Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Tại Thành Cổ Diên Khánh Và Văn Miếu Diên Khánh

sau quan chánh tế, và lễ chính bắt đầu. Những hình người áo mão cung kính đứng bất động, quan thủ hiến trước chánh án, quan án sát, lãnh binh và đốc học đứng phân hiến, các quan phủ huyện, huấn đạo và giáo thọ đứng ở lưỡng vu. Ngàn con mắt bên ngoài hướng nhìn về chánh tẩm. Một tiếng hắng giọng nho nhỏ rồi tiếng xướng đột ngột của hai vị nội tán và ngoại tán cất lên cao vút. Chiêng, trống vang dồn từng chập rung động lòng ngực mọi người ...

Tiếng xướng của người dẫn lễ cứ tiếp tục theo thứ lớp. Những động tác làm theo lời xướng, mọi người cũng đã thuộc lòng. Nhạc cử lúc khoan, lúc nhặt dẫn lệnh, đàn sáo lúc réo rắc, lúc hài hòa dẫn tâm. Lòng người nương vào âm thanh, vào hương khói, vào cả sự tĩnh mịch của đêm khuya để nâng mình tiếp cận đến chỗ cao cả của đạo lý… Tế văn đọc xong, viên tự thừa nâng chúc văn lên ngang mày tiến ra vọng liệu sở (chỗ đốt văn tế) có bốn lọng theo che. Tất cả quan viên và nhân hào dự lễ đứng nghiêm cẩn hướng theo cho đến khi xong việc phần chúc.

Lễ hoàn tất khi tiếng gà xao xác và phương Đông mờ sáng. Các quan lui về nhà quan cư chỉ giải lao chốc lát đã đến giờ về lỵ sở. Nghi thức tiễn đưa cũng trọng thể như lúc rước đến, nhưng nếu chú ý kỹ, chúng ta thấy rằng nhạc trên đường về được phép tấu những bản vui. Đây cũng lại là một lễ tiết: lúc đi nhạc nghiêm chủ ý đang dồn sức lo cho công việc, khi về nhạc vui chủ ý công việc đã hoàn thành tốt đẹp. Ở Văn miếu, lễ tứ bái hậu (bốn lạy cho những người lạy sau) tiếp tục cho đến gần hết buổi trưa. Học trò áo dài quần trắng chỉnh tề, sắp thành hai hàng ngay thẳng trước tòa chánh. Một tiếng trống thì lạy xuống, một tiếng chiêng thì đứng lên, cứ như thế cho đủ bốn lạy. Ngày này mọi người, dù đang làm việc ở một nhiệm sở hay có biết chút ít chữ nghĩa, trong đời đã được thầy dạy học năm ba chữ… đều đến Văn miếu lạy bốn lạy trước Thánh hiền, thể hiện lòng “tôn sư, trọng đạo”.

Nghi lễ thời nay

Ngày nay, trình tự hành lễ chính thức vẫn được bảo tồn nhưng có một số điểm cải biên cho phù hợp với điều kiện xã hội.

- Về ngày cử hành lễ: không chọn ngày Can - Chi như trước đây. Thống nhất ngày lễ Thánh Đán là ngày 27/8 âm lịch, ngày lễ Thánh Huý là ngày 18/4 âm lịch hàng năm.

- Về việc tổ chức lễ: Trong mấy chục năm qua, kể từ ngày xây dựng lại Văn miếu, việc cúng tế chỉ do Ban quản lý và các bậc hào lão Nho học, các vị giáo viên, trí thức cao niên… đứng ra lo. Chính quyền địa phương không trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức lễ như thời xưa.

- Thành phần dự lễ: Ngoài các tầng lớp nhân sĩ trí thức, học sinh, sinh viên, còn có đại biểu các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, huyện, thị trấn về dự lễ với tư cách là khách mời. Ban tế lễ mặc trang phục cổ truyền, khách dự lễ chủ yếu mặc Âu phục.

Giá trị về giáo dục truyền thống hiếu học

Từ năm 2004 đến nay, Văn miếu Diên Khánh duy trì lễ phát thưởng, trao học bổng “Khuyến học, khuyến tài” cho học sinh, sinh viên nghèo học giỏi của huyện Diên Khánh và tỉnh Khánh Hoà vào lễ “Thánh húy”, nguồn kinh phí được Ban quản lý vận động từ các nhà hảo tâm, của Hội khuyến học tỉnh Khánh Hòa và Hội khuyến học huyện Diên Khánh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Đây là một hoạt động mới, được Ban quản lý di tích, Hội khuyến học của Văn miếu thực hiện từ nguồn quỹ “khuyến học, khuyến tài” do những nhà hảo tâm, các mạnh thường quân ở địa phương… đóng góp. Lễ này được thực hiện sau nghi lễ tế cổ truyền. Địa điểm tổ chức là bên ngoài sân Văn miếu. Mục đích buổi lễ là trao phần thưởng cho những học sinh nghèo, hiếu hạnh, học giỏi được tuyển chọn từ các trường học ở địa phương huyện Diên Khánh và vùng lân cận. Sau lễ phát thưởng là chương trình giao lưu gặp mặt thân mật giữa các nhà tổ chức, các thân hào nhân sĩ trí thức bày tỏ cảm tưởng, giới thiệu những sáng tác văn thơ nói về đức hạnh và sự học… Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về tài chính và phương tiện tổ chức, đây là một hoạt động thiết thực, có ý nghĩa giáo dục lớn, phát huy giá trị của di tích.

Di tích Văn miếu Diên Khánh được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích Quốc gia tại quyết định số 04/1998/QĐ – BVHTT ngày 15/10/1998.

Nghiên cứu phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa - 7

Như vậy, tuy gọi là Văn miếu Diên Khánh nhưng đây không còn là Văn miếu cấp huyện mà chính là Văn miếu cấp tỉnh mà tiền thân của nó là Văn miếu trấn Bình Hòa xưa, lập năm Gia Long thứ 2 (1803). Giá trị lịch sử, văn hóa, giáo

dục của Văn miếu hiện nay không chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi huyện Diên Khánh mà còn ảnh hưởng trong phạm vi toàn tỉnh, nhất là trong phong trào “khuyến học, khuyến tài” và “giáo dục đức hạnh” hiện nay.

2.2. Điều kiện phát triển du lịch tại Thành cổ Diên Khánh và Văn miếu Diên Khánh

Với tư cách là một ngành kinh tế, để phát triển du lịch cần thiết phải xuất hiện và tồn tại 2 yếu tố cơ bản là “Cung” và “Cầu”. Ở đây, muốn phát triển du lịch tại Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh phải đáp ứng được những yếu tố cơ bản đã nêu trên.

2.2.1. Về yếu tố cung du lịch

Tài nguyên du lịch : Bản thân Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh hiện đang là di tích cấp quốc gia, đồng thời là một trong những sản phẩm du lịch văn hóa đã và đang được khai thác trong các hoạt động du lịch. Trong phạm vi khu vực Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh cùng các khu vực lân cận có rất nhiều di tích văn hóa khác nhau ở nhiều cấp độ, bên cạnh đó là những cảnh quan đẹp, có tính chất sinh thái (tài nguyên du lịch tự nhiên) góp phần vào đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Qua khảo sát thống kê về tài nguyên du lịch văn hóa, trên địa bàn huyện Diên Khánh có 260 di tích bao gồm: 40 đình, 47 chùa, 53 miếu, 01 dinh, 01 am, 02 lăng, 114 nhà thờ Họ, số còn lại là các giáo xứ, nhà thờ đạo, Bia Quân giới. Các di tích được phân bổ hầu khắp ở địa bàn 17/19 xã, thị trấn. Trong đó có 05 di tích cấp Quốc gia đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận là: Văn Miếu, Thành Cổ, Đền Trần Quí Cáp, Miếu Trịnh Phong và Am Chúa. Có 45 di tích lịch sử - văn hóa đã được UBND tỉnh cấp bằng công nhận.

Về nhà cổ có 20 nhà nhưng số nhà vẫn còn nguyên theo kiến trúc cổ khoảng 14 nhà.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch : Đây là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch. Do Thành cổ và Văn Miếu Diên Khánh chỉ cách Trung tâm Thành phố Nha Trang chưa đến 15km nên có có những thừa hưởng một phần về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch của thành phố Nha Trang vì đa số du khách

đến tham quan của Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh chủ yếu chọn nơi lưu trú qua đêm tại Thành phố Nha Trang. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 664 cơ sở lưu trú du lịch với 29.400 phòng tăng 21 cơ sở với 4.346 phòng, chủ yếu tăng số lượng cơ sở lưu trú từ 3 – 5 sao.

Đặc biệt, năm 2018, nhiều dự án lớn về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như Nhà ga hành khách quốc tế Sân bay quốc tế Cam Ranh; các dự án giao thông, hạ tầng quan trọng ở Nha Trang, Cam Lâm, Cam Ranh, Ninh Hòa... sẽ hoàn thiện và đi vào hoạt động. Thêm vào đó, nhiều dự án lưu trú, mua sắm cao cấp, khu vui chơi giải trí... của các doanh nghiệp cũng sẽ đưa vào phục vụ người dân và du khách. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng về lượng khách và doanh thu du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Đội ngũ lao động: Là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. Nha Trang là thành phố du lịch lớn và là một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước nên đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao trong lĩnh vực du lịch cung ứng lại cho các địa phương trong đó có Diên Khánh

Cơ chế, chính sách: Là môi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung” trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho khách đến.Ở cấp vĩ vô, các nghị quyết 8 của Đảng, các nghị quyết của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch là tiền đề cho các địa phương quy hoạch, xây dựng và định hướng các chính sách phát triển du lịch qua từng giai đoạn, từng thời kỳ sao cho phù hợp với quy hoạch tổng thể chung. Hiện nay, Khánh Hòa nói chung và Diên Khánh nói riêng đang có sự thuận lợi trong việc được các cấp tạo điều kiện phát triển du lịch, thu hút vốn đầu tư thông qua các chính sách thông thoáng và an toàn hành lang pháp lý nên cũng tạo những thuận lợi có thể trông thấy

2.2.2. Về yếu tố cầu du lịch

Thị trường khách du lịch : Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cầu” du lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch.Theo báo cáo của Sở Du

lịch, đến hết tháng 7-2019, Khánh Hòa đón khoảng 4,23 triệu lượt khách lưu trú, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, khách quốc tế chiếm gần 2,12 triệu lượt, tăng 29,4%. Đáng chú ý, lượng khách Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu khách quốc tế đến Khánh Hòa. Tính đến ngày 31-7, Khánh Hòa đã đón hơn 1,5 triệu lượt khách Trung Quốc, tăng hơn 42,1% so với cùng kỳ, chiếm khoảng 71,3% lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa. Xếp sau Trung Quốc là khách Nga

277.000 lượt, tăng 4,5%, chiếm 13,1%; khách Hàn Quốc 124.000 lượt, tăng gần 336%, chiếm 5,9% lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa. Điều này cho thấy nhu cầu rất lớn của du khách đến từ các thị trường Trung Quốc, Nha, , Hàn Quốc…

Tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch : được xem là yếu tố để tăng “Cầu”; yếu tố cầu nối giữa “Cung” và “Cầu” trong du lịch. Và vai trò của các Hiệp hội du lịch là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường khách du lịch hiện nay đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ cũng như cơ cấu khách du lịch đang dần mất cân đối giữa các thị trường truyền thống và tiềm năng. Trong những năm qua, Hiệp hội du lịch Khánh Hòa đã phối hợp với các ngành liên quan triển khai nhiều hoạt động xúc tiến lịch nổi bật nhằm giới thiệu hình ảnh du lịch Khánh Hòa đến với du khách trong và ngoài nước.Hiệp hội đã vận động hội viên để thuê gian hàng tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ… Đặc biệt, trong năm 2019, hiệp hội đã tổ chức 2 chương trình Gala Dinner giới thiệu về du lịch Khánh Hòa trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo hiệp hội, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch vẫn chưa được như mong đợi; hiệp hội chưa tổ chức được các chuyến xúc tiến quảng bá ở các thị trường tiềm năng. Định hướng phát triển Đại hội Hiệp hội Du lịch Nha Trang - Khánh Hòa nhiệm kỳ 2019 - 2024, sắp tới hiệp hội sẽ vận động hội viên xây dựng Quỹ xúc tiến du lịch để đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài.

2.3. Sản phẩm du lịch tại Thành cổ Diên Khánh và Văn miếu Diên Khánh

2.3.1. Du lịch tham quan di tích, danh thắng

2.3.1.1. Các điểm tham quan chính Các cổng Thành cổ Diên Khánh

Thành cổ Diên Khánh tọa lạc tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa – đây là nơi diễn ra rất nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử. Thành cổ cách thành phố Nha Trang tầm 10km về phía Tây.

Thành cổ Diên Khánh được xây dựng cách ngày nay 216 năm dưới thời của chúa Nguyễn Ánh (vào năm 1793 Quý Sửu). Thành được đắp lên bằng đất, với chiều dài là 2693m, ban đầu thành có 6 cổng để ra vào nhưng hiện nay chỉ còn lại 4 cổng và những cổng này đã nhiều lần được trùng tu lại. Thành cổ vào năm 1988 được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đây cũng là một trong những địa điểm tham quan du lịch rất nổi tiếng của Khánh Hòa.

Văn miếu Diên Khánh

Đây là một quần thể kiến trúc được xây để thờ Đức Khổng Tử, người khai sáng đạo Nho ở Trung Quốc, và vẫn được người đời tụng xưng là "Vạn thế sư biểu", đồng thời nhằm ghi nhận công lao của những người có tài, học giỏi, đã được đỗ đạt. Năm 1803, vua Gia Long ra chỉ dụ lập Văn Miếu tại xã Phú Lộc, huyện Hoà Châu - thị trấn Bình Hoà, nay thuộc khóm Phú Lộc Tây - thị trấn Diên Khánh - tỉnh Khánh Hoà.Cùng với sự thay đổi của thời gian, khu Văn Miếu đã trải qua bốn lần tu bổ vào các năm 1892, 1904, 1941, 1959, nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc ban đầu. Hiện tại, Văn Miếu chỉ còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hoá, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hoà và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu năm 1854. Ngoài ra còn có một Bài minh ở Bái Đường nói rõ hơn về sự đỗ đạt của các vị văn võ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự Đức. Với bề dày lịch sử, khu Văn Miếu mang giá trị to lớn về quá trình học tập, tiếp nhận tri thức và biểu hiện sự tôn sư trọng đạo làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc.

2.3.1.2. Các điểm tham quan phụ cận

Miếu thờ Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong

Trên đường quốc lộ Bắc- Nam, đi qua ngã Ba Thành, huyện Diên Khánh , tỉnh Khánh Hoà dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của một ngôi miếu bên dưới cây dầu cổ thụ một gốc hai thân “độc nhất vô nhị”, mà nhân dân địa phương quen gọi là “cây Dầu Đôi” . Ngôi Miếu bên dưới cây Dầu Đôi chính là Miếu thờ “Bình Tây

Đại Tướng Trịnh Phong”, người có nhiều công lao trong phong trào Cần Vương chống Pháp những buổi đầu

Để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn đối với vị tướng quân lãnh đạo phong trào chống Pháp ở địa phương, nhân dân Khánh Hoà đã lập Miếu thờ “ Bình Tây đại tướng Trịnh Phong”. Miếu được tạo dựng từ thập niên 90 của thế kỉ XIX.

Hiện nay, Miếu thờ “Bình Tây đại tướng Trịnh Phong” được Ban quản lí trông coi, nhang khói hằng ngày. Mỗi năm, đúng vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, Chính quyền và nhân dân đều tổ chức cúng rước Bình Tây Đại tướng Trịnh Phong rất trọng thể với lòng thành kính.

Am Chúa

Am Chúa là một di tích lịch sử văn hoá lâu đời của xứ Trầm Hương, gắn liền với tục thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Cùng với truyền thuyết về Thiên Y Thánh Mẫu, di tích Am Chúa đã thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hoá Việt - Chăm.

Am Chúa nằm trên lưng chừng núi Đại An (còn gọi là núi Dưa), thuộc thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh. Am Chúa là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na - Bà Mẹ xứ sở đã khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống. Đến nay, ở Khánh Hoà vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà hiển thánh” như một lời khẳng định về sự nối liền giữa di tích Am Chúa với Tháp Bà Ponagar.

Hàng năm, vào những ngày đầu tháng 3 (âm lịch), lễ hội Am Chúa được tổ chức, thu hút lượng khách hành hương rất lớn. Với nhiều nghi lễ cổ truyền như múa bóng, hát văn, tế lễ… lễ hội Am Chúa đang bảo tồn nhiều giá trị văn hoá tinh thần mang đậm dấu ấn bản sắc văn hoá của xứ Trầm Hương.

Không chỉ là di tích lịch sử văn hóa lâu đời, Am Chúa còn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân xã Diên Điền nói riêng và huyện Diên Khánh nói chung. Với nhiều giá trị văn hoá và lịch sử cách mạng, năm 1999 Am Chúa đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Chùa Suối Đổ

Từ lâu, Diên Khánh đã khá nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc văn hóa chùa chiền độc đáo, đáp ứng nhu cầu tâm linh của du khách. Trong đó, chùa Suối

Đỗ là một trong những địa điểm thăm quan linh thiêng gần gũi với thiên nhiên được khách thập phương lui tới mỗi khi có dịp đến Diên Khánh

Tọa lạc ở phía Tây dãy núi Hoàng Ngưu, thuộc địa phận huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, khách du lịch cần đi theo Quốc lộ 1A khoảng 10km, sau đó rẽ trái vào một con đường làng. Tại đây, du khách sẽ thấy ngay Chùa Suối Đỗ nằm sâu trong núi rừng..

Người dân địa phương cùng du khách tìm đến với chùa Suối Đỗ vừa để cầu nguyện những điều tốt lành cho bản thân và gia đình, vừa tìm về chốn tâm linh bình yên nơi tâm hồn. Leo lên chừng 200m, bạn sẽ thấy hai con đường dẫn đến hai nơi: Quan Âm sơn tự bên trái và Phổ Đà sơn tự bên phải. Quần thể kiến trúc chùa Suối Đỗ rực rỡ với mái ngói đỏ tươi, nổi bật giữa màu xanh của núi rừng.

Hàng năm, vào mùng 8, 18, 28 tháng Giêng Âm lịch (ngày vía Bà), người dân và du khách thập phương lại nô nức tới chùa Suối Đỗ làm lễ cầu bình an, may mắn. Ngôi chùa nằm trên núi cao hơn 200m có một con suối đổ xuống, nổi tiếng là linh thiêng xây dựng cheo leo trên núi.

Theo những người dân địa phương, Chùa Suối Đỗ là ngôi chùa khá linh thiêng. Nếu một lần được đến với địa điểm thăm quan Nha Trang này, bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên vô tận đến lạ thường. Chính vì vậy, mỗi dịp lễ. rất nhiều người về đây chiêm bái

2.3.2. Du lịch ẩm thực xứ Trầm hương tại Thành cổ và Văn miếu Diên Khánh

Nói đến Diên Khánh, Khánh Hòa không chỉ là nơi nổi tiếng với những di tích tiêu biểu còn hiện diện đã và đang nắm giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của vùng mà còn nổi tiếng bởi những nét tinh tế ẩm thực đa dạng, kế thừa và chắt lọc những tinh hoa ẩm thực giữa người Việt và người Chàm. Trên quê hương xứ Trầm, du khách đã đến đây một lần thì không thể không thưởng thức ít nhất một món ăn đến từ Diên Khánh và cũng là niềm tự hào đối với người dân bản địa

2.3.2.1. Bánh ướt Diên Khánh

Trước tiên, phải nói đến bánh ướt, mà đã nói đến bánh ướt thì Diên Khánh là số một. Và không chỉ nổi tiếng ở nơi đây, bánh ướt Diên Khánh được rất đông đảo

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 09/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí