Về Thông Tin Đánh Giá Của Du Khách Và Các Thành Phần Xã Hội Khác

quốc tế đến tham quan tại Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh. Đặc điểm của nhóm khách quốc tế này từ đi thành đoàn từ 3-4 xe 45 chỗ ngồi đến điểm tham quan, thứ nữa là thị hiếu những nhóm khách quốc tế này rất quan tâm đến du lịch di sản bởi sự tương đồng nào đó về văn hóa Á Đông trong phong cách kiến trúc, họa tiết, hoa văn trang trí hay cho đến những đạo dụ, sắc phong của vua chúa thời xưa cũng không kém phần lôi cuốn, hấp dẫn so với quốc gia mà học đang sinh sống

Về quốc tịch

Có thể thấy, nhìn vào số liệu (Bảng 2.8.1.2.)thì lượng du khách quốc tế chủ yếu đến từ vùng Đông Bắc Á (45%) sau đó lần lượt là khách đến từ Châu Âu, Châu Öc và ASEAN với tỷ lệ 20%. Điều này cho thấy sự phù hợp với cơ cấu khách chung đến với Khánh Hoà bởi trong những năm gần đây lượng khách đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc là rất lớn dần thay thế thị trường truyền thống trước kia là Châu Âu, Châu Mỹ...Chưa kể, việc sân bay Cam Ranh mở rộng để đón các đường bay mới nối tuyến từ các nước như Thái Lan, Malaysia cũng mở ra cơ hội khai thác một thị trường tiềm năng đến từ các nước ASEAN. Việc chuyển dịch cơ cấu khách quốc tế như đã nói ở trên về mặt số lượng là một điều đáng mừng, nhưng việc thị trường truyền thống mất dần cũng là một điều đáng lo đặt ra cho những người làm du lịch một số vấn đề đáng suy ngẫm trong việc định hướng và hoặc định chính sách phát triển thị trường khách du lịch

STT

Quốc tịch

Số phiếu

Tỷ lệ (100%)

1.

Châu Âu

4

20

2.

Châu Mỹ

1

5

3.

Châu Phi

0

0

4.

Châu Öc

1

5

5.

ASEAN

4

20

6.

Đông Bắc Á

9

45

7.

Các nước khác

1

5

Tổng

20

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 10

Bảng 2.8.1.2. Bảng số liệu thành phần quốc tịch du khách tham quan Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Về nghề nghiệp

Cũng theo khảo sát, tác giả nhận thấy có sự đa dạng về nghề nghiệp của du khách khi lựa chọn Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là điểm đến bởi đây là địa chỉ văn hóa rất có giá trị và đáng lưu tâm phục vụ nhiều mục đích, đặc biệt là mục đích nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo cổ...vì vậy mà trong 6 ngành nghề mà tác giả đưa ra khảo sát thì tỷ lệ giáo viên, người nghiên cứu và công chức viên chức chiếm tỷ lệ khá cao (tổng 51%). Điều này cho thấy loại hình du lịch văn hoá di sản cũng khá kén chọn khách và phục vụ cho những mục đích học tập, khảo sát nhất định dẫu rằng thành phần khách tham quan là đa dạng. Thành phần nghề nghiệp khác cũng cho thấy có một sự sự quan tâm nhất định di sản văn hoá thông qua hoạt động tham quan cũng là một tín hiệu đáng mừng (xem Bảng 2.8.1.3.)

STT

Nghề nghiệp

Số phiếu

Tỷ lệ (100%)

1.

Nông dân

7

7

2.

Công nhân

7

7

3.

Giáo viên

13

13

4.

Nghiên cứu viên

23

23

5.

Công chức, viên chức

15

15

6.

Làm nghề tự do khác

35

35

Tổng

100

100%

Bảng 2.8.1.3. Bảng số liệu thành phần nghề nghiệp du khách tham quan tại Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Về độ tuổi

Khi đưa ra các mức tuổi khảo sát khách du lịch tại Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh, tác giả cho rằng ở những độ tuổi này thì các hoạt động du lịch được diễn ra thường xuyên hơn, trình độ nhận thức ở một mức độ tương đối trong việc đánh giá sự hấp dẫn của điểm đến. Mỗi giai đoạn độ tuổi, du khách có tâm lý và nhu cầu du lịch vốn là khác nhau dẫn đến những đánh giá, cảm nhận về điểm đến có thể khác nhau. Nếu nhìn tổng thể từ bảng số liệucó thể thấy rằng có sự quan tâm rất lớn của nhóm các nhóm tuổi từ 18 cho đến 45 tuổi, tổng tỷ lệ chiếm đến 75% tổng số du

khách trong độ tuổi khảo sát, điều đó đi đến một lập luận mới rằng loại hình du lịch di sản văn hóa đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ những người trẻ, nó trái ngược với những quan niệm trước đây về thị trường khách du lịch di sản văn hóa là chỉ dành cho những người lớn tuổi(xem Bảng 2.8.1.4.)


STT


Độ tuổi

Số phiếu

Tỷ lệ (100%)

Khách

quốc tế

Khách

nội địa

Khách

quốc tế

Khách

nội địa

1.

Dưới 18

2

10

10

12,5

2.

Từ 18 đến 24

6

17

30

21,25

3.

Từ 25 đến 55

6

25

30

31,25

4.

Từ 56 đến 60

4

15

20

18,75

5.

Trên 60

2

13

10

16,25

Tổng

20

80

100%

100%

Bảng 2.8.1.4. Bảng số liệu độ tuổi du khách tham quan tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Về giới tính: về vấn đề này khi tiến hành khảo sát đối với cả khách quốc tế và nội địa cho thấy tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới xem (Bảng 2.8.1.5.)cho thấy một bước chuyển biến tích cực về sự quan tâm của đối tượng khách du lịch về phương diện giới, nhưng nhìn chung tỷ lệ này là không đáng kể và không ảnh hưởng gì đến chất lượng hoạt động tham quan di sản, di tích tại điểm đến.


STT


Giới tính

Số phiếu

Tỷ lệ (100%)

Khách

quốc tế

Khách

nội địa

Khách

quốc tế

Khách

nội địa

1.

Nam

9

38

45

47,5

2.

Nữ

11

42

55

52,5

Tổng

20

80

100%

100%

Bảng 2.8.1.5. Bảng số liệu giới tính của khách tham quan tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

2.8.2. Về thông tin đánh giá của du khách và các thành phần xã hội khác

Theo khảo sát tổng hợp 140 phiếu điều tratừ các đối tượng được phỏng vấn bao gồm khách du lịch, hướng dẫn viên và các chuyên gia du lịch đánh giá về kiến trúc chung cho thấy bình quân hơn 50% số lượng người tham gia phỏng vấn cho rằng Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh có kiến trúc khá đẹp, thu hút sự quan tâm của nhiều người và cần khai thác các giá trị văn hóa, lịch sử vào hoạt động du lịch(xem bảng 2.8.2.1.)


Hạng mục

Mức độ đánh giá về kiến trúc chung

Bình thường

Khá đẹp

Rất đẹp

Số phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số phiếu

Tỷ lệ

(%)

Thành cổ

47

33,6

81

57,9

12

8,5

Văn miếu

60

42,9

73

52,1

7

5

Bảng 2.8.2.1. Bảng số liệu mức độ đánh giá về kiến trúc chung đối với Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Tuy nhiên, hoạt động du lịch hiệu quả không chỉ tính đến nhận xét, cảm nhận của du khách đến tham quan các giá trị kiến trúc mà còn xoay quanh các hoạt động đa dạng nhằm kết hợp đưa du khách tiếp cận các sản phẩm du lịch khác thì có đến trên 60% (xem bảng 2.8.2.2.)ý kiến cho rằng rất nên quy hoạch bên trong Thành cổ Diên Khánh thành phố đi bộ dựa trên những tài liệu cũ nhằm tái hiện lại cảnh quan thời xưa nhằm giúp du khách có cơ hội trải nghiệm không khí và nét sinh hoạt văn hóa xưa tại vùng này đồng thời góp phần thu hút lượng khách về đây


Mức độ đánh giá

Ý kiến khảo sát quy hoạch bên trong Thành cổ Diên

Khánh thành phố đi bộ phục vụ hoạt động du lịch

Khách du lịch

Hướng dẫn viên

Chuyên gia

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Không nên

17

17

2

10

3

15

Lưỡng lự

21

21

7

35

4

20



Mức độ đánh giá

Ý kiến khảo sát quy hoạch bên trong Thành cổ Diên

Khánh thành phố đi bộ phục vụ hoạt động du lịch

Khách du lịch

Hướng dẫn viên

Chuyên gia

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Rất nên

62

62

11

65

13

65

Tổng

100

100

20

100

20

100

Bảng 2.8.2.2. Bảng số liệu khảo sát ý kiến về quy hoạch Thành cổ Diên Khánh phục vụ du lịch

Và để thu hút thêm lượng du khách thì đa số ý kiến cho rằng nên tổ chức tái hiện các sinh hoạt xưa bên trong Thành cổ Diên Khánh vào những ngày cuối tuần và dịp lễ Tết. Điều này có thể lý giải bởi trọng tâm phát triển du lịch Khánh Hòa nói chung vẫn là du lịch biển đảo kết hợp một phần loại hình du lịch văn hóa nhằm đa dạng hoạt động tham quan du lịch (xem bảng 2.8.2.3.)


Thời gian

Ý kiến khảo sát thời gian tổ chức các sinh hoạt thời

xưa bên trong Thành cổ Diên Khánh

Khách du lịch

Hướng dẫn viên

Chuyên gia

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số

phiếu

Tỷ lệ

(%)

Hàng đêm

0

0

3

15

2

10

Chỉ vào 2 ngày cuối

tuần và dịp lễ tết

83

83

13

65

17

85

Hàng tháng

17

17

4

20

1

5

Tổng

100

100

20

100

20

100

Bảng 2.8.2.3. Bảng khảo sát ý kiến về thời gian tổ chức các hoạt động tại Thành cổ Diên Khánh phục vụ du lịch

Đối với Văn miếu Diên Khánh, ấn tượng với du khách đó là kiến trúc và cách bàn trí bàn thờ. Có đến 78/140 phiếu đồng ý ấn tượng khi đến với nơi này là kiến trúc đạt tỷ lệ 57,7%(xem bảng 2.8.2.4.).Điều này cho thấy sự đánh giá cao các nét kiến

trúc và thờ tự của Văn miếu Diên Khánh bởi nhìn lại lịch sử hình thành Văn miếu có sự kết hợp giữa cách xây dựng phong cách cổ điển đặc trưng của hệ thống Văn miếu của các nước có nền nho học lâu đời, bên cạnh đó là sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên và gần như nguyên vẹn (cột kèo, gác mái, hoành phi, câu đối) trong quá trình trùng tu và phục dựng. Không những thế, tại Văn miếu còn lưu giữ hệ thống các sắc phong, đạo dụ từ thời phong kiến (chủ yếu là thời nhà Nguyễn) có giá trị tư liệu quý hiếm rất được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm


Nội dung

Ý kiến khảo sát về ấn tượng thu hút du lịch

của Văn miếu Diên Khánh


Tổng

Khách du

lịch

Hướng dẫn

viên

Chuyên gia

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ

lệ (%)

Số phiếu

Tỷ

lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Kiến trúc

53

53

11

55

14

70

78

55,7

Tượng thờ

9

9

1

5

3

15

13

9,3

Bài trí bàn

thờ

22

22

5

25

0

0

27

19,3

Khác

16

16

3

15

3

15

22

15,7


140

100

Bảng 2.8.2.4. Bảng số liệu khảo sát ấn tượng của du khách đối với Văn miếu Diên Khánh

Tựu chung, bên cạnh những nhận xét khách quan giữa các bên về Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh thì những đóng góp ý kiến quý báu nhằm thu hút thêm lượng du khách đến 2 điểm tham quan này cũng góp phần giúp các nhà hoạch định và kinh doanh du lịch phải suy nghĩ thêm nhằm mang lại nhiều thông tin, định hướng được những giải pháp phát triển du lịch cho những năm sắp tới. Có 41/140 (đạt 29,1%) số người được hỏi cho rằng để thu hút khách du lịch nên thực hiện quảng cáo trên TV, báo đài giúp cho công chúng biết đến 2 điểm tham quan này rộng rãi hơn, nhưng chỉ có thể áp dụng đối với trong nước còn để thu hút được

khách nước ngoài thì phương pháp này cũng bộc lộ hạn chế bởi chi phí quảng bá khá cao. Trong khi đó, có đến 73/140 người được hỏi (đạt tỷ lệ 52,1%) lại cho rằng nên liên kết các công ty lữ hành; điều này cho thấy các thành phần tham gia hoạt động du lịch đánh giá rất cao vai trò của công ty lữ hành với tư cách là cầu nối giữa du khách đến với điểm tham quan. Điều này tỏ ra hợp lý bởi các công ty là các đơn vị chủ yếu đưa khách đến; để đạt được hiệu quả trong việc đa dạng hóa các hoạt động tham quan và tìm kiếm những điểm đến có sức thu hút nhiều du khách, họ có thể vận dụng các phương pháp quảng bá sẵn có đồng thời có thể bắt tay nhau trong việc tìm nguồn khách đến với điểm tham quan. Mặt khác, có 26/140 người được hỏi cho rằng nên lập các trang web quảng cáo, đưa thông tin hình ảnh điểm đến Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh đến với du khách trong và ngoài nước, với tỷ lệ đạt 18,6% ở mức khiêm tốn cho thấy tính hiệu quả chưa cao của phương pháp quảng bá này bởi không phải ai cũng biết đến tên miền trang web, chi phí vận hành duy trì trang web cũng chỉ để nói đến 2 điểm tham quan , đồng thời nhân lực trong việc điều hành hoạt động của trang web cũng là vấn đề khó khăn cần phải tính tới (xem bảng 2.8.2.5.)


Nội dung

Ý kiến khảo sát hoạt động quảng bá nhằm

thu hút khách tới tham quan Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh


Tổng

Khách du

lịch

Hướng dẫn

viên

Chuyên gia

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ

lệ (%)

Số phiếu

Tỷ

lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Quảng cáo

trên TV, đài báo

33

33

5

25

3

15

41

29,3

Liên kết với

các công ty lữ

45

45

12

60

16

80

73

52,1



Nội dung

Ý kiến khảo sát hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách tới tham quan Thành cổ và

Văn miếu Diên Khánh


Tổng

Khách du

lịch

Hướng dẫn

viên

Chuyên gia

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

Số phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số phiếu

Tỷ lệ

(%)

Số phiếu

Tỷ lệ (%)

hành









Lập trang

web

22

22

3

15

1

5

26

18,6


140

100

Bảng 2.8.2. 5. Bảng số liệu khảo sát ý kiến về hoạt động quảng bá nhằm thu hút khách du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí