Du Lịch Sinh Thái Nghỉ Dưỡng Ở Khu Vực Phụ Cận Thành Cổ Và Văn Miếu Diên Khánh

du khách biết đến.Bánh ướt là một món ăn dân dã rất phổ biến ở thị trấn Diên Khánh. Di dọc theo quốc lộ 1A, du khách không khó bắt gặp các quán bánh ướt ven đường. Nơi đây dược người dân địa phương gọi là phố bánh ướt.Cũng với những nguyên liệu bình thường, nhưng nhờ vào tay nghề của những người dân nơi đây đã tạo nên được “thương hiệu” bánh ướt cho riêng mình. Có hai nước chấm bánh ướt là: nước mắm và mắm nêm. Nhiều quán còn tự chế biến ra cho quán mình những loại nước chấm riêng như mắm từ ruột cá ngừ, cá ồ.

2.3.2.2. Nai khô Diên Khánh

Với những du khách tới du lịch Nha Trang- Khánh Hòa thì chắc không ai không nghe, không ai không biết đến những câu ca dao quen thuộc nhằm ca ngợi 6 món ăn đặc sản của người Khánh Hòa: “Yến sào Hòn Nội- Vịt lội Ninh Hòa- Tôm hùm Bình Ba- Nai khô Diên Khánh- Cá tràu Võ Cạnh- Sò huyết Thủy Triều”. Với Diên Khánh là món nai khô, du khách ưa hải sản đã có món tôm hùm Bình Ba nổi tiếng thì món nai khô Diên Khánh chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai ưa thích đặc sản núi rừng. Ngày xưa, thị trấn Diên Khánh bao gồm cả huyện miền núi Khánh Vĩnh là một nơi có số lượng nai nhiều nhất trong cả tỉnh.Ngày trước, nai còn nhiều, người dân thường hay đặt bẫy đánh bắt. Thịt nai tươi sống được ướp nướng, xào… dư thừa thì đem phơi khô để dành. Dần dà, món nai khô trở thành đặc sản mà ai đến Diên Khánh đều muốn được thưởng thức. Ngày nay, để đảm bảo về mặt bảo tồn động vật hoang dã và tuân thủ pháp luật, người ta không đánh bắt nai rừng nữa mà chuyển sang sử dụng nguyên liệu thịt nai từ các trang trại nuôi nai lấy thịt để làm khô thay thế cho các hoạt động như trước đây...

2.3.2.3. Nem chả chợ Thành

Nem chả chợ Thành, không biết có từ bao giờ, nhưng ngày nay nem chả chợ Thành là một món ăn không thể thiếu với người dân nơi đây.Chả lụa Thành có vị mặn mặn, ngọt ngọt, khác với các dòng chả lụa khác như chả lụa Ninh Hòa (cũng thuộc tỉnh Khánh Hòa). Chả được làm từ thịt nạc đùi quết nhuyễn, rồi thêm gia vị tiêu, đường, bột ngọt và nước mắm. Vì có thêm mắm nên chả Thành có vị đậm đà, thơm mùi mắm và có màu sậm hơn chả những vùng khác.Sau khi quết xong, trộn với ít mỡ hạt lựu, gói tròn trong lớp lá chuối, rồi xâu lại thành từng chùm đem luộc

40 phút cho chín rồi vớt ra, treo trên dàn gỗ cho ráo nước.Những xâu nem chua – chả lụa Thành có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ quán vịt lộn, các hàng bún riêu, mì quảng, bánh canh, bánh mì, bún thịt nướng… dành cho khách thích ăn kèm. Hoặc có những cây chả, cây nem to chừng nửa kí được mua về đãi khách hoặc trong những đám tiệc.Nem chua – chả lụa có thể ăn quanh năm. Nhưng thú vị nhất vẫn là những đêm trời se lạnh, ngồi co ro bên bếp lửa của một hàng vịt lộn nào đó, ăn xong trái trứng vịt rồi lại nhẩn nha đến cuốn chả lụa, rồi bóc tép tỏi trong lúc chờ những chiếc nem chua đang chảy mỡ lèo xèo trên than hồng, tỏa mùi thơm phức một góc đường…

2.3.3. Du lịch lễ hội

Về lễ hội trên địa bàn Diên Khánh tập trung các lễ hội lớn như: Lễ hội Am chúa, Suối Đỗ, Dinh Thái Tử, Văn Miếu… Ngoài ra, ở các địa phương còn tổ chức cúng tại các Đình, Miếu vào dịp Thanh minh (hay còn gọi là cúng xuân, lễ cúng thu (sau khi thu hoạch xong vụ 8) mà các cụ lão ngày xưa vẫn thường gọi “Xuân, Thu nhị kỳ”. Riêng các nhà thờ họ tộc, đa số việc cúng, tế cũng tổ chức vào dịp Thanh minh (mùng 10/3 âm lịch) hàng năm.

2.3.3.1. Lễ hội Văn Miếu Diên Khánh

Văn Miếu Diên Khánh thờ Khổng Tử, Tứ phối (4 vị học trò giỏi được Khổng Tử thương yêu nhất và được phối thờ cùng Ngài là Nhan Hồi, Tăng Sâm, Khổng Cấp, Mạnh Kha), Thập Triết (10 vị hiền triết có công với Nho giáo là Mẫn Tử Khiên, Tử Trương, Tể Dư, Nhiễm Hữu, Ngôn Yển, Nhiễm Canh, Nhiễm Ung, Trọng Do, Bốc Thượng và Đoan Mộc Tử)…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Dưới thời phong kiến nhà Nguyễn, Văn miếu Diên Khánh là một trong sáu cơ sở thờ tự của tỉnh Khánh Hòa được liệt vào lệ “Quốc tế”. Do chính quyền phong kiến tổ chức tế lễ: Một viên chức hàm Chánh cửu phẩm được giao trông coi, trực thuộc quản lý của quan Đốc học. Phụ giúp ông có 4 lễ sanh lo phần nghi lễ và 30 miếu phu được chọn lựa kỹ lưỡng. Các miếu phu được “miễn diêu” tức không phải tham gia những công sưu tạp dịch khác. Được chọn làm miếu phu hầu hết là dân Trường Lạc, còn trạm phu phần đông là dân các làng Phước Thạnh và Phú Lộc.

Hàng năm, Ban quản lý di tích đều tổ chức lễ Thánh Đán (kỷ niệm ngày sinh 27/8 Âm lịch) và Thánh Húy (ngày giỗ 18/4 Âm lịch) của đức Khổng Tử.

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 8

Từ năm 2004 đến nay, Văn miếu Diên Khánh duy trì lễ phát thưởng, trao học bổng “Khuyến học, khuyến tài” cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi của huyện Diên Khánh và tỉnh Khánh Hoà vào lễ “Thánh húy”, nguồn kinh phí được Ban quản lý vận động từ các nhà hảo tâm, của Hội khuyến học tỉnh Khánh Hòa và Hội khuyến học huyện Diên Khánh.

2.3.3.2. Lễ hội Am Chúa

Lễ hội Am Chúa diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 1 đến ngày 3-3 âm lịch) là dịp để người dân và du khách thập phương cùng nhau bày tỏ lòng biết ơn đến Đức Thánh Mẫu Thiên Y A Na và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Sau nghi thức khai mạc đã diễn ra lễ tế cổ truyền. Các đoàn hành hương lần lượt biểu diễn hát văn, múa bóng ngợi ca công đức của Thánh Mẫu Thiên Y A Na, thể hiện ước mơ bình dị của người dân là cầu cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt… Lễ hội Am Chúa được đánh giá là một trong những lễ hội còn bảo lưu được nhiều nghi thức cổ truyền của người Việt ở Khánh Hòa và nét đẹp trong tục thờ Mẫu.

2.3.4. Du lịch làng nghề truyền thống

Về làng nghề truyền thống: Đã từ lâu, nhân dân Diên Khánh luôn gắn bó với những ngành nghề thủ công mà tổ tiên đã để lại, nhiều sản phẩm được du khách gần xa ưa chuộng như: Nón lá, bánh, bún, nghề đúc đồng… tập trung chủ yếu ở địa bàn Phú Lộc thuộc thị trấn Diên Khánh.

2.3.4.1. Nghề đúc đồng

Làng nghề đúc đồng Diên Khánh là một trong số các làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa, nơi những năm gần đây được khá nhiều du khách chú ý và thường xuyên đến tham quan là Làng nghề đúc đồng Diên Khánh, một làng nghề nằm ở thôn Phú Lộc Tây-thị trấn Diên Khánh, nơi cách Nha Trang chỉ hơn 10km. Không ai còn nhớ rõ Làng nghề đúc đồng Diên Khánh được ra đời chính xác vào ngày, tháng, năm nào, nhưng theo các cụ già lớn tuổi thì đây là làng nghề đã có từ hơn 100 năm nay. Với đôi bàn tay khéo léo của mình, hết thế hệ này đến thế hệ khác nối

tiếp nhau, những người thợ ở làng nghề này đã cho ra đời những sản phẩm bằng đồng rất tinh xảo, có giá trị nghệ thuật cao với nhiều kiểu dáng độc đáo. Ngày xưa, Làng nghề đúc đồng Diên Khánh rất hưng thịnh, nhưng sau đó do chiến tranh và do không có nơi tiêu thụ nên một số gia đình sống bằng nghề chuyên đúc đồng phải chuyển sang nghề khác. Mấy năm gần đây, theo nhu cầu thị trường, nghề đúc đồng đã phát triển trở lại. Hiện nay, ngoài các sản phẩm như chân đèn, lư hương cùng nhiều sản phẩm khác, đủ kích cỡ để phục vụ cho việc thờ cúng, Làng nghề Diên Khánh đã sản xuất rất nhiều sản phẩm mang tính nghệ thuật cao để phục vụ khách du lịch. Tham quan Làng nghề làng đúc đồng Diên Khánh, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức quý giá về một ngành nghề thủ công truyền thống của người Việt Nam, một ngành nghề độc đáo được lưu giữ qua nhiều thế kỷ..

2.3.4.2. Nghề chằm nón

Trải qua một thời gian dài, nghề làm nón (chằm nón) là nguồn thu nhập chủ lực cho người dân ở Phú Lộc, Đại Điền, Diên Sơn thuộc huyện Diên Khánh bởi chất lượng của nón làm từ đây không hề thua kém với các loại nón có xuất xứ nổi tiếng khác như nón Bài thơ của Huế. Nghề này có từ lâu đời, ít nhất đã có 4 thế hệ nghệ nhân làm nón trong một gia đình cho thấy chiều sâu và bề dày truyền thống của nghề.

Thương hiệu nón lá Thành (tên gọi phổ biến mặc dù được làm từ các nơi phụ cận Thành cổ Diên Khánh) đã nổi tiếng khắp miền Nam trước đây với số lượng xuất ra hàng ngày hơn mười ngàn chiếc rất được nhân dân ở vùng Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ ưa chuộng bởi chất lượng nón bền, hình thức đẹp, giá cả lại hợp lý. Trước đây, cả vùng này nhà nào cũng làm nón.

2.3.5. Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở khu vực phụ cận Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

Ngoài du lịch văn hóa, Diên Khánh còn nổi tiếng với nhiều điểm Du lịch sinh thái như: Điểm du lịch sinh thái Suối Tiên, Suối Đỗ, Suối Bạch Đằng, Am chúa, Suối lạnh và Hồ Cây Sung - Láng Nhớt, điểm du lịch sinh thái Nhân Tâm ở xã Diên Xuân, điểm du lịch Memento Country Home ở xã Diên Hòa…

2.3.5.1. Du lịch sinh thái Memento

Ẩn mình trong một thôn nhỏ của xã Diên Hòa, cách Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh hơn 7 km, Memento là một chốn quê như thế. Memento đủ tự nhiên, đủ nhẹ nhàng để du khách sống chậm lại, tận hưởng không khí trong lành của những cánh đồng lúa, hàng tre và luống rau. Khi đến đây, du khách sẽ sống lại với những kỷ niệm xa xưa.Với diện tích hơn 60 ngàn mét vuông, Memento mang nét đặc trưng của một làng quê miền Trung thanh bình, yên ả với những cảnh quan hết sức thân thuộc, có thể làm nao lòng bất cứ ai từng đặt chân đến đây.

Memento biết cách gây thương nhớ cho du khách bởi những đồ vật của ngày xưa ấy như cái chum nước, cái gáo dừa cán tre, chiếc chõng tre, cái giếng gạch, chiếc nồi đất nung dùng đúc bánh xèo, bánh căn…Tưởng giản đơn nhưng là một trời thương nhớ mà ai cũng muốn tìm về.

2.3.5.1. Du lịch sinh thái Nhân Tâm

Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm cách Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh khoảng 30km, thuộc xã Diên Xuân (huyện Diên Khánh), trải dài trên diện tích 15ha. Để đến đây, du khách có thể đi theo 3 tuyến đường: tuyến Nha Trang - Đà Lạt; tuyến Tỉnh lộ 8; tuyến Tỉnh lộ 2. Cả 3 cung đường này đã được trải nhựa hoàn toàn, đi lại khá thuận lợi. Trên đường tới khu du lịch, du khách có thể ghé tham quan các di tích như: Thành cổ Diên Khánh, Am Chúa, Pháp viện Thánh Sơn...

Với mục tiêu trở thành điểm đến của những người yêu thiên nhiên, sau những năm tháng hình thành và phát triển theo hướng du lịch bền vững, đến nay Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm đã trở thành điểm du lịch với những dịch vụ chuyên biệt, phong phú gắn liền với thiên nhiên, phục vụ nhiều lứa tuổi. Hiện tại, đây là khu du lịch duy nhất tại Khánh Hòa có vườn cây ăn trái (bưởi, mít, chôm chôm, xoài...), rừng tre, rừng cây dó bầu. Ngoài ra, nơi đây còn có các hạng mục công trình khác như: cầu treo dài 91m bắc qua sông Chò, đồi tâm linh với hai gian nhà “Thành Nhân” nơi thờ Quốc tổ Hùng Vương, Đức Thánh Trần, Bác Hồ, gian nhà “Thành Tâm” nơi thờ Phật Thích Ca và các vị La hán. Bên cạnh đó còn có khu vực thờ các vị Phật và tượng 12 con giáp được điêu khắc hoàn toàn bằng gỗ rất tinh xảo.

Đến với Khu du lịch sinh thái Nhân Tâm, du khách như được thả mình vào không gian yên bình của một làng quê Việt truyền thống, với những lũy tre làng, con sông quê, vườn rau, ao cá. Một không gian thân thiện với dịch vụ, phong cách phục vụ thân thiện, tất cả chắc chắn sẽ khắc sâu trong tâm trí những người yêu thiên nhiên.

2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

Hoạt động du lịch tại một điểm đến không chỉ là hoạt động tham quan đơn thuần mà còn là cơ hội để du khách trải nghiệm, sử dụng dịch vụ tại điểm đến đó. Yếu tố này có tính chất quan trọng trong việc để lại ấn tượng cho du khách và quyết định đến việc du khách có quay trở lại điểm du lịch đó thêm lần nào nữa hay không. Đo đó, việc đánh giá toàn diện và cụ thể các điều kiện về cơ sở vật chất. Thành cổ và văn miếu Diên Khánh cách trung tâm thành phố Nha Trang chưa đến 15 km nên khách du lịch thường xuyên lưu trú tại Nha trang và chủ yếu di chuyển tham quan Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh đi về trong ngày là chủ yếu

2.4.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú và ăn uống

Theo thống kê đến cuối năm 2018, Khánh Hòa có 750 cơ sở lưu trú tương đương 40 nghìn phòng (so với năm 2017, số lượng tăng lên khoảng 50 cơ sở lưu trú và số lượng phòng tăng 10 nghìn phòng). Trong đó, tỉnh luôn tập trung cơ sở cao cấp, đối với khách sạn 3 đến 5 sao, số lượng này chiếm 101 cơ sở lưu trú, số lượng phòng gần 20 nghìn, chiếm gần 50% tổng số phòng hiện có trên địa bàn tỉnh.

Về năng lực lưu trú, 6 tháng 2019, Khánh Hòa đón, phục vụ khách lưu trú du lịch ước đạt 3,42 triệu lượt, tăng 11,95% so với cùng kỳ (trong đó khách quốc tế ước đạt 1.742 nghìn lượt lượt tăng 25,21 % so với cùng kỳ). Tổng ngày khách lưu trú ước đạt 10,5 triệu ngày khách, tăng 28,45% so với cung kỳ (trong đó, ngày khách quốc tế là 6,69 triệu ngày, tăng 32,65% so với cùng kỳ). Công suất sử dụng phòng bình quân ước đạt 50,95%, riêng đối với cơ sở lưu trú hạng 3-5 sao đạt 61,36%. Tổng doanh thu từ hoạt động lưu trú du lịch ước đạt 11,8 nghìn tỷ đồng.

Song song và đi liền với dịch vụ lưu trú là dịch vụ ăn uống, Khánh Hòa nói chung và Diên Khánh nói riêng là nơi rất nổi tiếng với sản phẩm ẩm thực đem vào

khai thác hoạt động du lịch, hầu như cơ sở lưu trú nào cũng có cơ sở ăn uống kèm theo, thậm chí xung quanh cơ sở lưu trú cũng có nhiều cơ sở ăn uống riêng biệt được đầu tư để phục vụ du khách. Tuy nhiên, bên cạnh những hiệu quả đạt được thì còn đó những vấn nạn như không minh bạch về giá bán hoặc nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm...

2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi, giải trí

Bên cạnh cơ sở lưu trú, đối với hoạt động vui chơi giải trí, hiện nay tỉnh đã đưa thêm vào một số điểm vui chơi giải trí mới thu hút khách du lịch cũng là để giảm tải bớt cho trung tâm thành phố như: Hồ Kênh Hạ, Ba Hồ và một số địa điểm trên tuyến đảo… Đó là một giải pháp Khánh Hòa đang cố gắng triển khai để phục vụ trong dịp Festival Biển 2019 cũng như trong năm nay.

Mặc dù lượng khách tăng đột biến nhưng làm sao để du khách chi tiêu nhiều hơn vẫn là bài toán mà du lịch Khánh Hòa phải tìm cách giải quyết. Dù sở hữu nhiều thế mạnh du lịch, điều kiện tự nhiên thuận lợi song các họat động, dịch vụ vui chơi, giải trí chưa được phát triển tương xứng. Những năm trở lại đây, ngoài Vinpear Land thì cũng đã có nhiều khu vui chơi, giải trí được đầu tư phát triển, tuy nhiên chúng ta vẫn còn thiếu những khu vui chơi, giải trí tầm cỡ. Nha Trang đã có phố đi bộ nhưng đa phần là bán hàng mỹ nghệ, lưu niệm và hàng ăn vặt, chưa có tính quy mô, chưa thể hiện được bản sắc văn hóa, bản sắc ẩm thực địa phương. Du khách ít tiền thì ngoài ngắm cảnh, ngủ khách sạn ít có lựa chọn để vui chơi, giải trí, mua sắm. Các sản phẩm du lịch nhìn chung còn thiếu bản sắc, chậm đổi mới, ít sáng tạo, trùng lập, thiếu tính cạnh tranh nên khó thu hút được du khách lưu trú dài ngày hoặc quay trở lại, đặc biệt “kinh tế ban đêm” phục vụ người dân và du khách vẫn chưa thực sự được quan tâm phát triển, giá trị gia tăng của sản phẩm du lịch thấp, thiếu tính liên kết trong phát triển sản phẩm. Đây là những thách thức mà muốn vượt qua, cần tư duy đột phá của những người làm du lịch.

2.4.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vận chuyển du lịch

Khánh Hoà được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hoà lại nằm trên trục giao thông Bắc Nam, thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không, là cửa ngõ lên Tây Nguyên và là tỉnh có nhiều vịnh, cảng gần tuyến hàng hải

quốc tế nhất ở Việt Nam. Đó là lợi thế để Khánh Hòa có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện, giao lưu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thương mại, du lịch, sản xuất kinh doanh và trao đổi hàng hóa.

Đường bộ, Khánh Hòa có hệ thống cơ sở hạ tầng về đường bộ tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng ven biển của Việt Nam như: Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ đèo Cả đến ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; Quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên; đường 723 - rút ngắn khoảng cách Nha Trang đi Đà Lạt còn 140 km (đi ngang qua địa phận Diên Khánh) và dự án đường cao tốc Bắc Nam đi qua Khánh Hòa trong đó có Diên Khánh.

Đường sắt, có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh. Trên địa bàn tỉnh có 12 ga đường sắt, các ga dọc tuyến là ga hỗn hợp, trong đó ga Nha Trang là ga chính, có quy mô lớn làm nhiệm vụ trung chuyển hành khách và hàng hóa từ Lâm Đồng, Buôn Ma Thuột tới các tỉnh phía Bắc và phía Nam, tất cả các tuyến tàu Thống Nhất đều dừng ở đây.

Đường hàng không, Khánh Hòa có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách TP. Nha Trang khoảng 35 km, cách TP. Cam Ranh 10km về phía Nam. Ngày 16/08/2007, Chính phủ đã ra Quyết định nâng cấp Cảng hàng không Cam Ranh trở thành Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đảm bảo khai thác tốt các loại máy bay hiện đại. Năm 2015, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã đón hơn 2,7 triệu lượt hành khách, vượt công suất thiết kế so với nhà ga hiện hữu (công suất thiết kế đón 2 triệu lượt khách vào năm 2020). Do đó, tháng 9-2016, Nhà ga hành khách mới Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh đã được khởi công xây dựng với thiết kế mang vẻ đẹp của chiếc tổ yến, tổng diện tích 50.500 m2 sàn, bao gồm: 2 cao trình đi/đến tách biệt; 80 quầy làm thủ tục; 10 cửa ra tàu bay; các khu chức năng, kinh doanh dịch vụ, sân đỗ xe ô tô, đường giao thông ra vào ga đồng bộ… Dự kiến đến năm 2030, nhà ga mới sẽ đón 8 triệu khách/năm. Theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2023