Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 2

An Giang là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long với đất nông nghiệp chiếm 75% diện tích, có 73% dân số sống ở nông thôn và 71% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp(1). Sản lượng lương thực An Giang cung cấp cho khu vực và cả nước luôn chiếm số lượng lớn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện nay, vấn đề lao động trong nông nghiệp đang rất được

quan tâm. Nguồn lao động tại nông thôn của tỉnh giảm đáng kể qua từng năm, do tâm lý đổ xô tìm kiếm công việc tại các khu công nghiệp thành phố lớn, thu nhập thấp, công việc nặng nhọc, không tạo được sức hút đối với các lao động trẻ, tỷ lệ đất canh tác nông nghiệp giảm dần, đang gây ra nguy cơ về vấn đề đảm bảo lương thực cho Việt Nam, cũng như xuất khẩu lương thực ra thế giới.

Tỉnh An Giang đang đứng trước những cơ hội và thách thức trong vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương nhưng vẫn phải đảm bảo nguồn lương thực cho đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo định hướng của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới. Thực trạng trên đòi hỏicác cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh cần tìm hướng giải quyết. Cùng với các ngành, nghề khác trên địa bàn, ngành du lịch đã có nhiều nghiên cứu tìm hướng đi thích hợp để khai thác tốt tiềm năng du lịch, giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận lao động trẻ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành dịch vụ, cung cấp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ… Tạo nguồn thu nhập thêm bên cạnh nguồn thu chủ yếu từ hoạt động canh tác nông nghiệp.

Từ các lý do trên, học viên lựa chọn “Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Dưới góc độ khoa học, nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang là một đề tài mới. Tuy vậy, trên thế giới và ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại hình du lịch này, được thực hiện ở nhiều quy mô, phạm vi và địa phương khác nhau. Trong phần này, tác giả tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu để hệ thống cơ sở lí luận hoàn chỉnh về loại hình du lịch nông thôn. Trên cơ sở đó có thể đưa vào vận dụng, khai thác tiềm năng tại các nông thôn ở Việt Nam.

1Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2013

Trên thế giới

Richard và Julia Sharpley trong cuốn “Giới thiệu về du lịch nông thôn”đưa racác nghiên cứu về mô hình du lịch nông thôn, các bài học từ thực tiễn trong việc áp dụng tại nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Công trình nghiên cứu đưa ra các khái niệm du lịch nông thôn, định nghĩa nguồn tài nguyên du lịch, yêu cầu cần cho phát triển du lịch, thế nào là sản phẩm, thị trường và các chiến lược nhằm quảngbá du lịch nông thôn. Nghiên cứu đã mang lại kiến thức, sự hiểu biết một cách khái quát nhất về loại hình du lịch này trên thế giới. [29]

Sue, Beeton trong cuốn “Phát triển cộng đồng từ du lịch”đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng nông thôn,lập kế hoạch cho du lịch cộng đồng tại nông thôn, xúc tiến phát triển du lịch ở nông thôn, phát triển cộng đồng thông qua hoạt động du lịch. [24, pg 141-163]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

E.Wanda George, Heather Mair và Donald G.Reid trong cuốn “Phát triển du lịch nông thôn: sự biến đổi phong tục tập quán và văn hóa địa phương”trình bài các nghiên cứu liên quan đến: phát triển du lịch tại vùng nông thôn, vai trò của văn hóa bản địa trong hoạt động du lịch nông thôn, sự thay đổi vùng nông thôn, vai trò của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển du lịch. Nghiên cứu trực tiếp tác động của du lịch nông thôn và sự thay đổi văn hóa từ các địa phương: Port Stanley (Ontario), Vulcan (Alberta), Canso (Nova Scotia). [27]

Grey Richards and Dereck Hall trong cuốn “Du lịch và phát triển cộng đồng”đưa ra những khái niệm, đặc điểm về sự tham gia du lịch của cộng đồng, phương pháp tiếp cận lập kế hoạch phát triển du lịch bền vững gắn với phát triển cộng đồng, phát triển các doanh nghiệp nhỏ của cộng đồng, các tiêu chuẩn của môi trường và đo lường điểm đến. Trong cuốn sách còn đề cập đến các công cụ tiếp thị cho cộng đồng nông thôn và phát triển du lịch. Những mô hình và kinh nghiệm thực tiễn để phát triển du lịch cộng đồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. [30]

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 2

Stephen J.Page , Don Getz trong cuốn “Thực trạng kinh doanh du lịch nông thôn trên thế giới” đã đề cập các vấn đề văn hóa và kinh doanh trong du lịch nông thôn. Trong đó tác giả trình bày các hoạt động kinh doanh, chiến lược, tài chính, hoạt động marketing cho du lịch nông thôn. Ngoài hệ thống cơ sở lý thuyết, còn là

những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động tại các quốc gia: Mỹ, Trung Quốc, Canada, Đức, Australia, New Zealand,…[29]

Theo ETC(2) trong một cuộc thảo luận chuyên đề về “Du lịch nông thôn: Vấn

đề giải quyết việc làm, phát triển địa phương và môi trường”, trong báo cáo đã nêu lên các vấn đề cơ bản của du lịch nông thôn, thông qua các chủ đề: sản phẩm, thị trường, lĩnh vực marketing, đào tạo nhân lực, sự đa dạng của loại hình du lịch nông thôn,thách thức của quá trình phát triển du lịch nông thôn đối với cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, đặt ra các vấn đề quan trọng khác như: phát triển địa phương, bảo vệ môi trường và các chính sách hỗ trợ từ chính các quốc gia có loại hình du lịch nông thôn. Thông qua hội thảo ETC đã đưa ra các triển vọng phát triển loại hình du lịch nông thôn trong tương lai. Hợp tác để đảm bảo chất lượng của các sản phẩm du lịch tại địa phương. Thông qua các chuyên đề ETC cũng đã nêu lênquan điểm, cách nhìn nhận về du lịch nông thôn, các bài học thực tiễn được áp dụng từ các làng quê, vườn quốc gia, biển, đảo…[32]

Ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu về loại hình du lịch nông thôn chưa có nhiều, trước hết phải kể đến một công trình khoa học có giá trị lý thuyết và thực tiễn cho phát triển du lịch nông thôn Việt Nam, chính là “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam”. Công trình này là kết quả hợp tác giữa Việt Nam – Nhật Bản, trong năm 2013. Tổng cục Du lịch Việt Nam đã giao Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) biên tập và xuất bản cuốn “Cẩm nang thực tiễn phát triển du lịch nông thôn Việt Nam” trên cơ sở đúc rút kết quả thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển du lịch của Nhật Bản tại các vùng nông thôn của Việt Nam là: Đường Lâm (Hà Nội), Hồng Phong (Hải Dương), Đông Hòa Hiệp (Tiền Giang), Tabhing (Quảng Nam) và ba làng nghề Phù Lãng, Đình Tổ và Hòa Long (Bắc Ninh).[17]

Còn lại chủ yếu là các nghiên cứu nhỏ lẻ về tiềm năng và định hướng phát triển du lịch nông thôn ở từng địa phương, có thể kể ra các công trình sau:


2ETC: European Travel Commission

Đề tài thạc sĩ kinh tế nông nghiệp “Phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Huỳnh Lê Ái Linh, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012.

Luận văn thạc sĩ du lịch“Phát triển du lịch nông thôn tỉnh Ninh Bình” của tác giả Lê Thị Bích Huyền, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2012.

Xét riêng với tỉnh An Giang, việc nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn thì chưa được đề cập trong bất cứ tài liệu nào. Một số công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đến phát triển du lịch, cộng đồng, bảo vệ môi trường du lịch, hoạt động xóa đói giảm nghèo tại các địa điểm nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang có thể kể đến như là:

Luận văn thạc sĩ kinh tế: “Phát triển du lịch tỉnh An Giang năm 2020” của Mai Thị Ánh Tuyết, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007. Trong đó tác giả nêu lên các thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong thời gian qua và đề xuất các giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020.

Từ kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn của các tác giả trên thế giới cũng như Việt Nam. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa kiến thức về loại hình du lịch nông thôn và các loại hình du lịch khác có liên quan đến cộng đồng, nông thôn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho tác giả vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loại hình du lịch nông thôn hiện đang được tiến hành triển khai hoạt động tại An Giang.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh An Giang bao gồm: Thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc và các huyện Tân Châu, Tịnh Biên, An Phú, Tri Tôn, Châu Phú, Thoại Sơn, Chợ Mới.

Về thời gian:Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2014 – đến tháng 6/2015. Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2005 – 2015.

4. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến loại hình du lịch nông thôn, các mô hình, kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và Việt Nam.

Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang. Đánh giá hiệu quả mô hình du lịch nông thôn mang lại cho cộng đồng.

Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang. Những kết quả đạt được của đề tài sẽ là bài học kinh nghiệm để An Giang phát triển du lịch nông thôn trở thành loại hình du lịch mang dấu ấn đặc trưng riêng của tỉnh An Giang.

5.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1. Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Các vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang được nghiên cứu trong sự vận động và phát triển của các thành tố trong một thành phần, cũng như giữa các thành phần theo các quy luật tự nhiên, kinh tế - xã hội khách quan. Từ đó, đưa ra các phân tích, nhận định, đánh giá khách quan xác thực làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đưa ra các kiến giải nhằm phát triển du lịch nông thôn của địa phương đạt hiệu quả cao.

Đồng thời tìm hiểu nghiên cứu các công trình có liên quan đến du lịch nông thôn đã được thực hiện, từ đó tổng quan, vận dụng vào việc nghiên cứu cho phát triển du lịch nông thôn tại An Giang.

5.1.2. Quan điểm hệ thống

Vận dụng trong việc sắp xếp các bước, các vấn đề nghiên cứu cần được thực hiện của đề tài. Hệ thống hóa sắp xếp, xử lý các tri thức lý luận cũng như thực tiễn.

Việc tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch nông thôn được nghiên cứu xem xét trong mối quan hệ biện chứng với cơ sở lí luận của khoa học du lịch, của các ngành khoa học khác và thực tiễn phát triển du lịch nông thôn ở các quốc gia và địa phương khác.

5.1.3. Quan điểm bền vững

Vận dụng cơ sở lý luận cũng như thực tiễn phát triển bền vững ở Việt Nam và trên thế giới để làm sáng tỏ cho vấn đề nghiên cứu của đề tài.

5.1.4. Quan điểm kế thừa

Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu, các nguồn thông tin tư liệu của các nhà khoa học, tận dụng những ưu điểm của các công trình nghiên cứu đi trước để khắc phục những hạn chế của đề tài nghiên cứu

5.2. Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1.Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Nguồn dữ liệu thứ cấp từ các kết quả nghiên cứu, sách báo trong và ngoài nước, tạp chí, trang website điện tử, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý du lịch và chính quyền địa phương.

Phương pháp này giúp thu thập được nguồn dữ liệu phong phúliên quan đến loại hình du lịch nông thôn ở Việt Nam và trên thế giới, làm tư liệu cho quá trình nghiên cứu, so sánh, đánh giá hoạt động du lịch nông thôn tỉnh An Giang.

5.2.2. Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp

Lựa chọn sắp xếp các thông tin theo nội dung nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp thành các nhận định, báo cáo nhằm có được nội dung phù hợp tổng thể và đối tượng nghiên cứu. Một số công cụ hỗ trợ cho việc phân tích và tổng hợp dữ liệu là phần mềm Excel và SPSS.

Phương pháp này giúp cho việc thống kê các kết quả điều tra nghiên cứu được thực hiện nhanh chóng, chính xác.

5.2.3. Phương pháp khảo cứu thực tế

Lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với việc thu thập tư liệu bằng văn bản, chụp ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức thực tiễn thông qua 5 chuyến đi thực tế tại các huyện, xã có loại hình du lịch nông thôn ở An Giang từ tháng 12/2014 đến tháng 6/2015.

Trong các chuyến đi, tiến hành quan sát, chụp ảnh kết hợp với việc phỏng vấn người dân tham gia và không tham gia vào các hoạt động du lịch nông thôn tại địa bàn để có nhận định khách quan về sự ảnh hưởng của du lịch đến các mặt đời sống của cư dân tại địa phương.

Phương pháp khảo cứu thực tế là một trong những phương pháp quan trọng cần được áp dụng khi nghiên cứu. Quá trình này giúp tác giả có cái nhìn trực tiếp về hiện trạng phát triển, các vấn đề còn tồn đọng tại địa phương đang nghiên cứu.

5.2.4.Phương pháp PRA

Là phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia trực tiếp của người dân. Hiện nay, phương pháp này được coi là cách tiếp cận có hiệu quả cao trong các dự án liên quan đến người dân và vùng nông thôn. Qua phương pháp này, người điều tra sẽ có được lượng thông tin nhanh chóng và khá chính xác về tình hình kinh tế, đời sống văn hóa của người dân. Phương pháp này ngày càng được áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu vì chính các ưu điểm hiện có.

Các phương pháp cụ thể bao gồm:

Điều tra bảng hỏi: Tiến hành điều tra với tổng số bảng hỏi được phát ra là 392/400 bảng hỏi (8 bảng hỏi không hợp lệ), đối tượng điều tra bao gồm: hộ dân địa phương 77 bảng, khách du lịch 300 bảng và các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang 15 bảng.

Phương pháp quan sát trực tiếp: nhằm khảo sát, đánh giá, kiểm tra tài nguyên du lịch, điều kiện tự nhiên, con người, đời sống kinh tế, sinh hoạt của cộng đồng và hiện trạng phát triển du lịch tại địa phương.

6.Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận văn được trình bày trong ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch nông thôn và phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang Chương 3: Định hướng, giải pháp chiến lược phát triển du lịch nông thôn

tỉnh An Giang.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM

1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn

1.1.1.Khái niệm về nông thôn

Trong các cuộc thảo luận về định nghĩa thế nào là nông thôn, Bernard Lane nêu ra ba vấn đề chủ yếu có sự ảnh hưởng lớn, tạo nên các đặc điểm để phân biệt giữa nông thôn và thành thị. Đó chính là:

Mật độ dân số và số lượng dân định cư tại nông thôn:

Vùng nông thôn có mật độ dân số thấp: đó là kết quả của sự định cư nhỏ trong một không gian rộng lớn. Môi trường tự nhiên, nông trại, các khu rừng, các khu thiên nhiên hoang dã chiếm ưu thế hơn môi trường nhân tạo. Tuy nhiên mật độ dân số trung bình tại nông thôn ở các quốc gia phát triển thì lớn hơn.

“Kích cỡ, số lượng người dân định cư tại nông thôn rất đa dạng, nhưng tất cả đều chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 10.000 người và mật độ dân số thấp” [28, pg.13]. Đây là yếu tố khác biệttạo nên sức hấp dẫn cho du lịch nông thôn.Hiện nay khách du lịch chủ yếu đến từ các đô thị lớn, mật độ dân số đông đúc, muốn tìm kiếm không gian yên tĩnh, trong lành và cảnh quan khác biệt cho kì nghỉ của mình.

Đất canh tác và loại hình kinh tế

“Đất canh tác tại nông thôn bao gồm đất nông nghiệp, đất trồng rừng, các vùng đất bỏ hoang trong tự nhiênlà nơi có ít hơn hoặc khoảng 10 – 20% diện tích đất được bao phủ bởi các công trình nhân tạo” [28, pg.11]. Nền kinh tế và hoạt động kinh tế của các vùng nông thôn chịu sự chi phối chủ yếu bởi thị trườngsản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp và lâm nghiệp. Mặc dù trong những năm gần đây, nguồn lao động tại các vùng nông thôn có xu hướng giảm mạnh, tỷ lệ việc làm cho phụ nữ còn thấp, ít cơ hội tìm được việc làm phù hợp. Do vậy, phát triển du lịch nông thôn sẽ tạo cơ hội tốt cho phụ nữ tại địa phương có thể tìm kiếm công việc phù hợp tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình.

Cấu trúc xã hội truyền thống

Quá trình đô thị hóa biến đổi cấu trúc xã hộitrở nên khác biệt so với cấu trúc xã hội truyền thống tại các vùng quê,nơi lưu giữ lối sống truyền thống trong các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/04/2023