Thu Hái Củi, Sử Dụng Gỗ Làm Chuồng Trại, Nhà Cửa

đình hay biếu, tặng người thân ở các vùng khác. Trong tương lai nếu có được thị trường và có được phương thức chế biến, bảo quản tốt có lẽ đây sẽ là sản phẩm cho thu hoạch ổn định hàng năm bởi diện tích gỗ xen nứa chiếm gần 50% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao.

Trong quá trình phỏng vấn tác giả cũng đã cố gắng bóc tách và hỏi sâu về hoạt động thu hái sản phẩm ngoài gỗ nhằm có được các chỉ số cụ thể, tuy nhiên theo nguồn thông tin và số liệu thu thập được nguồn thu từ loại sản phẩm này trên diện tích 90,12ha cho 15 hộ là rất ít và chỉ sử dụng để ăn. Ước tính mỗi hộ cả năm tiêu thụ khoảng 60kg – 80kg măng tương đương khoảng 240.000đ - 360.000đ/hộ/năm (mức giá tại thời điểmm phỏng vấn là 4.000đ/kg). Như vậy, trong 1 năm với diện tích rừng 90,12ha đã cung cấp cho 15 hộ gia đình khoảng 900kg-1.200kg măng tương đương với 3.600.000-4.800.000đ và chiếm 0,23-0,3% tổng thu nhập của 15 hộ gia đình trong năm 2013. Ngoài ra còn có nhiều các hộ khác trong thôn cũng sử dụng Măng tại diện tích rừng trên với mục đích sử dụng cho sinh hoạt gia đình. Tuy nguồn thu từ nguồn Măng giang, Măng nứa không nhiều nhưng lại có vai trò quan trọng bởi đây là nguồn thực phẩm tại chỗ các hộ gia đình không mất tiền mua. Các sản phẩm còn lại như cây Nứa, Giang, Hèo gần như không bán mà chỉ sử dụng cho hộ gia đình để làm phên, vách che chắn chuồng trại, đan rổ, rá khi cần thiết.

3.5.3.3. Thu hái củi, sử dụng gỗ làm chuồng trại, nhà cửa

Hiện nay, 15 hộ gia đình đều khai thác nguồn củi đun từ rừng và kết hợp với nguyên liệu bếp ga để dùng cho sinh hoạt gia đình và chăn nuôi. Củi lấy từ rừng các hộ thường sử dụng để đun nước, nấu cơm, hầm xương, nấu cám lợn. Bếp ga chỉ sử dụng để đun nấu các món ăn nhanh như xào, luộc. Qua phỏng vấn, trung bình một hộ dùng hết khoảng 2 bình gas/năm tương đương với số tiền khoảng 900.000đ (mức giá bán tại Sơn Kim 1 tại thời điểm phỏng vấn). Như vậy nguồn nguyên liệu chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt gia đình vẫn là củi đốt và chủ yếu được lấy trong diện tích rừng được giao. Theo chia sẻ của người dân trong thôn, trung bình mỗi hộ gia đình có từ 3-5 người thường sử dụng hết 1 bó củi trị giá khoảng 10.000- 15.000đ/ngày/hộ, như vậy nếu phải đi mua ở ngoài thì trung bình 1 tháng sẽ mất

khoảng 300.000-450.000đ/hộ và một năm sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí từ 3.600.000-5.400.000đ/hộ/năm để mua củi. Chỉ cần làm phép tính nhỏ một năm nếu 15 hộ gia đình phải đi mua củi ở ngoài sẽ hết số tiền giao động từ 54.000.000- 81.000.000đ/15 hộ/năm tương đương với 3,4-5,1% tổng thu nhập của 15 hộ gia đình năm 2013. Đây là con số không hề nhỏ đối với một nhóm hộ gia đình sinh sống ở vùng núi của Việt Nam.

Điều này càng cho thấy, lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là nguồn củi đốt lấy từ rừng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các hộ gia đình đã và đang sống gắn liền với rừng. Ngoài việc sử dụng nguồn củi đun, các hộ gia đình còn khai thác gỗ từ rừng để làm chuồng trại và xây dựng nhà cửa. Trong 15 hộ được phỏng vấn có tới 8/15 hộ nuôi Trâu, Bò. Phần lớn nguyên liệu để làm chuồng trại như cột, rui, mèn đều sử dụng nguồn gỗ từ rừng. Đối với những hộ gia đình trên rừng có nhiều cây to như hộ Ông Trần Ngọc Lâm thì khi có việc rất quan trọng như làm nhà, làm cửa mới khai thác. Tuy nhiên, Ông Lâm cũng cho biết, trước khi chặt cây Ông cũng rất đắn đo, suy nghĩ bàn bạc với gia đình về việc lựa chọn loại cây, vị trí sẽ chặt để không làm ảnh hưởng đến nguồn nước của cộng đồng rồi mới chặt hạ, đồng thời phải thông báo với trưởng thôn và các gia đình liền kề biết.

3.6. Điểm mạnh, cơ hội, điểm yếu và thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ rừng của các hộ gia đình và cộng đồng thôn Khe Năm

3.6.1. Điểm mạnh

Các thành viên được giao đất lâm nghiệp đều là công nhân lâm trường do đó họ hiểu được tầm quan trọng của rừng và ít nhiều hiểu được các kỹ thuật cũng như những tác động phù hợp lên diện tích rừng được giao. Vị trí khu đất và cách thức tiến hành GĐGĐ cũng góp phần không nhỏ vào hiệu quả quản lý bảo vệ rừng của người dân thôn Khe Năm. Không những thế nhờ có được nguồn thu nhập ổn định từ lương và lương hưu đã góp phần đáng kể vào việc ổn định sinh kế của hộ gia đình cũng như phát triển rừng sau khi được giao. Bên cạnh đó sự quan tâm và vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương như tham gia giải quyết các tranh chấp, xử lý vi phạm, tạo điều kiện để các hộ dân tiếp cận với các dự án, nguồn vốn đề phát triển

kinh tế hộ giâ đình đã góp phần không nhỏ vào hiệu quả quản lý rừng của người dân thôn Khe Năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Việc tự thành lập các nhóm bảo vệ rừng giữa các hộ được giao đất, giao rừng năm 2002 đã tạo nên sức mạnh tập thể không chỉ giữa các hộ gia đình mà với cả cộng đồng thôn Khe Năm. Điều này được thể hiện cụ thể và rò nét thông qua công tác phối kết hợp tuần tra bảo vệ, tố giác và xử lý người xâm hại; lựa chọn và thiết kế các loài cây trồng giữa các hộ gia đình... Chính điều này đã tạo ra lợi ích chung không chỉ đối với các nhóm hộ gia đình mà cho cả cộng đồng như nguồn nước sinh hoạt tưới tiêu, nguồn lâm sản phụ... Bên cạnh đó sự phân công lao động hợp lý và ý thức tự giác của từng thành viên trong gia đình, cộng đồng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thôn Khe Năm là điểm mạnh giúp cộng đồng Thôn có được thành quả như ngày hôm nay.

3.6.2. Cơ hội

Nghiên cứu phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh - 10

Hưởng lợi của các hộ gia đình, cộng đồng thôn Khe Năm về giá trị của rừng cũng như từ các chính sách của nhà nước liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Thông qua các kết quả phân tích trên tác giả nhận thấy rò cơ hội rất lớn đối với 15 hộ gia đình được giao đất lâm nghiệp theo Nghị định số 163/NĐ-CP liên quan đến hưởng lợi các giá trị từ đất và rừng. Ngoài các nguồn thu ổn định từ các lâm sản phụ, củi đun và bán Keo thì giá trị về cây rừng là rất lớn đặc biệt đối với những hộ gia đình có diện tích đất lâm nghiệp lớn và có nhiều cây gỗ quý như hộ Ông Lâm, Ông Hà. Những khu rừng này bây giờ đã trở nên vô giá không chỉ với chủ hộ mà với cả cộng đồng.

Tiếp cận các dự án, các chính sách của nhà nước nhằm triển khai các mô hình kinh tế dưới chân đồi và dưới tán rừng tự nhiên. Người dân thôn Khe Năm đang dần chuyển dịch và thay thế dân các diện tích trồng Keo bằng cây ăn quả, những nơi gần khe suối, có nhiều đá ứng dụng mô trồng cây Sa nhân dưới tán rừng tự nhiên. Thực sự nếu thành công thì đây là cơ hội rất lớn đối với người dân thôn Khe Năm trong việc minh chứng những tác động sau khi GĐGR là phù hợp và hiệu quả.

3.6.3. Thách thức - Mối đe dọa tiềm ẩn‌

Khó tiếp cận/khó thực hiện các các chính sách Nhà nước

Một câu hỏi đặt ra không chỉ với các nhà hoạch định chính sách mà với cả các cấp chính quyền địa phương là liệu người dân có thể sống được vào rừng sau khi đã được nhà nước GĐGR? Câu trả lời sẽ là có thể và các hộ gia đình tại thôn Khe Năm đã và đang làm được điều đó. Tuy nhiên, để được hưởng các giá trị đích thực và làm giàu từ diện tích đất rừng thì vẫn còn những bất cập nhất định mà chính bản thân các hộ gia đình thôn Khe Năm đang phải đổi mặt chính là:

- Hộ gia đình chưa hay khó được tiếp cận, hưởng lợi một cách thực sự từ các chính sách nhà nước sau khi đã bảo vệ, quản lý và phát triển rừng tốt.

- Sẽ rất khó khăn để thu hoạch các cây bản địa có giá trị như Lim, Giổi do chính các hộ trồng trong rừng sau khi được GĐGR do vướng mắc về các thủ tục pháp lý.

- Các thủ tục xin phép khai thác rừng theo quy định của Nhà nước là rất khó khăn vì các hộ không đủ kinh phí để hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ hợp lệ như: Đánh giá trữ lượng rừng, tính toán trữ lượng được phép khai thác….

Tiếp cận không công bằng quỹ đất lâm nghiệp giữa các hộ gia đình trong thôn

Hiện nay, trong thôn vẫn còn 38/118 hộ chưa được giao đất lâm nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra mất cân bằng trong việc tiếp cận công bằng quỹ đất lâm nghiệp giữa các hộ gia đình trong thôn và đây có thể là đe dọa tiềm ẩn trong tương lai ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng chung của thôn.

Duy trì phát triển rừng trong tương lai

Duy trì và phát triển rừng trong tương lai đang là thách thức lớn nhất không chỉ với các hộ có rừng, cộng đồng người dân Khe Năm mà với cả các ban ngành địa phương. Rừng các hộ gia đình đang quản lý, bảo vệ ngày càng tốt lên trong khi đó tuổi của chủ hộ thì ngày càng tăng và sức khỏe ngày càng giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý bảo vệ rừng của các hộ gia đình trong tương lai bởi nếu không duy trì được hoạt động tuần tra bảo vệ rừng thường xuyên thì rừng rất dễ bị các đối tượng bên ngoài xâm hại.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

1. Rừng cộng đồng thôn Khe Năm không chỉ có vai trò quan trọng đối với các hộ được giao đất, giao rừng năm 2002 mà còn với cả cộng đồng thôn Khe Năm trong việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, nguồn lâm sản phụ, nguồn gỗ và củi đun, điều tiết khí hậu và ngăn chặn sói mòn rửa trôi đất mỗi khi mùa mưa lũ về.

2. Các chính sách nhà nước liên quan đến khoán, giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ lâu dài tại thôn Khe Năm cũng như phương pháp tiến hành GĐGR năm 2002 do Trung tâm TEW thực hiện có sự tham gia của người dân là phù hợp và có hiệu quả. Cụ thể trong nghiên cứu là Nghị định 163/NĐ- CP được thực hiện tại xã Sơn Kim nói chung và thôn Khe Năm nói riêng năm 2002.

3. Phương thức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là có hiệu quả. Cụ thể thông qua một số chỉ số chính:

Thay đổi về trạng thái rừng theo chiều hướng tốt hơn, Nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt ổn định hơn;

Sinh kế hộ gia đình được cải thiện.

4. Vấn đề giới trong công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng thể hiện khá rò thông qua bảng phân công nhiệm vụ giữa nam, nữ và các thế hệ trong các hộ gia đình. Qua đó, vai trò của người phụ nữ được thể hiện cụ thể qua từng hoạt động góp phần không nhỏ vào hiệu quả quản lý bảo vệ rừng của người dân thôn Khe Năm.

5. Vị trí rừng giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình có tầm quan trọng rất lớn tới việc duy trì và phát triển rừng. Rừng ở Khe Năm khi giao tuân theo nguyên tắc người dân là thành viên chính khi tham gia, diện tích giao đất lâm nghiệp phải gần nhà, liền thửa và gắn liền với rừng nguồn nước. Đây có thể nói là một trong những yếu tố đảm bảo sự thành công của mô hình GĐGR cho hộ gia đình tại thôn Khe Năm, xã Kim Sơn I.

Kiến nghị

1. Nhà nước cần sớm xem xét, bổ sung các nội dung phù hợp hơn trong chính sách đã ban hành liên quan đến cơ chế phát triển rừng sau giao đất, giao rừng; cơ chế hưởng lợi từ rừng đối với hộ gia đình và cộng đồng. Cụ thể liên quan đến:

Định mức hỗ trợ đối với các hộ gia đình, cộng đồng bảo vệ rừng tốt (hộ gia đình, cộng đồng có thể sống dựa vào rừng).

Cơ chế sử dụng, khai thác các loài cây gỗ quý mà hộ gia đình tự trồng sau khi được giao đất lâm nghiệp sử dụng ổn định lâu dài.

Hỗ trợ, phát triển các mô hình dưới tán rừng tự nhiên nhằm ổn định sinh kế hộ gia đình, cộng đồng.

2. Tổ chức hoạt động nghiên cứu sâu về các loài thực vật rừng trên các diện tích đất rừng giao tại thôn Khe Năm. Kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất hướng đi phù hợp cho các hộ gia đình liên quan đến lựa chọn, phát triển các loài cây trồng bản địa: Cây ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và các mô hình trồng rừng hỗn giao, mô hình cây dược liệu dưới tán rừng.

3. Cần phải có giải pháp, chính sách để các hộ dân còn lại trong thôn có được đất, rừng nhằm ổn định sinh kế hộ gia đình đồng thời giảm áp lực lên diện tích đất rừng đã giao cho các hộ.

4. Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần tiếp tục hỗ trợ để xây dựng thôn Khe Năm trở thành mô hình điểm liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng sau khi được giao đất lâm nghiệp như: (i) thảo luận đưa ra các giải pháp về chính sách hỗ trợ quản lý rừng cộng đồng; (ii) nâng cao năng lực của các chủ hộ gia đình, cộng đồng; (iii) xây dựng cơ chế quản lý quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng...

5. Dựa trên kết quả nghiên cứu trên Chính quyền địa phương, các ban ngành, tổ chức nên tiếp tục hỗ trợ điều tra trữ lượng rừng chi tiết cho từng hộ gia đình nhằm có được các tiêu chí hướng tới khai thác, phát triển rừng bền vững cho hộ gia đình, cộng đồng tại thôn Khe Năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TẾNG VIỆT‌‌

1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. (2006). Lâm nghiệp cộng đồng- cẩm nang ngành lâm nghiệp.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. (2007). Thông tư 38/2007/TT- BNN ngày 25/4/2007. Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

3. Chính phủ Việt Nam. (1999). Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999. Hướng dẫn về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.

4. Chính phủ Việt Nam. (2010). Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010. Hướng dẫn về chính sách chi trả môi trường rừng.

5. Hiệp hội hợp tác và phát triển Thụy Sĩ. (2005). Hướng dẫn kỹ thuật quản lý rừng cộng đồng Helvetas Việt Nam.

6. Ma Quang Trung. (2010). Quản lý bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng tại tỉnh Lào Cai và các Giải pháp. Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của con người (pp. 84-87). Thừa Thiên Huế: Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và môi trường.

7. Nguyễn Bá Ngãi. (2009). Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Thực trạng vấn đề và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo quốc gia về quảng lý rừng cộng đồng ở Việt Nam, chính sách và thực tiễn, dự án FGLG, (pp. 4-20). Hà Nội.

8. Nguyễn Quang Tân, Trần Ngọc Thanh, Hoàng Huy Tuấn. (2009). Lâm Nghiệp cộng đồng trong tiến trình phát triển: bài học từ dự án học hỏi quản trị rừng Việt Nam. Chính sách và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam , (pp. 29-38). Hà Nội.

9. Ủy ban nhân dân xã Sơn Kim 1: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng xã Sơn Kim 1 năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

10. Thủ tướng chính phủ. (2006). Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.

11. Thái Văn Trừng (2000), Hệ sinh thái rừng Việt Nam, Hà Nội.

12. Trần Quốc Việt. (n.d.). Quá trình xây dựng và phát triển hợp tác xã Lâm Nghiệp Trường Sơn, xã Sơn Kim 1 huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Retrieved from http://speri.org.

13. Vũ Thái Trường. (2010). Quản lý rừng dựa vào cộng đồng những bài học kinh nghiệm và thực tiễn từ Bắc Cạn. Quản lý rừng tự nhiên dựa trên quyền của người dân (pp. 77-83). Thừa Thiên Huế: Trung tâm phát triển sáng kiến cộng đồng và môi trường.

14. Viện nghiên cứu Sinh thái Chính sách Xã hội (SPERI), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An. (2012). Tài liệu hội thảo “Quản lý rừng cộng đồng: chính sách và thực tiễn”.

15. Http://speri.org/upload/medias/file_1359984580.pdf

16. Http://tongcuclamnghiep.gov.vn;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022