Thu Thập Thông Tin Về Các Điểm Đến Chính Của Chương Trình Du Lịch Theo Dấu Chân Hồ Chí Minh Tại Quảng Tây, Trung Quốc.

khác- kể cả các nước thuộc khu vực Đông Nam Á- đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tuyến đường đi, về và giá cả nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách. Đây cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn khách lựa chọn đi du lịch Trung Quốc và thu hút được mọi đối tượng khách thuộc mọi thành phần xã hội và có mức thu nhập khác nhau từ trung bình đến cao.

3.2.3. Chính sách giá

Hiện nay du lịch nội địa của Việt Nam luôn được đánh giá có giá tour cao hơn so với du lịch nước ngoài. Cụ thể theo tổng cục du lịch Thái Lan, tháng 1, lượng du khách Việt Nam là 53.038.000 lượt khách, tăng 54.6%, tháng 2 giảm 11% và gần nhất là tháng 3 tăng 17.89% (59.576.000 lượt khách) so với cùng kỳ 2014; Singapore: tháng 1 là 28.630.000 lượt khách, tăng 10.1%, tháng 2 là

28.143.000 lượt khách, giảm 31.3% so với cùng kỳ năm ngoái; Malaysia tháng 3 năm 2015 là 23.442.000 lượt khách, tăng 1.4% so với cùng kỳ 2014,… Trong dịp lễ 30.4 và 1.5 vừa qua, mặc dù chưa có số liệu cụ thể song đại diện Cục xúc tiến Du lịch các nước tại Việt Nam đều đánh giá mức tăng trưởng khả quan.

Nhìn lại thực tế Việt Nam, tính trong 3 tháng đầu năm 2015, lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam sụt giảm mạnh, chỉ khoảng 2 triệu lượt, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước, đó là điều mà ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt. Trong khi lượng du khách quốc tế giảm, thì du khách Việt lại có xu hướng “thà đi tour nước ngoài còn hơn", bởi lý do, tour nước ngoài có giá rẻ và hấp dẫn hơn.

Lý giải về vấn đề này ta có thể thấy:

- Thứ nhất: Bản thân người Việt luôn thích cái mới và khác biệt, cho nên việc đi ra nước ngoài du lịch là một nhu cầu có thật và rất lớn, bên cạnh đó với việc giá cả cho tour nước ngoài ngày càng rẻ, thậm chí thấp hơn cả tour nội địa thì chắc chắn họ chọn tour ngoại là điều tất yếu. Cụ thể, tour trọn gói Campuchia 4 ngày 3 đêm giá chỉ trên dưới 3 triệu, tour Thái Lan 5 ngày 4 đêm thì giá cũng chỉ hơn 5 triệu đồng, như vậy thấp hơn tour đi miền Trung hoặc các điểm ở phía Bắc Việt Nam.

- Thứ hai: Do giá vé máy bay, ví dụ vé khứ hồi VNA từ TP.HCM – Hà Nội cũng trên dưới 4 triệu đồng gần bằng giá 1 tour trọn gói đi Thái Lan. Ngoài ra, giá phòng khách sạn, điểm ăn uống, xe cộ vận chuyển,…cũng là bài toán chi phí đối với các nhà làm tour. Mặc dù, tùy từng “năng lực” của nhà làm tour mà có được chính sách giá tốt, nhưng tính ra vẫn cao so với các nước trong khu vực.

- Thứ ba: tăng giá vô tội vạ của các khách sạn; điểm ăn uống, giữ xe thì “chặt chém” du khách, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết. Trong khi chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất thì không tương xứng. Chính những điều này làm du khách Việt cũng ngán ngẩm đi du lịch trong nước.

Nắm bắt được tâm lý trên của người Việt, Trung Quốc đã đưa ra những chính sách giá vô cùng hợp lý đối với du khách tới thăm quan. Sở dĩ làm được điều này, là do có sự phối hợp giữa các ban ngành khá nhịp nhàng từ khách sạn, vận chuyển, tham quan, ăn uống… khi đi với doàn thì được chính sách giá vô cùng tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Ngoài ra , theo chính sách mậu dịch biên giới “Hai hành lang một vành đai” mà hai Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam đã đề ra với các chính sách biên mậu đối với khu vực biên giới như sau :

- Giảm một nửa thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu tiểu ngạch theo tỷ lệ sản xuất pháp định.

Nghiên cứu phát triển chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc - 14

- Ưu đãi về hoàn thuế xuất khẩu. Đối với các thương phẩm xuất khẩu mậu dịch biên giới của doanh nghiệp, thương mại tiểu ngạch biên giới có thể hưởng ưu đãi hoàn thuế xuất khẩu mậu dịch thông thường.

- Miễn thuế buôn bán cho cư dân biên giới. Miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu cho nhập khẩu hàng tiêu dùng có giá trị từ 5000NDT trở xuống trong hoạt động buôn bán của cư dân biên giới.

- Mở rộng chủng loại thương phẩm. Đối với sản phẩm không liên quan tới sự khống chế nghiêm ngặt của nhà nước.

- Phương tiện đi lại thực hiện đơn giản hóa thủ tục, gỡ bỏ các hạn chế.

Những chính sách này một lần nữa góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ và giao lưu giữa 2 quốc gia, góp phần phát triển kinh tế biên giới giữa hai nước. Tạo tiền đề phát triển du lịch ở biên giới giữa hai quốc gia.

3.3. Chọn điểm đến

Ở Quảng Tây, ngành du lịch đang dần dần chiếm vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.Vì vậy chính phủ Trung Quốc cũng như tỉnh Quảng Tây đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thúc đẩy cho ngành du lịch phát triển đồng thời tạo ra sự phát triển đồng bộ nhằm đảm bảo cho ngành du lịch hoạt động một cách thuận lợi.

Chương trình du lịch theo dấu chân nhà yêu nước Hồ Chí Minh tại Quảng Tây (Trung Quốc) có thể được thực hiện thông qua các tuyến điểm du lịch sau:

- Từ Hà Nội- Cao Bằng - Tĩnh Tây- Nam Ninh- Liễu Châu- Quế Lâm

- Từ Hà Nội- Hữu Nghị Quan- Long Châu- Sùng Tả- Bằng Tường- Nam Ninh- Liễu Châu-Quế Lâm.

- Từ Hà Nội-Móng Cái- Đông Hưng- Phòng Thành Cảng- Nam Ninh- Liễu Châu- Quế Lâm- Tĩnh Tây.

- Từ Hà Nội- Lào Cai- Hà Khẩu- Vân Nam- Liễu Châu- Nam Ninh- Quế Lâm- Long Châu- Cao Bằng.

3.4. Thu thập thông tin về các điểm đến chính của chương trình du lịch theo dấu chân Hồ Chí Minh tại Quảng Tây, Trung Quốc.

3.4.1. Tĩnh Tây

Tĩnh Tây là một huyện trong thành phố cấp địa khu Bách Sắc của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, huyện này rộng 3.331 km2, có 11 dân tộc thiểu số cùng chung sống với nhau trong đó dân tộc Choang chiếm 99,4%.

Tài nguyên du lịch của huyện Tĩnh Tây thì vô cùng phong phú:

- Phía đông thì có hệ thống khe núi cốc Cổ Long Sơn, thác nước Tam Điệp Lĩnh, Hang cốc lớn Thông Lĩnh, Đồng Đức nham họa.

- Phía Tây có quan Chiếu Dương, Linh Sơn, địa chỉ của quân Hắc Kỳ…

- Phía Nam có phong cảnh Cựu Châu, cảnh quan Hồng Tuyền, pháo đài cổ 12 địa đạo, hệ thống thác nước Ái Bố, Sơn Thủy Đại Hưng

- Phía Bắc có hồ Cừ Dương.

Bao quanh huyện chủ yếu là hệ thống núi non, đèo núi, công viên Trung Sơn, cảnh quan non nước Bài Long, núi Tam Nha …Đặc sản của vùng này là quả Sơn Trà, cơm lam, dầu cây thì là, lá trà, hoa kim ngân, các loại dưa chua muối, bánh trưng ở Tĩnh Tây cũng rất ngon và nổi tiếng, cơm ngũ sắc….

Đến với Tĩnh Tây, chúng ta còn có thể tham quan các địa danh như Nậm Quang, thôn Linh Quang, xã Thiện Bàn, bản Ngàn Tấy, làng Tân Khư, Làng Long Lâm, thôn Vinh Lao, xóm Pà Mông, phố Đông Môn, phố Tân Hoa, hang Thông Phong trên núi Phong Nham ở xóm Pà Mông… những tên gọi rất thân quen của huyện Tĩnh Tây đều in dấu chân Hồ Chí Minh.

3.4.2. Long Châu

Huyện Long Châu là một huyện thuộc địa cấp thị Sùng Tả, của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ,Trung Quốc. Huyện này có diện tích 2.317,8 km2, dân số chiếm phần lớn là người Choang. Phía Đông và phía Nam giáp Đại Tân, Giang Châu, Ninh Minh, Bằng Tường, phía Tây giáp tỉnh Cao Bằng của Việt Nam với đường biên giới dài 184 km.

Tài nguyên du lịch của huyện Long Châu

- Vườn quốc gia Lộng Cảng (弄东) với diện tích 15163 mẫu, nơi đây

hiện có hơn 1282 loài thực vật quý và hơn 281 nguồn động vật quý hiếm như Vooc đầu trắng, cầy hương, khỉ ….

- Công viên Trung Sơn

- Thác nước Xiang Shui (响水瀑布)

- Động Bào Mã (跑东洞)

- Ngoài ra còn phải kể đến các di tích lịch sử như : Tiểu liên Thành- nơi được mệnh danh là “Nam Cương Trường Thành” trong cuộc kháng chiến Trung- Pháp, lãnh đạo lúc đó là Đặng Tiểu Bình đã xây dựng lên hồng quân Trung Quốc số 8, nơi chứng kiến cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc Trung Hoa trong công cuộc đánh đuổi kẻ thù xâm lược.

Ngoài ra, huyện Long Châu còn được mệnh danh là “Làng Trường Thọ” của Trung Quốc với môi trường trong sạch, thân thiện với môi trường, người dân sống hài hòa với thiên nhiên. Theo thống kê của tổng cục dân số Trung Quốc thì đến cuối năm 2014, ở huyện Long Châu số người dân sống tới hơn 100 tuổi tổng cộng có 31 người và nơi đây cũng trở thành điểm du lịch đặc sắc của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc).

Trên đất Quảng Tây, Long Châu là địa phương tiếp giáp với hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn của Việt Nam- là một trong những địa danh của Quảng Tây có nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất tại Trung Quốc, hiện đang lưu giữ được nhiều hiện vật rất có giá trị về những năm tháng hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cán bộ cách mạng Việt Nam trong thời gian 18 năm hoạt động tại Long Châu, từ cuối những năm 20 cho đến đầu năm 40 của thế kỷ trước. Trong những năm tháng hoạt động cách mạng bí mật, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vai trò của các căn cứ địa ở vùng biên giới này bởi địa hình đồi núi hiểm trở và tiếp giáp miền Bắc Việt Nam. Vì thế, Người đã lựa chọn các vùng biên giới trong đó có Long Châu- Quảng Tây đề hoạt động cách mạng, để làm nơi tập hợp lực lượng, huấn luyện cán bộ Việt Nam. Đây là địa bàn quan trọng, vừa đảm bảo công tác bí mật của cách mạng vừa thuận tiện cho việc thiết lập mối quan hệ quốc tế, nhất là với Trung Quốc. Long Châu có tới 12 địa danh mang dấu tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những địa danh này luôn cơ sự trân trọng và quan tâm đầu tư của chính quyền sở tại.

3.4.3. Liễu Châu

Liễu Châu là thành phố lớn thứ hai tỉnh Quảng Tây và là trung tâm công nghiệp lớn của tỉnh. Thành phố này hiện có khoảng trên 2000 xí nghiệp công nghiệp trong đó có 10 doanh nghiệp lớn. Với tổng diện tích của vùng là 5.250 km2 dân số 1,4 triệu người. Liễu Châu nằm bên hai bờ một khúc lượn của sông Liễu, cách Nam Ninh khoảng 255 km.

Là thành phố đứng thứ hai của tỉnh Quảng Tây, sau Nam Ninh, Liễu Châu không chỉ là một trung tâm sản xuất công nghiệp hiện đại mà nơi đây còn được quy hoạch đề trở thành một thành phố xanh, sạch, đẹp. Về đêm, du khách có thể ngồi trên thuyền du lịch thưởng ngoạn phong cảnh hai bờ sông với ánh sáng đầy màu sắc được sắp đặt nghệ thuật từ những tòa nhà hay ven theo những thác nước nhân tạo. Giống như nhiều vùng khác của Quảng Tây, cảnh quan xung quanh Liễu Châu là sự pha trộn của đồi, núi đá vôi và nhiều hệ thống hang động. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, du lịch khám phá mạo hiểm….

Liễu Châu có tài nguyên du lịch dồi dào và phong cảnh lịch sử nhân văn lâu đời, giáp với Quế Lâm và con đường cao tốc từ Liễu Châu đến Quế Lâm chỉ khoảng 150km. Liễu Châu nằm trong cùng tuyến du lịch với Quế Lâm và cùng được mệnh danh là thành phố đẹp như “sơn thủy Quế Lâm, văn hóa Liễu Châu”. Mùa hè không quá nóng, mùa đông không rét đậm, rất thích hợp cho du lịch.

Văn hóa dân tộc Liễu Châu có nét đặc trưng riêng với tứ tuyệt là bài ca của dân tộc Choang, điệu múa của dân tộc Dao, ngày tết của dân tộc Mèo và ngôi nhà của dân tộc Động. Ngoài ra, những kiến trúc dân tộc như cầu Phong Ngũ Trình Dương (cầu có mái để chắn gió che mưa cho người đi qua cầu) và Nhà Trống Tam Giang đã lừng danh bốn phương.

Cầu Phong Ngũ Trình Dương còn có tên gọi là cầu Vĩnh Tế Trình Dương là một trong bốn cây cầu nổi tiếng trên thế giới, nằm ở xã Lâm Khê, cách thị trấn Cổ Nghi huyện Tam Giang 20km về phía Bắc, là di tích lịch sử trọng điểm của Nhà nước. Cầu được xây dựng năm 1916, là tác phẩm tiêu biểu cho cầu

Phong Ngũ của dân tộc Động. Ngoài ra, Liễu Châu còn lầu Trống Tam Giang ở quảng trường Tam Giang, một lầu Trống có kết cấu gỗ to nhất thế giới hiện nay.

Liễu Châu còn là mảnh đất gắn bó thân thiết với Việt Nam. Đây là nơi ghi dấu ấn một thời kỳ trên con đường hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh như hang núi từng giam giữ Người, địa chỉ nhà tù cữ, nhà trọ Nam Dương- nơi ở của Người sau khi ra tù, Hồng Lầu – nơi gặp gỡ và hội đàm với thủ tướng Chu Ân Lai….

Ngày nay, ở Liễu Châu có ngôi nhà hai tầng ở số 2 trên đường Ngư Phong là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở từ tháng 12/1943 đến tháng 8/1944 đã được nước Bạn giữ và phát huy tác dụng như một di tích lưu niệm quan trọng với 6 lần chu cấp kinh phí tu bổ. Trước ngôi nhà có tấm biển khắc dòng chữ Trung Quốc “Hồ Chí Minh cựu cư” (nghĩa là nơi ở cũ của Hồ Chí Minh).

Năm 1943, khi Bác Hồ được ra tù ở Liễu Châu, Người đã tập leo núi ở núi ngọn Tây Phong Lĩnh. Phong Lĩnh là ngọn núi không cao nhưng rất hữu tình. Người dân sống lâu ở đây kể rằng: Ngư Phong không cao, nhưng trên đỉnh núi có Tiên, có Rồng. Dưới chân núi có hồ nước. Đó là hồ Tiểu Long Đàm. Xa xa là núi Mã Yên, như chiếc yên ngựa khổng lồ. Hồ nhỏ Tiểu long đàm dưới chân Tây Phong Lĩnh thông ra hồ lớn Đại Long đàm, Đại Long Đàm lại thông ra sông Liễu. Sông Liễu xuất phát từ dãy núi Việt Thành Lãnh cũng thuộc Liễu Châu, rồi chạy vòng quanh ôm trọn Liễu Châu trước khi đi tiếp. Có một huyết mạch lưu thông phong thủy đất này. Giờ đây,Tây Phong Lĩnh đã trở thành địa chỉ du lịch hấp dẫn đồng thời là nơi nghỉ ngơi, luyện tập thân thể hoàn toàn miễn phí cho người dân Liễu Châu và rất đông khách du lịch từ những miền xa tới. Vắt qua hồ Tiểu Long Đàm là cáp treo cho du khách lên đỉnh núi. Có một con đường nhỏ ngoằn ngoèo dẫn lên đỉnh núi uốn lượn, lát bằng những phiến đá chắc nịch và lâu đời. Cứ khoảng 50m lại có một chòi nghỉ thoáng đãng, sạch sẽ và một mặt bằng để mọi người có đủ không gian luyện tập thể dục, đi thái cực quyền…

3.4.4. Quế Lâm

Nằm ở phía đông bắc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía tây sông Ly, nơi đây được mệnh danh là “Non nước đệ thiên hạ”. Với tổng diện tích 10.737 km2 Quế Lâm là ngôi nhà của hơn 10 dân tộc thiểu số. Nơi đây còn là thành phố văn hóa nổi tiếng ở Trung Quốc, rất nhiều nhà văn, nhà nghệ thuật yêu nước tập trung về đây và viết lên những áng văn thời kỳ văn hóa kháng Nhật.

Quế Lâm có rất nhiều phong cảnh đẹp. Trong đó các thắng cảnh mang tính đại dện cao chủ yếu có: Ly Giang, Núi Vòi Voi, Núi Phục Ba, Điệp Thái Sơn, Nam Khê Sơn, Độc Thái Sơn, Thất Tinh Nham, Lô Định Nham, Vương thành thời Minh, Dung Hồ, Sam Hồ…

Các điểm đến nổi tiếng ở Quế Lâm:

- Vương Thành đầy hoài niệm

Đây vốn là dinh thự của một vị vương gia nổi tiếng của Quế Lâm.Vương Thành Quế Lâm được xây dựng từ thời nhà Minh. Cho đến nay, trải qua hàng trăm năm, nơi đây vẫn gìn giữ được gần như nguyên vẹn các kiến trúc xưa, đặc biệt là khu nhà ở và nơi làm việc rất hoành tráng của Vương Phủ Quế Lâm. Ngay trong khuôn viên có một hòn núi nhỏ, kết hợp với các kiến trúc nhà cổ nguy nga với màu vàng của tường và ngói đỏ chủ đạo, hàng cây xanh cao vút giúp du khách thưởng ngoạn hình dung được cuộc sống của các vị vương gia thời phong kiến.

Điều đặc biệt là Vương Thành Quế Lâm được sử dụng vừa như một công viên lịch sử cấp của Quế Lâm, vừa là cơ sở dạy các môn hội họa, múa, nhạc cụ cổ truyền của Đại học Sư phạm Quế Lâm Quảng Tây. Chính vì vậy, khách du lịch sẽ thấy được nét văn hóa khá gần gũi của người dân nơi đây.

- Dương Sóc hùng vĩ

Từ trung tâm Quế Lâm bạn không quá khó để bắt các chuyến xe buýt đến Dương Sóc, khu du lịch nổi tiếng nhất của Quế Lâm. Bạn có thể tìm thấy tour đi Dương Sóc ở rất nhiều nơi trong thành phố Quế Lâm. Màn biểu diễn hoành tráng “Ấn tượng Lưu Tam Tỷ” của đạo diễn Trương Nghệ Mưu với sự góp mặt của gần 1.000 diễn viên Quế Lâm vào buổi tối ngay trên sông Ly cuốn hút

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 25/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí