Khuyến Nghị Về Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Vận Dụng Phân Tích Cvp


Xác định giá trị đòn bẩy hoạt động để phân tích biến động lợi nhuận

Để phân tích biến động của lợi nhuận khi tiến hành lựa chọn phương án kinh doanh, với ý nghĩa của chỉ tiêu DOL, tác giả khuyến nghị các DNCB TACN ở Việt Nam cần xác định chỉ tiêu DOL để nhanh chóng xác định được mức độ biến động của lợi nhuận nhằm đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh kịp thời.

Ví dụ tại Công ty cổ phần TACN Việt Thắng là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng doanh nghiệp lại chưa xác định chỉ tiêu DOL. Với số liệu từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017 của Công ty Cổ phần TACN Việt Thắng, tác giả đưa ra cách tính DOL:

STT

Chỉ tiêu

Thực hiện

năm 2017

Thực hiện

năm 2016

TL % tăng/

giảm

1

Sản lượng tiêu thụ (tấn)

33.027

372.165

-11,05

2

Doanh thu thuần (tỷ đồng)

3429,01

4.567,18

-24,92

3

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng)

-368,39

136,96

-368,97

4

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng)

-375,69

118,23

-417,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 20

Nguồn Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2017 của Công ty Cổ phần

TACN Việt Thắng


DOL = 368,97%/ 24,92% = 15,3

Như vậy có thể thấy DOL của Công ty khá lớn, mức độ rủi ro cao. Nhưng việc tính ra DOL có thể giúp Công ty xác định được kịp thời mức biến động của lợi nhuận khi dự kiến được mức biến động của doanh thu. Theo kế hoạch năm 2018, Công ty CP TACN Việt Thắng dự kiến thực hiện tham gia hội chợ thương mại khu vực châu Á để giới thiệu sản phẩm. Với kế hoạch này, Công ty dự kiến mức doanh thu của năm 2018 tăng 15% so với năm 2017. Như vậy, với chỉ tiêu DOL, công ty xác định được ngay mức tăng của lợi nhuận là: 15%*15,3= 22,95%.

Một cách khác để tính DOL là dựa vào chỉ tiêu Lợi nhuận góp. Kế toán viên lập báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp. Tại Công ty cổ phần chế biến thức ăn chăn nuôi Hasco, báo cáo có thể lập cho các năm như sau:


ĐVT: 1000 đồng


Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

4.223.429

4.127.849

4.452.897

Chi phí biến đổi

2.956.400

2.889.494

3.117.028

Lợi nhuận góp

1.267.029

1.238.355

1.335.869

Chi phí cố định

1.110.852

1.092.530

1.168.441

Chi phí cố định sản xuất

666.511,02

655.517,82

701.064,66

Chi phí cố định bán hang

166.627,755

163.879,455

175.266,165

Chi phí cố định quản lý doanh nghiệp

277.712,925

273.132,425

292.110,275

Lợi nhuận

156.177

145.825

167.428

Nguồn: Công ty cổ phần chế biến thức ăn chăn nuôi Hasco

Qua kết quả khảo sát, các DNCBTACN có quy mô lớn cũng đã thực hiện lập báo cáo Kế toán quản trị trong đó có báo cáo kết quả kinh doanh theo lợi nhuận góp. Tuy nhiên, còn ít các DNCBTACN quy mô vừa và nhỏ thực hiện lập báo cáo theo lợi nhuận góp. Do đó đòi hỏi các nhà quản trị nhận thức rò và đầy đủ vai trò của kế toán quản trị cũng như ý nghĩa của vận dụng các chỉ tiêu phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Từ đó thường xuyên đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của kế toán viên để thực hiện việc lập báo cáo kế toán quản trị nói chung và xác định các chỉ tiêu phân tích CVP phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị.

Tăng cường tự sản xuất nguyên liệu đầu vào để giảm giá thành sản phẩm và chủ động nguồn nguyên liệu.

Hiện nay, thị trường nguyên liệu cho chế biến TACN trong nước đang bị phụ thuộc đến 70% vào thị trường nguyên liệu nước ngoài, nên giá bán trong nước cũng đang rơi vào tình trạng cao hơn so với các nước trong khu vực từ 15% đến 20%. Nguyên liệu đầu vào bị thiếu là các nguyên liệu giàu năng lượng như ngô, cám, lúa mỳ (thiếu 30%-40%); các nguyên liệu giàu đạm như đỗ tương, bột xương thịt, bột cá (thiếu 70%-80%). Chi phí này được xác định là chi phí biến đổi của quá trình sản xuất. Thực tế thì việc nhập khẩu nguyên liệu làm cho giá thành sản phẩm cao hơn, khó cạnh tranh với các nước trong khu vực. Để có thể giảm được giá thành sản phẩm TACN, doanh nghiệp nên xem xét phương án tự sản xuất nguyên liệu đầu vào. Khi đó, doanh nghiệp cần phải đầu tư máy móc thiết bị và nhân công, chi phí cố định sẽ tăng lên. Để xác định xem có thể thực hiện phương án tự sản xuất hay không, doanh nghiệp cần so sánh giữa sự thay đổi của chi phí cố định với sự thay đổi của chi phí biến đổi trong hai phương án tự sản xuất hay nhập khẩu nguyên liệu, để ra quyết định lựa chọn chi phí hợp lý, đảm bảo nguyên liệu tự sản xuất có mức chi phí thấp hơn. Ngoài ra, doanh


nghiệp cũng cần cân nhắc thêm các yếu tố phi tài chính như chất lượng hàng nhập khẩu, hay trình độ sản xuất của doanh nghiệp để có có cơ sở ra quyết định về chất lượng của nguyên liệu sản xuất. Tự sản xuất sẽ giúp các doanh nghiệp có sự chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nước ngoài và sự ảnh hưởn của thì trường trong nước khi có sự biến động của thị trường TACN trên thế giới. Việc phân tích này cần được thực hiện trước quá trình kinh doanh, giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án và xây dựng kế hoạch thực hiện. (Bổ sung số liệu và phân tích số liệu)

5.3.2. Khuyến nghị về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP

Kết quả nghiên cứu đem lại hàm ý tăng cường vận dụng phân tích mối quan hệ CVP vào công việc của kế toán và việc ra quyết định của nhà quản trị ở cả các DN CBTACN quy mô nhỏ và vừa lẫn quy mô lớn. Để tăng cường vận dụng phân tích này, các nhà quản trị cần tập trung cải thiện các nhân tố sau: tăng nhận thức tính hữu ích và dễ sử dụng đối với phân tích, tăng ảnh hưởng xã hội đến kế toán và chính nhà quản trị.

Nâng cao nhận thức tính hữu ích của kế toán và nhà quản trị

Theo kết quả phân tích, tính hữu ích là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất trong ba nhân tố đến dự định vận dụng phân tích CVP. Do đó, muốn tăng dự định vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về phân tích CVP và lợi ích của việc phân tích này cho nhà quản trị và cho kế toán. Từ kinh nghiệm vận dụng phân tích CVP tại các doanh nghiệp ở các nước phát triển, có thể khẳng định phân tích CVP giúp doanh nghiệp nhìn nhận đẩy đủ và chính xác về chi phí, về khối lượng, về doanh thu của doanh nghiệp, từ đó có quyết định đúng trong các tình huống kinh doanh, về chiến lược sản phẩm.

Đối tượng đầu tiên cần hiểu rò về tầm quan trọng của phân tích CVP là các nhà quản trị trong DN. Bởi khi họ có cái nhìn đúng đắn về phân tích CVP, nhận thức rò lợi ích từ việc ghi nhận và theo dòi các khoản mục chi phí, sản lượng, doanh thu sẽ chủ động tìm hiểu về phân tích CVP, đẩy mạnh vận dụng phân tích CVP trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán là đối tượng tiếp theo cần được đào tạo về tầm quan trọng của việc ghi nhận và theo dòi các khoản mục chi phí, sản lượng, doanh thu; hiểu được việc thực hiện phân tích CVP mang lại lợi ích cho việc ra quyết định kinh doanh. Thông qua các cuộc hội thảo, chuyên đề hay những chương trình huấn luyện nhân viên trước khi vận dụng phân CVP, kế toán và nhà quản trị sẽ hiểu được rằng nhờ có phân tích CVP mà họ sẽ có những thông tin chi phí phù hợp cho việc ra quyết định, chẳng hạn như thông tin chi phí làm căn cứ để xác định giá bán vượt điểm hòa vốn thì không xét đến chi phí


cố định, hay những chi phí chìm thì nhà quản trị không nên đưa vào cơ cấu chi phí để

ra quyết định kinh doanh.

Nâng cao nhận thức tính dễ sử dụng đối với kế toán và nhà quản trị

Như kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy nhận thức tính dễ sử dụng có tác động khá mạnh đến dự định vận dụng phân tích CVP. Tuy nhiên tỉ lệ vận dụng phân tích CVP một cách đầy đủ chưa cao nên nhà quản trị cần tập trung cải thiện nhận thức tính dễ sử dụng của phân tích. Đa số các DN CBTACN chỉ tính toán những chỉ tiêu dễ hiểu mà chưa thực hiện được toàn bộ nội dung của phân tích CVP.

Một số doanh nghiệp CBTACN đã trả lời họ không thực hiện các nội dung của phân tích mối quan hệ CVP là do họ thấy không dễ khi thực hiện, điều này có thể do họ chưa hiểu các chỉ tiêu trong nội dung này; giúp người thực hiện vận dụng dễ dàng; giúp tăng hiệu quả tronng việc ra quyết định. Mục tiêu của việc tăng cường nhận thức tính dễ sử dụng của phân tích mối quan hệ CVP là tăng tính dễ sử dụng, tăng ý định vận dụng phân tích CVP của kế toán và nhà quản trị. Khi đó, doanh nghiệp cần thực hiện tổ chức các khóa học đào tạo ngắn hạn về kế toán, kế toán quản trị (trong đó có phân tích CVP là cơ sở nền tảng) cho kế toán và nhà quản trị hoặc cử các đối tượng này tham gia các khóa học liên quan cần thiết, Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thực hiện đào tạo nội bộ thường xuyên, xây dựng quy trình cung cấp thông tin khoa học trong nội bộ doanh nghiệp, với danh mục các thông tin cần cung câp và các báo cáo cần nộp định kỳ, nếu có thể thì quy định các biểu mẫu báo cáo sẵn theo đặc thù của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, hỗ trợ kế toán bằng hệ phần mềm đủ mạnh để có thể thực hiện các nội dung của phân tích CVP. Trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghệ thông tin có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Tác động của công nghệ thông tin đến vận dụng kế toán quản trị trong đó có phân tích CVP cũng không phải là một ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và máy tính vào phân tích mối quan hệ CVP làm cho thông tin được cung cấp kịp thời, phù hợp và hữu ích hơn (Abdel-Kader, 2008).

Tăng cường ảnh hưởng xã hội đối với kế toán và nhà quản trị

Ảnh hưởng xã hội là nhân tố có tác động nhỏ nhất và là tác động từ bên ngoài doanh nghiệp đến dự định vận dụng. Tăng cường ảnh hưởng xã hội sẽ giúp kế toán và nhà quản trị tăng động lực và sự tin tưởng khi vận dụng. Mục tiêu là để tăng cơ hội trao đổi về phân tích CVP với những người đã từng vận dụng và đã nhận thức được tính hữu ích của phân tích này.


Để tăng cường ảnh hưởng xã hội, nhà quản trị cần quan tâm hơn đến phân tích CVP vì họ là người trực tiếp sử dụng thông tin phân tích CVP, yêu cầu kế toán và nhà quản trị tham gia các buổi hội thảo về kế toán quản trị, các workshop của chuyên gia trong lĩnh vực này. Các kế toán cần thường xuyên trao đổi với người thân, bạn bè có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình để thấy được tính hữu ích của phân tích CVP. Khi đó, kế toán và nhà quản trị cần có sự cầu thị trong nhận thức tầm quan trọng của thông tin thu được từ phân tích CVP, doanh nghiệp cần tạo ra môi trường với văn hóa tương tác nội bộ cao, xây dựng các bảng KPI trong đó có các chỉ tiêu đánh giá về tinh thần học hỏi và tương tác với bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp

Về phía Nhà nước

Thị trường TACN Việt Nam được đánh giá là màu mỡ, tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước lại chưa làm chủ được thị trường, thậm chí là đang bị thu hẹp thị phần. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hiện tại nguồn cung TACN đã vượt cầu. Do vậy, Nhà nước cần có chính sách xem xét lại quy hoạch phát triển ngành TACN. Định hướng ngành TACN cần triển khai mạnh các nhiệm vụ, giải pháp tái cơ cấu ngành theo hình thức công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích tổ chức sản xuất khép kín,liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị để cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng.

Mặt khác, khi Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và Hiệp định EU, cơ hội để các doanh nghiệp chế biến TACN mở rộng thị trường xuất khẩu. Việc kiểm soát chất lượng TACN ở mỗi doanh nghiệp cũng như toàn ngành được coi là một trong những yếu tố then chốt nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Do đó, trên cơ sở các nghị định về quản lý chất lượng TACN các doanh nghiệp phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát, quản lý trong đó cần vận dụng phân tích mối quan hệ CVP.

Về phía Bộ Tài chính

Phân tích CVP là một trong những nội dung thuộc kế toán quản trị. Mặc dù từ năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành TT53/2006/TT-BTC về việc “Hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp”. Cho đến nay TT53 là văn bản pháp luật duy nhất quy định về Kế toán quản trị. Như vậy, để các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp chế biết TACN ở Việt Nam nói riêng, có thể vận dụng hiệu quả phân tích mối quan hệ mối quan hệ CVP trong việc ra quyết định thì Bộ Tài chính cũng cần có nhiều văn bản hướng dẫn về kế toán quản trị.


Trên cơ sở các quy định của Luật kế toán năm 2015 về tiêu chuẩn người làm kế toán, cần bổ sung và cụ thể hoá tiêu chuần và điều kiện của người làm kế toán quản trị, dịch vụ kế toán quản trị…

Về phía doanh nghiệp

Hiện nay, việc hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như việc ra các quyết định quản trị điều hành doanh nghiệp của các nhà quản trị thường không chỉ dựa trên thông tin kế toán tài chính mà cần có thông tin từ hệ thống kế toán quản trị. Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng chưa thực sự nắm hết được vai trò, chức năng của kế toán quản trị trong việc ra quyết định điều hành doanh nghiêp.

Các nhà quản trị hiện nay vẫn bị ảnh hưởng bởi tư duy kế toán chủ yếu là thực hiện lập báo cáo tài chính, thực hiện theo chế độ kế toán và cơ quan thuế. Điều này sẽ dẫn đến lệch lạc trong việc sử dụng thông tin kế toán để ra quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả của các quyết định quản trị.

Chính vì vậy, đối với các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức rò vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp nói chung và vai trò của phân tích CVP nói riêng trong việc điều hành doanh nghiệp. Khi đã nhận thức được vai trò của hệ thông tin kế toán quản trị nói chung và phân tích mối quan hệ CVP nói riêng, các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ có những định hướng đúng đắn và cần thiết cho việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong doanh nghiệp cũng như vận dụng phân tích CVP trong việc ra các quyết định quản trị.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần xây dựng bộ phận kế toán quản trị. Doanh nghiệp cần xây dựng chương trình đào tạo, chính sách đào tạo cũng như bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn về kế toán quản trị cho đội ngũ nhân viên kế toán của doanh nghiêp. Việc đào tạo và đào tạo lại các nội dung kế toán quản trị cần do các chuyên gia kế toán quản trị nhằm trang bị những kiến thức cập nhật mới nhất cho đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong các tiêu chí tuyển dụng nhân viên kế toán, cũng cần đưa ra tiêu chí tuyển dụng tại các vị trí thực hiện công tác kế toán quản trị.

Các doanh nghiệp cũng cần ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. Việc ứng dụng CNTT vào công tác kế toán được xem như một thước đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán là một công cụ quản lý tài chính vô cùng hiệu quả, việc ứng dụng CNTT là công cụ hỗ trợ đắc lực để trong việc xử lý số liệu kế toán và lập hệ thống báo cáo.


Nhân viên kế toán thực hiện phân tích CVP cần nâng cao năng lực của nhân viên kế toán. Trong quá trình hoạt động SXKD, các nhà quản trị phải thường xuyên đưa ra quyết định. Mỗi quyết định luôn tiềm ẩn những rủi ro. Để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra quyết định của nhà quản trị cần phải dựa trên những thông tin phù hợp và kịp thời. Những thông tin đó được cung cấp bởi nhân viên kế toán, do đó nhân viên kế toán cần có đủ kiến thức và kỹ năng để đảm bảo từ khâu thu thập thông tin từ sản xuất kinh doanh, nhập dữ liệu vào trong hệ thống kế toán quản trị để xử lý dữ liệu kế toán. Đặc biệt với công tác phân tích CVP cần có đội ngũ nhân viên kế toán có kinh nghiệm, cần thường xuyên cập nhật kiến thức và công nghệ mới để không ngừng nâng cao hiệu quả của thông tin được cung cấp.

Về phía các cơ sở đào tạo kế toán

Các cơ sở đào tạo kế toán cần chú trọng việc đào tạo môn học Kế toán quản trị, tăng số học phần học tập đối với môn học này đồng thời đổi mới phương pháp dạy kết hợp lý thuyết với các tình huống thực hành thực tế liên quan đến các nội dung trong đó có phân tích mối quan hệ CVP. Các cơ sở đào tạo cần kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế với các giảng viên giảng dạy môn KTQT về phân tích CVP, các quyết định kinh doanh, về sự cần thiết của các thông tin kế toán quản trị, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý đối với các thông tin phi tài chính. Trên cơ sở đó, giảng viên đưa được nhiều nội dung thực tế vào bài giảng và truyền đạt tới sinh viên. Giảng viên cần thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm cho sinh viên theo hình thức tranh biện với các tình huống sử dụng thông tin được cung cấp từ phân tích CVP thực tế. Từ đó, sinh viên ngành kế toán sẽ nhận thức được sâu sắc hơn về vai trò của phân tích CVP nói riêng và của việc vận dụng KTQT nói chung trong công việc kế toán của mình, giúp nhà quản trị có thông tin kế toán kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định nhanh chóng, hiệu quả.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 5


Trên cơ cở kết quả nghiên cứu ở chương 4 và định hướng phát triển ngành TACN, chương 5 đã thảo luận kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả nghiên cứu, khuyến nghị giải pháp tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Giải pháp tăng cường được xác định dựa trên kết quả khảo sát thực trạng phân tích CVP, thực trạng vận dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP. Chương 5 cụ thể hóa phương hướng thành các giải pháp cụ thể về chi phí, giá bán, điểm hòa vốn trong phân tích CVP, đòn bẩy hoạt động, và các giải pháp nâng cao mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động tích cực tới quyết định vận dụng của nhà quản trị và kế toán.

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí