Giai Đoạn 4: Những Công Việc Sau Khi Kết Thúc Chương Trình Du Lịch

HDV đón Quý khách ở điểm hẹn, khởi hành đi Lào Cai , qua cửa khẩu Hà Khẩu- Quảng Tây (Trung Quốc) làm thủ tục xuất nhập cảnh sang Trung Quốc. Đoàn ăn trưa tại Lào Cai.

Buổi chiều đoàn tiếp tục chuyến hành trình đi tham quan rừng đá Thạch Lâm, động Cửu Hương, Thác nước Uyên ương, thăm ruộng bậc thang Thần Điền.

Kết thúc buổi tham quan, đoàn nhận phòng nghỉ ngơi và ăn tối tại Hà Khẩu.

NGÀY 02: HÀ KHẨU- CÔN MINH (Ăn : sáng, trưa, tối)

Sau khi ăn sáng, đoàn khởi hành đi Côn Minh, ăn trưa tại Vân Nam. Sau đó đoàn đi thăm quan Tây Sơn Long Môn, hồ Điền Trì, chùa Hoa Đình, công viên Thúy Hồ, chùa Đồng Kim Điện. Kết thúc chuyến tham quan đoàn ăn tối tại Côn Minh và buổi tối ngồi tàu cao tốc đi Nam Ninh.

NGÀY 03: CÔN MINH- NAM NINH (Ăn: sáng, trưa, tối)

Sau khi ăn sáng trên tàu cao tốc xong, đoàn ngồi ôtô đi thăm quan Nam Ninh, tham quan Thanh Tú Sơn, công viên Hồ Nam, quảng trường Nhân Dân và triển lãm quốc tế ASEN. Kết thúc buổi tham quan, đoàn về phòng và nghỉ ngơi ăn tối tại Nam Ninh.

NGÀY 04: NAM NINH- LIỄU CHÂU (Ăn: sáng, trưa, tối)

Sau khi ăn sáng xong, HDV đón đoàn đi Liễu, đoàn ngồi tàu cao tốc đi Liễu Châu và ăn trưa tại Liễu Châu. Sau khi ăn trưa xong, đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi, buổi chiều đoàn sẽ đi thăm Ngư Phong Sơn (Quý khách có thể mua vé đi cáp treo để ngắm toàn cảnh Ngư Phong Sơn, chi phí tự túc), thăm quan nhà lưu niệm về Hồ Chủ tịch (khi Bác hoạt động cách mạng tại Liễu Châu, để tìm hiểu về nguồn gốc các bài thơ Nhật ký trong tù của Bác).

Ăn tối và nghỉ đêm tại Liễu Châu, tối Quý khách tự do ngắm quần thể thác nước nhân tạo lớn nhất Trung Quốc hoặc tự phí du thuyền trên sông Liễu ngắm cảnh Gia Hạc Sơn, Mã Yên Sơn….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

NGÀY 05: LIỄU CHÂU- QUẾ LÂM (Ăn: sáng, trưa, tối)

Sau khi ăn sáng, đoàn khởi hành đi Quế Lâm bằng tàu cao tốc, tại đây Quý khách tham quan Văn phòng Bát Lộ Quân (nơi Bác làm việc cũng như tham gia hoạt động cách mạng).

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 16

Thăm Lô Địch Nham, (Động sáo trúc - hang động nổi tiếng của Trung Quốc, đã đươc Unesco công nhận là di sản thiên nhiên thế giới), Quý khách du thuyền trên sông Ly ngắm cảnh Núi Vòi Voi (biểu tượng của Quế Lâm), Phục Ba Sơn, Điệp Thái Sơn, sau bữa trưa khởi hành đi Dương Sóc, thăm thế ngoại Đào viên, phố Tây.

Buổi tối Quý khách có thể tự túc mua vé xem vở nhạc kinh “Ấn tượng Lưu Tam tỷ” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Nghỉ đêm tại Dương Sóc.

NGÀY 06: QUẾ LÂM- HÀ NỘI (Ăn : sáng, trưa)

Sau khi ăn sáng, đoàn khởi hành ra ga bắt tàu cao tốc từ Quế Lâm-Nam Ninh. Trưa đoàn nghỉ ngơi và ăn trưa tại Bằng Tường. Chiều đoàn làm thủ tục nhập cảnh kết thúc hành trình.

- Ưu điểm: Gắn kết các điểm du lịch ở Lào Cai với các điểm du lịch ở bên nước bạn, tạo điều kiện phát triển du lịch cho các tỉnh ở Lào Cai- Việt Nam và Vân Nam- Trung Quốc. Đây đều là 2 địa phương thuộc khu vực miền núi của 2 nước, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

- Nhược điểm: Các điểm đến còn chưa thực sự nổi bật và có sức hút đối với khách du lịch, giá tour còn tương đối cao đối với dân cư địa phương của cả 2 nước.

- Đối tượng khách du lịch: Chủ yếu là khách tham quan du lịch kết hợp học tập nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

3.6.2. Các sản phẩm du lịch tại điểm đến

Mỗi một vùng miền, điểm đến của tour du lịch này đểu có những sản phẩm du lịch đặc thù và thu hút khách du lịch. Nếu như ở Quế Lâm khách du lịch được đắm chìm vào những vở kịch “Ấn tượng Lưu Tam Tỷ”trên mặt nước của dòng sông Ly thì đến với Nam Ninh du khách sẽ được hòa mình với lễ hội

hát đối “mồng 3 tháng 3”. Ngoài ra còn phải kể đến các đặc sản cũng như văn hóa ẩm thực của các điểm đến này. Quế Lâm nổi tiếng với rượu Tam Hoa, quả La Hán, mỳ Quế Lâm, tương ớt Quế Lâm… Nam Ninh thì nổi tiếng với các đặc sản như quả cầu cẩm tú, mỳ Bằng Hữu, Vịt xào chanh Cao Phong, Xôi Bát Bảo….Liễu Châu thì nổi tiếng với món bún ốc (luo si fen) đây có thể coi là một món ăn truyền thống và lâu đời tại đây.

3.6.3. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch

3.6.3.1. Giai đoạn1: Thỏa thuận với khách hàng

Giai đoạn này được bắt đầu từ khi chương trình tổ chức bán đến khi chương trình du lịch được thỏa thuận về mọi phương diện giữa các bên tham gia. Trong trường hợp các công ty lữ hành nhận khách từ các công ty gửi khách hoặc các đại lý thì công việc chủ yếu của giai đoạn này gồm: nhận thông báo khách, các thông tin về khách và các yêu cầu từ phía các công ty gửi khách hoặc đại lý. Nội dung của các thông tin về khách bao gồm: số lượng khách; quốc tịch, ngôn ngữ; thời gian, địa điểm nhập- xuất cảnh; các yêu cầu về hướng dẫn, phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, ăn uống và các yêu cầu đặc biệt khác; hình thức và thời gian thanh toán; danh sách đoàn khách…

Đây là một bước vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình thực hiện sau này. Do đó quá trình thỏa thuận phải luôn luôn nắm chắc và theo sát các thông tin về khả năng của công ty, của các nhà cung cấp, mức giá và các điều kiện thực hiện…. cũng như phải có dự kiến chính xác về các thông tin trên tại thời điểm thực hiện chương trình du lịch. Nếu không sẽ dẫn đến trình trạng công ty sẽ không thể thực hiện đúng được hợp đồng đã ký.

3.6.3.2. Giai đoạn 2: Chuẩn bị thực hiện

Giai đoạn này chủ yếu là do bộ phận diều hành thực hiện. Nó bao gồm các công việc chủ yếu sau đây:

- Xác định, điều chỉnh hoặc xây dựng chương trình chi tiết.

- Liên lạc với các nhà cung cấp và chuẩn bị các dịch vụ (có xác nhận lại của các nhà cung cấp). Bao gồm: đặt phòng, đặt ăn, thuê xe, mua vé, phương tiện vận chuyển, đặt thuê bao các chương trình biểu diễn, điều động giao nhiệm vụ cho các hướng dẫn viên, hình thức và thời gian thanh toán với các cung cấp…

- Xác nhận lại với khách hoặc công ty gửi khách, đại lý.

3.6.3.3. Giai đoạn 3: Thực hiện chương trình du lịch

Giai đoạn này công việc chủ yếu là của các hướng dẫn viên và các nhà cung cấp dịch vụ có trong chương trình. Tuy nhiên bộ phận điều hành có những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện tour, thông báo và xác nhận các dịch vụ đối với các nhà cung cấp. Đồng thời nắm vững tình hình, khả năng tại thời điểm thực hiện tour của các nhà cung cấp, tránh những trục trặc có thể có.

- Tổ chức việc đón khách, giới thiệu hướng dẫn viên, các quy định, thông lệ, pháp luật…

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra lịch trình cũng như tiến độ thực hiện chương trình du lịch. Giải quyết mọi tình huống bất thường hoặc trục trặc có thể xảy ra.

- Theo dõi, kiểm tra đảm bảo cho các dịch vụ có trong hợp đồng được thực hiện một cách đầy đủ, đúng chủng loại và chất lượng.

3.6.3.4. Giai đoạn 4: Những công việc sau khi kết thúc chương trình du lịch

- Tổ chức tiễn khách.

- Tổ chức trưng cầu ý kiến của khách du lịch, tập hợp các số liệu thống kê làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp, trình độ hướng dẫn viên, điều chỉnh chương trình du lịch…. đồng thời làm cơ sở cho việc phân tích và xây dựng chiến lược sản phẩm.

- Thu thập các báo cáo của hướng dẫn viên.

- Xử lý nốt các công việc còn lại cần phải giải quyết.

- Thanh toán với các công ty gửi khách, các đại lý và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch.

- Hoạch toán, quyết toán chương trình du lịch.

- Tiến hành các dịch vụ sau tour.

3.7. Công tác hướng dẫn và hướng dẫn viên cho chương trình

Ở Việt Nam, theo quy chế hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành theo quyết định số 235/DL-HTĐT ngày 4/10/1994 thì “Hướng dẫn viên du lịch được hiểu là những cán bộ chuyên môn làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành ( bao gồm các doanh nghiệp khác có chức năng kinh doanh lữ hành) thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn du khách tham quan theo chương trình du lịch đã được ký kết”.

Với đặc thù là một chương trình du lịch mới và là chương trình du lịch lịch sử- văn hóa, dó đó việc hướng dẫn cho hướng dẫn viên du lịch tham gia chương trình này đòi hỏi các hướng dẫn viên ngoài các kiến thức chuyên môn, am hiểu về điểm đến. Hơn hết, hướng dẫn viên còn phải là người nắm rõ và có nhận thức đầy đủ về hệ thống các điểm, di tích lịch sử gắn liền với Hồ Chí Minh ở Quảng Tây (Trung Quốc) cùng với đó là ý nghĩa của các điểm đến trong hành trình du lịch. Bởi lẽ, chương trình du lịch được sắp xếp có hay đến đâu nhưng hướng dẫn viên không nắm vững ý nghĩa của các điểm đến cũng như không thể truyền đạt được cho du khách ý nghĩa của các điểm đến trong hành trình du lịch thì cũng không thể coi là một chương trình du lịch thành công. Do vậy, vai trò của một người hướng dẫn viên trong chương trình du lịch này là khá quan trọng.

3.8. Phân tích chi phí và lợi nhuận chương trình

3.8.1. Xác định giá thành của chương trình du lịch

3.8.1.1. Khái niệm

Giá thành của chương trình du lịch gồm toàn bộ chi phí trực tiếp mà công ty lữ hành phải chi trả để tiến hành, thực hiện một chương trình du lịch nào đó”. [17,tr37]

Giá thành của chương trình du lịch phụ thuộc vào số lượng khách du lịch trong đoàn. Do đó một chương trình du lịch bao gồm 2 loại chi phí sau:

- Chi phí biến đổi (V): Là chi phí tính cho một khách du lịch, nó bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của mỗi loại này tính cho từng khách. Các chi phí này thông thường gắn với chi phí riêng biệt của từng khách.

- Chi phí cố định (F): Là chi phí tính cho cả đoàn khách. Loại chi phí này bao gồm tất cả các chi phí của các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của nó được xác định cho cả đoàn khách. Nhóm chi phí này thường là chi phí mà mọi thành viên trong đoàn đều tiêu dùng, không bóc tách được cho từng thành viên.

Phương pháp xác định giá thành

Được dựa theo 2 phương pháp sau:

- Phương pháp dựa vào khoản mục chi phí: Người ta xác định giá thành bằng cách nhóm toàn bộ chi phí phát sinh vào hai khoản mục là chi phí cố định và chi phí biến đổi để xác định giá thành của một chương trình du lịch. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, có tính linh hoạt cao vì thế nó cho phép xác định giá thành một cách dễ dàng khi trong chương trình có một số dịch vụ có đơngiá tương đối. Phương pháp này làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình du lịch theo mức giá tùy chọn. Nhược điểm của phương pháp này là tính chi phí đôi khi không đầy đủ chính xác.

- Phương pháp xác định giá thành dựa trên cơ sở lịch trình: Về bản chất của phương pháp này cũng tương tự như phương pháp xác định giá thành dựa vào khoản mục chi phí nhưng điểm khaccs ở chỗ là các khoản chi phí được liệt kê theo trình tự của lịch trình.

3.8.2. Xác định giá bán của chương trình du lịch

3.8.2.1. Các yếu tố cần phân tích khi xác định giá bán của chương trình du lịch

- Nhóm các yếu tố nội sinh: Mục tiêu của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm, chính sách Marketing, chất lượng sản phẩm, phương pháp tổ chức định giá.

- Nhóm các yếu tố ngoại sinh: Cấu trúc thị trường, độ co dãn của cầu, mức giá phổ biến trên thị trường, thời gian, không gian, các vấn đề kinh tế khác ( tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá, lãi suất....)

3.8.2.2. Các phương pháp định giá

- Mô hình 3C : Đồ thị cầu, hàm chi phí, giá đối thủ cạnh tranh

- Phương pháp xác định giá trên cơ sở theo hệ số chi phí

- Phương pháp xác định giá qua việc phân tích các chi phí: Việc phân tích các đường chi phí có thể cho doanh nghiệp biết được điểm hòa vốn, điểm đóng cửa, quy mô sản xuất tối ưu... để từ đó doanh nghiệp có thể xác định một mức giá bán hợp lý, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như tạo cơ sở để doanh nghiệp tiến hành điều chỉnh các chiến lược kinh doanh của mình.

Ý nghĩa: Việc phân tích các đường chi phí và doanh thu biên trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó chỉ ra cho các nhà quản lý biết được mức sản lượng tối ưu, điểm hòa vốn và điểm đóng cửa để từ đó có thể ra các quyết định quản lý.

Đối với các doanh nghiệp lữ hành, việc phân tích trên cũng có ý nghĩa tương tự nhưng đồng thời đây cũng là một công cụ mạnh để xác định mức giá của các chương trình du lịch một cách tối ưu và phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường.

Trong kinh doanh lữ hành đặc biệt là lữ hành quốc tế, các doanh nghiệp thường áp dụng các loại giá dịch vụ mặt đất trọn gói (chẳng hạn các doanh nghiệp du lịch Thailand thường áp dụng mức giá dịch vụ mặt đất trọn gói khoảng 30USD/ngày). Với việc áp dụng loại giá này, các doanh nghiệp du lịch

có thể xác định và tính toán dễ dàng các loại chi phí cho từng loại chương trình du lịch. Như vậy, bằng việc xây dựng các đường chi phí, doanh nghiệp có thể biết chính xác được với mức giá bao nhiêu thì doanh nghiệp có thể chấp nhận được và ở mức giá đó nên sản xuất ở mức sản lượng là bao nhiêu. Điều này cũng rất cần thiết cho các doanh nghiệp trong cạnh tranh, đặc biệt là trong cạnh tranh giá.

3.9. Kiểm tra vận hành thực tế và điều chỉnh chương trình cho phù hợp

3.9.1. Chi phí duy trì chất lượng chương trình du lịch

Bao gồm 4 nhóm chi phí duy trì chất lượng:

- Nhóm chi phí ngăn chặn: Thường là những chi phí nhằm hạn chết những yếu tố tiêu cực tác động đến sản phẩm như: chi phí cho việc đào tạo, huấn luyện chuyên môn, chi phí cho việc thiết kế....

- Nhóm chi phí cho những sai sót bên trong: Bao gồm những chi phí khắc phục những sai sót bên trong quá trình sản xuất. Đây là những chi phí phổ biến dễ hạch toán như: chi phí đền bù cho khách do sự sai sót của hướng dẫn viên, bộ phận điều hành.

- Chi phí cho những sai sót bên ngoài: Đây là những chi phí khắc phục những sai sót sau khi sản phẩm được bán hoặc đang tiêu dùng. Do đặc điểm của sản phẩm du lịch là quá trình sản xuất và tiêu dùng trùng nhau nên chi phí này thường bao gồm những chi phí sau khi khách du lịch đã kết thúc chuyến đi.

- Chi phí thẩm định: Đây là những chi phí dành cho việc đánh giá, đo lường, kiểm tra chất lượng của sản phẩm.

3.9.2. Hạn chế những lãng phí phát sinh.

Theo các nhà quản lý Nhật Bản thì có 7 loại lãng phí cần khắc phục :

- Lãng phí do sản xuất quá mức cần thiết

- Lãng phí do chờ đợi

- Lãng phí về vận chuyển

- Lãng phí do bản thân quy trình sản xuất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/09/2023