Bảy là, không đồng ý với mức bồi thường thiệt hại hoặc biện pháp xử lý vật chứng do KSV đề nghị.
+ Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa (Điều 319):
Sau khi kết thúc việc xét hỏi, Kiểm sát viên có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn. Trường hợp có căn cứ xác định để rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội khác nhẹ hơn; kết luận về một khoản khác nhẹ hơn hoặc nặng hơn trong cùng một điều luật làm thay đổi quyết định truy tố, đường lối xử lý đã được lãnh đạo cho ý kiến thì KSV quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi KSV rút một phần quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn thì HĐXX vẫn tiếp tục xét xử vụ án.
Kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn;
Qua kết quả xét hỏi, cho dù kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa có thể làm thay đổi nhận thức về hành vi phạm tội so với thời điểm truy tố theo khoản hoặc tội nặng hơn cáo trạng đã truy tố thì KSV cũng không được kết luận theo khoản khác nặng hơn khoản đã truy tố, không được kết luận theo tội khác nặng hơn tội đã truy tố. Điều này mâu thuẫn với quy trình tố tụng ở giai đoạn điều tra và giới hạn xét xử của Tòa án. Bởi theo khoản 3 Điều 8, khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018 về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sựthì quá trình điều tra phát hiện bị can phạm vào khoản nặng hơn khoản đã khởi tố thì cũng không phải thay đổi quyết định khởi tố vụ án, không phải thay đổi quyết định khởi tố bị can [80]. Còn theo khoản 2, 3 Điều 298 BLTTHS năm 2015, Ở giai đoạn xét xử, tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật (kể cả khoản khác nặng hơn khoản đã truy tố), thậm chí có thể xét xử theo tội nặng hơn tội mà VKS đã truy tố (sau khi đã trả hồ sơ để VKS truy tố lại nhưng VKS vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố). Điều này vô hình trung đã làm mất đi tính khách quan trong hoạt động chứng
minh của VKS, khiến cho hoạt động THQCT của VKS bị phụ thuộc vào kết quả điều tra của CQĐT và hoạt động xét xử của tòa án. Cụ thể, khoản 1 Điều 266 BLTTHS năm 2015 không quy định về thẩm quyền của KSV khi luận tội tại phiên tòa có thể kết luận về khoản khác nhẹ hơn hoặc nặng hơn khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật. Còn điểm c khoản 1 Điều 266 BLTTHS năm 2015 lại quy định VKS có quyền “kết luận về tội khác bằng hoặc nhẹ hơn”, nhưng khoản 3 Điều 321 BLTTHS nãm 2015 (luận tội của KSV) và khoản 1 Điều 325 BLTTHS năm 2015 (xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa) lại chỉ quy định KSV chỉ có thể kết luận về tội nhẹ hơn mà không quy định thẩm quyền của KSV có thể kết luận về tội khác bằng với tội đã truy tố. Trong khi đó, khoản 3 Điều 25 Quy chế 505 lại cho phép KSV có thể kết luận về khoản khác nhẹ hơn hoặc nặng hơn khoản mà VKS đã truy tố trong cùng một điều luật. Điều này tạo nên sự không thống nhất trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về THQCT của KSV tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. điều này gây khó khăn cho KSV khi tranh luận, bởi vì những gì không được nêu trong bản luận tội thì không thuộc phạm vi tranh luận.
Rút quyết định truy tố
Sau khi xét hỏi (Điều 319), khi luận tội, phát biểu quan điểm giải quyết vụ án hoặc sau khi tranh luận (Điều 320, 322, 325), Kiểm sát viên nhận thấy có căn cứ thuộc quy định Điều 285 BLTTHS thì KSV có thể rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Nếu KSV rút một phần quyết định truy tố thì Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Nếu KSV rút toàn bộ quyết định truy tố thì trước khi nghị án Hội đồng xét xử yêu cầu những người tham gia tố tụng trình bày ý kiến về việc rút đó. Khi nghị án, nếu Hội đồng xét xử cho rằng việc rút quyết định truy tố đúng đắn thì ra bản án tuyên bị cáo vô tội; nếu thấy bị cáo có tội và rút quyết định truy tố không đúng, thì ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị lên Viện trưởng VKSND cùng cấp hoặc Viện trưởng VKSND cấp trên trực tiếp. Điểm bất cập là, khi KSV rút quyết định truy tố, nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án hoặc kiến nghị lên VKSND cấp
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Vi Và Nội Dung Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Xâm Phạm Sở Hữu
- Quy Định Của Pháp Luật Tố Tụng Hình Sự Việt Nam Về Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 6
- Hạn Chế, Thiếu Sót Trong Thực Hành Quyền Công Tố Và Nguyên Nhân
- Yêu Cầu Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hành Quyền Công Tố Trong Giai Đoạn Xét Xử Sơ Thẩm Vụ Án Xâm Phạm Sở Hữu
- Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu từ thực tiễn huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước - 10
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
trên, điều này không phù hợp. Bởi lẽ nếu KSV đã rút quyết định truy tố (rút toàn bộ cáo trạng) thì đương nhiên sẽ không có lời luận tội, cũng không có việc đối đáp tranh luận giữa các bên nhưng Tòa án vẫn tiếp tục xét xử, vẫn ra bản án thì trái với chức năng xét xử của Tòa án, qua đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị buộc tội. Đáng lẽ, khi KSV rút quyết định truy tố phần nào, HĐXX chỉ được xét xử phần còn lại, và nếu KSV rút toàn bộ quyết định truy tố thì vụ án phải được tuyên bố bị cáo vô tội, không phải HĐXX lựa chọn là tiếp tục xét xử. Như vậy, thẩm quyền của Tòa án trong vấn đề rút quyết định truy tố đã mâu thuẫn với chức năng xét xử. Vì giới hạn xét xử và quyền công tố của Kiểm sát viên đặt ra yêu cầu nếu không có buộc tội thì không phát sinh việc xét xử.
+ Về giới hạn xét xử của tòa án
Quy định về giới hạn xét xử tại Điều 298 BLTTHS năm 2015 cho phép tòa án xét xử theo tội danh khác nặng hơn tội danh mà VKS đã truy tố trong cùng hoặc khác điều luật. Điều này thể hiện tính độc lập trong hoạt động xét xử của tòa án, nhưng mặt khác lại ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động THQCT của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Bởi nếu tòa án cho rằng bị cáo phạm tội nặng hơn cáo trạng đã truy tố nên đã tra trả hồ sơ để truy tố lại theo tội nặng hơn nhưng VKS vẫn giữ nguyên quan điểm ban đầu, tức không truy tố theo tội nặng hơn. Mà cáo trạng truy tố (buộc tội) thì mới có việc xét xử, không truy tố (buộc tội) thì không có xét xử nhưng điều luật này cho phép tòa án xét xử khi không có buộc tội của VKS là không đúng về chức năng tố tụng tư pháp. Trong trường hợp này, tòa án kiêm luôn cả chức năng buộc tội dẫn đến việc xét xử không còn đảm bảo sự vô tư, khách quan. Thậm chí còn vi phạm cả quyền bào chữa của bị buộc tội. bởi tại phiên tòa sơ thẩm, KSV THQCT cũng không được kết luận về tội danh theo hướng bất lợi cho bị cáo và ngay cả giai đoạn điều tra, nếu người bị buộc tội (bị can) phạm vào tội nặng hơn còn phải thực hiện việc thay đổi quyết định khởi tố nhưng đối với việc tòa án xét xử thì chỉ cần thông báo trả hồ sơ là có thể xử bị cáo theo tội danh nặng hơn là chưa phù hợp.
+ Kháng nghị phúc thẩm
Kế thừa các quy định của pháp luật tố tụng hình sự trước đây, BLTTHS năm 2015 đã quy định tiến bộ hơn về Kháng nghị phúc thẩm, trong đó có sự phân định về kháng nghị phúc thẩm khi nào thuộc chức năng thực hành quyền công tố, khi nào thuộc chức năng kiểm sát xét xử. Cụ thể điểm c khoản 1 Điều 266 BLTHS năm 2015 quy định khi THQCT mà phát hiện bản án sơ thẩm có oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội thì VKS sẽ kháng nghị phúc thẩm.
Trên thường tiễn việc kháng nghị phúc thẩm đối với các trường hợp oan, bỏ lọt người, lọt tội là ít, vì phần lớn các cáo trạng truy tố của VKS phần lớn là đúng quy định và được Hội đồng xét xử chấp nhận tuyên các bị cáo có tội. Điều đó, không có nghĩa rằng trên thực tế không phát sinh kháng nghị phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm có dạng vi phạm này. Dạng vi phạm còn lại “sai” thường được VKS kháng nghị phúc thẩm hơn, thường rơi vào dạng kháng nghị phúc thẩm đối với trường hợp mức án mà hội đồng xét xử quá nhẹ, không tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.
Nhìn chung những quy định của BLTTHS năm 2015 về THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không những khắc phục được hạn chế, thiếu sót của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 còn đã có bổ sung nhiều quy định đảm bảo cho nguyên tắc tranh tụng được thực hiện, nâng cao vai trò trách nhiệm của KSV khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là một bên đảm bảo tranh tụng nhưng cũng có những quy định còn bất cập, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động THQCT của VKS tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
2.2. Thực tiễn thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
2.2.1. Khái quát về tình hình xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Tỉnh Bình Phước là một trong các tỉnh nằm trong vùng minh tế trọng điểm phía Nam và Chơn Thành là huyện kinh tế trọng điểm của tỉnh Bình Phước với nhiều khu công nghiệp ngày càng phát triển nên có một vị trí địa chiến lược quan trọng. Trong những năm quan, với sự chú trọng đầu tư của tỉnh Bình Phước, kinh tế
- xã hội ở huyện Chơn Thành phát triển nhanh. Đi đôi với sự phát triển kinh tế thì hình vi phạm pháp luật và tội phạm ở huyện Chơn Thành cũng gia tăng, diễn biến phức tạp, khó lường, tính chất, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội ngày càng tinh vi, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra ngày càng nặng nề, trong đó có cả các tội xâm phạm quyền sở hữu. Các cơ quan tiến hành tố tụng tại huyện Chơn Thành đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật song song với việc điều tra, khám phá án. Số lượng án hình sự nói chung, án liên quan đến tội xâm phạm sở hữu nói riêng hàng năm tăng ít về số vụ nhưng tăng nhiều về số người phạm tội với tính chất, mức độ nguy hiểm đối với xã hội ngày càng cao. Cụ thể số liệu xét xử trong 05 năm (2016 - 2020) như sau:
Qua thống kê số liệu (Bảng 2.1), có thể thấy từ năm 2016 đến năm 2020 số lượng án xét xử liên quan đến các vụ án phạm xâm phạm sở hữu trên địa bàn huyện Chơn Thành tăng, giảm không ổn định, số lượng án và số bị cáo tăng dần từ năm 2016 đến năm 2018, sau đó giảm dần từ năm 2018 đến 2020, thấp hơn cả năm 2016. Tổng số các vụ án hình sự Tòa án xét xử 558 vụ/1.037 bị cáo thì có đến 251vụ/378 bị can XPSH (chiếm tỷ lệ 44,98% vụ/36,45% bị cáo). Trong tổng số vụ án XPSH được xét xử thì chủ yếu vẫn là nhóm tội có tính chiếm đoạt với 06 tội (chiếm 95,22%) gồm số vụ án trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ 70,12% (176 vụ/251 vụ), tiếp đến là vụ án Cướp tài sản chiếm tỷ lệ 7,17% (18 vụ/251 vụ), vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ 6,77% (17 vụ/251 vụ); vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản chiếm tỷ lệ 5,98% (15 vụ/251 vụ), , vụ án cướp giật tài sản chiếm tỷ lệ 4,38% (11 vụ/251 vụ), vụ cưỡng đoạt tài sản 0,80%; còn lại nhóm tội không có tính chiếm đoạt, với 1 tội vụ án hủy hoại tài sản (12 vụ/251 vụ) chiếm tỷ lệ 4,78%. Trong các tội có tính chiếm đoạt thì số vụ/bị cáo chiếm tỷ lệ cao nhất là tội trộm cắp tài sản, chiếm hơn 70% (02 vụ/251 vụ) [66], [67], [68], [69], [70].
Tình hình kinh tế - xã hội tại huyện Chơn Thành ngày càng phát triển với tốc độ cao, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm ngày càng tăng về số lượng với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Các yếu tố
tiêu cực là nguyên nhân và điều kiện của tình hình các vụ án XPSH trên địa bàn huyện Chơn Thành giai đoạn 2016- 2020 có thể khái quát như sau:
Về nguyên nhân khách quan: Môi trường gia đình, nhà trường và môi trường xã hội trên địa bàn huyện Chơn Thành vẫn còn chứa đựng những yếu tố không lành mạnh trong việc hình thành nhận thức, tình cảm đối với pháp luật, đạo đức truyền thống đã có những tác động trong việc hình thành ý thức thiếu tôn trọng những giá trị vật chất, quyền sở hữu tài sản của con người; sự di dân từ các vùng nông thôn về các khu công nghiệp nên tập trung nhiều thành phần; công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực còn nhiều kẽ hở, hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện; nhiều tệ nạn nghiện game, hút chích, nhiều thành phần ăn chơi, đua đòi nhưng lười lao động, thích hưởng thụ công sức của người khác; người bị hại nhẹ da, cả tin, sự sơ hở của người quản lý tài sản; sự phát triển của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội ...cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến phạm tội.
Về nguyên nhân chủ quan: Đa phần người phạm tội xâm phạm sở hữu có trình độ thấp, có độ tuổi từ 18 đến 30; ý thức chấp hành pháp luật thấp, nhận thức không đúng trong ý thức tôn trọng quyền sở hữu của con người, kết hợp với những nhu cầu, sở thích không lành mạnh của người phạm tội đã dẫn đến hình thành động cơ thực hiện hành vi phạm tội; có lối sống thích hưởng thụ nhưng lười lao động, hút chích, nghiện game; một số tội phạm có sử dụng hung khí để gây án, có bàn bạc kế hoạch gây án cụ thể, thực hiện hành vi phạm tội manh động; thực hiện hành vi phạm tội xuyên tỉnh trong phạm vi cả nước.
Về điều kiện phạm tội: Người quản lý tài sản chưa có nhận thức đúng về việc quản lý, bảo vệ tài sản, thiếu thận trọng trong cuộc sống, phô trương tài sản, mất cảnh giác, nhẹ dạ cả tin,...đã tạo điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và sự manh động của đối tượng phạm tội.
Trước diễn biến về tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, cấp ủy Đảng đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; phối hợp với chính quyền luôn xác định đây là công tác trọng tâm, trọng điểm, thường xuyên,
nhằm góp phần bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. VKSND huyện Chơn Thành đã có nhiều cố gắng, nỗ lực phấn đấu và đạt những kết quả đáng khích lệ khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói chung và vụ án xâm phạm sở hữu nói riêng. VKSND đã phối hợp với TAND huyện Chơn Thành mở các phiên tòa rút kinh nghiệm theo tinh thần cải cách tư pháp để nâng cao quyền hạn, trách nhiệm, kỹ năng nghiệp vụ của Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên đã chủ động, tích cực tham gia việc xét hỏi, tranh luận với người bào chữa, bị cáo, bị hại, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự...và những người tham gia tố tụng khác để làm rò sự thật của vụ án. Tuy nhiên, khi THQCT trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án xâm phạm sở hữu có những hạn chế, khuyết điểm, sai sót như: truy tố bị can thiếu chứng cứ quan trọng, thu thập tài liệu chưa đầy đủ, xây dựng hồ sơ có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ...dẫn đến TAND huyện Chơn Thành phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc TAND tỉnh Bình Phước tuyên hủy án để điều tra, xét xử lại vụ án.
2.2.2. Kết quả thực hành quyền công tố và nguyên nhân
2.2.2.1. Thực tiễn công bố cáo trạng hoặc công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn tại phiên tòa sơ thẩm
Cáo trạng là văn bản pháp lý của VKS, với nội dung là những căn cứ cụ thể dựa trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các tình tiết của vụ án để từ đó truy tố bị can ra trước tòa án. VKSND huyện Chơn Thành nói chung và từng Kiểm sát viên nói riêng luôn chú trọng trong việc xây dựng cáo trạng để cáo trạng đảm bảo về nội dung và hình thức,. Kiểm sát viên xây dựng dự thảo cáo trạng xong, được chuyển cho lãnh đạo phụ trách bộ phận hình sự duyệt, sau đó chuyển đến Viện trưởng xem xét. Như vậy, cáo trạng trước khi được ban hành chính thức được thông qua, nhận xét, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ và toàn diện, đảm bảo đúng mẫu số 144/HS ban hành kèm theo Quyết định số 15/QĐ-VKSTC ngày 09/01/2018 của VKSND tối cao. Hàng năm, VKSND Chơn Thành tham gia các cuộc thi để nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, trong đó có thi viết cáo trạng, luận tội; đơn vị thường xuyên họp để đánh giá chất lượng bản cáo trạng của Kiểm sát viên. Trong
quá trình xét xử, Kiểm sát viên đọc nguyên văn cáo trạng chính xác, rò ràng, ngắt câu, ngắt ý đúng chỗ, đúng lúc, âm lượng vừa đủ nghe tạo được sự trang nghiêm, giúp cho những người tham dự phiên tòa nghe dễ hiểu, nắm bắt nhanh chóng được nội dung vụ án. Điều này đã tạo được vị thế của người Kiểm sát viên tại phiên tòa, giúp Kiểm sát viên tự tin hơn trong xét hỏi, tranh luận và đối đáp để chứng minh hành vi phạm tội của bị cáo.
Kết quả công bố cáo trạng và bảo vệ cáo trạng đều đạt chất lượng, làm rò được các vấn đề tại phiên tòa để việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Từ năm 2016 - 2020 VKSND huyện Chơn Thành đã truy tố 298 vụ/467 bị cáo, TAND huyện Chơn Thành đã xét xử 251 vụ/378 bị cáo, tương ứng VKSND huyện Chơn Thành đã ban hành 298 bản cáo trạng. Tòa án đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung là 24 vụ/48 bị cáo, VKS không chấp nhận thụ lý để điều tra bổ sung 13 vụ, giữ nguyên cáo trạng đã truy tố, yêu cầu Tòa án tiếp nhận lại hồ sơ để xét xử theo quy định của pháp luật đối với 11 vụ [66], [67], [68], [69], [70].
2.2.2.2. Thực tiễn hoạt động xét hỏi
Hoạt động xét hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm trong thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, từng Kiểm sát viên đã nhận thức đầy đủ hơn về nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Trước khi THQCT tại phiên tòa, Kiểm sát viên phải nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm chắc nội dung vụ án, phải xây dựng đề cương xét hỏi một cách chi tiết, câu hỏi phải ngắn gọn, đủ ý, dễ hiểu, rò ràng nhằm làm sáng tỏ các chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội đối với bị cáo; dự kiến các vấn đề cần làm sáng tỏ, đối chiếu với các lời khai đã có trong hồ sơ vụ án; dự kiến các tình huống khác có thể phát sinh tại phiên tòa để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Tại phiên tòa, Kiểm sát viên tập trung theo dòi diễn biến phiên tòa, ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi của Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và ý kiến trả lời của người được xét hỏi; Kiểm sát viên phải chủ động tham gia xét hỏi, không hỏi lại những câu hỏi đã được hỏi để tránh sự chồng chéo không cần thiết. Khi xét hỏi, Kiểm sát viên có thái độ bình tĩnh, không căn thẳng, đặt câu hỏi khách quan, rò