Đề Xuất Mô Hình Và Các Giả Thuyết Nghiên Cứu


tích CVP vào việc ra quyết định kinh doanh bằng mô hình UTAUT phù hợp với xu hướng thứ hai này.

Xét ở góc độ đánh giá nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất, các nhân tố trong mô hình UTAUT có thể được diễn đạt như sau:

Kỳ vọng kết quả: kế thừa nhân tố “Nhận thức tính hữu ích” trong lý thuyết TAM. Nhận thức tính hữu ích được xác định như là mức độ mà kế toán và nhà quản trị tin rằng việc vận dụng phân tích CVP sẽ giúp công việc của họ hiệu quả cao hơn (Davis, 1989). Nhân thức tính hữu ích miêu tả mức độ các cá nhân tin tưởng rằng phân tích CVP phù hợp với sự đòi hỏi trong công việc của họ. Nhận thức tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến dự định vận dụng và quan điểm của kế toán cũng như nhà quản trị về phân tích CVP (Davis, 1993; Yu và công sự, 2012)

Kỳ vọng nỗ lực: Đánh giá mức độ dễ sử dụng việc vận dụng phân tích mối quan hệ CVP của nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh, kế thừa nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng” trong lý thuyết TAM. Nhận thức tính dễ sử dụng: là mức độ mà một người tin rằng sử dụng công nghệ hay kĩ thuật sẽ không khó khăn gì. Nhận thức dễ sử dụng là một cấu trúc gắn liền với đánh giá cá nhân về nỗ lực liên quan đến quá trình sử dụng hệ thống. Mặc dù người dùng tiềm năng có thể tin rằng một công nghệ sẽ hữu ích, nhưng người dùng có thể tin rằng công nghệ này sẽ quá khó sử dụng. Davis (1989) cho rằng nhận thức sử dụng có thể vượt trội hơn so với việc sử dụng dễ dàng. Theo Venkatesh và cộng sự (2003), nhận thức dễ sử dụng bắt nguồn từ nhận thức dễ sử dụng được đề xuất trong mô hình chấp nhân công nghệ TAM. Davis (1989) chỉ ra rằng một ứng dụng nhận thức bởi các nhân có thể dễ dàng sử dụng chúng thì có khả năng sẽ chấp chận chúng. Nhận thức tính dễ sử dụng được xác định qua sự tương tác với hệ thống một cách dễ dàng.

Ảnh hưởng xã hội: là nhân tố tích hợp từ “Tiêu chuẩn chủ quan” (TRA/TAM/C- TAM-TPB). Ảnh hưởng xã hội: Ảnh hưởng xã hội được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân nhận thấy rằng những người quan trọng với họ tin rằng họ nên vận dụng công nghệ hay kĩ thuật mới (Venkatesh và cộng sự, 2003). Ảnh hưởng xã hội mô tả cách các cá nhân nhận thức rằng những người quan trọng đối với họ sẽ hỗ trợ việc vận dụng công nghệ. Taylor (2004) lập luận rằng khi người dùng thực sự sử dụng một hệ thống mới, sự mong đợi của họ sẽ đến từ trải nghiệm trực tiếp của họ và ít bị ảnh hưởng bởi người khác. Dự định vận dụng phân tích CVP bị ảnh hưởng bởi bạn bè thân thiết, bởi những người có ảnh hưởng đến công việc của người sử dụng hay các chuyên gia kế toán, bởi chính các nhà quản trị trong doanh nghiệp. Nhà quản trị là người trực tiếp sử


dụng thông tin từ phân tích CVP để ra quyết định, do vậy nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng kế toán quản trị mà nền tảng là phân tích CVP trong các DN. Kết quả nghiên cứu của Abdel-Kader và Luther (2008) cho thấy sự quan tâm của nhà quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến vận dụng kế toán quản trị trong các DN.

Điều kiện thuận lợi: Thể hiện mức độ cơ sở hạ tầng và kỹ thuật hiện tại nhằm hỗ trợ việc vận dụng phân tích CVP của nhà quản trị, lấy từ “Nhận thức kiểm soát hành vi” (TPB/C-TAM-TPB). Điều kiện thuận lợi được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc sử dụng hệ thống (Venkatesh et al., 2003). Cấu trúc cơ sở của điều kiện thuận lợi được hoạt động bao gồm các khía cạnh của môi trường, cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy, tạo điều kiện cho việc vận dụng được dễ dàng (Thompson và cộng sự, 1991). Taylor (2004) cho rằng các điều kiện thuận lợi của người vận dụng đối với niềm tin của từng cá nhân về cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ việc sử dụng hệ thống. Cung cấp thông tin liên lạc rò ràng về các loại hỗ trợ khác nhau sẽ tăng sự tin cậy của người vận dụng, hỗ trợ họ trong việc vận dụng công nghệ kĩ thuật mới. Mặc dù Venkatesh và cộng sự (2012) cho thấy điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi, nhưng hầu hết nghiên cứu cho thấy điều kiện thuận lợi không có ảnh hưởng đến dự định vận dụng mà có ảnh hưởng trực tiếp đến hành động vận dụng.

Dự định vận dụng: là sự sẵn sàng của một cá nhân chấp nhận vận dụng công nghệ hay kĩ thuật (Davis và cộng sự, 1989). Vankatesh và cộng sự (2003), Venkatesh và Zhang (2010) đã chứng minh dự định hành vi có ảnh hưởng đáng kể đến việc vận dụng. Trong nghiên cứu này, dự định vận dụng phân tích CVP là dự định của kế toán và nhà quản trị.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Nghiên cứu phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam - 9

Trong chương 2, tác giả đã trình bày những nội dung chính:

- Cơ sở lý luận về phân tích CVP bao gồm: giới thiệu về phân tích CVP và ý nghĩa của phân tích CVP; mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận; khái quát về quyết định kinh doanh; nội dung phân tích CVP trong giai đoạn trước, trong, sau quá trình kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một sản phẩm và đa sản phẩm, nội dung gồm phân tích điểm hòa vốn, phân tích lợi nhuận mục tiêu, lựa chọn phương án kinh doanh khi các yếu tố chi phí khối lượng giá bán thay đổi; phân tích độ nhạy về chi phí, giá bán. Từ đó, luận án trả lời được câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.

- Giới thiệu lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM (Davis, 1989) và lý thuyết chấp nhận kết hợp chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT (Vankatesh, 2003), kế thừa các nhân tố ảnh hưởng đã được kiểm định trong hai mô hình để xác định các nhân các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các doanh nghiệp sản xuất. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vận dụng và chấp nhận vận dụng trong mô hình được tác giả kế thừa gồm: Nhận thức tính hữu ích, Nhận thức tính hữu ích; Ảnh hưởng xã hội; Điều kiện thuận lợi.


CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu

Để có thể trả lời cho các mục tiêu nghiên cứu, luận án tiếp cận dưới góc độ sau:

Thứ nhất là: Từ việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phân tích CVP và vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh, về nhân tố ảnh hưởng của những nghiên cứu trước đó, tác giả tìm ra được khoảng trống cần nghiên cứu.

Thứ hai là: Tìm hiểu phân tích CVP tại các doanh nghiệp sản xuất. Từ đó trình bày cơ sở lý luận về phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất.

Thứ ba là: Phân tích thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam dựa trên số liệu thứ cấp thu thập được.

Thứ tư là: Phân tích kết quả đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN tại Việt Nam thông qua nghiên cứu định lượng.

Thứ năm là: Rút ra kết luận về việc vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam. Đồng thời đưa ra khuyến nghị giải pháp của luận án.

Với cách thức tiếp cận để giải quyết mục tiêu nghiên cứu của đề tài, quy trình nghiên cứu được xây dựng như sau:


Xác định vấn đề nghiên cứu

Tổng quan nghiên cứu - Khoảng trống nghiên cứu


Cơ sở lý luận


Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu định lượng:

- Cronbach Alpha

- EFA

- CFA

- Mô hình cấu trúc SEM

Nghiên cứu định tính:

- Phỏng vấn sâu

- Nghiên cứu trường hợp

điển hình



Thực trạng vận dụng và đo lường nhân tố ảnh hưởng


Thảo luận và khuyến nghị

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu

3.2. Đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở kết quả tổng quan nghiên cứu cho thấy hầu hết các nghiên cứu chỉ đề cập đến việc vận dụng kế toán quản trị hay phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin kế toán quản trị, vận dụng phân tích CVP hay sử dụng thông tin được cung cấp từ phân tích CVP cũng như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP thì chưa nghiên cứu nào đề cập tới. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu tiếp theo của luận án là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP nhằm cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đó.


Với mục đích đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DNCB TACN ở Việt Nam, từ đó đề xuất được các giải pháp hoàn thiện vận dụng phân tích mối quan hệ CVP trong việc ra quyết định kinh doanh trong các doanh nghiệp này, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh trên cơ sở kế thừa các nhân tố trong mô hình TAM và UTAUT sau khi đã bỏ biến “sẵn sàng vận dụng”. Đây là mô hình điển hình cho đánh giá việc sử dụng thông tin của cá nhân trong nhiều lĩnh vực và có thể ứng dụng để nghiên cứu trong việc vận dụng phân tích CVP của nhà quản trị. Sự kết hợp này là tương đối đầy đủ, kế thừa và hoàn thiện phù hợp cho việc nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hành vi vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Các biến “độ tuổi”, “giới tính”, “kinh nghiêm” được xét cho hai đối tượng là Kế toán và Nhà quản trị”, do đó tác giả đề xuất các biến “đặc điểm kế toán” và “đặc điểm nhà quản trị” bên cạnh biến “đặc điểm doanh nghiệp” gồm quy mô, số năm thành lập, hình thức sở hữu. Do vậy, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP theo Hình 3.2 như sau:



Nhận thức tính hữu ích


Dự định vận dụng phân tích CVP

Nhận thức tính dễ sử dụng

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận tiện

Đặc điểm kế toán

Đặc điểm nhà quản trị

Đặc điểm doanh nghiệp


Vận dụng phân tích CVP


Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

Với mục đích nghiên cứu thực trạng vận dụng phân tích CVP và nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện vận dụng, mô hình nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:


Bước 1: Phỏng vấn Kế toán, Kế toán trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc, khảo sát bằng bảng hỏi để xác định mức độ vận dụng phân tích CVP và các thông tin phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh tại các DNCB TACN. Kết quả phỏng vấn và khảo sát sẽ được tập hợp để thu thập thông tin liên quan đến thực trạng vận dụng phân tích CVP tại các doanh nghiệp và ý định vận dụng quyết định đến hành vi vận dụng phân tích CVP.

Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phân tích mối quan hệ CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Việc xác định các nhân tố được thực hiện bằng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng gồm phương pháp quan sát thực địa và phỏng vấn Giám đốc và Kế toán trưởng tại các công ty để từ đó so sánh sự khác biệt về ý định và hành vi vận dụng phân tích CVP do sự khác nhau về biến nhân khẩu hay đặc điểm doanh nghiệp. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính để đề xuất các giả thuyết nghiên cứu. Các giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng các công cụ trong nghiên cứu định lượng. Kết quả kiểm định các giả thuyết sẽ là cơ sở để kết luận về nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh tại các DN CBTACN ở Việt Nam.

Bước 3: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến dự định vận dụng và vận dụng phân tích CVP khác nhau. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Phương pháp định tính được thực hiện gồm phỏng vấn sâu và quan sát thực tế quy trình kế toán quản trị, sổ sách và báo cáo kế toán. Phỏng vấn nhà quản trị và kế toán nhằm xác định thực trạng vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh. Quan sát quy trình kế toán quản trị và sổ sách kế toán trên khía cạnh quan sát các loại định mức, dự toán, cách phân loại chi phí cũng như báo cáo nội bộ để đánh giá thực trạng phân tích CVP, các thông tin kế toán quản trị thu thập được từ phân tích CVP mà nhà quản trị sử dụng phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh. Từ đó đánh giá mức độ vận dụng phân tích CVP và những hạn chế của vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định.

Bước 4: Dựa vào khung lý thuyết về phân tích CVP và kết quả tổng quan nghiên cứu để xác định các giải pháp hoàn thiện phân tích CVP và vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định tại các DNCB TACN ở Việt Nam.

Bước 5: Trên cơ sở các nội dung vận dụng phân tích CVP cần hoàn thiện để đề

xuất các giải pháp.

Xác định các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến độc lập các nhân tố ảnh hưởng đến dự định vận dụng phân tích CVP,


từ đó tác động đến hành động vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh đoanh.

Thang đo cho các biến có trong mô hình lý thuyết được kế thừa từ những nghiên cứu trước đây và được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.

- Nhận thức tính hữu ích (Davis , 1989; Venkatesh, 2000, 2003): được xác định như là mức độ mà kế toán và nhà quản trị tin rằng việc vận dụng phân tích CVP sẽ giúp công việc của họ hiệu quả cao hơn, họ thấy được phân tích CVP là có ích cho việc quản trị doanh nghiệp.

- Nhận thức tính dễ sử dụng (Davis , 1989; Venkatesh, 2000, 2003): là mức độ mà kế toán và nhà quản trị thấy khó khăn hay dễ dàng khi vận dụng phân tích CVP trong việc ra quyết định kinh doanh.

- Ảnh hưởng xã hội (Venkatesh, 2000, 2003): Dự định vận dụng phân tích CVP bị ảnh hưởng bởi bạn bè thân thiết, bởi những người có ảnh hưởng đến công việc của người sử dụng hay các chuyên gia kế toán.

- Điều kiện thuận lợi (Venkatesh, 2000, 2003): là điều kiện cơ sở hạ tầng tổ chức và kỹ thuật tồn tại để hỗ trợ việc vận dụng phân tích CVP.

- Dự định vận dụng (Davis , 1989; Venkatesh, 2000): Đối với kế toán, dự định vận dụng phân tích CVP là kế toán có dự định thực hiện phân tích thông tin kế toán theo các nội dung của phân tích CVP, từ đó có được các thông tin về doanh thu, chi phí sản lượng, lợi nhuận và cung cấp cho nhà quản trị. Đối với nhà quản trị, dự định vận phân tích CVP là việc nhà quản trị sử dụng thông tin do kế toán cung cấp theo các ứng dụng của phân tích CVP, vận dụng vào các tình huống kinh doanh cụ thể, đặc biệt từ đó ra quyết định quản lý kinh doanh hiệu quả.

Biến phụ thuộc

- Vận dụng phân tích CVP: Hành vi chấp nhận vận dụng là hành động sử dụng công nghệ hay kĩ thuật thực sự và cam kết về nhận thức duy trì việc sử dụng này. Hành vi chấp nhận vận dụng phụ thuộc vào những thôi thúc bên trong và những tác động bên ngoài đối với ứng dụng đó. Các nghiên cứu cho thấy hành vi chấp nhận sử dụng chịu ảnh hưởng của dự định sử dụng rất mạnh (Davis, 1993; Taylor & Todd, 1995; Venkatesh & Davis, 2000). Trong nghiên cứu này, vận dụng phân tích CVP là việc thực hiện ý định vận dụng của kế toán và nhà quản trị, là hành vi chấp nhận vận dụng phân tích và cam kết duy trì việc vận dụng với mong muốn đạt được hiệu quả cao trong công việc. Hiệu quả công việc trong nghiên cứu này là hiệu quả về cung

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí