Khuyến Nghị Giải Pháp Nhằm Tăng Cường Vận Dụng Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận Trong Việc Ra Quyết Định Kinh Doanh Tại Các


các tình huống kinh doanh cụ thể cần phải ra quyết định càng dễ dàng thì nhà quản trị có dự định vận dụng vào việc ra quyết định càng cao. Nhiều kế toán chưa thực hiện phân tích chi phí, khối lượng, lợi nhuận theo đúng theo hướng kế toán quản trị mà vẫn đang thực hiện theo hướng kế toán tài chính, làm các thông tin giá thành, giá bán bị méo mó bởi việc tính chi phí cố định vào giá thành khi xác định giá bán bị trùng lắp. Điều này là do họ thấy phân tích CVP còn khó, một số khái niệm còn mới ví dụ như khái niệm “chi phí chìm” khác với cách làm kế toán kiểu truyền thống.

Kết quả phân tích cho thấy, nhân tố Nhận thức tính dễ sử dụng của phân tích mối quan hệ CVP có ảnh hưởng cao thứ hai sau nhân tố nhận thức tính hữu ích đến dư định vận dụng phân tích CVP, làm tăng khả năng thưc thi của nhân tố hành vi vận dụng phân tích CVP. Như vậy, nếu kế toán và nhà quản trị cảm nhận được rằng phân tích mối quan hệ CVP là dễ dàng thì họ càng có dự định vận dụng cao.

Phân tích CVP là công việc xuyên suốt tất cả các giai đoạn của quá trình kinh doanh tại các DNCB TACN, do vậy doanh nghiệp nào cũng cần, thời đại nào cũng cần vì nó là nội dung cơ bản nền tảng của kế toán quản trị. Vì thế, phân tích CVP sẽ không còn là phân tích ít được vận dụng nữa.

Như vây, nhân tố nhận thức tính hữu ích và nhận thức tính dễ sử dụng của phân tích CVP có ảnh hưởng tích cực đến dự định vận dụng và hành vi vận dụng phân tích CVP, mức độ ảnh hưởng tương đương với các nhân tố khác.

Về Ảnh hưởng xã hội

Ảnh hưởng xã hội trong nghiên cứu này là chỉ sự ảnh hưởng của những người xung quanh có ảnh hưởng đến công việc của kế toán và nhà quản trị. Đối với kế toán, ảnh hưởng xã hội trong nghiên cứu xét đến sự ảnh hưởng của ba đối tượng là: yêu cầu của nhà quản trị đối với việc phân tích CVP; những bạn bè kế toán thân thiết đã vận dụng phân tích CVP và thấy hiệu quả trong việc cung cấp thông tin giúp nhà quản trị ra quyết định kinh doanh nhanh chóng kịp thời và hiệu quả; những kế toán trưởng có kinh nghiệm khuyên nên vận dụng phân tích CVP. Đối với nhà quản trị, ảnh hưởng xã hội chính là sự ảnh hưởng của những người xung quanh như: yêu cầu của các đối tác, khách hàng và nhà cung cấp ngày càng cao và cạnh tranh; các nhà quản trị thân thiết đã vận dụng phân tích CVP thành công làm tăng ý định vận dụng phân tích CVP; các nhà quản trị giàu kinh nghiệm khuyên nên vận dụng phân tích CVP cũng làm tăng dự định vận dụng phân tích CVP.

Kết quả phân tích cho thấy, nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có tác động tích cực ít nhất trong ba nhân tố đến dự định vận dụng phân tích CVP. Điều này phù hợp với mô hình nghiên cứu của Venkatesh và cộng sự (2003), Zhou và cộng sự (2010),


Alam (2014). Mặc dù tác động ít nhất đến dự định vận dụng cũng phù hợp với tâm lý hành vi vận dụng và đặc điểm nghiên cứu tại Việt Nam. Những người thân quen, quan trọng thường có ảnh hưởng rất lớn đến dự định vận dụng của cá nhân. Thực tế kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, khi kế toán hay nhà quản trị dự định vận dụng một khái niệm kế toán mới thì đều tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp đã vận dụng có độ tin cậy cao với họ.

Ảnh hưởng xã hội có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với vận dụng phân tích mối quan hệ CVP mà còn quan trọng đối với toàn bộ hệ thống kế toán quản trị của các DNCB TACN ở Việt Nam, đặc biệt là đối với các phân tích còn mới mẻ của kế toán quản trị.

Nghiên cứu đã chỉ ra, ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến dự định vận dụng phân tích CVP, nghĩa là mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng xã hội đến kế toán và nhà quản trị càng cao thì ý định vận dụng phân tích mối quan hệ CVP càng cao.

Về Điều kiện thuận lợi

Kết quả phân tích SEM đối với các nhân tố trong mô hình cho thấy, nhân tố điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng phân tích CVP trong công việc của kế toán và việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị. Điều này nghĩa là, cơ sở hạ tầng để thực hiện phân tích CVP càng tốt thì hành vi vận dụng phân tích CVP càng cao. Kế toán và nhà quản trị trong các DNCB TACN ở Việt nam sẽ vận dụng phân tích CVP trong điều kiện có đủ nhân sự để thực hiện, nhân sự có đủ kiến thức và trình độ để thực hiện, nhà quản trị có thể hiểu được thông tin do kế toán toán cung cấp từ phân tích CVP, nhà quản trị ủng hộ việc vận dụng và sẵn sàng vận dụng, luôn có các chuyên gia về kế toán quản trị giúp đỡ về mặt chuyên môn khi thực hiện phân tích CVP và vận dụng vào việc ra quyết định kinh doanh.

Kết quả phân tích là hoàn toàn phù hợp với kết quả của mô hình nghiên cứu gốc của Venkatesh và cộng sự (2003).

Về Dự định vận dụng và Vận dụng

Nghiên cứu ghi nhận ba nhân tố ảnh hưởng tích cực đến dự định vận dụng đó là: nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và ảnh hưởng xã hội. Dự định vận dụng lại có ảnh hưởng cùng chiều, có tác động mạnh đến chấp nhận vận dụng phân tích CVP của kế toán và nhà quản trị. Kết quả này phù hợp với mô hình chấp nhận công nghệ và mô hình UTAUT. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với các kết quả nghiên cứu về chấp nhận sử dụng công nghệ và kỹ thuật cho thấy dự định vận dụng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hành vi vận dụng (Davis, 1993; Taylor & Todd, 1995; Venkatesh & Davis, 2000; Shih & Huang, 2009).


Theo kết quả phân tích, nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP bao gồm 5 nhân tố, trong đó có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và 3 nhân tố ảnh hưởng gián tiếp thông qua biến khác. Hai nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến vận dụng phân tích CVP là điều kiện thuận lợi và dự định vận dụng, trong đó nhân tố tác động mạnh nhất là nhân tố dự định vận dụng, điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng yếu đến vận dụng phân tích CVP. Ngoài ra, có ba nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến vận dụng phân tích CVP thông qua biến Dự định vận dụng đó là nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và ảnh hưởng xã hội. Trong đó ảnh hưởng xã hội có tác động gián tiếp ít nhất đến vận dụng phân tích CVP, sự tác động của tính dễ sử dụng mạnh hơn ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng mạnh nhất là cảm nhận tính hữu ích. Điều này cho thấy khi các kế toán và nhà quản trị thấy phân tích CVP hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh và dễ dàng thực hiện, đồng thời những người có liên quan đến công việc của họ thấy cần thiết nên vận dụng, thì việc vận dụng phân tích CVP vào công việc kế toán hay việc ra quyết định kinh doanh càng có khả năng thực hiện cao.

5.3. Khuyến nghị giải pháp nhằm tăng cường vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.

5.3.1. Khuyến nghị về phân tích CVP

Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và đánh giá thực trạng phân tích mối quan hệ CVP tại các DN CBTACN ở Việt Nam, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp bao gồm: (i) Phân loại chi phí theo hình thái thành chi phí biến đổi và chi phí cố định ;

(ii) Xác định giá bán theo lợi nhuận góp phục vụ cho việc ra quyết định; (iii) Xác định điểm hòa vốn theo phương pháp lợi nhuận góp; (iv) Xác định giá trị đòn bẩy hoạt động để phân tích biến động lợi nhuận nhằm tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

Phân loại chi phí theo hình thái thành chi phí biến đổi và chi phí cố định

Thông tin chi phí biến đổi và chi phí cố định là điều kiện đầu tiên để vận dụng phân tích CVP như định giá để đạt được lợi nhuận mục tiêu, hay xác định giá sau điểm hoà vốn, phân tích điểm hoà vốn, xác định chỉ tiêu DOL. Trên thực tế, rất ít DN CBTACN Việt Nam nhận diện chi phí theo hình thái của chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin phân tích CVP để phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Vì vậy, theo tác giả, để cung cấp thông tin chi phí hữu ích cho vận dụng phân tích CVP thì các DN chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam cần thiết phải phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Việc nhận diện chi phí biến đổi và chi


phí cố định được thực hiện ngay từ khi doanh nghiệp tập hợp chi phí từ chứng từ ghi vào sổ kế toán. Ban đầu, chi phí trong DN chế biến thức ăn chăn nuôi chia theo khoản mục chi phí bao gồm: chi phí sản xuất (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC). Khi nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán xác định luôn từng khoản mục chi phí này thuộc về chi phí chi phí biến đổi hay chi phí cố định trong mục mã thống kê.

Bảng 5.2 Bảng phân loại chi phí theo hình thái của chi phí


Chi phí

Chi phí

biến đổi

Chi phí cố

định

Chi phí

hỗn hợp

1. Chi phí sản xuất




a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

X



b. Chi phí nhân công trực tiếp (*)

X

X

X

c. Chi phí sản xuất chung




Chi phí vật dụng phân xưởng

X



Khấu hao thiết bị, nhà xưởng


X


Chi phí xăng dầu



X

Chi phí sữa chữa máy móc



X

Chi phí bảo hiểm


X


Chi phí điện, nước, nhiên liệu



X

Chi phí bảo trì bảo dưỡng



X

Chi phí kiểm nghiệm

X



Lương và các khoảng trích theo lương của quản

đốc phân xưởng


X


2. Chi phí bán hang




Chi phí xăng dầu, phí đường bộ



X

Chi phí công tác


X


Khấu hao thiết bị bán hang


X


Chi phí vận chuyển

X



Chi phí điện, nước, dịch vụ mua ngoài



X

Lương nhân viên bán hang

X



Chi phí quảng cáo


X


3. Chi phí QLDN




Chi phí xăng dầu, phí đường bộ



X

Chi phí công tác


X


Khấu hao thiết bị QLDN


X


Chi phí tiếp khách


X


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 19

Nguồn: Tác giả

(*) Chi phí nhân công trực tiếp có thể là biến đổi, cố định hoặc hỗn hợp tùy vào hình thức trả lương của DN.


Đối với những chi phí ban đầu được phân loại thành chi phí hỗn hợp, DN sử dụng các phương pháp kỹ thuật (phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán) để tách chi phí hỗn hợp thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Nếu dựa trên đồ thị phân tán, mối tương quan giữa chi phí và đơn vị hoạt động được xác định là tương quan đường thẳng, khi đó thành phần chi phí biến đổi và cố định trong chi phí hỗn hợp được xác định dựa trên đồ thị. Trên đồ thị kẻ một đường thẳng tán đều các điểm dữ liệu, dựa trên độ dốc và giao điểm của đường thẳng với trục tung để xác định thành phần chi phí biến đổi, chi phí cố định trong chi phí hỗn hợp. Phương pháp này ít sử dụng trong thực tế, khi mà các quyết định tài chính phụ thuộc chủ yếu vào số liệu. Phương pháp cực đại cực tiểu là phương pháp sử dụng đường thẳng đi qua các điểm tương ứng với số đơn vị hoạt động thấp nhất và số đơn vị hoạt động cao nhất. Với hai điểm dữ liệu, sẽ không đủ cơ sở để đưa ra kết luận chính xác. Hơn nữa mức độ hoạt động lớn nhất và nhỏ nhất rất ít khi xảy ra trên thực tế. Phương pháp bình phương bé nhất sử dụng tất cả các dữ liệu để tách chi phí hỗn hợp thành thành phần biến đổi và cố định. Ngoài việc xác định chi phí cố định và chi phí biến đổi đơn vị, phương pháp bình phương bé nhất còn cung cấp thêm các số liệu hữu ích như R2 – độ lệch chuẩn. R2 cho biết % biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi, R2 càng lớn càng tốt.

Theo kết quả khảo sát ở chương 4, tỷ trọng chi phí biến đổi trên tổng chi phí của DN thường dao động từ 60% - 70%. Như vậy có thể nhận định, DN chế biến thức ăn chăn nuôi là các DN sản xuất đặc thù, sử dụng yếu tố đầu vào chủ yếu là nguyên vật liệu, chi phí chung phát sinh rất ít. Theo tác giả đề xuất, các DN nên dùng phương pháp bình phương bé nhất sử dụng Microsoft Excel thông qua hàm Intercept, Slope và RSQ. Mặc dù phần mềm này đòi hỏi nhiều thao tác hơn so với các phần mềm chuyên dụng khác nhưng lại có sẵn tại tất cả các doanh nghiệp, và chi phí bỏ ra không lớn.

Qua nghiên cứu thực trạng, Công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Tín là một trong doanh nghiệp chưa thực hiện phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Tín được thành lập vào tháng 10 năm 2003. Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Việt Tín đã sở hữu 2 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại Sóc Sơn và Yên Bái. Sản phẩm của Việt Tín năm 2011 đã lọt vào TOP 20 thương hiệu được người tiêu dùng bình chọn, hai năm liền (2010, 1011) nằm trong tóp 10 doanh nghiệp vừa và nhỏ có tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thực trạng, Công ty vẫn chưa phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định.

Tác giả lấy số liệu của công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Tín để diễn giải phương pháp xác định chi phí biến đổi và chi phí cố định trong chi phí hỗn hợp.


Bảng 5.3. Dùng phương pháp bình phương bé nhất trên Excel

Đơn vị tính: đồng

Chi phí sửa chữa máy móc trong 6 tháng cuối năm 2018 Công ty cổ phần Dinh Dưỡng Việt Tín

Tháng

Giờ vận hành máy

Chi phí bảo dưỡng

1

615

52.890.000

2

690

54.750.400

3

470

40.590.750

4

450

39.568.550

5

550

41.120.500

6

600

43.380.500

intecept

20.4643,2949

slope

1.194,35

RSQ

0,761425688

Nguồn: Tác giả

Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất sử dụng Microsoft Excel, tác giả đã xác định chi phí biến đổi và chi phí cố định trong chi phí sửa chữa máy móc và phương trình dự toán chi phí: Chi phí bảo dưỡng = 20.4643,2949 + 1.194,35* Số giờ vận hành máy.

Để nhận diện được chi phí biến đổi và chi phí cố định phục vụ cho việc vận dụng phân tích CVP, trước hết doanh nghiệp nhận thức rò vai trò của kế toàn quản trị nói chung và vận dung phân tích CVP nói riêng trong việc ra quyết định quản trị. Doanh nghiệp cần cơ cấu bộ máy kế toán am hiểu kế toán quản trị, kế toán thực hiên phân chia chi phí biến đổi và chi phí cố định ngay từ khi phân tích thông tin trên chứng từ kế toán. Mặt khác, để thuận tiện trong việc nhập dữ liệu và nhận diện chi phí vừa phục vụ lập báo cáo tài chính vừa vận dụng phân tích CVP thì doanh nghiệp nên ghi sổ bằng phần mềm kế toán. Do đó, việc ghi nhận chứng từ chi phí vào sổ bằng phần mềm kế toán một cách thành thạo là một điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp này.

Xác định giá bán theo lợi nhuận góp phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh

Hiện nay, theo kết quả khảo sát thì nhiều doanh nghiêp xác định giá bán là do Ban quản trị, điều này thường mang tính chủ quan của Ban quản trị mà chưa thực sự có sự trao đổi và phân tích thông tin kế toán cung cấp. Do đó, dù là doanh nghiệp có quy mô lớn hay doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ cũng cần thành lập ban định giá để đảm bảo xiệc xây dựng giá khách quan, khai thác được triệt để năng lực của các bộ


phận. Các bộ phận chức năng trong DN (bán hàng, tài chính, kế toán, nghiên cứu – phát triển…) cần phối hợp với nhau trong quá trình xác định giá bán. Mỗi bộ phận sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho việc xác định giá đạt hiệu quả cao nhất. Bộ phận bán hàng lập kế hoạch tiêu thụ xác định sản lượng tiêu thụ dự kiến cho từng kỳ. Đặc điểm các DNCBTACN ở Việt Nam sản xuất theo đơn hàng mà chủ yếu các đơn đặt hàng được kéo dài 2-3 năm. Do đó Ban định giá kết hợp với bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng nghiên cứu thị trường và phân tích biến động giá thị trường để xác định mức giá bán phù hợp.

Để xây dựng được Ban định giá cũng đòi hỏi doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và am hiểu thị trường, có khả năng phân tích được thị trường để xác định mức giá biến động trong tương lai. Điều này cũng đòi hỏi doanh nghiệp có nguồn lực tài chính để trang trải những chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí cho Ban định giá. Đây cũng sẽ là khó khăn đối với những DNCBTACN có quy mô nhỏ.

Mặt khác, việc đưa ra giá bán phù hợp còn ảnh hưởng đến cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do đó giá bán cần được xác định linh hoạt theo thời điểm của điểm hoà vốn. Ngoài việc dựa trên lợi nhuận mục tiêu để xác định giá bán, doanh nghiệp cũng có thể xác định mức giá bán trước và sau khi đạt điểm hoà vốn để tăng tính cạnh tranh về giá cũng như thu hút được nhiều khách hàng. Nếu trước điểm hoà vốn, doanh nghiệp cần bù đắp không chỉ chi phí biến đổi mà cả chi phí cố định thì sau điểm hoà vốn doanh nghiệp chỉ cần bù đắp chi phí biến đổi. Do đó, giá bán sau điểm hoà vốn có thể được giảm để doanh nghiệp bán được nhiều đơn hàng hơn mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận mong muốn. Vì vậy, khi nhà quản trị cần ra quyết định giá bán cạnh tranh cho các đơn hàng cụ thể thì giá bán cần được xác định theo chi phí biến đổi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần xác định yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định cũng như xác định điểm hoà vốn theo kế toán quản trị.

Tại Công ty cổ phần TACN Hasco, giá bán công bố các sản phẩm được tính theo CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC bao gồm cả biến đổi và cố định. Để đảm bảo tính cạnh tranh về giá đối với những sản phẩm tiêu thụ sau điểm hòa vốn, tác giả khuyến nghị nhà quản trị xác định giá bán theo hình thái biến đổi của chi phí, tức là loại bỏ phần CPSXC cố định ra khỏi ra giá bán. Công việc này được thực hiện trong quá trình kinh doanh với các tình huống kinh doanh thay đổi.

Điển hình tại Công ty CP TACN Hasco, mặc dù công ty đã phân loại chi phí theo hình thái biến đổi của chi phí, tuy nhiên giá bán đang được xác định dựa trên lợi nhuận


mục tiêu và chi phí đầy đủ. Theo khuyến nghị của tác giả thì giá bán xác định theo hình thái biến đổi của chi phí như sau:

Lấy ví dụ cho Sản phẩm HF101 (thức ăn hỗn hợp cho heo con), giá bán đang được xác định theo chi phí đầy đủ (bao gồm các chi phí cố định: chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp) là 24.758 đồng/kg (Hình 4.10). Theo Bảng 4.8, chi phí biến đổi đơn vị của HF 101 là 14.816 đồng/kg, giả định tỷ lệ lợi nhuận mục tiêu là 5% so với giá bán, thì giá bán đơn vị sản phẩm tối thiểu là:

14.816 + 5%*24.758 = 16.054 đồng/kg

Theo tính toán trên, mức giá căn cứ cho nhà quản trị ra quyết định về các mức giá bán cạnh tranh sau điểm hòa vốn là 16.054 đồng/kg (giá bán tối thiểu để đạt được lợi nhuận mục tiêu)

Đối với DNCBTACN sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó để xác định mức giá bán phù hợp ở từng thời điểm cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhân viên kế toán có kinh nghiệm, cần thường xuyên cập nhật kiến thức và công nghệ mới để không ngừng nâng cao hiệu quả của thông tin được cung cấp.

Xác định điểm hòa vốn theo phương pháp lợi nhuận góp

Điểm hoà vốn không chỉ có ý nghĩa giúp doanh nghiệp xác định được sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ hay thời gian để thu hồi vốn mà qua đó doanh nghiệp phân tích điểm hoà vốn để xác định được giá bán phù hợp cũng như cơ cấu tiêu thụ hiệu quả nhất. Điểm hòa vốn cần được xác định tại thời điểm trước quá trình kinh doanh, làm căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh cũng như để chủ động ra quyết định với các phương án tiêu thụ thay đổi trong quá trình kinh doanh.

Để phân tích được điểm hoà vốn thì các yếu tố về điểm hoà vốn như sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn hay thời gian hoà vốn cần được xác định dựa trên yếu tố chi phí biến đổi, chi phí cố định và lợi nhuận góp. Do đó, kế toán cần phân loại chi phí theo hình thái biến đổi và lập báo cáo thu nhập theo lãi góp. Sau khi nhập dữ liệu và nhận diện chi phí vào từng loại chi phí biến đổi và chi phí cố định, kế toán viên có thể tính được ngay điểm hoà vốn của từng loại sản phẩm trên phần mềm được thiết lập công thức sẵn hoặc tính theo công thức trên excel.

Để thực hiện được cũng đòi hỏi kế toán viên đã thực hiện nhận diện chi phí theo hình thái biến đổi của chi phí và tập hợp chính xác từng khoản mục chi phí. Do đó đòi hỏi kế toán viên phải hiểu được ý nghĩa của phân tích hòa vốn, đồng thời ứng dụng được công nghệ thông tin vào công tác kế toán.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí