Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Nông Thôn Tỉnh An Giang

Cần tìm kiếm sự hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong vấn đề pháp lý, các cơ chế chính sách, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính, đào tạo, xúc tiến du lịch, phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch. Sự hỗ trợ cần tạo ra cho các doanh nghiệp muốn tham gia kinh doanh loại hình du lịch nông thôn, cho cộng đồng cư dân và cho cả khách du lịch.

Những hạn chế cần khắc phục: Ở các quốc gia nông nghiệp tìm kiếm sự phát triển từ loại hình du lịch nông thôn trong đó có Việt Nam vẫn còn tồn động các vấn đề về: hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch, các thiết bị, đồ dùng, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống nước sạch, điện, mạng lưới thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu du khách về số lượng cũng như chất lượng các dịch vụ.

Sự xung đột văn hóa giữa cư dân bản địa và khách du lịch vẫn còn xuất hiện gây ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình xúc tiến du lịch nông thôn. Hiện tượng suy giảm, xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống bản địa của cư dân, hiện tượng lai căn, dị biến của các lễ hội gây ảnh hưởng đến giá trị truyền thống của vùng nông thôn. Đi ngược lại với tiêu chí phát triển ban đầu khi tiến hành phát triển loại hình du lịch nông thôn tại các địa phương,… Nhận thức được các hạn chế, khuyết điểm cũng như các bài học kinh nghiệm phát triển du lịch nông thôn trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ giúp loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang khắc phục các yếu kém, sai sót. Dần hoàn thiện loại hình du lịch mới này, mang lại hiệu quả và các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho các bên tham gia.

*Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 luận văn đã hệ thống và nêu lên một cách khái quát về cơ sở lý luận của du lịch nông thôn, cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn. Hệ thống cơ sở lý luận sẽ là nền tảng khoa học để luận văn tiến hành nghiên cứu thực tế tại địa phương.

Trong phần cơ sở lý luận nêu ra các định nghĩa từ các nhà nghiên cứu du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam, hệ thống hóa các loại hình, lợi ích từ hoạt

động du lịch nông thôn, đúc rút ra các tác động đến môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội của du lịch đến vùng nông thôn.

Trong phần cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôntập trung xác định phân tích các giai đoạn, quy trình, phương pháp, nguyên tắc cũng như các bên liên quan khi tham gia hoạt động. Làm nền tảng và hướng phân tích nghiên cứu tiếp theo khi ứng dụng cơ sở lý luận về du lịch nông thôn trong thực tiễn phát triển mô hình du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang.

Bên cạnh đó, chương 1 cũng đã trình bày một cách khái quát về lịch sử hình thành, tiềm năng, sự cần thiết và các bài học kinh nghiệm về loại hình du lịch nông thôn khi áp dụng tại Việt Namcũng như một số nước trên thế giới. Làm kim chỉ nam để tác giả vận dụng phân tích tiềm năng và đánh giá thực trạng phát triển loại hình du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang.

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG

2.1. Tổng quan chung tình hình hoạt động du lịch tỉnh An Giang

2.1.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang

Trong những năm qua, ngành du lịch tỉnh An Giang đã có những bước tiến đáng kể trong các hoạt động thu hút đầu tư, nâng cấp cải tạo hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuậtphục vụ du lịch, thu hút nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài địa bàn tham gia đầu tư du lịch. Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong tương lai. Qua các năm, ngành du lịch đã có những hoạt động đáng kể tạo điểm nhấn quan trọng để tỉnh đưa vào tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá và phát triển du lịch. Hầu hết các di tích lịch sử, văn hóa đều được trùng tu, tôn tạo; một số làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; các khu du lịch; cơ sở lưu trú được thẩm định, cải tạo, xây dựng mới. Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đang khai thác các tour, tuyến du lịch đến An Giang thông qua các loại hình du lịch chủ yếu như: du lịch tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch tham quan văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng,…từ nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn như sông nước, miệt vườn, làng bè, vùng nông thôn, cảnh quan sinh thái hoang sơ,.. Các hoạt động xúc tiến đã thu hút được nhiều nguồn lực từ các thành phần kinh tế, góp phần giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại địa phương.

Các dự án đầu tư phát triển hạ tầng đã phản ánh được phần nào sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương đến ngành du lịch. Để phát triển du lịch, tỉnh An Giang đã tập trung đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường thông suốt đến các khu, điểm du lịch trong tỉnh như:

Đầu tư cải tạo tuyến đường từ cầu Nguyễn Trung Trực (Long Xuyên) đến thành phố Châu Đốc (Quốc lộ 1) mở rộng nâng cấp để đạt chuẩn đường cấp III đồng bằng. Tuyến đường cao tốc Sóc Trăng-Cần Thơ-Châu Đốc (An Giang) tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian kết nối từ Long Xuyên đến Phnompenh qua quốc lộ 2 của Cambodia. Tỉnh lộ 943 mở rộng trên địa bàn huyện Thoại Sơn để đi Kiên Giang. Tuyến N1 kết nối Tân Châu-Châu Đốc,…

Dự án sân bay An Giang với diện tích 245 ha trên địa bàn huyện Châu Thành, với kinh phí hơn 5.000 tỷ đồng. Khi dự án sân bay hoàn thành sẽ là một trong những điều kiện không chỉ giúp hoạt động kinh tế xã hội An Giang phát triển mạnh mà còn là một trong những điều kiện thuận lợi quan trọng giúp tỉnh thu hút khách du lịch.

Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác thải thành phố Long Xuyên với kinh phí 585 tỷ đồng. Khi đưa vào sử dụng nhà máy sẽ thu gom, xử lýrác thải trên địa bàn thành phố và các huyện thị lân cận nhằm cải tạo, hạn chế vấn đề xả thải ra môi trường góp phần bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên.

Ngoài các dự án về cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới giao thông. Các chính sách ưu đãi của tỉnh trực tiếp dành cho ngành du lịch bao gồm nhiều dự án lớn như: tranh thủ nguồn vốn vay ADB xây dựng cầu tàu du lịch tại Châu Đốc, xây dựng cửa khẩu liên hợp quốc tế đường thủy tại xã Vĩnh Xương, xây dựng khu du lịch sinh thái Búng Bình Thiên (An Phú) với diện tích 132,9 ha, kinh phí khoảng 600 tỷ đồng. Hoàn thành hệ thống cáp treo đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long là công trình trọng điểm, tuyến cáp treo dài 3.400m, gồm 89 cabin, vận chuyển khoảng

2.000 lượt khách mỗi giờ. Đặc biệt là sự hỗ trợ của tổ chức Nông nghiệp Hà Lan (Agriterra) trong việc giúp nông dân làm du lịch nông thôn,..

Các dự án, chính sách ưu đãi của An Giang trong các năm qua đã phần nào phản ánh được sự quan tâm, chú trọng phát triển của tỉnh đối với ngành du lịch, xác định trọng tâm phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, giúp An Giang chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành côngtrong thời gian tới.

2.1.2. Lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2005-2014

Ngành du lịch của tỉnh An Giang trong những năm gần đây đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương và các thành phần kinh tế quan tâm đầu tư phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước.Sự đầu tư đã đạt được một số kết quả đáng kể thông qua sự gia tăng số lượng khách du lịch đến với tỉnh An Giangvà sự tăng trưởng thể hiện rõ nét qua từng năm.

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2009

Đơn vị tính: Lượt khách


Tiêu chí

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng (Lượt khách)

3.800.000

4.100.000

3.840.000

4.454.000

4.510.000

Mức tăng trưởng (%)


10.78

-9.36

11.59

10.12

Khách nội địa

3.757.000

4.065.000

3.800.000

4.410.800

4.463.900

Mức tăng trưởng (%)


10.81

-9.34

11.60

10.08

Khách quốc tế

43.000

35.000

40.000

43.200

46.100

Mức tăng trưởng (%)


-8.13

11.42

10.8

10.67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 6

Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang, 2014

Từ bảng thống kê lượt khách đến tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2009, có thể nhận thấy, lượt khách du lịch đến An Giang có sự thay đổi. Tuy nhiên không gây ra hiện tượng đột biến tăng, giảm lượt khách.Theo bảng số liệu tổng lượt khách đến An Giang từ năm 2005 đến năm 2009 tăng 23.13%, mức tăng trung bình năm đạt 5.82%. Trong đó, số lượt khách quốc tế đến tăng 24.76%, mức tăng trung bình năm đạt 6.19%. Số lượt khách nội địa tăng 23.15%, mức tăng trung bình năm đạt 5.78%. Trong năm 2007, lượt khách đến An Giang có sự giảm nhẹ so với cùng kì năm 2006 do sự ảnh hưởng khách quan của các yếu tố kinh tế xã hội trong nước, thời gianđầu của giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế thế giới đã tác động đến hoạt động du lịch không chỉ riêng đối với tỉnh An Giang mà còn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên sự tăng trưởng ổn định của lượt khách đến An Giang đã phần nào thể hiện được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các chính sách phát triển du lịch đã dần đạt được những kết quả bước đầu.

Cơ cấu khách du lịch đến An Giang phần lớn là khách du lịch nội địa từ các tỉnh thành lân cận trong cả nước. Lượt khách nội địa tăng nhanh quá các năm. Tuy nhiên, sự tăng trưởng khách quốc tế chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách du lịch nội địa,nhưng khách quốc tế còn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu khách. Chủ yếu đến từ các thị trường gửi khách lớn của Việt Nam như Mỹ, Anh, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc,..Điều này cho thấy thị phần khách của tỉnh An Giang luôn bị áp lực của các địa phương khác chia sẻ, du lịch của tỉnh cần có nhiều hơn nữa các biện pháp kích

cầu thu hút khách du lịch, đẩy mạnh khai thác tính độc đáo, đặc thù để cạnh tranh thị phần từ địa phương khác trong vùng cũng như cả nước.

Bảng 2.2: Lượt khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014

Đơn vị tính: Lượt khách


Tiêu chí

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng (Lượt khách)

5.271.758

5.549.087

5.348.851

5.726.000

6.000.000

Mức tăng trưởng (%)


10.52

-9.63

10.7

10.47

Khách nội địa

5.224.203

5.497.271

5.293.353

5.668.683

5.938.998

Mức tăng trưởng (%)


10.52

-9.62

10.7

10.47

Khách quốc tế

47.555

51.816

55.498

57.317

60.002

Mức tăng trưởng (%)


10.89

10.71

10.32

10.46

Nguồn: Sở VH-TT&DL An Giang, 2014 Giai đoạn từ năm 2010 – 2014 tổng số lượt khách du lịch đến An Giang tăng nhanh. Mức tăng trưởng đạt 22.06%, mức tăng trung bình năm đạt 5.51%. Trong đó, khách du lịch quốc tế tăng 42.38%, mức tăng trung bình năm đạt 10.59%. Khách du lịch nội địa tăng 22.07%, mức tăng trung bình năm đạt 5.51%. Tuy nhiên so với giai đoạn 2005 - 2009, mức tăng trưởng du lịch của An Giang giai đoạn 2010-2014 đã giảm 1.07%. Sự suy giảm xuất phát từ các nguyên nhân như: hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, vệ sinh môi trường trong các khu, điểm du lịch còn hạn chế. Trong thời gian tới, ngành du lịch An Giang cần có thêm nhiều biện pháp xúc tiến, quảng bá, hợp tác phát triển với các khu vực khác và cả nước trong việc thu hút khách du lịch bằng cách cung cấp các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng, tạo dấu ấn cho du lịch An Giang

trong lòng du khách.

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang

2.2.1.Vị trí địa lý

An Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phiá Tây Nam của Tổ quốc. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Cambodia với 104 km chiều dài đường biên giới(theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam – Cambodia kí ngày 27.12.1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp Cần Thơ 44,734

km và Đông giáp tỉnh Đồng Tháp 107,628 km. Tọa độ địa lý từ 10010’ đến 11o37’ vĩ độ Bắc và 104o47’ đến 105o35’ kinh độ Đông. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là

3.406 km2, bằng 1,05% diện tích toàn quốc và bằng 8,71% diện tích toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long (đứng thứ tư trong vùng), dân số khoảng 2.157.000 người, mật độ 612 người/km2.(3)

An Giang là tỉnh nằm giữa 3 trung tâm kinh tế lớn: thành phố Hồ Chí Minh - thành phố Cần Thơ – thủ đô PhnomPenh (Cambodia), với khoảng cách lần lượt là 180 km, 60 km, 200 km. An Giang có cửa khẩu đường sông và đường bộ (cửa khẩu quốc gia). Trong đó trục đường bộ chính là quốc lộ 91 nối với quốc lộ 2 của Cambodia qua cửa khẩu Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) và trục đường thuỷ quốc tế là sông Tiền và sông Hậu, bước đầu tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng trao đổi hàng hoá trực tiếp với nước bạn Cambodiavà các tỉnh ởđồng bằng sông Cửu Long.

Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho việc hình thành, phát triển du lịch tỉnh An Giang nói chung và loại hình du lịch nông thôn nói riêng. Yếu tố thuận lợi trong quá trình tiếp cận điểm đến, quá trình di chuyển giữa các khu điểm du lịchbằng nhiều loại hình phương tiện giao thông công cộng cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch An Giang. Bên cạnh đó, An Giang nằm giữa các đầu mối giao thông lớn, có cửa khẩu đường biên giới trải rộng là điều kiện định hướng thị trường khách quốc tế cho loại hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang trong các giai đoạn phát triển.

2.2.2. Tiềm năng tự nhiên

2.2.2.1. Địa hình

Địa hình An Giang mang những đặc điểm nổi bật so với địa hình đồng bằng vùng Tây Nam Bộ khi có sự xen kẽ giữa đồng bằng châu thổ và đồi núi.

Đồi núi của An Giang gồm nhiều đỉnh có hình dạng, độ cao và độ dốc khác nhau, phân bổ theo vành đai cánh cung kéo dài 100 km ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong đónúi Cấm là núi lớn nhất có tới 6 đỉnh với độ cao từ 142m đến 705m, liên kết với các núi khác thành một mạch núi liên tục, trải dài 35km, rộng 17km với

3Niên giám thống kê tỉnh An Giang, 2013

diện tích gần 600km2. Địa hình núi non với nhiều di tích, lịch sử, văn hóa, tôn giáo, danh lam thắng cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển các loại hình du lịch tâm linh, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch tìm hiểu.

Địa hình đồng bằng là đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Mekong. Về hình dạng, đồng bằng phù sa ở An Giang có 3 dạng chính và 1 dạng phụ: dạng cồn bãi (cù lao) có hình dạng như chiếc thuyền úp, ở giữa cao và thấp dần sang hai bên như cù lao Mỹ Hòa Hưng, cù lao Tiên, Phó Ba (Long Xuyên), Bà Hòa (Châu Thành), Bình Thủy, Khánh Hòa (Châu Phú), Vĩnh Trường (An Phú) của sông Hậu và cù lao Giêng (Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng, cồn Cỏ (Tân Châu) của sông Tiền. Từ bao đời nay xung quanh các cù lao dần hình thành các vùng nông thôn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thả cá bè, đánh bắt thủy sản nước ngọt là hoạt động kinh tế chính. Đa dạng hoạt động canh tác tạo thuận lợi cho tỉnh phát triển được các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, tham quan các cù lao,…

An Giang có nhiều hình thái nông thôn, bao gồm nông thôn vùng núi, nông thôn vùng đồng bằng, nông thôn vùng sông nước…được tạo thành do sự đa dạng của địa hình. Nhiều loại hình nông thôn trong một phạm vi nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho sự đầu tư phát triển đa dạng dịch vụ cung cấp cho du khách, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch nông thôn.

2.2.2.2. Khí hậu

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình khoảng 28oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.130 mm; độ ẩm trung bình 80 – 85% và có sự dao động theo chế độ mưa, theo mùa. Nói chung, các yếu tố của khí hậu tỉnh An Giang như chế độ bức xạ, nắng, nhiệt độ, độ ẩm, sức gió,… khá phù hợp với sự phát triển của loại hình du lịch nông thôn. Lượng bức xạ tương đối lớn, tổng lượng nhiệt bình quân trong năm là 10.0000C. Số giờ nắng ở An Giang dao động từ 100 đến 300 giờ nắng. Chế độ gió được đặc trưng bởi tác động luân phiên của hệ thống hoàn lưu gió mùa nên rất ổn định. Trong mùa khô thịnh hành gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời tiết ít mưa, chỉ chiếm 10% lượng mưa của cả năm. Vào

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí