Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ TUYẾT VÂN


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang - 1


TRẦN THỊ TUYẾT VÂN


NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG


Chuyên ngành: Du lịch

(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH


Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Hồng Long

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5

4. Mục tiêu nghiên cứu 6

5.Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 6

6.Kết cấu của luận văn 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH NÔNG THÔN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM 9

1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn9

1.1.1.Khái niệm về nông thôn 9

1.1.2. Khái niệm về du lịch nông thôn10

1.1.3. Khái niệm phát triển du lịch nông thôn 14

1.1.4. Các loại hình du lịch nông thôn 15

1.1.5. Tác động của du lịch nông thôn 18

1.2. Cơ sở lý luận về phát triển du lịch nông thôn 21

1.2.1. Xác định giai đoạn của chu kỳ phát triển của du lịch nông thôn 21

1.2.2. Quy trình và phương pháp phát triển du lịch nông thôn 22

1.2.3. Nguyên tắc khi phát triển du lịch nông thôn 23

1.2.4. Những bên liên quan tham gia vào phát triển du lịch nông thôn 24

1.3. Lịch sử ra đời và phát triển của du lịch nông thôn trên thế giới 26

1.4. Tiềm năng và sự cần thiết phát triển loại hình du lịch nông thôn ở Việt Nam 30

1.4.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch nông thôn ở Việt Nam 30

1.4.2. Sự cần thiết phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam 31

1.4.3. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du lịch nông thôn trên thế giới và ở Việt Nam cần nghiên cứu và học tập 33

*Tiểu kết chương 1 34

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG 36

2.1. Tổng quan chung tình hình hoạt động du lịch tỉnh An Giang 36

2.1.1. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang 36

2.1.2. Lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2005-2014 37

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang 39

2.2.1.Vị trí địa lý 39

2.2.2. Tiềm năng tự nhiên 40

2.2.3. Tiềm năng nhân văn 45

2.2.4. Tiềm năng về sản xuất nông nghiệp 53

2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang 54

2.3.1. Quy trình phát triển của mô hình du lịch nông thôn tỉnh An Giang 54

2.3.2. Hiệu quả từ sự phát triển du lịch nông thôn ở An Giang 61

2.3.3. Chính sách phát triển du lịch nông thôn cho các bên liên quan 75

2.4. Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn tại An Giang ...77

*Tiểu kết chương 2 81

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG 83

3.1. Định hướng phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang 83

3.1.1. Định hướng phát triển chung cho loại hình du lịch nông thôn 83

3.1.2. Xây dựng mô hình kinh tế nông thôn 83

3.1.3. Khuyến khích người dân nông thôn tham gia làm du lịch 85

3.1.4. Phát triển du lịch nông thôn gắn với bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên 86

3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn 87

3.2.1. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật 87

3.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn 90

3.2.3. Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch 94

3.2.4. Liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 98

3.2.5. Quy hoạch phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang 101

3.2.6. Tăng cường quản lý công tác của địa phương 102

3.2.7. Tiến trình thực hiện các giải pháp phát triển du lịch nông thôn 104

3.3. Một số kiến nghị 106

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch 106

3.3.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp, công ty du lịch 107

3.3.3. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương 108

3.3.4. Kiến nghị đối với cộng đồng địa phương 108

3.3.5. Kiến nghị đối với khách du lịch 109

*Tiểu kết chương 3 110

KẾT LUẬN 111

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị 10

Bảng 1.2: Đặc trưng của du lịch nông thôn và du lịch thành thị 13

Bảng 1.3: Một số loại hình du lịch nông thôn 16

Bảng 1.4: Các tác động của du lịch nông thôn 20

Bảng 1.5: Định nghĩa chu kỳ phát triển du lịch 22

Bảng 2.1: Lượng khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2005-2009 38

Bảng 2.2: Lượt khách du lịch đến tỉnh An Giang giai đoạn 2010-2014 39

Bảng 2.3: Các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia 46

Bảng 2.4: Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang 50

Bảng 2.5: Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tỉnh An Giang 51

Bảng 2.6: Đặc trưng vùng nông thôn để phát triển loại hình du lịch nông thôn 55

Bảng 2.7. Các vùng được chọn phát triển loại hình du lịch nông thôn 59

Bảng 2.8: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 1 61

Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh du lịch nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2 62

Bảng 2.10: Khảo sát mục đích du lịch của khách đến tỉnh An Giang 62

Bảng 2.11: Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch nông thôn An Giang 64

Bảng 2.12: Số lượng cơ sở lưu trú tại các huyện/TP của An Giang 65

Bảng 2.13: Số lượng nhà nghỉ homestay tại các huyện/Tp của An Giang 66

Bảng 2.14: Khảo sát loại hình lưu trú của khách du lịch 66

Bảng 2.15: Các hạng mục trang thiết bị đầu tư cho dịch vụ homestay 67

Bảng 2.16: Đánh giá của KDL về các món ăn truyền thống 69

Bảng 2.17: Các hạng mục đầu tư phương tiện vận chuyển của du lịch nông thôn tỉnh An Giang 69

Bảng 2.18: Các lớp tập huấn nhân lực cho du lịch nông thôn 71

Bảng 2.19: Hoạt động quảng bá du lịch nông thôn của An Giang 74

Bảng 3.1: Trình tự thực hiện giải pháp phát triển du lịch nông thôn An Giang ... 104

DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ


Danh mục biểu đồ

Biểu đồ 2.1:Nguồn thu nhập thêm từ hoạt động du lịch nông thôn 64

Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức du lịch nông thôn tỉnh An Giang 57

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lựctìm hướng phát triển để nâng tầm vị thế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Tài nguyên du lịch của Việt Nam đa dạng, phong phú, trải dọc miền đất nước…mang đến cho nước ta lợi thế du lịch vô cùng to lớn. Tuy nhiên sự phát triển của ngành vẫn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sự trùng lặp trong các sản phẩm dịch vụ, yếu kém trong khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc khiến cho ngành du lịch Việt Nam không tạo được ấn tượng trong lòng khách quốc tế cũng như khách nội địa.

Việt Nam với xuất phát điểm là một quốc gia có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời trong khu vực và trên thế giới. Lịch sử Việt Nam gắn liền với nông thôn, nông nghiệp truyền thống. Định hướng của Đảng và Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụcòn gặp rất nhiều khó khăn trong các vấn đề giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập ổn định cho cư dân nông thôn, tạosự phát triển bền vững trong tương lai. Bên cạnh đó các mối quan tâm về sự thay đổi cơ cấu hệ thống kinh tế tại nông thôn sẽ phá vỡ các truyền thống văn hóa vốn có tại các làng, bản, địa phương. Các giá trị văn hóa sẽ bị mai một hoặc biến chất do chạy theo sự thay đổi của xã hội cũng là một trong những vấn đề quan trọng được các cơ quan chức năng đặc biệt lưu ý.

Để giải quyết những khó khăn trên, ngành du lịch Việt Nam cần tìm ra một hướng đi khác. Tìm và khai thác một loại hình du lịch mới, có nét đặc trưng riêng biệt từ nguồn tài nguyên nông thôn, nông nghiệp to lớn hiện có của Việt Nam. Xử lýđược các thực trạng trên, ngành du lịch Việt Nam đã có thể giải quyết được các vấn đề cấp bách hiện nay, giải được bài toán về vấn đề tìm hướng đi riêng biệt cho du lịch Việt Nam, giải quyết vấn đề công ăn việc làm, tạo thêm sinh kế mới cho cư dân nông thôn. Thông qua du lịch có thể lưu giữ được những nét văn hóa của cư dân nông nghiệp truyền thống, các giá trị nhân văn hiện vẫn còn được bảo tồn và lưu truyền trong nông thôn. Phát triển một cách bền vững là hướng phát triển giúp cho Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả và đạt được thành công.

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 14/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí