Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: (i) Các loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bày hay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bền vững; (ii) Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạt động điều hòa sinh thái. Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởi những tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc chúng; (iii) Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trang trí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loài sinh vật ngoại lai xâm lấn; (iv) Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao; (v) Các hoạt động tương tác với môi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tại của quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệ sinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn.
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững
1.3.6.1. Năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch
Theo Điều 10 Luật Du lịch của Việt Nam năm 2017, quản lý Nhà nước (QLNN) về du lịch nói chung bao gồm 9 nội dung cơ bản. Trên cơ sở quy định chung về QLNN về du lịch, chính quyền các địa phương có trách nhiệm thực hiện các nội dung này trên địa bàn phù hợp với chức năng của bộ máy chính quyền và phân cấp, phân quyền của Chính phủ. Đối với mỗi địa phương, năng lực QLNN ở mức độ nào sẽ có tác động đến phát triển du lịch bền vững tương ứng ở mức độ đó. Một bộ máy nhà nước của địa phương được xác định là có năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bền vững đòi hỏi phải được tổ chức hợp lý để có thể thực hiện tốt, đầy đủ các chức năng QLNN nói chung nêu trên, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững trong mọi khâu của quy trình quản lý, mọi nội dung của quản lý. Bộ máy đó phải có khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch thực sự có tầm nhìn dài hạn; có năng lực kiến tạo chính sách và năng lực động viên, tạo môi trường thu hút và tổ chức sử dụng hợp lý, cân đối mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững.
1.3.6.2. Ý thức trách nhiệm của cơ sở kinh doanh du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương
Trong kinh doanh du lịch, các cơ sở kinh doanh (CSKD) sử dụng, khai thác tài nguyên du lịch và các nguồn lực khác để tạo nên hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách đồng thời thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động của CSKD du lịch sẽ trực tiếp góp phần tạo nên doanh thu cho ngành du lịch, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến tài nguyên du lịch, tài nguyên thiên nhiên và VHXH nơi có hoạt động du lịch. Nếu các CSKD hoạt động có trách nhiệm thì các cơ sở này sẽ sử dụng hiệu quả, hợp lý tài nguyên và các nguồn lực du lịch khác để góp phần thúc đẩy việc phát triển ngành du lịch bền vững, chia sẻ lợi ích với cộng đồng, đóng góp cho giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo ở địa phương, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch. Ngược lại, nếu các CSKD du lịch thiếu ý thức trách nhiệm thì việc khai thác, sử dụng các tài nguồn lực sẽ bị lãng phí hoặc quá mức chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà xem nhẹ lợi ích cộng đồng từ đó việc phát triển du lịch sẽ không được bền vững nữa.
Đối với khách du lịch, họ là những người trực tiếp chi trả cho việc tiêu dùng sản phẩm du lịch, tạo nên thu nhập cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, khách du lịch cũng trực tiếp tác động đến tài nguyên du lịch và tương tác với cộng đồng dân cư tại điểm đến, yếu tố trách nhiệm của khách du lịch có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy, phát triển du lịch bền vững hay không phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của du khách với tài nguyên du lịch, với cộng đồng dân bản địa khi tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Cộng đồng địa phương vừa là những người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh một số dịch vụ, hàng hóa phục vụ khách du lịch vừa là nguồn lao động tại các CSKD du lịch; hay góp phần tạo nên sản phẩm du lịch bằng bản sắc văn hóa và truyền thống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, cộng đồng địa phương cũng là những người trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với tài nguyên du lịch. Vì vậy, việc phát triển du lịch bền vững phụ thuộc rất lớn vào ý thức trách nhiệm của cộng đồng địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
1.3.6.3. Tài nguyên du lịch
Theo Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005, tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững tại Đảo Yến, Khánh Hoà - 2
- Sự Cần Thiết Phải Phát Triển Bền Vững Du Lịch Biển Đảo Ở Nước Ta
- Nội Dung Của Công Tác Phát Triển Du Lịch Bền Vững
- Mô Hình Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Theo Hướng Bền Vững
- Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Đảo Yến, Khánh Hòa
- Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Du Lịch Trên Đảo Yến
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Tài nguyên du lịch là yếu tố rất quan trọng của hoạt động du lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển du lịch bền vững. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác của các loại tài nguyên du lịch có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp phát triển du lịch từ đó tác động đến hiệu quả KTXH và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng của địa phương đó.
1.3.6.4. Trình độ phát triển KTXH, chính sách đối với phát triển du lịch và môi trường an ninh, chính trị, xã hội của địa phương
Trình độ phát triển KTXH của một quốc gia, một địa phương có tác động rất lớn đến việc phát triển du lịch bền vững của quốc gia, địa phương đó. Trình độ KTXH của ở trình độ nào thì ngành du lịch sẽ có được cơ sở, nền tảng và môi trường, điều kiện cho sự phát triển của ngành ở mức độ đó. Bên cạnh đó, tùy theo trình độ và mức độ phát triển KTXH mà phát triển du lịch bền vững cũng có những mục tiêu, tiêu chí đánh giá khác nhau phù hợp với địa phương đó.
Chính sách về phát triển du lịch của một quốc gia, một địa phương cũng ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Một địa phương có môi trường an ninh, chính trị, trật tự xã hội ổn định sẽ tạo tạo điều kiện cho các hoạt động thu hút, đang dạng hóa nguồn lực đầu tư du lịch và tạo nên hình ảnh thân thiện, tin cậy và yên tâm cho khách du lịch, thuận lợi cho sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động dụ lịch; từ đó tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển bền vững hơn.
1.3.6.5. Sự liên kết phát triển du lịch giữa các ngành kinh tế và giữa các địa phương với nhau
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, chính vì vậy, mức độ liên kết giữa các ngành liên quan với du lịch có tác động trực tiếp đến phát triển du lịch bền vững. Nếu mối liên kết này không chặt chẽ, hợp lý thì sẽ xẩy ra những xung đột về quan điểm sử dụng tài nguyên, hạ tầng chung tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi ngành, lĩnh vực. Ngược lại, các ngành và du lịch có mối liên kết giữa tốt sẽ tác
động tích cực, giảm chi phí phát triển, giảm nguy cơ xung đột quan điểm phát triển, hỗ trợ nhau tăng trưởng, phát triển bền vững hơn, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững chung của cả nền kinh tế.
Mặt khác, các địa phương khi có sự liên kết để phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện, mở ra cơ hội cho việc trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng tài nguyên hoặc xử lý phù hợp những xung đột trong quan điểm sử dụng tài nguyên cho phát triển du lịch, đa dạng hoá sản phẩm du lịch, kết nối nguồn khách, mở rộng thị trường... để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch của mỗi mỗi vùng và địa phương. Nếu không có sự liên kết, hợp tác thì hiệu quả và khả năng mở rộng phát triển du lịch bền vững sẽ bị hạn chế rất nhiều, nhất là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.
1.3.6.6. Các yếu tố tác động khác
Các yếu tố khác có sự tác động đến phát triển du lịch bền vững như sự suy thoái và khả năng phục hồi kinh tế trên thế giới, nguy cơ suy thoái môi trường, vấn đề tôn giáo và sắc tộc, thiên tai, dịch bệnh... các yếu tố này có tác động theo hướng thuận lợi hay khó khăn đến phát triển du lịch bền vững của từng địa phương, từng quốc giá là tùy thuộc vào sự biến đổi của từng yếu tố đó trong những thời kỳ nhất định.
1.4. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững
1.4.1. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững trên thế giới
Hàn Quốc là quốc gia đã sớm ban hành nhiều chính sách để thúc đẩy du lịch bền vững. Tháng 8 năm 2008, chiến lước “các-bon thấp, tăng trưởng xanh” đã được tung ra như một tầm nhìn mới cho sự phát triển dài hạn của Hàn Quốc. Năm 2009, “Luật cơ bản về tăng trưởng xanh” có hiệu lực, cũng trong năm “Kế hoạch 5 năm cho tăng trưởng xanh” được công bố để hướng tới một con đường cho tương lai của Hàn Quốc là “tăng trưởng xanh”. Bên cạnh đó, còn có thể kể đến rất nhiều chính sách phát triển bền vững khác như: Chiến lược Phát triển Công nghiệp năng lượng xanh (2008), Quy hoạch Tổng thể ứng phó với biến đổi khí hậu (2008), Dự án Tăng trưởng Xanh Mới (2009), Chiến lược Xúc tiến Tăng trưởng mới (2009), Các biện pháp toàn diện về Công nghệ xanh R & D (13 tháng 1 năm 2009). Về kế hoạch 5 năm cho tăng trưởng xanh đã vạch ra tầm nhìn, 3 chiến lược và 10 chính
sách trực tiếp với tầm nhìn: Mô hình một quốc gia xanh – thông qua việc tạo ra sự hài hòa đạo đức giữa môi trường và kinh tế. Trong đó, 3 chiến lược là: Các biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu và độc lập về năng lượng; Tạo ra các động lực tăng trưởng mới; Cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng đất nước. Và 10 chính sách trực tiếp:
- Chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới một xã hội với lượng phát thải nhà kính thấp
- Công nghệ xanh là động cơ tăng trưởng tương lai
- Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và hướng tới là một nước xuất khẩu mới về ngành công nghiệp xanh
- Tạo việc làm xanh (công ăn việc làm từ công nghiệp xanh)
- Chuyển đổi sang mô hình vận tải xanh, xây dựng và kiến trúc xanh, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị sinh thái
- Cuộc cách mạng sống xanh ở Hàn Quốc
- Giáo dục và chính sách văn hóa xanh
- Mô hình thuế xanh và hỗ trợ tài chính chủ động
- Hàn Quốc là một quốc gia tiên phong trên toàn cầu về tăng trưởng kinh tế xanh.
Như vậy, vấn đề môi trường sinh thái được chính phủ Hàn quốc coi là trọng tâm hướng tới ngành công nghiệp tăng trưởng xanh và đối phó với biến đổi khí hậu và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc là tầm nhìn quốc gia toàn diện, bao gồm cải cách năng lượng và cũng như tạo công ăn việc làm, hồi sinh môi trường, tăng cường năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và thay đổi trong phong cách sống của mỗi công dân. Tăng trưởng xanh là tăng trưởng bền vững làm giảm khí nhà kính và ô nhiễm không khí, là động cơ thúc đẩy kinh tế mới. Chiến lược tăng trưởng xanh là một lựa chọn khôn ngoan cho tương lai toàn cầu của Hàn Quốc và các quốc gia khác.
Mô hình này được triển khai thực hiện với quy mô toàn quốc và được Chính phủ Hàn Quốc quan tâm thì chắc chắn ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung của Hàn Quốc sẽ phát triển bền vững, lâu dài.
1.4.2. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
1.4.2.1. Mô hình du lịch xanh ở Hà Nội
Một vài năm gần đây, ngành du lịch Hà Nội thử nghiệm một số sản phẩm du lịch, tua, tuyến mang tên "du lịch xanh", thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
Thành phố Hà Nội đang triển khai các giải pháp để nhân rộng loại hình du lịch này, nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Mô hình du lịch xanh được hình thành ở Hà Nội từ cuối năm 1990, với các tua du lịch trên sông Hồng, du lịch sinh thái, du lịch tại các vùng ngoại thành Hà Nội... Gần đây, ngành du lịch Hà Nội xây dựng các tua du lịch như đưa du khách tham quan khu phố cổ, tham quan Hồ Tây bằng xe điện, du lịch tại làng cổ Ðường Lâm bằng xe đạp... Các sản phẩm du lịch này được khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài đánh giá là rất hấp dẫn. Bởi qua mỗi chuyến đi, du khách có cơ hội được tự mình khám phá, cảm nhận những nét văn hóa đặc thù của từng vùng miền.
Trong số những sản phẩm của mô hình du lịch xanh, loại hình du lịch nông nghiệp với tên gọi "Tập làm nông dân" tại các trang trại lớn ở ngoại thành Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của nhiều người dân đô thị. Tiến sĩ Ngô Kiều Oanh, Giám đốc Công ty ATC Việt Nam - đơn vị quản lý trang trại Ðồng quê (huyện Ba Vì) cho biết: "Ðến trang trại, khách du lịch được tham gia sản xuất cùng nông dân, được ngắm phong cảnh đồng quê, được thưởng thức và mua các đặc sản tại nơi sản xuất, được giao lưu trò chuyện và thu nhận những kiến thức về cuộc sống đồng quê". Hiện tại, Công ty ATC Việt Nam phối hợp các trường học tổ chức nhiều tua du lịch nông nghiệp học đường dành cho các em học sinh từ bậc học mẫu giáo đến THPT. Tuy mới xuất hiện và đưa vào hoạt động trong vài năm gần đây, nhưng loại hình du lịch này phát triển khá nhanh, không chỉ giúp khách du lịch có giờ phút nghỉ ngơi thư giãn tại không gian thoáng đãng, mà còn là dịp tốt để những người dân thành phố, kể cả người lớn và trẻ em, có cơ hội được tiếp xúc với thiên nhiên, được trải nghiệm công việc của nhà nông...
Không chỉ triển khai xây dựng sản phẩm du lịch, ý tưởng xây dựng nền du lịch xanh được khách sạn, đơn vị vận chuyển, kinh doanh lữ hành áp dụng bằng biện
pháp như: xử lý nước thải tránh gây ô nhiễm, thu gom triệt để rác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi ni-lông, trồng cây xanh, hướng dẫn khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường... Nhiều đơn vị thực hiện khá tốt, nhằm xây dựng hình ảnh về ngành du lịch thân thiện với môi trường.
Ngành du lịch Hà Nội tiếp tục nhân rộng mô hình du lịch này, nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, nhân văn, bảo vệ môi trường sinh thái. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội Trương Minh Tiến cho biết, thời gian tới, ngành du lịch Thủ đô cho ra mắt một số sản phẩm du lịch mới như du lịch sinh thái tại huyện Sóc Sơn, du lịch tâm linh, ăn nghỉ tại nhà dân ở huyện Ba Vì. Các đơn vị trong ngành sẽ đầu tư khai thác giá trị cảnh quan, sinh thái tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, khu danh thắng Hương Sơn, khu vực núi Sóc, hồ Ðồng Quan, xây dựng các tua du lịch sinh thái ven sông Hồng, sông Ðáy... thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng những mô hình du lịch mà Hà Nội đã và đang triển khai chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, ngắn hạn theo từng “đề án” mà rất khó để nhân rộng và bền vững. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức chưa đầy đủ về phát triển du lịch xanh của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cũng như của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; ngành Du lịch chưa xây dựng, ban hành các hướng dẫn đầy đủ về tiêu chí, điều kiện, đánh giá tác động môi trường và hệ thống kiểm soát, quản lý các vấn đề về môi trường liên quan đến các hoạt động du lịch, nhất là với các cơ sở kinh doanh du lịch, gây lúng túng khi áp dụng trong thực tiễn; chưa có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện và hệ thống về môi trường du lịch làm căn cứ đề ra các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên, đảm bảo môi trường cho phát triển du lịch bền vững.
1.4.2.2. Mô hình phát triển du lịch bền vững tại vịnh Bái Tử Long, huyện Đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Du lịch Vịnh Bái Tử Long chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Vân Đồn nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung và là ngành kinh tế chủ đạo trong việc xây dựng mô hình đặc khu Kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn trong thời gian tới. Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long hiện nay đang phát triển
khá thuận lợi với sự tăng trưởng nhanh của lượng khách (bình quân 14,52%/năm) và được du khách đánh giá cao về giá trị cảnh quan biển đảo. Hoạt động du lịch đã đem lại nhiều doanh thu (666,15 tỷ đồng/năm 2019) và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (18,2% GDP), đặc biệt góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đem lại nguồn thu ổn định cho lao động. Một khảo sát đã được thực hiện với 641 khách du lịch, 100 người dân và 25 cán bộ văn hóa, cán bộ địa phương để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và đánh giá tính bền vững của sự phát triển này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy du lịch Vịnh đang phát triển khá thuận lợi, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, hiện nay du lịch biển đảo của Vịnh đang phải đối mặt với những nguy cơ phát triển thiếu tính bền vững: vấn đề về nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đảo, sự suy thoái về văn hóa, nguy cơ mất ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn. Trước những vấn đề đó, từ năm 2014, huyện đảo Vân Đồn đã thực hiện một số giải pháp sau để phát triển bền vững du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long:
- Giải pháp về quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch: Thực hiện ban hành quy hoạch phát triển du lịch vịnh Bái Tử Long; trong đó xem xét sự đồng bộ giữa quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch khu kinh tế với hệ thống quy hoạch nông thôn mới giữa các địa bàn, xã, thị trấn. Thực hiện tốt công tác quy hoạch theo đúng tiến độ. Các hạng mục cần tập trung ưu tiên: xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu, các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí bổ trợ tạo động lực phát triển chung.
- Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch du lịch đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch: Xây dựng các sản phẩm du lịch mới gắn với tài nguyên biển đảo và thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao biển đồng thời quan tâm tới phát triển các sản phẩm văn hóa làng nghề biển đảo, các sản phẩm du lịch cộng đồng... Chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch bổ sung, thay thế để thu hút khách du lịch vào mùa đông là mùa không thuận lợi cho du lịch biển của vịnh như hiện nay. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đặc biệt dịch vụ lưu trú và các dịch vụ vui chơi giải trí.