hoạtđộng thường nhật, canh tác, buôn bán, trao đổi… Đây là những nét đặc trưng độc đáo của từng vùng nông thôn nếu kết hợp với giá trị cảnh quan thiên nhiên tại địa phương sẽ tạo ra cơ hội lớn để hấp dẫn khách du lịch đến từ các đô thị.
Rất khó để định nghĩa một cách chính xác nông thôn, tuy nhiên có thể so sánh những nét đặc trưng giữa thành thị và nông thôn để thấy sự khác biệt.
Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị
Thành thị | |
Cộng đồng Xã hội bao gồm những mối quan hệ có vai trò phức tạp Vai trò xã hội khác nhau được thể hiện bởi những người giống nhau Nền kinh tế đơn giản Ít sự phân chia lực lượng lao động Địa phương Gắn bó, kết hợp với nhau | Xã hội Xã hội bao gồm những mối quan hệ có vai trò trùng khớp với nhau Vai trò xã hội khác nhau được thể hiện bởi những người khác nhau Nền kinh tế đa dạng Có sự chuyên môn hóa lực lượng lao động Toàn cầu Độc lập, riêng rẽ nhau |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 1
- Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 2
- Xác Định Giai Đoạn Của Chu Kỳ Phát Triển Của Du Lịch Nông Thôn
- Lịch Sử Ra Đời Và Phát Triển Của Du Lịch Nông Thôn Trên Thế Giới
- Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tỉnh An Giang
Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.
Nguồn: Frankenbug, 1966
Sự phát triển du lịch kéo theo sự phát triển của vùng nông thôn. Hoạt động trao đổi mua bán có xu hướng phát triển mạnh trong những ngày khách du lịch đến tham quan, bên cạnh đó người dân có cơ hội giao lưu học hỏi, trao đổi kiến thức với du khách, mang đến cho vùng nông thôn nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên sự viếng thăm ồ ạt và đông về số lượng một cách nhanh chóng cũng gây ra cho địa phương những tác động về văn hóa, đời sống xã hội.
1.1.2. Khái niệm về du lịch nông thôn
Về mặt ngữ nghĩa, du lịch nông thôn mà nhiều nơi dùng lẫn với thuật ngữ du lịch nông nghiệp - agritourism. Danh từ này được dùng khác nhau ở các quốc gia: ở Ý là Agri - tourism (Du lịch nông nghiệp); ở Anh là Rural tourism (Du lịch nông thôn), ở Mỹ là Homestead (Du lịch trang trại); ở Nhật Bản là Green – tourism (Du lịch xanh), còn ở Pháp là Tourisme rural (Du lịch nông thôn) hoặc Tourisme vert (Du lịch xanh).
Tiếp cận một cách khoa học, tác giả Bernard Lane trong bài viết “Du lịch nông thôn là gì?” đăng trên tạp chí Du lịch Bền vững, đã định nghĩa về du lịch nông thôn như một loại hình du lịch:
(1) Được diễn ra ở khu vực nông thôn
(2) Thiết thực cho nông thôn – hoạt động dựa trên những đặc điểm tiêu biểu của những khu vực nông thôn với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thế giới thiên nhiên, những di sản văn hóa, xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã.
(3) Có quy mô nông thôn – bao gồm các công trình xây dựng cũng như quy mô khu định cư thường có quy mô nhỏ (thôn, bản).
(4) Dựa trên đặc điểm, yếu tố truyền thống, phát triển chậm và được tổ chức chặt chẽ, gắn kết với các hộ dân địa phương. Được phát triển và quản lí chủ yếu bởi địa phương, phục vụ mục đích lâu dài của dân cư trong làng xã.
(5) Với nhiều loại hình,thể hiện đặc tính đa dạng về môi trường, kinh tế, lịch sử, địa điểm của mỗi nông thôn.[28, pg. 14]
Đến năm 2000, trong cuốn Từ điển du lịch (Encyclopedia of tourism, Routlegde) đã giải thích về khái niệm Du lịch nông thôn (Rural tourism) như sau:
“Du lịch nông thôn là loại hình du lịch khai thác các vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của cư dân đô thị trong việc tìm kiếm một không gian yên tĩnh và giải trí ngoài trời hơn là chỉ liên quan đến thiên nhiên. Du lịch nông thôn bao gồm các chuyến thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, du lịch di sản trong khu vực nông thôn, các chuyến đi tham quan danh lam thắng cảnh và thưởng thức cảnh quan nông thôn và du lịch nông nghiệp. Nói chung, khu vực hấp dẫn nhất với du khách là những vùng ven khu công nghiệp, thường là vùng dân cư thưa thớt, vùng biệt lập hoặc những vùng cao, miền núi ít được biết đến. Du lịch nông thôn cung cấp một nguồn thu nhập thêm, đặc biệt là cho phụ nữ, và đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ suy giảm dân số nông thôn. Đầu tư cho du lịch nông thôn có thể bảo tồn các công trình lịch sử, và các hoạt động truyền thống như lễ hội làng có thể phục hồi thông qua sự quan tâm của khách du lịch.
Các công trình bỏ hoang trong các ngôi làng xuống cấp hoặc đang có dấu hiệu xuống cấp có thể được phục dựng để trở thành ngôi nhà thứ 2 cho cư dân đô thị. Sự phát triển đó mang lại sự thịnh vượng mới cho các vùng nông thôn nghèo, nhưng cũng có thể phá hủy các đặc trưng của cảnh quan mà ban đầu đã thu hút khách du lịch. Việc gia tăng sự hiện diện của người dân đô thị đã thay đổi tính chất xã hội của các làng, lưu lượng dày đặc của xe ôtô và các đoàn khách gây ra ùn tắc giao thông trên những tuyến đường làng chật hẹp và cản trở sự di chuyển của gia súc. Ô nhiễm giao thông, vật nuôi thả rông,sự thiếu kiểm soát của du khách ra vào có thể gây tổn thương vật nuôi và cây trồng. Sự trùng hợp mùa vụ nông nghiệp và du lịch cũng dễ dẫn đến xung đột về nguồn nhân lực. Vì vậy, cán cân giữa chi phí và lợi ích từ du lịch nông thôn không phải lúc nào cũng mang đến kết quả tích cực, nhưng tại một số vùng nông thôn, du lịch được xem là một hoạt động hiển nhiên.” [26, pg. 514-515]
Trong báo cáo “Du lịch nông thôn: cơ hội duy trì sự phát triển của vùng nông thôn”đã trình bày các định nghĩa du lịch nông thôn như:
“Du lịch nông thôn là một loại hình du lịch đa dạng các hoạt động được tổ chức ngoài môi trường tự nhiên và xa các vùng đô thị. Là một ngành công nghiệp đặc trưng bởi hoạt động kinh doanh du lịch diễn ra trên quy mô nhỏ, khu vực diễn ra các hoạt động du lịch chủ yếu chịu sự ảnh hưởng lớn của các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp hoặc các vùng tự nhiên chưa được con người khai thác sử dụng”[32, pg.6]
“Du lịch nông thôn còn có thể gọi là du lịch nông nghiệp hoặc du lịch phi nông nghiệp được diễn ra ở vùng nông thôn, ở cộng đồng dân cư nhưng không bao gồm các hoạt động nghỉ ngơi ở các khu vực công viên quốc gia, ở các khu rừng hoặc ở nơi hoang dã” [32, pg.7].
Dựa vào sự đa dạng của các yếu tố tạo thành sản phẩm du lịch nông thôn, thì du lịch nông nghiệp, du lịch xanh, du lịch ẩm thực, du lịch cưỡi ngựa, săn bắn … cũng có thể xem là một lĩnh vực trong du lịch nông thôn. Nét đặc trưng khác biệt chính là mang đến cho khách du lịch sự tương tác qua lại với môi trường tự nhiên của vùng quê và cho phép họ tham gia vào các hoạt động truyền thống, lối sống của
cư dân địa phương. Vì thế du lịch nông thôn đôi khi cũng được xem như là một tập hợp con của du lịch sinh thái.
Nhiều nghiên cứu khác về du lịch nông thôn tập trung vào các yếu tố như: mật độ dân số thấp và không gian mở, tỷ lệ định cư thấp, số dân tại đó có thể ít hơn
10.000 người. Đất sử dụng thường tập trung canh tác trong nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất tự nhiên. Xu hướng xã hội lưu giữ nhiều các giá trị truyền thống, ảnh hưởng từ trong quá khứ đến mọi mặt trong cuộc sống xã hội còn rất lớn. Chính sách phát triển của địa phương có xu hướng bảo tồn hơn là thay đổi một cách nhanh chóng.
Bảng 1.2: Đặc trưng của du lịch nông thôn và du lịch thành thị
Du lịch thành thị | |
Nhiều không gian mở Sự định cư dưới 10.000 người Dân số thưa thớt Môi trường tự nhiên Nhiều các hoạt động tìm hiểu, khám phá, vui chơi ngoài trời Người dân sở hữu Ít thời gian hoạt động kinh doanh du lịch Bao gồm nông trại, rừng, Người lao động sống tại nơi hoạt động Thường xuyên chịu sự tác động của tính mùa vụ Ít khách Quản lý hoạt động nghiệp dư Nhiều kiến trúc xưa, truyền thống Hấp dẫn, lôi cuốn, đặc biệt Thị trường chuyên biệt, giới hạn | Có ít không gian mở Sự định cư lớn hơn 10.000 người Dân số đông đúc Môi trường nhân tạo Nhiều các hoạt động diễn ra bên trong Quốc gia, quốc tế sở hữu Toàn thời gian kinh doanh hoạt động du lịch Không có nông trại, rừng Người lao động sống xa nơi làm việc Ít chịu tác động của tính thời vụ Nhiều khách Quản lý chuyên nghiệp Nhiều công trình hiện đại Hấp dẫn, lôi cuốn chung Thị trường rộng lớn |
Nguồn: Bernard Lane, 1994
Từ các đặc điểm nghiên cứu về nông thôn, có thể nêu ra được đặc điểm của loại hình du lịch nông thôn như:
Địa điểm hoạt động du lịch diễn ra tại vùng nông thôn.
Tìm hiểu đặc trưng vùng nông thôn tại các khu vực có không gian mở, gắn liền với tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, di sản, yếu tố xã hội truyền thống, các hoạt động canh tác nông, lâm, ngư nghiệp.
Tỷ lệ các công trình nhân tạo và sự định cư thường ở mức độ thấp.
Các đặc trưng truyền thống vẫn còn được lưu giữ, chi phối, điều khiển các hoạt động tại địa phương tạo nên nét văn hóa, truyền thống của cộng đồng vùng nông thôn.
Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp. Mục tiêu của du lịch nông thôn là: thỏa mãn nhu cầu của du khách, đáp ứng lợi ích cho các nhà kinh doanh du lịch và là chiến lược để phát triển nông thôn bằng việc khai thác và đưa các sản phẩm nông nghiệp vào du lịch.
Mô hình của du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp với tình hìnhvà chịu sự chi phối của tính mùa vụ nông nghiệp trong du lịch.
Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch nông thôn phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành thì rất lớn.
Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn.
Du lịch nông thôn có tính liên ngành và liên vùng cao. Tính liên ngành không chỉ thể hiện giữa du lịch với nông thônmà còn với các ngành khác. Liên vùng bởi phát triển du lịch nông thôn là phát triển bền vững, những sản phẩm du lịch giống nhau, hoặc những vùng chỉ có một sản phẩm du lịch đặc trưng nhất định, có thể kết hợp với nhau tạo thành một chuỗi sản phẩm để cùng nhau phát triển.
1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch nông thôn
Theo thạc sĩ Bùi Thị Lan Hương: “Phát triển du lịch nông thôn là phát triển theo hướng mở rộng và khai thác các mối liên kết giữa các loại hình du lịch ở địa
phương nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của tổ chức làm du lịch và lợi ích của cộng đồng địa phương. Có sự tham gia của cộng đồng và quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nhằm góp phần phát triển nông thôn của địa phương theo hướng bền vững” [4, tr.53]
Như vậy, khi phát triển du lịch nông thôn cần lưu ý các vấn đề sau:
Mở rộng, khai thác mối liên kết giữa các loại hình du lịch của địa phương.
Hài hòa lợi ích của cộng đồng địa phương và các tổ chức làm du lịch.
Sự tham gia của người dân địa phương là yếu tố không thể thiếu.
Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương.
Định hướng phát triển bền vững.
1.1.4. Các loại hình du lịch nông thôn
1.1.4.1. Loại hình du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn là sự tổng hợp từ du lịch đại chúng và du lịch thay thế. Du lịch đại chúng được đặc trưng bởi số lượng lớn khách du lịch tìm kiếm, tìm hiểu chủ yếu về những kiến thức văn hóa của cư dân tại điểm đến trong suốt kì nghỉ của mình. Du lịch thay thế có thể được xem như “là một loại hình du lịch thú vị” hoặc “du lịch có trách nhiệm” với điểm nhấn là sự liên kết, tìm hiểu về đời sống của cư dân địa phương và môi trường tự nhiên tại địa phương.
Hình thái du lịch nông thôn rất đa dạng, bên cạnh đó phụ thuộc vào tài nguyên trong các khu vực nông thôn. Có thể kể các phong cách du lịch ở một số khu vực trên cơ sở vận dụng đặc trưng của từng khu vực nông thôn đó, sẽ có du lịch di sản văn hóa, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch nông sinh học. Điều quan trọng trong phát triển du lịch nông thôn là vận dụng tính đặc sắc có ở từng vùng nông thôn.
Sự hấp dẫn đặc biệt có thể kể đến trong hoạt động du lịch nông thôn bao gồm du lịch di sản (có thể bao gồm cả di sản văn hóa du lịch). Du lịch di sản có thể được xem như là một chuyến du lịch nghỉ ngơi với mục đích chủ yếu là tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, kinh nghiệm của nơi đến và các hoạt động điển hình của họ.
Loại hình hoạt động chủ yếu thứ hai của du lịch nông thôn là du lịch tự nhiên/du lịch sinh thái. Được miêu tả là quá trình hoạt động tham quan các khu vực tự nhiên với mục đích là thưởng thức cảnh quan thiên nhiên, cây cối và hệ động thực vật hoang dã. Du lịch dựa vào thiên nhiên có xu hướng hoàn toàn tôn trọng bảo tồn tự nhiên.
Loại hình hoạt động chủ yếu thứ ba của du lịch nông thôn là du lịch nông nghiệp bao gồm các hoạt động viếng thăm, tìm hiểu các công việc ở nông trại hoặc nông nghiệp, nghề làm vườn hoặc kinh doanh nông nghiệp. Với mục đích chính là thưởng thức, học hỏi, tìm hiểu các hoạt động ởtrang trại nông nghiệp bao gồm các hoạt động như tham quan chợ nông sản, chợ đêm,…Sản phẩm du lịch nông nghiệp chủ yếu có nguồn gốc từ nông nghiệp, là một trong các yếu tố của nông thôn.
Bảng 1.3: Một số loại hình du lịch nông thôn
Đặc trưng | Nét hấp dẫn du lịch (điển hình) | |
Du lịch di sản | Là du lịch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa trong làng (nhà cổ, đình làng, miếu đền, nhà thờ họ, bia đá) được truyền lại cho hậu thế và các hoạt động của người xưa, để người bên ngoài có thể học tập, giao lưu | Thăm thú và học tập về các di tích lịch sử, thăm các nhà cổ, lưu trú, ẩm thực tại các nhà hàng nông gia, hướng dẫn viên địa phương hướng dẫn du khách đi thăm làng, … |
Du lịch văn hóa | Du lịch sử dụng các đặc trưng văn hóa, nghi lễ, nghệ thuật truyền thống và văn hóa phi vật thể độc đáo của làng. | Tham quan các buổi trình diễn nghệ thuật truyền thống, tour tham quan nguồn gốc văn hóa truyền thống, tham quan và trải nghiệm các nghi lễ, … |
Du lịch làng nghề truyền thống | Du lịch trải nghiệm, giao lưu nghề truyền thống, nghề thủ công mỹ nghệ, các tác phẩm nghệ thuật, nghề gốm, … có nguồn gốc từ nông thôn | Trải nghiệm nghề truyền thống, giao lưu với nghệ nhân, mua các sản phẩm nghề truyền thống, tham gia tour đi tham quan nguồn gốc các sản phẩm nghề truyền thống, … |
Du lịch cộng đồng | Du lịch với thú vui hòa mình vào cuộc sống và người dân nông thôn, | Trải nghiệm và giao lưu liên quan đến nghề truyền thống, nghề nghiệp |
giao lưu với họ. | do người dân sinh sống trong làng kinh doanh, tour tiếp xúc đời sống nông thôn, tour vận dụng môi trường tự nhiên trong làng, … | |
Du lịch sinh thái | Du lịch vận dụng các không gian tự nhiên như cảnh quan sông nước, cây xanh, công viên, vườn cây ăn quả, nhà vườn, … | Tour khám phá môi trường thiên nhiên như sông nước, phong cảnh, thăm và dùng thử tại các cơ sở chế biến trái cây, … |
Du lịch nông sinh học | Du lịch có các hoạt động nghề và cuộc sống tại các nông thôn. | Các chương trình trải nghiệm, học tập về nông nghiệp, dùng thử nông sản, giao lưu với người dân làm nông nghiệp, … |
Du lịch dân tộc thiểu số | Du lịch vận dụng đời sống và văn hóa của các dân tộc thiểu số. | Lý giải đời sống của người dân tộc thiểu số, trải nghiệm văn hóa dân tộc, tham gia các buổi trình diễn, âm nhạc của người dân tộc thiểu số. |
Nguồn: Cẩm nang thực tiễn phát triển nông thôn, 2013
1.1.4.2. Loại dịch vụ trong du lịch nông thôn
Cũng theo Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam thì du lịch nông thôn đòi hỏi tạo ra các dịch vụ vận dụng tài nguyên du lịch có ở nông thôn đó. Dịch vụ du lịch nông thôn đang được thực hiện tại Việt Nam gồm các loại như sau:
Nhà hàng nông gia: là dịch vụ ẩm thực tại nhà người dân sử dụng rau và các loại thực phẩm lấy tại nông thôn.
Dịch vụ homestay: là dịch vụ lưu trú tại nhà người dân, trải nghiệm chính cuộc sống của họ.
Trải nghiệm mua sắm với nghề truyền thống: quảng diễn cho du khách các nghề thủ công truyền thống, các loại hình nghệ thuật dân gian,… còn lưu lại tại làng, cung cấp các dịch vụ trải nghiệm hoặc bán cho du khách hàng lưu niệm.
Trải nghiệm nông nghiệp: dịch vụ trải nghiệm khi tham gia vào các hoạt động nông nghiệp.