Phân Tích Mối Quan Hệ Chi Phí – Khối Lượng – Lợi Nhuận Cung Cấp Thông Tin Trong Việc Ra Quyết Định Sau Khi Quá Trình Kinh Doanh Kết Thúc


cáo, thay đổi hình thức trả lương, … sẽ làm cho chi phí cố định thay đổi. Điều này sẽ tác động đến lợi nhuận. Mức thay đổi của lợi nhuận phụ thuộc cả mức thay đổi của lợi nhuận góp và mức thay đổi của chi phí cố định.

Tại thời điểm ban đầu, sản lượng tiêu thụ là QS0, chi phí cố định là FC0, giá bán P0, chi phí biến đổi đơn vị là vc0. Như vậy mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được là:

PE0 = (p0 - vc0)* QS0 – FC0

Khi yếu tố chi phí cố định thay đổi, sản lượng tiêu thụ cũng thay đổi, trong khi các yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp xác định được mức lợi nhuận là PE1:

PE1 = (P0 – vc0)* QS1 – FC1

Từ đó, mức thay đổi của lợi nhuận được xác định là: ΔPE = PE1 – PE0

Lựa chọn phương án kinh doanh khi giá bán và khối lượng tiêu thụ thay đổi

Khi doanh nghiệp những chính sách thay đổi về giá như điều chỉnh giá phù hợp với thị trường, hay nâng cao chất lượng sản phẩm vì vậy gía bán thay đổi điều này cũng ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận.

Mức thay đổi của lợi nhuận trong trường này không bị ảnh hưởng bởi yếu tố chi phí cố định. Do vậy mức thay đổi của lợi nhuận đúng bằng mức thay đổi của lợi nhuận góp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Xuất phát từ công thức xác định lợi nhuận góp: CM = (p – vc)*QS

Tại mức ban đầu, ta có sản lượng tiêu thụ là q0, giá bán đơn vị ban đầu là p0, chi phí biến đổi ban đầu là v0 và có Lợi nhuận góp ban đầu là: CM0 = (P0 – vc0)* QS0

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 8

Khi yếu tố giá bán đơn vị là p1, yếu tố sản lượng tiêu thụ cũng thay đổi là QS1, với giá bán đơn vị không thay đổi, lợi nhuận góp được xác định: CM1 = (P1 – vc0)* QS1

Từ đó, mức thay đổi của lợi nhuận góp được xác định là: Δ CM = CM1 – CM0 Kết quả sẽ xảy ra một trong các khả năng:

- Δ CM 0: Lợi nhuận không tăng, với quyết định ngắn hạn thì không nên thay

đổi, với quyết dịnh dài hạn thì tuỳ thuộc vào dự báo tương lai

- Δ CM > 0: Lợi nhuận tăng, với quyết định ngắn hạn thì nên thay đổi.

Tuy nhiên, việc thay đổi giá bán là yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do vậy, các nhà quản trị khi đưa ra quyết định kinh doanh cũng cần chú ý đến sự ảnh hưởng của giá đến các yếu tố của hoạt động kinh doanh.


(2) Đối với những doanh nghiệp sản xuất đa sản phẩm

Để phân tán rủi ro trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm. Phân tích CVP trong doanh nghiệp đa sản phẩm cũng tương tự như đối với doanh nghiệp đơn sản phẩm. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, lợi nhuận và chi phí cố định trong mô hình phân tích được xác định cho phạm vi toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy, lợi nhuận góp đơn vị trong mô hình phân tích cũng phải là lợi nhuận góp bình quân chung của tất cả các loại sản phẩm.

Thứ hai, mỗi loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ có mức sinh lời khác nhau. Do đó, lợi nhuận góp bình quân sẽ thay đổi khi kết cấu sản phẩm thay đổi.

Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất 1 loại sản phẩm, khi các yếu tố trong mối quan hệ CVP thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Việc thay đổi các yếu tố giá bán hay chi phí đều dẫn đến việc thay đổi sản lượng tiêu thụ và điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận. Việc đưa ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh, các nhà quản trị sẽ dựa trên mức độ biến động của lợi nhuận hoặc lợi nhuận góp.

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất đa sản phẩm, lợi nhuận góp được xác

định như sau: CM =CM* QS hoặc CM =CMR* DT Trong đó:

CM= ( dQi * cmi)

CMR= (dDT * CMRi)

Tại mức ban đầu, sản lượng tiêu thụ là QS0, lợi nhuận góp đơn vị là cm0, tỷ lệ lợi nhuận góp là CMR0, có mức lợi nhuận góp là CM0:

CM0 =CM0 * QS0

CM0 = ( dQ0i * cm0i)

Khi các yếu tố trong mối quan hệ CVP thay đổi, giá bán là P1, chi phí biến đổi đơn vị là vc1, sản lượng tiêu thụ là QS1, doanh nghiệp xác định lợi nhuận góp là CM1:

CM1 =CM1 * QS1

CM1= ( dQi * cm1i)

Tương tự ta xác định được sự chênh lệch về lợi nhuận góp giữa 2 phương án, làm cơ sở để đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh.


Có thể thấy rằng, phân tích CVP giúp doanh nghiệp luôn chủ động trong các tình huống khi mà các yếu tố trong mối quan hệ CVP thay đổi.

2.2.2.3. Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận cung cấp thông tin trong việc ra quyết định sau khi quá trình kinh doanh kết thúc

Kết thúc quá trình kinh doanh cũng là lúc doanh nghiệp nhận được kết quả từ những quyết định kinh doanh đem lại. Để đánh giá hiệu quả của các quyết định kinh doanh thì doanh nghiệp so sánh tình hình thực hiện với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quyết định kinh doanh các yếu tố trong CVP bị thay đổi do đó kết quả thực hiện có thể không đúng như bản kế hoạch đã để ra.

Khi phân tích CVP xem xét sự biến động của các nhân tố trong mối quan hệ CVP vì trong thực tế giá bán, chi phí biến đổi, chi phí cố định đều có thể thay đổi. Mỗi sự thay đổi của các nhân tố trong mối quan hệ CVP là sự phản ánh linh hoạt của các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ. Nói một cách rộng hơn, phân tích CVP cần phải tính đến ảnh hưởng của những thay đổi về giá bán, kết cấu hàng bán, chi phí biến đổi, chi phí cố định qua đó cung cấp những báo cáo nhanh về tác động của những thay đổi trên đối với doanh thu, doanh thu hoà vốn và lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ thuật này trong phân tích CVP được gọi là phân tích độ nhạy.

Jormakka, Koivusalo, Lappalainen, Niskanen (2015) cho rằng các nhà quản lý có thể sử dụng phân tích độ nhạy để xác định xu hướng kinh doanh và dự đoán ảnh hưởng của các thay đổi.

Do dó, phân tích độ nhạy sẽ được thực hiện sau khi nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh. Đây cũng là một công cụ để giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các quyết định kinh doanh đã được thực hiện và đưa ra quy luật xu hướng kinh doanh.

Phân tích độ nhạy về giá

Alhola và Lauslahti (2002) nghiên cứu tác động của sự thay đổi giá bán và ước tính ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận bằng cách sử dụng phân tích độ nhạy. Việc thay đổi một hoặc nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cho thấy liệu sự thay đổi đó có tạo ra lợi nhuận hay dẫn đến thua lỗ hay không.

Sự thay đổi về giá bán thường liên quan đến chính sách định giá bán của doanh nghiệp để gia tăng thị phần hoặc khai thác năng lực kinh doanh còn nhàn rỗi trong trường hợp hoạt động có tính thời vụ. Giảm giá bán sẽ làm giảm lợi nhuận góp đơn vị hay giảm tỷ suất lợi nhuận nhưng ngược lại có thể làm tăng doanh thu nhiều hơn, góp


phần gia tăng lợi nhuận hơn nữa. Phân tích độ nhạy về giá cần xem xét về độ co giãn của cầu theo giá, tính chất bổ sung hay thay thế của sản phẩm, vị trí của sản phẩm trên thị trường, qua đó xác định các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận để lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất.

Phân tích độ nhạy về chi phí biến đổi

Trong doanh nghiệp sản xuất, sự thay đổi chi phí biến đổi thường do thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi cách bố trí lao động hoặc sử dụng các vật liệu thay thế trong quá trình sản xuất. Sự thay đổi giá cả của vật liệu mua ngoài, tiền công cũng là nhân tố ảnh hưởng đến chi phí biến đổi. Chi phí biến đổi thay đổi còn liên quan đến các chương trình trong kế hoạch marketing của doanh nghiệp, như chính sách chiết khấu thương mại, tặng kèm sản phẩm, hoa hồng bán hàng. Như vậy, khi phân tích sự thay đổi chi phí biến đổi đơn vị cần xem xét liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ hay không, hay chỉ tác động đối với lợi nhuận góp đơn vị. Qua đó, phân tích CVP sẽ cung cấp thông tin về sự thay đổi của lợi nhuận, doanh thu do các phương án thay đổi về chi phí biến đổi.

Phân tích độ nhạy về chi phí cố định

Trong yếu tố chi phí cố định được chia thành 2 loại là chi phí cố định bắt buộc và chi phí cố định tuỳ ý. Chi phí cố định bắt buộc khó có thể thay đổi trong ngắn hạn, do nó liên quan đến quyết định về đầu tư mới, mở rộng quy mô nhà xưởng hay thanh lý TSCĐ. Ngược lại, chi phí cố định tuỳ ý có thể tăng giảm mà có thể không ảnh hưởng lâu dài đến kết quả kinh doanh. Trong bối cảnh đó, phân tích CVP cần xem xét đến các phương án có liên quan đến thay đổi chi phí cố định, hoặc tác động của thay đổi chi phí cố định đối với chi phí biến đổi, hay đối với sản lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu các yếu tố khác không đổi, chi phí cố định gia tăng sẽ làm sản lượng hoà vốn phải gia tăng để bù đắp sự gia tăng về chi phí cố định. Do vậy, phân tích CVP cần xem xét các khía cạnh này để có thể lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất.

Walther, Skousen (2009) cho rằng phân tích độ nhạy là một công cụ quan trọng khi tiến hành phân tích chi phí vì nó quan sát tác động của những thay đổi có thể có trong hoạt động. Phân tích có thể được sử dụng để thay đổi dữ liệu từ việc tính toán lợi nhuận góp, ví dụ như khối lượng bán hàng hoặc hỗ hợp bán hàng, vì thế xem xét tác động của các thay đổi đến lợi nhuận đóng góp, lợi nhuận và các chỉ số quan trọng khác.


2.3. Lý thuyết nền tảng về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh

2.3.1. Lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM

F. D. Davis giới thiệu mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) vào năm 1986 để dự đoán việc chấp nhận các dịch vụ, hệ thống công nghệ thông tin và kĩ thuật, được hiệu chỉnh và bổ sung 2 lần vào năm 1989 và 1993. Những điều chỉnh này cho ra đời một mô hình TAM mới. Theo Davis (1989), mục tiêu chính của mô hình này là tập trung làm rò các nhân tố quan trọng tác động đến sự chấp nhận công nghệ mới của người sử dụng, tạo ra một mô hình có ích để giải thích hành vi vận dụng công nghệ. Mô hình TAM mô tả mối quan hệ nhân quả giữa “nhận thức tính hữu ích” và “nhận thức tính dễ sử dụng” của công nghệ, kĩ thuật và thái độ của người sử dụng, vận dụng công nghệ, kĩ thuât đó. Mô hình TAM được sử dụng rộng rãi nhằm đánh giá việc chấp nhận thông tin của người sử dụng, giải thích hành vi của người sử dụng thông qua đánh giá tác động của thông tin đến người sử dụng dưới giác độ sự tin tưởng, thái độ và ý định. Thái độ hướng đến việc sử dụng có thể tích cực hoặc tiêu cực với thông tin. Khác với mô hình lý thuyết TRA, lý thuyết này nhấn mạnh vai trò tự quyết định của con người trong quá trình vận dụng. Mô hình TAM được ứng dụng nhiều hơn mô hình TRA vì đã giải thích được những trường hợp cá nhân có thể không thích nhưng vẫn sử dụng thông tin vì nhận thức được tính hữu ích (đem lại kết quả tốt hơn).

Thái độ hướng

đến sử dụng

Ý định sử dụng

Hành động thực tế

Đối với phân tích CVP, nhận thức tính hữu ích của kĩ thuật này thể hiện niềm tin của nhà quản trị đối với thông tin phân tích CVP cung cấp sẽ nâng cao kết quả điều hành của họ. Nhận thức tính dễ sử dụng cho thấy nhà quản trị có thể nắm bắt thông tin kế toán quản trị không cần nỗ lực hay dễ hiểu, đem lại hiệu quả trong công việc từ việc sử dụng mô hình TAM (Hình 2.2). Việc đánh giá tính hữu ích và tính dễ sử dụng rất phù hợp với việc vận dụng phân tích CVP của nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh như sử dụng thông tin hòa vốn để xác định sản lượng cần thiết đạt mục tiêu, hay đánh giá lợi nhuận góp để tìm phương án tối ưu,…


Nhận thức tính hữu ích

Các biến ngoài


Nhận thức tính dễ sử dụng

Hình 2.2. Mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM

Nguồn: Davis và cộng sự, 1989


Theo mô hình này, nhận thức tính dễ sử dụng là nhận thức của kế toán và nhà quản trị tin rằng việc vận dụng phân tích CVP không cần nhiều nỗ lực, nhận thức tính hữu ích của phân tích CVP là mức độ tin tưởng của kế toán và nhà quản trị sẽ giúp nâng cao kết quả thực hiện công việc của họ (Davis, 1989). Quan điểm vận dụng được định nghĩa là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực về việc thực hiện một hành vi mục tiêu (Ajzen và Fishbein, 1975). Dự định sử dụng là nhận thức về xu hướng hay khả năng quyết định vận dụng phân tích CVP. Hành vi vận dụng là mức độ hài lòng, khả năng sẵn sàng tiếp tục vận dụng hay mức độ cũng như tần suất vận dụng phân tích CVP.

Ngày nay, mô hình TAM được xem là một trong những mô hình phổ biến nhất để đánh giá khả năng chấp nhận không chỉ đối với các dịch vụ hay kĩ thuật công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin (Kuo &Yen, 2009; Shroff và cộng sự, 2011; Melas và cộng sự, 2011) mà còn đối với các kĩ thuật, phương pháp trong kế toán quản trị (Pindaro, 2007; Oanh Thi Tu Le & Quynh Mai Cao, 2020).

2.3.2. Lý thuyết kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

UTAUT là một trong những nghiên cứu về sử dụng thông tin ấn tượng nhất do Venkatesh, Morris, Davis và Davis (2003) thực hiện. Xem xét quan điểm lý thuyết, UTAUT đưa ra đánh giá về các biến liên quan đến ý định và hành vi biến đổi qua thời gian như thế nào.

Mô hình UTAUT được xây dựng dựa trên những tranh cãi rằng có rất nhiều ý tưởng của các lý thuyết nền giống nhau, vì vậy, sẽ rất hợp lý khi sắp xếp và tổng hợp chúng lại để tạo ra một nền tảng lý thuyết hợp nhất (Vankatesh, 2003). Với ý tưởng đó, UTAUT đã xây dựng với hy vọng rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ không cần phải nghiên cứu, sưu tầm và tổng hợp các ý tưởng từ một lượng lớn các mô hình khác nhau, thay vào đó, chỉ cần ứng dụng duy nhất UTAUT để giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến chấp nhận và phổ biến công nghệ hay kĩ thuật nào đó cả trong lĩnh vực thông tin, tâm lý xã hội và kinh tế. Mô hình cung cấp nền tảng cho các nghiên cứu trong tương lai ở nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp,...Mô hình UTAUT được thể hiện theo Hình 2.3 như sau:


Dự định hành động

Kỳ vọng kết quả


Thực hiện hành động

Kỳ vọng nỗ lực

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

Sự sẵn sàng sử dụng

Giới tính

Giới tính

Độ tuổiĐộ

tuổi

Kinh Kinh nghiệm

Hình 2.3. Mô hình lý thuyết UTAUT

Nguồn: Vankatesh và cộng sự, 2003

Trong mô hình UTAUT, Venkatesh và cộng sự (2003) đề xuất bốn nhân tố cốt lòi là: Kỳ vọng hiệu quả (nhận thức tính hữu ích); Kỳ vọng nỗ lực (nhận thức tính dễ sử dụng); Ảnh hưởng xã hội; Điều kiện thuận lợi. Bốn nhân tố này đóng vai trò là yếu tố quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến dự định vận dụng và hành vi vận dụng. Lý thuyết giả định rằng ảnh hưởng của các nhân tố được điều tiết bởi giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm và sự sẵn sàng sử dụng.

Kỳ vọng kết quả được định nghĩa là cấp độ mà một cá nhân tin tưởng rằng sử dụng dịch vụ hay kĩ thuật đặc thù nào đó giúp họ đạt được lợi ích trong việc thực hiện công việc (Vankatesh và cộng sự, 2003). Nhân tố này được tổng hợp từ các khía cạnh của nhận thức tính hữu ích (trong mô hình TAM), lợi thế tương đối (trong lý thuyết IDT), kỳ vọng kết quả (trong lý thuyết SCT). Kỳ vọng hiệu quả là yếu tố dự đoán mạnh nhất về dự định và được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ đạt được thành tích trong công việc. Nhân tố này được kiểm duyệt theo giới tính và tuổi tác và thể hiện rò rệt hơn đối với nam giới và đối với những người lao động trẻ tuổi (Venkatesh, 2000).

Kỳ vọng nỗ lực được định nghĩa là mức độ dễ kết hợp với viêc sử dụng hệ thống thông tin (Vankatesh và cộng sự, 2003). Kỳ vọng nỗ lực được các tác giả tích hợp từ ba nhân tố tương tự trong các mô hình khác là nhận thức tính dễ sử dụng (mô hình TAM) hay tính dễ sử dụng (lý thuyết IDT). Nhân tố này được điều tiết bởi giới tính, tuổi tác và kinh nghiệm, và nổi bật hơn trong giai đoạn đầu sử dụng, không đáng kể với thời gian sử dụng kéo dài (Venkatesh và cộng sự, 2003).


Ảnh hưởng xã hội được xem xét là mức độ mà một cá nhân nhận thức rằng những người xung quanh quan trọng như thế nào đến việc họ nên sử dụng một hệ thống mới (Vankatesh và cộng sự, 2003). Ảnh hưởng xã hội là nhân tố được tích hợp từ chuẩn chủ quan (mô hình TRA/TPB), các nhân tố xã hội. Nhân tố này được điều tiết bởi giới tính, tuổi, kinh nghiệm và sự tự nguyện sử dụng. Ảnh hưởng xã hội rất quan trọng trong bối cảnh tự nguyện ở giai đoạn đầu của trải nghiệm cá nhân với công nghệ. Tác dụng của ảnh hưởng xã hội trở rò rệt đối với phụ nữ khi hình thành ý định sử dụng công nghệ mới cũng như những người lao động lớn tuổi (Venkatesh và cộng sự, 2003).

Điều kiện thuận lợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng của tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ sử dụng hệ thống (Vankatesh, 2003), có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi vận dụng khi được điều tiết bởi độ tuổi và kinh nghiệm (Morris & Venkatesh, 2000; Venkatesh và cộng sự, 2003). Khái niệm này được thiết lập trên cơ sở tích hợp các khái niệm về cảm nhận hành vi kiểm soát (mô hình TPB) và sự tương thích (trong lý thuyết IDT).

Ý định hành vi được định nghĩa là xác suất chủ quan của một người sẽ thực hiện một hành vi (Venkatesh và cộng sự, 2003).

UTAUT được vận dụng làm lý thuyết nền tảng cho nhiều nghiên cứu, đã có không ít nghiên cứu mở rộng hoặc tích hợp UTAUT. Có 3 loại nghiên cứu mở rộng hoặc tích hợp đã được thực hiện. Một số nghiên cứu vận dụng nguyên bản mô hình UTAUT trong ngữ cảnh mới như công nghệ hợp tác, hệ thống thông tin quản lý (Chang và cộng sự, 2008), chăm sóc sức khỏe (Yi và cộng sự, 2016). Loại nghiên cứu thứ hai là UTAUT mở rộng bằng cách thêm biến mới vào mô hình và bỏ bớt biến điều tiết như nhận thức về chi phí, nhận thức về rủi ro (Yu, 2012). Tuy nhiên, với các nghiên cứu khác nhau thì cho thấy sự đóng góp về hiểu biết UTAUT trong các bối cảnh là khác nhau. Ngoài những nhân tố mà Vankatesh và cộng sự đã nghiên cứu năm 2003, các nghiên cứu khác đã kiểm định cho thấy còn những nhân tố khác ảnh hưởng. Năm 2012, Vankatesh và cộng sự đã có nghiên cứu mở rộng UTAUT phù hợp với người sử dụng hơn, trong đó tác giả bỏ sự điều tiết của biến Sự sẵn sàng sử dụng và thêm mối liên kết giữa Điều kiện thuận tiện với Ý định sử dụng hành vi.

Nhìn chung, mô hình UTAUT được tích hợp từ rất nhiều mô hình dự báo hành vi khác nhau, đặc biệt là các mô hình dự báo hành vi chấp nhận công nghệ và kỹ thuật. Xu hướng ban đầu UTAUT được sử dụng phổ biến để đo lường việc chấp nhận công nghệ mới trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông tin, đến tâm lý xã hội. Xu hướng tiếp theo UTAUT được sử dụng để đánh giá việc chấp nhận công nghệ trong lĩnh vực quản trị, kinh tế. Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vận dụng phân

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí