Phương Pháp Nghiên Cứu Sử Dụng Trong Luận Án


cấp thông tin đối với kế toán và hiệu quả trong việc ra quyết định kinh doanh của nhà quản trị.

Các biến điều tiết:

Là các biến điều tiết sự ảnh hưởng của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc. Các biến điều tiết liên quan đến kế toán và nhà quản trị gồm: Tuổi, Giới tính, Kinh nghiệm, Trình độ học vấn và Chuyên ngành đào tạo. Các biến liên quan đến doanh nghiệp gồm: Quy mô, Hình thức sở hữu.

Tuổi được đề cập đến trong mô hình TPB. Nghiên cứu của Morris và Venkatesh (2002) cho thấy thái độ hướng tới hành vi cao hơn ở nhân viên trẻ hơn và nhận thức kiểm soát hành vi quan trọng hơn ở người già hơn. Mặt khác, phụ nữ già hơn chịu ảnh hưởng bởi chuẩn chủ quan nhiều hơn.

Giới tính được đề cập đến trong mô hình TAM và TPB. Venkatesh và cộng sự (2000) cho thấy có sự khác nhau về kết quả ảnh hưởng của giới tính. Khi đánh giá thái độ hướng tới hành vi, nam giới thể hiện rò rệt hơn nữ giới nhưng chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi thì lại rò rệt ở nữ giới. Trong mô hình TAM, Venkatesh và Morris (2000) cho thấy kết quả mạnh mẽ hơn đối với nam giới khi đo lường nhận thức tính hữu ích và với nữ giới khi đo lường nhận thức tính dễ sử dụng. Trong cả 2 nghiên cứu, khi đo lường chuẩn chủ quan, ta thấy mối quan hệ rò rệt liên quan đến nữ giới khi mới có kinh nghiệm.

Kinh nghiệm được thể hiện rò ràng trong các mô hình ban đầu. Nhưng những nghiên cứu sau này về biến thì kinh nghiệm xuất hiện trong hầu hết tất cả các mô hình với sự khác biệt đáng kể theo mức độ kinh nghiệm của người trả lời. Kết quả tương tự trong Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (Morris và Venkatesh, 2000). Khi sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ, một số nghiên cứu (Davis và cộng sự, 1989) cho rằng việc dễ dàng sử dụng không thay đổi đáng kể khi mức độ kinh nghiệm tăng lên. Taylor và Todd (1995) sử dụng kinh nghiệm trong mô hình kết hợp TAM-TPB và nhận thấy rằng tính hữu ích, thái độ hướng tới hành vi và kiểm soát nhận thức hành vi quan trọng hơn khi kinh nghiệm nhiều hơn. Mặt khác, chuẩn mực chủ quan ít quan trọng hơn khi kinh nghiệm tăng lên.

Trong nghiên cứu này, tác giả nghiên cứu thêm biến Trình độ học vấn và Chuyên ngành đào tạo. Tác giả phân tích sự ảnh hưởng của Trình độ học vấn và chuyên ngành đào tạo có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhận thức tính hữu ích, nhận thức tính dễ sử dụng và ảnh hưởng xã hội với dự định vận dụng phân tích CVP như thế nào.


3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ từ mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu và căn cứ vào luận giải việc lựa chọn 5 nhân tố tác động đến dự định vận dụng phân tích CVP, từ đó tác động đến hành động vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh, dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất ở Hình 1.10, luận án đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

1. Nhận thức tính hữu ích:

H1: Nhận thức tính hữu ích của phân tích CVP có ảnh hưởng tích cực đến dự định vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

2. Nhận thức tính dễ sử dụng:

H2: Nhận thức tính dễ sử dụng của phân tích CVP có ảnh hưởng tích cực đến dự định vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

3. Ảnh hưởng xã hội:

H3: Ảnh hưởng xã hội có ảnh hưởng tích cực đến dự định vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

4. Điều kiện thuận lợi

H4: Điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

5. Dự định vận dụng

H5: Dự định vận dụng phân tích CVP có ảnh hưởng tích cực đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

3.3. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án

Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng trong luận án là phương pháp định lượng và định tính. Trước khi nghiên cứu định lượng, tác giả thực hiện nghiên cứu định tính để kiểm tra sự phù hợp của mô hình nghiên cứu cũng như xác định bảng hỏi để sử dụng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm tra các giả thuyết của mô hình, từ đó sẽ đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp.

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bao gồm: phỏng vấn sâu với những câu hỏi bán cấu trúc và phi cấu trúc, từ đó tác giả bước đầu xây dựng được mô hình nghiên cứu. Sau khi xây dựng được mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình tại các doanh nghiệp theo mẫu đã chọn phi ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu định tính giúp tác giả thu thập được các thông tin cơ bản để xây dựng mô hình


nghiên cứu, xác định được các biến số trong mô hình nghiên cứu, xác định mối quan hệ tác động giữa biến độc lập và biến phụ thuộc từ đó đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, thu thập thông tin để thiết kế bảng hỏi phục vụ nghiên cứu định lượng, xác định phương hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

Phỏng vấn sâu

Bước 1: Chọn mẫu các DNCB TACN ở Việt Nam

Tác giả khảo sát 4 DNCB TACN ở Việt Nam là Công ty cổ phần Việt Long, Công ty TNHH Thương mại VIC, Công ty cổ phần TACN Trung Ương, Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco. Trong đó, Công ty cổ phần TACN Trung Ương và Công ty cổ phần thức ăn chăn nuôi Hasco đại điện cho nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn, Công ty cổ phần Việt Long và Công ty TNHH Thương mại VIC đại diện cho nhóm doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu đối với hai đối tượng. Đối tượng phỏng vấn thứ nhất là Nhà quản trị. Đối tượng phỏng vấn thứ hai là Kế toán. Đây là hai nhóm đối tượng có liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu của tác giả.

Bước 2: Lập kế hoạch thời gian thực hiện cuộc phỏng vấn

Phỏng vấn bao gồm phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại đối với nhà quản trị và kế toán trưởng tại địa điểm do các đối tượng được phỏng vấn tùy chọn. Cuộc phỏng vấn được sắp xếp cách nhau để có thời gian xem xét đánh giá lại câu hỏi phỏng vấn cho lần phỏng vấn tiếp theo. Địa điểm phỏng vấn do người trả lời quyết định đảm bảo thoải mái khi tham gia phỏng vấn. Để có thêm cơ hội quan sát thực địa cũng như có thể tiếp cận được nguồn tài liệu bằng văn bản, tác giả cố gằng sắp xếp cuộc phỏng vấn có thể diễn ra tại nơi làm việc của người trả lời.

Bước 3: Soạn thảo bản hướng dẫn phỏng vấn bán cấu trúc

Trước khi thực hiện thì bản hướng dẫn câu hỏi phỏng vấn được xây dựng chi tiết trên cơ sở mục tiêu kiểm tra và sàng lọc các biến trong mô hình lý thuyết ban đầu, và dựa trên khung lý thuyết về phân tích CVP cũng như từ tổng quan nghiên cứu được trình bày ở chương 1 và chương 2 của luận án. Ngoài ra các câu hỏi cũng có độ mở để có thể phát hiện thêm biến mới. Bên cạnh đó, các câu hỏi cũng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng phân tích CVP nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định kinh doanh. Sau khi soạn thảo xong, bản hướng dẫn phỏng vấn sẽ được gửi đến người trả lời trước khi cuộc phỏng vấn được tiến hành ít nhất một tuần. Mục đích của việc gửi bản hướng dẫn phỏng vấn là để người trả lời có thể


nắm rò được mục đích phỏng vấn, yêu cầu trả lời. Khi biết trước được nội dụng phỏng vấn và yêu cầu trả lời, người phỏng vấn sẽ chuẩn bị tốt hơn cho cuộc phỏng vấn và kết quả là thông tin thu được từ cuộc phỏng vấn cụ thể, chính xác và đúng trọng tâm. Khi tiến hành phỏng vấn, bản hướng dẫn phỏng vấn lại tiếp tục được sử dụng để đảm bảo cuộc phỏng vấn sẽ được tiếp tục gửi đi cho các đối tượng tham gia phỏng vấn tiếp theo. Việc điều chỉnh này là cần thiết để đảm bảo thông tin thu được là phù hợp với mục đích nghiên cứu.

Bước 4: Thực hiện phỏng vấn

Trước khi tiến hành phỏng vấn, người trả lời sẽ được đề nghị xem liệu họ có đồng ý cho phép ghi âm cuộc phỏng vấn không. Để được chấp thuận ghi âm, người phỏng vấn sẽ giải thích rò mục đích phỏng vấn là thu thập thong tin phục vụ nghiên cứu và danh tính của họ sẽ không được tiết lộ. Những lý do chính cho việc ghi âm các cuộc phỏng vấn là như sau:

- Người phỏng vấn có thể tập trung hoàn toàn vào nghe và trả lời người được phỏng vấn, vì thế tránh được tình trạng bị phân tâm khi phải viết hết ra những gì đã nói.

- Giảm bớt thành kiến đối với người phỏng vấn.

- Có thể ghi lại được toàn bộ buổi phỏng vấn, điều này giúp ích rất nhiều cho việc phân tích dữ liệu đầy đủ, vì thế nếu có bỏ lỡ bất kì chi tiết nào trong khi thảo luận thì về sau người thực hiện nghiên cứu vẫn có thể lấy lại được.

Ngoài ra, tác giả sử dụng bản ghi chép phỏng vấn nguyên mẫu để ghi nhận thông tin về cuộc phỏng vấn, nhằm có thể thu thập thông tin liên quan đến trạng thái, tâm lý, tinh thần của người trả lời mà băng ghi âm không thể hiện được. Nội dung chính của bản ghi chép phỏng vấn nguyên mẫu bao gồm tiêu đề, hướng dẫn người phỏng vấn, các câu hỏi nghiên cứu chính, thăm dò theo dòi các câu hỏi chính, phần ghi chép các nhận xét. Phần thăm dò theo dòi các câu hỏi nhằm mô tả trạng thái tâm lý, thái độ, bối cảnh phỏng vấn và sự hợp tác của người trả lời phỏng vấn để từ đó có căn cứ đánh giá độ tin cậy của dữ liệu phỏng vấn. Phần ghi chép nhận xét nhằm ghi chép những suy luận, phán đoán, cảm giác, vấn đề và ý tưởng mới từ câu trả lời. Những vấn đề, ý tưởng mới nảy sinh từ quá trình phỏng vấn có thể đem lại những thông tin hữu ích cho việc phát hiện các mối liên hệ giữa các nhân tố hoặc phát hiện các nhân tố cần bổ sung.

Trong nghiên cứu này, các cuộc phỏng vấn được tiến hành từ tháng 12/2017 đến tháng 8/2019, trước tiên là với các thành viên trong Ban giám đốc và Kế toán của 4 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu định tính. Tác giả đã thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng trong đó 6 cuộc phỏng vấn trực tiếp với Giám đốc, Phó giám


đốc, và 9 cuộc phỏng vấn trực tiếp với Kế toán viên và kế toán trưởng trong 4 doanh nghiệp. Khi bắt đầu mỗi cuộc phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn được cung cấp đầy đủ thông tin về bài nghiên cứu này. Tác giả gửi bản hướng dẫn phỏng vấn đến đối tượng được phỏng vấn 5 ngày trước khi diễn ra cuộc phỏng vấn. Mỗi cuộc phỏng vấn diễn ra trong vòng từ 20 phút đến 50 phút và 8/10 cuộc phỏng vấn diễn ra tại nơi làm việc của người được phỏng vấn. Tác giả tiến hành hỏi các câu hỏi theo cùng một trình tự và đều cố gắng sử dụng từ ngữ giống nhau. Tuy nhiên để có được dữ liệu đáng tin cậy hơn các câu hỏi vẫn được giải thích hoặc làm rò khi cần thiết. Do đó, trong bản hướng dẫn phỏng vấn, tác giả có những chú thích, giải thích cho các thuật ngữ chuyên ngành để người trả lời có thể hiểu câu hỏi một cách dễ dàng nhất.

Bước 5: Phương pháp phân tích thông tin phỏng vấn

Toàn bộ nội dung phỏng vấn được ghi chép cẩn thận và đầy đủ, được lưu giữ trong máy tính và phân tích trong vòng 24h kể từ thời điểm phỏng vấn. Đây là công việc phải làm ngay vì trong quá trình phỏng vấn có thể phát sinh một số vấn đề chưa rò hoặc có ý tưởng mới phát hiện được khi nghe lại và phân tích bằng ghi âm cần phải trao đổi thêm với người trả lời, có thể thực hiện qua điện thoại hoặc thư điện tử. Quá trình phân tích thông tin phỏng vấn được thực hiện bằng cách lập bảng thống kê thông tin phỏng vấn. Dữ liệu sẽ được tập hợp theo các câu hỏi nghiên cứu tương ứng với từng doanh nghiệp nhờ đó có thể so sánh và xác định những nhân tố nổi bật và mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố (biến độc lập) đến việc đề xuất các nội dung tăng cường vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DNCB TACN ở Việt Nam. Sau mỗi cuộc phỏng vấn, thông tin sẽ được cập nhật vào bảng, các kết luận sơ bộ được đưa ra. Những kết luận này được đối chiếu lại với những nhận định ban đầu khi xây dựng mô hình nghiên cứu. Nếu các kết luận này có sự khác biệt thì sẽ điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu ban đầu.

Bảng 3.1. Mẫu bảng thống kê thông tin phỏng vấn



Nội dung

Công ty TNHH thương

mại VIC

Công ty cổ phần Việt

Long

Công ty cổ phần TACN

Trung Ương

Công ty Cổ phần TACN

Hasco


Kết luận

Câu hỏi 1






Câu hỏi 2






Câu hỏi 3






Câu hỏi 4






Câu hỏi 5






...






Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 10


Nghiên cứu trường hợp điển hình

Dựa vào kết quả phỏng vấn sâu, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và phiếu khảo sát, từ đó tiến hành nghiên cứu trường hợp điển hình được thực hiện tại Công ty cổ phần TACN Hasco, Công ty cổ phần TACN Trung Ương, Công ty TNHH Thương mại VIC, Công ty cổ phần Việt Long, để xác định mô hình nghiên cứu chính thức cũng như điều chỉnh các thang đo trong phiếu khảo sát cho phù hợp để thực hiện khảo sát chính thức trên diện rộng. Cả 4 công ty đều là các công ty trong nước thuộc 2 nhóm doanh nghiệp có quy mô lớn và quy mô vừa và nhỏ. Trong đó Công ty cổ phần TACN Hasco và Công ty cổ phần TACN Trung Ương đại diện cho nhóm có quy mô lớn, Công ty TNHH Thương mại VIC và Công ty cổ phần Việt Long đại diện cho nhóm có quy mô vừa và nhỏ.

3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Mẫu nghiên cứu định lượng

Mẫu của nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam. Theo Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết năm 2018 cả nước có 218 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó có 147 doanh nghiệp trong nước chiếm 67,4% và 71 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 32,6%. Đây chính là tổng thể nghiên cứu. Căn cứ vào tổng thể nghiên cứu để chọn mẫu. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân tầng. Tác giả phân thành hai nhóm doanh nghiệp. Nhóm thứ nhất là các doanh nghiệp có quy mô lớn. Nhóm thứ hai là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Quy mô doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ được căn cứ dựa vào công suất sản xuất của doanh nghiệp. Theo đó những doanh nghiệp có công suất sản xuất dưới 60.000 tấn/năm được xếp vào nhóm doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp có công suất sản xuất từ 60.000 tấn/năm trở lên được xếp vào nhóm doanh nghiệp quy mô lớn (Hoàng Khánh Vân, 2017). Thời gian hoạt động tối thiểu của các doanh nghiệp từ 03 năm trở lên đảm bảo đã thực hiện một số các quyết định kinh doanh ngắn hạn và đã có kết quả cũng như có sự phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hiện đại.

Xác định mẫu nghiên cứu

Dung lượng mẫu tối thiểu là số lượng ít nhất các đơn vị nghiên cứu được chọn ra để khảo sát sao cho kết quả thu được từ đó sẽ phản ánh được tổng thể với một sai số chấp nhận được. Mẫu tối ưu khi số lượng các đơn vị nghiên cứu không nhỏ hơn 30. Tổng thể càng lớn và càng phức tạp, tức là phương sai ε2 càng lớn, phạm vi sai số chọn mẫu (tính đại diện) – ký hiệu là ε và độ tin cậy của thông tin – ký hiệu là t càng cao.


Tức là sai số càng nhỏ thì càng cần chọn nhiều đơn vị nghiên cứu từ tổng thể đó. Kích thước của một tổng thể nhất định – ký hiệu là N và độ phức tạp của nó tại thời điểm nghiên cứu là cố định, do đó muốn tang hay giảm dung lượng mẫu – ký hiệu là n, chúng ta chỉ có thể thay đổi yêu cầu với độ tin cậy và tính đại diện.

Hiện tại có nhiều công thức tính dung lượng mẫu, mỗi cách thức chọn mẫu thường có một công thức riêng: công thức dùng cho mẫu lặp, mẫu không lặp, mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mẫu phân tầng ngẫu nhiên,… tác giả nhận thấy cần đưa thêm các yêu cầu về độ tin cậy, phạm vi sai số chọn mẫu, cơ cấu tổng thể mẫu để đảm bảo: tính đại diện của tổng thể, độ tin cậy của mẫu, sai số khi chọn mẫu. Vì vậy, để đảm bảo mẫu nghiên cứu có tính đại diện nhưng tỷ lệ trả lời cao, tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, là một công thức được sử dụng phổ biến trong điều tra thống kê để ước tính tỉ lệ theo một tiêu thức nào đó.


Nt2 x pq

n =

2 + t2 x pq


(Nguồn: Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001)

Trong đó:

n: Dung lượng mẫu cần xác định N: Tổng thể mẫu

t: Hệ số tin cậy của thông tin

ε: Sai số chọn mẫu

p và q: cơ cấu tổng thể mẫu

Yêu cầu chọn mẫu:


- Độ tin cậy là 95% (hệ số tin cậy t = 95%) [tra trong Bảng giá trị của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm ϕt của Lia pu nốp thì giá trị t = 1,96.

- Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt quá 7% (ε = 0,07)

- Cơ cấu tổng thể mẫu là 25% doanh nghiệp lớn (p) và 75% doanh nghiệp vừa và nhỏ (q). Do p+q=1, do đó tích pq = 0,25 * 0,75 = 0,1875.

Từ đó ta có cỡ mẫu điều tra n như sau

218 x 1,962 x 0,1875

n =

218 x 0,072 + 1,962 x 0,1875


= 88 doanh nghiệp


Theo kết quả chọn mẫu tính được, mẫu tối thiểu cần chọn để phân tích nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh là 88 doanh nghiệp.

Theo Hair và cộng sự (2010) thì mẫu nghiên cứu tối thiểu gấp 5 lần so với tổng số biến quan sát trong mô hình. Như vậy, với số lượng biến quan sát là 26 biến, kích thước mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố và phân tích hồi quy cần sử dụng là 130 quan sát (26*5=130 quan sát). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mẫu khảo sát 280 phiếu khảo sát, sau khi thu thập và làm sạch thì còn 250 phiếu khảo sát, nên đã đảm bảo yêu cầu về kích thước mẫu tối thiểu. Số mẫu khảo sát thực tế như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê mẫu khảo sát



Đối tượng khảo sát

Số lượng DN gửi phiếu

khảo sát

Số lượng DN trả lời phiếu

khảo sát

Số phiếu khảo sát gửi đi

Số phiếu khảo sát nhận về

Số phiếu khảo sát sau làm

sạch

Doanh nghiệp lớn

30

25

80

75

75

Nhà quản trị



40

35

35

Kế toán



40

40

40

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

70

65

200

181

181

Nhà quản trị



100

84

82

Kế toán



100

97

93

Tổng

100

90

280

256

250

Với quy mô và cách thức lựa chọn mẫu như vậy có thể đảm bảo được tính đại diện của mẫu nghiên cứu.

Đối tượng khảo sát được chia thành hai nhóm: Nhóm kế toán gồm kế toán viên và kế toán trưởng và nhóm nhà quản trị gồm các giám đốc của phó giám đốc của 100 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam tại các vùng miền, trong đó có 30 doanh nghiệp lớn (công suất trên 60.000 tấn/năm) và 70 doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (Hoàng Khánh Vân, 2017). Kết quả khảo sát thu được số phiếu của 25 doanh nghiệp lớn và 65 doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phiếu khảo sát được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng phục vụ cho mô tả và kiểm định các giả thuyết. Các câu hỏi trong phiếu khảo sát bao gồm những câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Mục đích của câu hỏi mở để thu thập thông tin nhằm giải thích những mối liên hệ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc hoặc thu thập

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/07/2022