Hàng không quốc tế Cam Ranh có khả năng tiếp nhận các loại máy bay Airbus 320, 321, 300-600, Boeing 767, 777, 747 và tương đương; sử dụng 2 đường cất, hạ cánh. Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đã và đang mở rộng các đường bay quốc nội, quốc tế. Hiện có khoảng 16 hãng hàng không đang khai thác các đường bay trong nước và quốc tế. các tuyến bay quốc nội đến: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Vinh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Huế…; tuyến bay quốc tế: Nga, Hàn Quốc, Hồng Kông, Quảng Châu, Thành Đô…
Trong những năm qua hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá mạnh mẽ, hàng chục công trình trọng điểm được triển khai, nhiều tuyến đường chính của các huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt là tại Nha Trang được mở rộng, nâng cấp, xây mới đã đưa vào khai thác đã trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch cũng được hưởng lợi rất nhiều
2.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ bổ sung
Đây là những điều kiện hỗ trợ cho du khách trong quá trình hoạt động du lịch, nó tạo động lực cho du khách sử dụng nhiều hơn sản phẩm du lịch tại điểm đến. Khánh Hòa là một tỉnh có sự phát triển lớn về kinh tế xã hội, đóng góp rất nhiều cho ngân sách quốc gia nên hầu hết các ngân hàng có quy mô lớn nhỏ tập trung về đây cùng với hệ thống thanh toán điện tử, máy rút tiền tự động, thanh toán thẻ tín dụng...có mặt hầu hết tại các điểm tham quan du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách trong việc thanh toán các khoản chi tiêu mà không cần dùng đến tiền mặt
Bên cạnh đó là các điểm mua sắm, trung tâm thương mại lớn được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động như hệ thống siêu thị Coop Mart, Big C, VinCom...phong phú đa dạng nhiều mặt hàng, chủng loại sản phẩm, hàng lưu niệm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là các hệ thống trung tâm mua sắm này thường xuyên có các chương trình khuyến mãi kích cầu người tiêu dùng từ bình dân cho đến cao cấp mà giá cả phải chăng
Đồng hành với các hoạt động phát triển du lịchlà sự phát triển về các cơ sở chăm sóc sức khỏe y tế. Du khách dù đi đến đâu cũng rất quan tâm đến hiện trạng và tình hình sức khỏe của mình nhằm duy trì cảm hứng của chuyến đi. Trong 10
năm trở lại đây, tại Diên Khánh nói riêng và vùng phụ cận ra đời nhiều cơ sở y tế, bệnh viện đa khoa và phòng khám mới do cả nhà nước và tư nhân cùng đầu tư, đáp ứng đa dạng nhu cầu khác nhau của người bệnh, có thể kể đến như Bệnh viện nhiệt đới Khánh Hòa (gần ngã ba Thành), Bệnh viện Giao thông vận tải (cách Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh 5km), Bệnh viện Đa Khoa Tâm Trí (cách 15km), Bệnh viện quân dân y 22-12 (20km)...đó cũng là một sự thuận lợi cho du khách yên tâm khi đến Khánh Hòa du lịch.
2.5. Nhân lực du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh
Nhân viên đang phục vụ tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh hiện nay trực thuộc sự quản lý của Trung tâm Bảo tồn di tích Khánh Hòa
Tất cả cán bộ nhân viên của trung tâm đều tốt nghiệp đại học các chuyên ngành khoa học xã hội và ngoại ngữ. Trước tháng 7-2016, nhìn chung, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hướng dẫn đoàn của các thành viên trong đội đều đáp ứng được những yêu cầu của du khách. Tuy nhiên, diễn biến tình hình hoạt động du lịch liên quan đến khách nước ngoài vào thời điểm đó phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực cần khắc phục, trong đó có việc người Trung Quốc làm hướng dẫn viên tại các điểm du lịch văn hóa di sản và tâm linh. Chính vì thế, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Văn hóa, cụ thể là Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh phải bố trí đội ngũ thuyết minh viên biết tiếng Nga, tiếng Trung tại các điểm di tích danh thắng do trung tâm quản lý.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo đó, từ nửa cuối năm 2016 đến nay, Trung tâm đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên. Trước hết, để giải quyết vấn đề thiếu hụt về thuyết minh viên biết tiếng Trung, tiếng Nga, lãnh đạo trung tâm đã mời giáo viên có trình độ chuyên môn tốt về trực tiếp giảng dạy các khóa cấp tốc. Tháng 5 vừa qua, trung tâm đã cử tất cả thành viên trong đội tham gia khóa học tiếng Trung nâng cao có thời gian 4 tháng để lấy chứng chỉ. Sau khi khóa học kết thúc, Ban giám đốc trung tâm yêu cầu các thành viên trong đội thuyết minh phải đáp ứng được yêu cầu thuyết trình cho khách. Hiện tại, đội thuyết minh của trung tâm có thể hướng dẫn được bằng các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung. Sắp tới, trung tâm sẽ tiếp tục trang bị thêm tiếng Hàn Quốc cho đội hướng dẫn viên.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên trong đội cũng thường xuyên được quan tâm, trau dồi. Định kỳ hàng tháng, đội tổ chức họp chuyên đề với những chủ đề khác nhau. Từ đầu năm đến nay, đội thuyết minh tại điểm của trung tâm đã cùng nhau thảo luận các nội dung như: vị trí xây dựng tháp Chăm; Ấn Độ giáo; truyền thuyết về các vị thần tiêu biểu của Ấn Độ giáo trong văn hóa Chăm; nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tháp Chăm… Qua đó, mỗi người tự nâng cao sự hiểu biết của mình để áp dụng vào việc hướng dẫn, thuyết trình cho khách được tốt hơn.
Bên cạnh đó, mỗi năm, trung tâm cũng tổ chức các đợt thi sát hạch đối với đội ngũ thuyết minh viên. Trong các đợt sát hạch đó, giám khảo ngoài thành phần lãnh đạo trung tâm còn mời các giảng viên chuyên ngành tham gia đánh giá. Trên cơ sở kết quả sát hạch của từng người, trung tâm có hướng bồi dưỡng cũng như khắc phục những hạn chế. Trung tâm cũng đã xây dựng bài thuyết minh có nội dung thông tin chuẩn về các di tích do trung tâm quản lý. Dựa vào đó, mỗi thuyết minh viên tùy theo sự sáng tạo của mình để có bài thuyết trình riêng vừa hấp dẫn người nghe vừa chuẩn mực về kiến thức. Ngoài hai điểm di tích, danh thắng thu hút được nhiều du khách, các thành viên trong đội còn thuyết minh bằng tiếng Việt về 14 di tích cấp quốc gia khác trên địa bàn tỉnh khi có khách yêu cầu.
Theo số liệu của Văn phòng dịch vụ du lịch, từ đầu năm đến nay, đội thuyết minh đã phục vụ hơn 300 đoàn với hàng ngàn lượt du khách, trong đó có nhiều đoàn khách nước ngoài. Tất cả đều để lại ấn tượng tốt với khách. Đó chính là kết quả của những nỗ lực nâng cao chất lượng đội ngũ thuyết minh viên của Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh.
2.6. Công tác quản lý du lịch tại thành cổ và Văn miếu Diên Khánh
2.6.1. Về công tác tổ chức quản lý
Hiện nay, Thành cổ và Văn Miếu diên Khánh được đặt dưới sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa với việc thực hiện các mục tiêu khai thác giá trị di sản vào các hoạt động du lịch
Về chức năng quản lý
– Tổ chức điều tra, phát hiện, thống kê, lập hồ sơ di tích trình các cấp có thẩm quyền quyết định công nhận giá trị di tích; Phân loại, lưu trữ tài liệu di tích
lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
– Kiểm tra các di tích đã được xếp hạng, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý di tích trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện công tác bảo vệ, tu bổ di tích theo quy định.
– Tổ chức khai thác và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa phù hợp với chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh.
– Tổ chức các hoạt động dịch vụ tại di tích Tháp Bà, Hòn Chồng – Hòn Đỏ như: Giữ xe, cho thuê mặt bằng, giải khát, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, quảng bá du lịch đáp ứng nhu cầu của khách đến tham quan và tăng nguồn thu sự nghiệp.
Về nhiệm vụ quyền hạn
– Phối hợp với phòng Quản lý di sản văn hóa tham mưu cho Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
– Tổ chức điều tra, khảo sát, thống kê, và lập hồ di tích trình các cấp có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích trên địa bàn tỉnh;
– Thực hiện công tác bảo vệ, tu bổ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh theo kế hoạch được giao.
– Tổ chức các hoạt động dịch vụ: Trưng bày, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật; Phục vụ ẩm thực, giải khát…hỗ trợ cho hoạt động tại các di tích, phục vụ nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của nhân dân và du khách. Đồng thời, bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên, đóng góp nghĩa vụ thuế Nhà nước và tích lũy nguồn kinh phí đầu tư tôn tạo di tích theo kế hoạch được giao.
– Phối hợp với phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình; các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, ban quản lý các di tích, hướng dẫn tổ chức các lễ hội truyền thống lành mạnh, chống các hành vi lợi dụng lễ hội tuyên truyền mê tín dị đoan; vận
động nhân dân và các tổ chức hoạt động quyên góp cho mục đích từ thiện, góp phần tôn tạo di tích.
– Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở và các phòng Văn hóa – Thông tin huyện, thị, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn tuyên truyền thực hiện Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật hiện hành; tham gia các hoạt động bảo tồn và tuyên truyền, giới thiệu để phát huy giá trị di tích, danh thắng trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
– Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở, chính quyền địa phương và các đơn vị, tổ chức có liên quan tổ chức tốt lễ hội Tháp Bà truyền thống hàng năm. Vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp công đức để tu bổ di tích, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
– Phối hợp với Phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Quản lý Di sản thuộc Sở thẩm định các dự án bảo quản, tu bổ di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh; dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là 2 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, do đó phải được quản lý với những điều kiện hết sức khắt khe và bị chi phối của Luật di sản. Hiện nay, Thành cồ và Văn Miếu Diên Khánh được khai thác du lịch dưới dạng tham quan là chủ yếu và du khách không mất phí tham quan khi đến đây. Điều đó cũng là động lực để thu hút thêm nhiều du khách và tạo thiện cảm trong hoạt động du lịch, tuy nhiên về lâu về dài nếu tổ chức thu phí theo một giá trị nào đó thì những dòng tiền này chính là một phần đóng góp của khách du lịch đối với việc tôn tạo, tu bổ, duy trì giá trị của di sản văn hóa.
2.6.2. Quy hoạch phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh Thường trực HĐND tỉnh Khánh Hòa vừa thông qua chủ trương trùng tu Thành cổ Diên Khánh giai đoạn 2 với kinh phí hơn 70,6 tỷ đồng. Dự kiến, dự án trùng tu gồm các hạng mục: phục chế thành đất khoảng 900m, các tiểu công viên, trồng cây xanh; nhà vệ sinh; hệ thống điện chiếu sáng; xây mới cầu vòm bắc qua hào nước ở cửa Hậu; xây mới tuyến đường nằm ngoài đường ranh giới bảo vệ; hệ
thống thoát nước cho hào nước bao quanh thành… Tuy được thông qua nhưng tại phiên họp Thường trực HĐND tỉnh vừa qua, vẫn còn có những ý kiến băn khoăn, bởi đến nay vẫn chưa có quy hoạch tổng thể về trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích Thành cổ Diên Khánh.
Nhìn về bề dày “lý lịch” Thành cổ để thấy, việc trùng tu Thành cổ cần phải được tính toán một cách khoa học, kỹ lưỡng. Trong trùng tu di tích có 2 hướng cơ bản: trùng tu, tái tạo di tích như vốn có và trùng tu giữ nguyên hiện trạng (chủ yếu gia cố di tích không để di tích bị xâm lấn, hư hại thêm). Theo đó, với Thành cổ Diên Khánh, trước hết chính quyền địa phương và ngành Văn hóa cần phải xác định quy mô của việc trùng tu Thành cổ. Nói vậy, bởi trước đây, đã từng có ý tưởng khôi phục Thành cổ Diên Khánh với đầy đủ các hạng mục vốn có, biến thành một điểm du lịch văn hóa lịch sử lớn theo kiểu thành cổ Hwaseong của Hàn Quốc.
Khánh Hòa đang phát triển mạnh về du lịch, bên cạnh các sản phẩm du lịch biển đảo, cần có thêm các loại hình du lịch khác, trong đó có các điểm, tour du lịch văn hóa. Việc thực hiện đại dự án trùng tu Thành cổ Diên Khánh (nếu có), đưa di tích trở thành điểm du lịch lớn rất có ý nghĩa với sự phát triển du lịch xứ Trầm Hương. Tất nhiên, để thực hiện điều này, cần phải có nghiên cứu khoa học cẩn trọng, hình thành quy hoạch tổng thể, sau đó sẽ phân kỳ giai đoạn để trùng tu tôn tạo. Để thực hiện ý tưởng này, cần phải giải tỏa nhiều công trình xây dựng đang hiện hữu trong nội thành, cần một nguồn kinh phí rất lớn, không loại trừ việc kêu gọi tiến hành dự án theo phương thức xã hội hóa. Trong quá trình thực hiện dự án, phải lựa chọn đơn vị có kinh nghiệm thi công, tổ chức giám sát chặt chẽ, phải tính toán đến cả đội ngũ nhân lực tham gia quản lý dự án sau khi hoàn thành việc trùng tu.
Việc tiến hành một dự án đại trùng tu Thành cổ Diên Khánh sẽ rất phức tạp nhưng không phải không thực hiện được, cái chính là quyết tâm, cách làm việc khoa học của chính quyền địa phương và ngành Văn hóa, sự đồng thuận của người dân. Việc TP. Đà Nẵng đang thực hiện trùng tu Thành cổ Điện Hải là một minh chứng.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định sẽ di dời các cơ quan hành chính, quân sự, trường học khỏi khu vực bên trong thành cổ Diên Khánh hiện nay.Sau khi
di dời, đất các công trình vừa nêu được chuyển đổi thành đất dịch vụ du lịch và dịch vụ đô thị, kết hợp tổ chức thành các dãy phố đa chức năng. Các công trình này được xây dựng cao không quá 14m.
Khu vực trong thành cổ sẽ trở thành phố đi bộ vào một số thời điểm để tăng tính hấp dẫn với du khách.
Cùng với việc bảo tồn, tôn tạo thành cổ, trên tường thành sẽ làm một số điểm dừng chân cho du khách ngắm cảnh.
Đối với Văn miếu Diên Khánh sau khi đã hoàn thành các công đoạn trùng tu đã được đưa vào khai thác du lịch, định hướng của địa phương trong việc phát triển du lịch tại đây là quy hoạch Văn miếu thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa trọng điểm của địa phương, đưa vào khai thác tuyến tham quan du lịch phía Bắc huyện: Tour Diên Điền, Diên Sơn và Bắc thị trấn tham quan các công trình kiến trúc Đình, Chùa, các di tích lịch sử - văn hóa Miếu Cây Ké, Chùa Phú Lộc, Chùa Thiên Quang, Văn Miếu Diên Khánh, kiến trúc nhà cổ, chợ đồng quê và các cơ sở chế sản phẩm sau thu hoạch tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp…Đồng thời, tiếp tục đề xuất mở rộng giai đoạn 2 với tổng diện tích 2 ha đã được Nghị quyết HĐND huyện thông qua qui hoạch.
2.8. Đánh giá chung về hoạt động du lịch tại thành cổ Diên Khánh và Văn miếu Diên Khánh
2.8.1. Về thị trường khách đến với Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh
Về số lượng khách
Nhìn vào bảng số liệu(Bảng 2.8.1.1.), cho thấy thị trường khách du lịch hỗn hợp bao gồm nội địa và quốc tế vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu khách đi tham quan dưới hình thức tự phát và kết hợp việc tham dự các lễ hội tổ chức ở Văn miếu sau đó di chuyển sang tham quan Thành cổ do hiện nay, Thành cổ Diên Khánh vừa là di sản văn hóa vừa là cửa ngõ ra vào của cư dân nội thị nên không bán vé tham quan, điều này gây nên sự khó khăn trong công tác quản lý và thống kê số liệu. Lượng du khách tăng đều trong các năm bước đầu cho thấy một số hiệu quả của công tác xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh
Số lượng khách tham quan Thành cồ và Văn miếu Diên Khánh Giai đoạn 2015 - 2019 (Đơn vị tính: lượt khách) | |||||
2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Văn miếu | 1212 | 2105 | 2400 | 2772 | 3652 |
Thành cổ | 981 | 1265 | 1856 | 2013 | 2743 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giá Trị Của Thành Cổ Diên Khánh Đối Với Việc Thu Hút Khách Du Lịch
- Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Tại Thành Cổ Diên Khánh Và Văn Miếu Diên Khánh
- Du Lịch Sinh Thái Nghỉ Dưỡng Ở Khu Vực Phụ Cận Thành Cổ Và Văn Miếu Diên Khánh
- Về Thông Tin Đánh Giá Của Du Khách Và Các Thành Phần Xã Hội Khác
- Một Số Giải Pháp Góp Phần Phát Triển Du Lịch Tại Thành Cổ Và Văn Miếu Diên Khánh, Tỉnh Khánh Hòa
- Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Bảng 2.8.1.1. Bảng thống kê số lượng du khách tham quan Thành cồ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn 2015 – 2019)
(Nguồn: Phòng Văn hóa xã hội huyện Diên Khánh)
Việc khách tăng đều đặn trong các năm đến tham quan Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh là một tín hiệu đáng mừng. Điều này được giải thích về việc các cấp cơ quan ban ngành trong tỉnh đang có kế hoạch và chủ trương khuyến khích học sinh, sinh viên thực hiện các chuyến học tập ngoại khóa tại Thành cổ và Văn miếu để nâng cao ý thức truyền thống lịch sử và hiếu học. Trên thực tế cho thấy, qua các văn bản như: Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 23/2/2018 của UBND huyện Diên Khánh về việc tổ chức cá hoạt động tại Văn miếu và Nhà truyền thống huyện Diên Khánh; Công văn số 793/PGD&ĐT ngày 01/10/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diên Khánh về việc tổ chức tham quan các hoạt động tại Văn Miếu và Thành cổ Diên Khánh năm học 2019-2020; Công văn 683/PGD&ĐT ngày 18/9/2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Diên Khánh về việc tổ chức tham quan các hoạt động tại Văn Miếu và Thành cổ năm học 2019-2020.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 9/12/2019 của UBND huyện Diên Khánh về việc Triển khai thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TU ngày 13/9/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Diên Khánh
Mặt khác, xu hướng dịch chuyển cơ cấu khách quốc tế đến với Khánh Hòa ngày một tăng với việc mở rộng các đường bay từ Cam Ranh đến các nước như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Thái Lan…cũng là nguyên nhân gia tăng lượng khách