Giải Pháp Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch

cung đường di chuyển lại đi ngang hành lang quốc lộ 1A cách Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh chỉ hơn 1km

Bản thân Hiệp hội Du lịch cũng thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội thảo nhằm đánh giá và phát huy các giá trị di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu đối với sự phát triển du lịch. Điều này thu hút được đống đảo các học giả, nhà nghiên cứu tham gia nhằm tìm kiếm và chỉ ra các giải phấp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại nơi này thông qua các kinh nghiệm nghiên cứu hay hoạt động du lịch thực tiễn

Đối với thị trường khách quốc tế: với hiện trạng hiện nay tại Khánh Hòa, cơ cấu khách quốc tế đang bị mất cân đối trên nhiều bình diện, việc gia tăng lượng du khách quốc tế đến tham quan di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là một tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên vẫn còn đó những điều đáng lo bởi sự nhạy cảm của các thị trường khách Trung Quốc, Nga…đối với những biến động của kinh tế - chính trị thế giới. Bài học về lượng du khách Nga sụt giảm năm 2014 vẫn còn đó và cần các nhà làm du lịch phải chiếu soi. Vì vậy, để ổn định thị trường khách quốc tế đối với hoạt động du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh cần phải khảo sát lại nhu cầu thị trườngkhách, đẩy mạnh hoạt động quảng bá và xúc tiến có trọng điểm về các chuỗi sản phẩm du lịch nơi đây. Những cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh trở xuống có cơ chế tham mưu ban hành những chính sách kêu gọi, liên kết các hãng lữ hành nội địa và quốc tế lớn như Saigontourist, Viettravel, Bến Thành tourist… trong việc đưa di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu trở thành những điểm tham quan không thể thiếu trong các chuyến du lịch đến vùng đất Khánh Hòa

3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch

Mục tiêu của chiến lược phát triển sản phẩm du lịch ở Thành cổ và Văn miếu trở thành một chuỗi sản phẩm du lịch đặc thù, trọng điểm, có nét đặc sắc riêng, có khả năng đón nhận và thay thế những loại hình du lịch khác bị bão hòa trong tương lai. Hoạt động chủ đạo vẫn là tham quan, khám phá các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc…hay không gian văn hóa kết nối với các điểm khác trong khu vực và vùng phụ

cận. Phải làm sao đó để khi du khách đến Khánh Hòa là phải tìm đến ngay Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh để hưởng các giá trị đặc trưng này

Thực hiện việc liên kết tạo thành chuỗi sản phẩm là một vấn đề bức thiết và phải bắt tay làm ngay. Bởi Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh không chỉ phục vụ hoạt động tham quan mà quanh khu vực này có rất nhiều sản vật cây ăn trái cùng ẩm thực đa dạng phong phú. Có thể kết hợp tour tham quan di sản văn hóa với thưởng thức cây trái miệt vườn hoặc sử dụng sản phẩm ẩm thực trong không gian cổ kính, huyền mặc của ngôi thành cổ. Vấn đề này ở Hội An đã và đang khai thác rất tốt

Xây dựng phát triển sản phẩm du lịch Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh phải lấy điểm nhấn là hoạt động tham quan gắn liền với không gian văn hóa, cảnh quan sinh thái và con người địa phương. Thực tế cho thấy, hoạt động tham quan du lịch Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh vẫn còn mang tính đơn lẻ, tự phát và rời rạc, chưa có sự liên hoàn, chặt chẽ và logic giữa các điểm, tuyến điểm tham quan. Do đó, chưa tạo ra một chuỗi sản phẩm du lịch đầy đủ…

Du khách đến với di sản ngoài việc tham quan còn muốn tham gia các hoạt động khác như lễ hội, nghe nhạc, thưởng thức ẩm thực, thăm làng nghề…vì vậy mà tại di sản có thể tạo ra sản phẩm du lịch có sự kết hợp giữa di sản vật thể và di sản phi vật thể như tham quan Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh nghe hát bài chòi, trích đoạn hát bội… hoặc thậm chí cho du khách trực tiếp trải nghiệm tham gia vào hoạt động nghệ thuật bài chòi

Bên cạnh đó, các lễ hội cũng được xem như là nhân tố chính để thu hút du khách. Ở đây, ngoài lễ hội Văn miếu Diên Khánh từ lâu đã xác lạp vị trí văn hóa trong cộng đồng địa phươngcòn có các lễ hội lớn khác ở khu vực phụ cận như lễ hội Am chúa, lễ hội chùa Suối Đổcũng cần xem xét ở khía cạnh chấn chỉnh từ nội dung đến kịch bản cùng các thành phần tham gia, đặc biệt phải lấyngười dân bản địa làm trung tâm, là nơi cộng đồng phát sinh – hình thành lễ hội là chủ thể tổ chức với có điều kiện duy trì bền vững

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Ẩm thực địa phương cũng mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ, cũng nên cho du khách trực tiếp học tập, tham gia quy trình làm ra các món ăn thì

họ mới có thể tiếp cận với nét độc đáo văn hóa ẩm thực của không gian Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh. Có thể là tự thay làm một công đoạn làm ra một chiếc bánh ướt, có thể là tự tay gói một chiếc nem chả Thành, hay cũng có thể là tự tay thực hiện một quy trình làm bún…

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 12

Và cuối cùng, các công ty lữ hành cần đa dạng hóa hoạt động tham quan Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh bằng việc chú trọng đến các chương trình đưa khách tham quan các làng nghề truyền thống. trong bối cảnh kinh tế thị trường hội nhập cùng sự phát triển công nghệ, những làng nghề thủ công đang dần mai một và đang rất cần những luồng sinh khí mới thông qua hoạt động du lịch nhằm phục hưng làng nghề, giữ gìn cho con cháu muôn đời. Đến đó, du khách có thể quan sát, trải nghiệm quy trình làm ra một chiếc nón hoặc tự tay thực hiện một công đoạn nào đó để làm ra chiếc nón hoặc chiêm ngưỡng nghệ thuật đúc đồng vốn nổi tiếng trong không gian văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh.

3.2.3. Giải pháp xúc tiến, đầu tư du lịch

Muốn phát huy giá trị di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh vào việc phát triển du lịch tất yếu phải cho du khách thấy được và nhận thức được giá trị của di sản qua nhiều phương diện văn hóa, lịch sử, khảo cổ…để người dân bản địa tự hào, du khách hãnh diện, chính quyền vui sướng chung tay vào việc gìn giữ và bảo tồn di sản thông qua các hoạt động truyền thông và quảng bá

Sự phát triển của khoa học công nghệ gắn liền với sự phát triển của truyền thông. Vì vậy, lấy truyền thông làm sức mạnh để đưa hình ảnh điểm đến vào tâm trí khách du lịch làm động cơ thúc đẩy họ thực hiện các hành vi du lịch.

Để du khách có thể tiếp cận nhiều thông tin về di sản cần có sự thiết kế, định hình nội dung giới thiệu hướng dẫn với nhiều thứ ngôn ngữ phổ biến như Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc…trên các website, mạng xã hội và cần được cập nhật thường xuyên

Thông qua các cấp chính quyền, hiệp hội du lịch thường xuyên tổ chức các hội thảo bàn về vai trò, vị trí của di sản đối với việc phát triển du lịch. Đồng thời, tham gia thường xuyên các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước để tiếp cận thị trường, đưa hình ảnh di sản đén với các nước có thị trường khách tiềm năng

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân bản địa và du khách có trách nhiệm cùng tham gia quản lý, gìn giữ các giá trị nguyên bản, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch văn hóa

Về xúc tiến đầu tư, cần phải tạo cơ chế và hành lang pháp lý thông thoáng về chính sách, thuế…kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng với chính quyền địa phương lập các dự án, hạng mục công trình, sản phẩm du lịch để xúc tiến đầu tư phát triển

Tổ chức các buổi ra mắt dự án, giới thiệu với các nhà đầu tư về triển vọng phát triển sản phẩm du lịch trong tương lai và những lợi ích mang lại trong hoạt động du lịch tại di sản

3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là một trong những đòi hỏi cấp thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và trong tương lai. Đồng thời góp phần khai thác hợp lý di sản văn hóa thì du lịch Khánh Hòa nói chung và tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh nói riêng cần chú trọng đến đội ngũ lao động trong du lịch, bởi đây là nhân tố quan trọng góp phần vào thành công của hoạt động kinh doanh du lịch. Thực tế cho thấy, thành phần du khách đến đây chủ yếu là giáo viên, nhà nghiên cứu, công chức viên chức với mục đích học tập, khảo sát là chủ yếu như đã nêu ở phần thực trạng, thì với lực lượng lao động phục vụ trong các hoạt động tham quan du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh hiện nay cần chú ý đến một số giải pháp cơ bản sau:

Một là, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là đào tạo chính quy về du lịch trình độ đại học và trên đại học để tạo nên lực lượng quản lý nòng cốt;

Hai là, song song với việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn đào tạo nâng cao kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng giao tiếp, ứng xử và thuyết phục khách hàng;

Ba là, xây dựng các chương trình liên kết, hợp tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trẻ bằng cách cho tham gia các lớp đào tạo ở nước ngoài cũng như thực tập tại các cơ sở thực tế trong và ngoài nước;

Bốn là, tăng cường trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyến công tác, khảo sát, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học ở các nước có ngành du lịch phát triển làm bài học kinh nghiệm ứng dụng sau này;

Năm là, đối với đội ngũ hướng dẫn viên trực tiếp làm công tác hướng dẫn và tiếp xúc trực tiếp với khách tại di sản bên cạnh việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ còn phải trang bị kỹ năng tiếp xúc với khách, cần được quan tâm bồi dưỡng nhất là các kiến thức về kinh tế, văn hóa, giáo dục, văn học, nghệ thuật, địa lý và tâm lý khách du lịch…Bên cạnh đó, cũng cần phải am hiểu cặn kẽ về di sản mới có thể giới thiệu tường tận cho du khách về những giá trị văn hóa, lịch sử…

Sáu là, khuyến khích tạo điều kiện cho đội ngũ hướng dẫn viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, học được nhiều thứ tiếng để phục vụ đa dạng nhiều khách khác nhau

Cuối cùng, đối với lực lượng hướng dẫn viên tại điểm cần được cập nhật thường xuyên các kiến thức về bảo tồn di sản thường xuyên để tuyên truyền cho du khách, rèn luyện các kỹ năng truyền tải để giúp cho du khách có cảm nhận sâu sắc về giá trị của di sản mà họ viếng thăm, đảm bảo những trải nghiệm ý nghĩa của du khách

3.2.5. Giải pháp quản lý, quy hoạch du lịch

Về công tác quản lý di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

Hiện nay, di sản văn hóa Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh chịu sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa và giám sát của Luật di sản, mặc dù đã có những nỗ lực nhất định trong công tác quản lý những cũng xuất hiện nhiều bất cập bởi nhiều lý do. Vì vậy, để quản lý tốt hơn cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, phải có đội ngũ nhân viên chuyên trách tại địa phương có trình độ, am hiểm và kiến thức về di sản, bảo tồn di sản. cùng với đó là có chính sách đãi ngộ xứng đáng cho những người làm công tác quản lý, bảo tồn

Thứ hai, bản thân di sản Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh là những công trình kiến trúc, lại hiện diện ở nơi công cộng và cộng đồng địa phương sử dụng với những mục đích khác nhau. Do đó, cần phối hợp với các cấp chính quyền trong công tác tuyên truyền, phối hợp cùng với người dân quản lý, bảo tồn di sản

Thứ ba, di sản Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh được khai thác trong du lịch phục vụ mục đích tham quan nhưng không thu vé. Điều này có thể chấp nhận được vì nó là công trình chung của cộng đồng nhưng lại gây ra khó khăn trong công tác thống kê, chỉ ra thực trạng và giải pháp quản lý nên về lâu về dài, sau khi chính quyền địa phương tổ chức quy hoạch lại thành phố đi bộ cần tính đến phương án bán vé tham quan, cũng vừa là mục đích tạo thêm nguồn kinh phí trùng tu, tôn tạo cũng vừa phục vụ cho công tác thống kê

Về công tác quy hoạch di sản Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh phục vụ phát triển du lịch

Hiện nay, chính quyền địa phương đang có phương án di dời toàn bộ khu dân cư và cơ quan hành chính huyện Diên Khánh ra khỏi khu vực Thành cổ và biến nó thành phố đi bộ phục vụ hoạt động du lịch. Đây là một động thái tích cực, thể hiện tầm nhìn bao quát của chính quyền địa phương trong việc phát huy giá trị di sản phục vụ du lịch. Tuy nhiên, đó mới chỉ là ý tưởng ban đầu mà chưa có phương án thiết kế tổng thể. Theo tác giả, để quy hoạch hợp lý không gian Thành cổ cần thực hiện một số công việc sau:

Thực hiện nạo vét toàn bộ các đường hào ở 4 cổng thành, khơi thông dòng nước và dẫn nước từ sông Cái vào vừa có tính chất rửa trôi vừa có tính chất cảnh quan môi trường. Tạo ra một vùng đệm giữa bờ tường thành với khu vực vui chơi giải trí bên trong, tránh xâm phạm nguy hại đến di tích. Tại các dòng chảy này như một con sông nhỏ có thể thiết kế một không gian sinh hoạt trên bến dưới thuyền phục vụ các sản vật địa phương cho du khách

Phục dựng lại các thiết chế văn hóa xưa dựa trên những dấu tích cũ như Hoàng cung , dinh Tuần vũ, dinh Án sát, dinh Lãnh binh, dinh quan Tham tri… hình thành không gian văn hóa tiến tới trở thành một di sản đô thị, vừa làm điểm tham quan vừa có thể tái hiệnkhông gian sinh hoạt văn hóa xưa Khánh Hòa với những nét đặc sắc về phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân bản địa

Vòng ngoài, phía cửa Đông thành Diên Khánh tính ra 500m nên thực hiện giải tỏa để làm mặt bằng quảng trường phục vụ các sự kiện lễ hội, văn hóa địa

phương có tính chất quan trọng…cùng với đó là quy hoạch chỗ đậu xe ô tô cho khách tham quan cùng những cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch

Đối với Văn miếu Diên Khánh, hiện trạng hiện nay đã tương đối ổn và có chủ trương quy hoạch giai đoạn 2 mở rộng hơn 2ha. Sau khi mở rộng có thể thiết lập một vùng đệm ở bốn phía bờ tường bảo vệ như công viên cây canh càng tạo ra vẻ uy nghi cho Văn miếu

Lập các đoàn chuyên gia, hội đồng thẩm định thực hiện khảo sát và học tập kinh nghiệm ở những nơi đã quy hoạch thành công theo ý tưởng như Hội An, Huế trong việc thiết kế dự án quy hoạch tổng thể không gian Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

3.2.6. Giải pháp bảo vệ di sản văn hóa trong du lịch

Mặc dù có những bất cập trong quá trìnhkhai thác giá trị di sản văn hóa và hoạt động phát triển du lịch trong thời gian qua những cũng phần nào thúc đẩy du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh. Do đó, để tiếp tục dựa vào nguồn lực vô giá để khai thác phục vụ khách du lịch cần đảm bảo tình nguyên vẹn của các di sản, tiếp tục truyền lại thế hệ mai sau. Ở đây, cần chú ý một số giải pháp sau:

Chú ý đến việc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ di sản. Đây là một vấn đề vô cùng cấp thiết, bản thân di sản có giá trị quý báu và riêng biệt của nó truyền lại cho con cháu đời sau. Thậm chí, con cháu đời sau có thể sống và phát triển dựa vào các giá trị của di sản. Để những giá trị này được tồn tại mãi mãi cùng thời gian và không bị mất đi trong quá trình khai thác du lịch, đặc biệt các nhà quản lý phải hết sức chú trọng đến việc bảo vệ, trùng tu di sản đi đôi với việc bảo vệ và khai thác, có kế hoạch phát huy hiệu quả các giá trị di sản để phục vụ cho việc phát triển du lịch

Cần có sự bắt tay giữa ngành văn hóa và ngành du lịch. Chính sự liên kết giữa hai ngành này giữ một vai trò nòng cốt để phát huy có hiệu quả các giá trị vốn có của bản thân di sản và nhân rộng, nâng cao những giá trị đó thông qua sự hiểu biết, nhận thức đúng đắn và đầy đủ về di sản trong lòng du khách

Có các hoạt động kêu gọi các nguồn vốn trong nước và nước ngoài để trùng tu tôn tạo và bảo vệ các di tích tại các di sản văn hóa. Vấn đề lớn mà các di sản hiện nayphải đối mặt đó là vấn đề về mặt kinh phí, do đó cần tranh thủ sự giúp đỡ

của các tổ chức quốc tế về vốn, về kỹ thuật trong việc trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các di sản độc đáo này. Nguồn vốn để trùng tu, tôn tạo các di sản hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách địa phương, do đó để nâng cao ý thức của doanh nghiệp du lịch trong vấn đề khai thác di sản cần kêu gọi các doanh nghiệp lữ hành có đưa khách đến tham quan di sản trích một phần lợi nhuận của mình đóng góp vào quỹ bảo tồn di sản

Tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức phi chính phủ, từ các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước, và để có nguồn vốn này thì cần có các đề án có tính khả thi cao để dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí