó là chỉ tiêu về mặt chi phí và thời gian nhận được nhiều sự quan tâm hơn chỉ tiêu chất lượng theo ý kiến của các chuyên gia. Bên cạnh đó, luận án đã đánh giá mức độ rủi ro tổng hợp của các biến rủi ro thành phần trong các nhóm RR thông qua mô hình mạng phân tích ANP, thứ hạng mức độ ưu tiên của RR đối với các mục tiêu chi phí, thời gian và chất lượng của tuyến metro Số 1 Bến Thành – Suối Tiên được xác định. Kết quả cho thấy, nhóm RR kinh tế có chỉ số ưu tiên rủi ro tổng hợp được chuẩn hoá lớn nhất (NRPI = 0,334), nhóm RR kỹ thuật được xếp thứ 2 với giá trị NRPI = 0,276, sau đó lần lượt là các nhóm RR liên quan đến xã hội, chính trị và môi trường với chỉ số ưu tiên rủi ro tổng hợp được chuẩn hoá lần lượt là 0,182; 0,140 và 0,067.

Đối với nhóm RRKT, các biến rủi ro KT7 – Chậm giải ngân vốn chỉ số ưu tiên là 0,187 được xem là nhóm có mực độ rủi ro cao nhất.Trong nhóm RRK, biến rủi ro K3 - Xác định phạm vi dự án không rõ ràng hoặc quy mô đầu tư dự án thay đổi với NRPI =

Nghiên cứu rủi ro dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh - 20


0,208 được xếp hạng mức độ ưu tiên đầu tiên và biến K6 – Thay đổi thiết kế, biện pháp thi công được xếp hạng mức ưu tiên thứ 2 với chỉ số mức độ ưu tiên tổng hợp được chuẩn hoá là 0,18. Trong nhóm RRXH, khó khăn trong giải phóng mặt bằng (XH1) với chỉ số mức độ ưu tiên tổng hợp đã được chuẩn hóa là 0,301 đứng vị trí đầu tiên. Nhóm rủi ro được đánh giá có mức độ ưu tiên thấp nhất là nhóm RRMT (0,067). Trong đó, biến rủi ro MT1 và MT2 có chỉ số ưu tiên rủi ro gần như nhau với giá trị là 0,542 và 0,458. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế đang diễn ra của dự án cũng như các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó. Một số giải pháp cơ bản đã được đưa ra dựa trên mối liên hệ giữa các biến rủi ro, trong khi đó các giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của rủi ro đối với dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT sẽ được nghiên cứu, đánh giá và kiểm định chi tiết trong những nghiên cứu tiếp theo.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận và đóng góp của luận án‌


Luận án đã nhận dạng và đánh giá mức độ ưu tiên một cách tổng hợp của các RR đối với các chi phí, thời gian và chất lượng của dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, áp dụng đối với Tuyến số 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Kết quả luận án đã chỉ ra rằng, có 31 biến rủi ro trong dự án ĐSĐT TP.HCM được phân thành 5 nhóm bao gồm rủi ro xã hội, rủi ro kỹ thuật, rủi ro kinh tế, rủi ro chính trị và rủi ro môi trường được xác định và thảo luận bởi các chuyên gia. Trong đó có 27 biến rủi ro được nhận dạng cụ thể cho Tuyến số 1 TP.HCM – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên. Các nhóm rủi ro này mối quan hệ tương tác đối với các tiêu chí của dự án bao gồm chi phí, thời gian và chất lượng. Đi phân tích sâu hơn tầm quan trọng của các nhóm RR đối với chi phí, thời gian và chất lượng, kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm RRKT với 7 biến RR thành phần ảnh hưởng lớn nhất đến chi phí, thời gian và chất lượng của dự án với chỉ số ưu tiên rủi ro tổng hợp được chuẩn hoá lớn nhất (NRPI = 0,334), nhóm RR kỹ thuật được xếp thứ 2 với giá trị NRPI = 0,276, sau đó lần lượt là các nhóm RR liên quan đến xã hội, chính trị và môi trường với chỉ số ưu tiên rủi ro tổng hợp được chuẩn hoá lần lượt là 0,182; 0,140 và 0,067. Trong từng nhóm RR, mức độ ưu tiên của các biến RR thành phần đối với các tiêu chí của dự án cũng được xác định thông qua việc thiết lập mô hình ANP. Kết quả tính toán này là phù hợp thực tế đang diễn ra tại Tuyến số 1 TP.HCM, Tuyến Bến Thành – Suối Tiên.

Kết quả của luận án có một số đóng góp đến lý thuyết và thực tiễn nhận dạng, đánh giá RR dự án theo nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, luận án đã nghiên cứu tổng quan về RR và cách thức nhận dạng, đánh giá RR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT trên thế giới và ở Việt Nam. Nội dung này đã củng cố thêm kiến thức về RR, cách thức nhận dạng và ĐGRR trong dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại Việt Nam nói chung. Nội dung này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Thứ hai, hiện nay phần lớn các nghiên cứu thường tập trung phân tích một vài RR riêng rẽ ảnh hưởng mục tiêu dự án. Luận án được mở rộng hơn bởi phân tích một cách tổng hợp các RR ảnh hưởng lên toàn bộ dự án, bao gồm: rủi ro kỹ thuật, kinh tế,


môi trường, xã hội và chính trị. Danh sách này xuất phát từ các nghiên cứu đi trước, tình hình thực tế của dự án và được thảo luận bởi các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nên mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, giúp các nhà QLRR có thể sớm nhận dạng được các RR có thể xuất hiện trong các dự án đang thực hiện.

Thứ ba, luận án xem xét tầm quan trọng của các nhóm RR đối với đa dạng mục tiêu dự án. Các nghiên cứu hiện nay phần lớn thường tập trung phân tích sự ảnh hưởng của RR dự án đến tiến độ. Luận án không chỉ đánh giá tầm quan trọng của RR đến tiến độ mà còn cả chi phí và chất lượng dự án. Vì thế, việc đánh giá và xếp hạng mức độ ưu tiên của các nhóm RR lên dự án mang tính chính xác hơn.

Thứ tư, thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích mạng ANP nhằm đánh giá mức độ ưu tiên của từng RR đối với đa mục tiêu của dự án có độ tin vậy và chính xác cao hơn các phương pháp định tính thông thường hiện đang được sử dụng. Do đó, kết quả này giúp các nhà QLRR có thể nhận dạng bước đầu những yếu tố RR nào cần được ưu tiên xử lý và có biện pháp đối phó kịp thời.

Thứ năm, mô hình ANP được xây dựng có tính đến mối quan hệ qua lại giữa các mục tiêu của dự án cũng như sự tương tác qua lại giữa các nhóm RR. Kết quả nghiên cứu này không chỉ đề xuất phương pháp tiếp cận mới trong việc đánh giá một cách định lượng sự ảnh hưởng của RR lên dự án mà còn giúp các nhà quản lý xem xét mối liên hệ giữa các yếu tố trong quá trình đưa ra quyết định nhằm chuẩn bị các giải pháp ứng phó phù hợp.

Thứ sáu, luận án đã kết hợp phương pháp định tính và định lượng cùng với cách tiếp cận và sử dụng công cụ phù hợp, tính đến sự tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm RR và giữa các mục tiêu của dự án. Điều này đã góp phần bổ sung kiến thức về QLRR dự án đầu tư xây dựng đường sắt đô thị tại Việt Nam. Điều này có thể giúp các nhà nghiên cứu cũng như các nhà quản lý có cách tiếp cận mới trong quá trình nghiên cứu, làm việc nhằm mang lại hiệu quả cao.

2. Kiến nghị‌


Mặc dù các mục tiêu nghiên cứu đã đạt được nhưng vẫn có hạn chế trong luận án. Thứ nhất, luận án chỉ xem xét mặc tiêu cực của rủi ro, có nghĩa tác giả chú trọng đến các yếu tố rủi ro dẫn đến tổn thất, mất mát cho dự án. Thứ hai đó là chỉ nghiên cứu


nhận dạng và đánh giá mức độ RR dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT tại TP.HCM, cụ thể đó là trường hợp Tuyến Bến Thành – Suối Tiên mà chưa khái quát hết tất cả dự án ĐSĐT tại Việt Nam, do vậy số lượng mẫu sử dụng trong nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đó là mở rộng nghiên cứu nhận dạng, đánh giá RR các dự án ĐSĐT tại Việt Nam nói chung nhằm cung cấp bức tranh tổng quát hơn về tình hình RR và QLRR của loại dự án này. Hơn thế nữa, thực tế cho thấy có sự tương tác qua lại giữa các biến rủi ro thành phần trong bản thân các nhóm rủi ro cũng như sự tương tác qua lại giữa các biến rủi ro trong các nhóm rủi ro khác nhau, và sự tương tác này có sự thay đổi theo tiến trình của dự án. Luận án sử dụng mô hình ANP trong đánh giá rủi ro của dự án, tuy nhiên nhược điểm của công cụ này là chưa đo lường được sự biến đổi của chi phí, thời gian và chất lượng theo tiến trình của dự án dưới sự tương tác một các liên tục của các yếu tố trong mô hình bằng những con số cụ thể. Do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo, tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu các mô hình mô phỏng hiện đại nhằm xem xét các mối quan hệ tương tác qua lại giữa các nhóm RR theo cả hướng tiêu cực và tích cực một cách cụ thể và toàn diện hơn hơn nhằm đánh giá chính xác hơn về sự ảnh hưởng của từng rủi ro này đến toàn bộ dự án. Bên cạnh đó, nghiên cứu tiếp theo cũng sẽ đề xuất sử dụng các phương pháp định tính và định lượng hiện đại nhằm đưa ra các chiến lược, giải pháp cụ thể để ứng phó với các RR có mức độ ưu tiên lớn đã được nhận diện và đánh giá.


DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC‌


1. Trần Quang Phú, Huỳnh Thị Yến Thảo (2021): “Đánh giá rủi ro dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM theo mô hình mạng phân tích”. Tạp chí giao thông, số tháng 10/2021, tr. 179-183.

2. Huỳnh Thị Yến Thảo (2020): " Ứng dụng mô hình ANP trong đánh giá mức độ tác động rủi ro kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng ĐSĐT Tp.HCM". Tạp chí Giao thông Vận tải, số tháng 6/2020, tr. 130 – 134.

3. Huỳnh Thị Yến Thảo (2020): " Đánh giá mức độ tác động của các rủi ro kinh tế đối với dự án Tuyến Đường sát đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên: Tiếp cận theo phương pháp ANP ". Tạp chí khoa học công nghệ, Đại học giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, số tháng 11/2019, tr. 83 – 89.

4. Huỳnh Thị Yến Thảo (2019): " Ứng dụng phương pháp ANP trong đánh giá mức độ tác động của các nhóm rủi ro trong dự án Đường sắt đô thị – Trường hợp Tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên". Tạp chí Giao thông vận tải, số tháng 8/2019, tr. 66-70.

5. Huỳnh Thị Yến Thảo (2019): " Một số giải pháp đảm bảo tiến độ thực hiện các tuyến Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh ". Tạp chí Giao thông vận tải, số tháng 4/2019, tr. 165-169.

6. Huỳnh Thị Yến Thảo, Trần Quang Phú (2018): " Nhận dạng các loại rủi ro trong dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông vận tải quy mô lớn ". Tạp chí xây dựng Việt Nam, số tháng 4/2019, tr. 86-89.

7. Huỳnh Thị Yến Thảo, Bùi Thị Thu Vỹ (2018): " Tiếp cận AS/NZS ISO 31000:2009 trong quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng tại Việt Nam ". Tạp chí Kinh tế xây dựng, số tháng 4/2017, tr. 12-21.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 15/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí