Năm 1995, Hoàng Đức Đạt đã tập hợp các công trình nghiên cứu về cua biển và viết sách “Kỹ thuật nuôi cua biển” đến nay vẫn còn giá trị tham khảo. Các nghiên cứu tiếp theo của Hoàng Đức Đạt về các mô hình nuôi cua ở Việt Nam được trình bày tại các hội nghị quốc tế về Sinh học và nuôi cua biển tại Australia năm 1999, của Doan Van Dau et al, tại Hội thảo quốc tế về cua biển tại Phillipine năm 1998 về nuôi cua giống Scylla ở Việt Nam. Đoàn Văn Đẩu và ctv (1998) công bố báo cáo “Kết quả nghiên cứu sinh trưởng và sinh sản của cua biển (Scylla serrata) nuôi trong đầm nước lợ” trong Tuyển tập các công trình nghiên cứu cá biển (tập 1)-Viện nghiên cứu Hải Sản-Bộ Thuỷ Sản. Nghiên cứu này đề cập chi tiết về các yếu tố môi trường, sinh trưởng…bằng thực nghiệm tại ao. Các tác giả nước ngoài nghiên cứu về nuôi cua ở Việt Nam nổi bật nhất là Johnston và Keenan với khảo sát “Nuôi cua biển tại Minh Hải, Việt Nam”. Đề tài này được trình bày năm 1999 ở Hội nghị quốc tế về Sinh học và nuôi cua biển tại Australia – tại hội nghị này Keenan đã trình bày hoàn chỉnh về phân loại cua biển trên thế giới trong đó có cua biển ở Việt Nam.
Các nghiên cứu về cua biển đã, đang và sẽ tiếp tục nhằm các cải tiến năng suất, tỷ lệ sống và hiệu quả nghề nuôi, đặt biệt khi xu hướng phát triển nuôi cua của người dân đã trở lại (do nuôi tôm sú thất bại) và con giống sản xuất nhân tạo ngày càng nhiều thêm. Nghiên cứu về hình thức nuôi cua 1 con/lồng như ở Indonesia và Bangladesh nhằm kiểm chứng lại và phát triển thêm mô hình nuôi cua mới của ĐBSCL và Việt Nam.
Hình 2.6: Lồng nuôi cua bằng tre và nhựa PP
Viện Nghiên cứu Hải sản đã xây dựng và thực hiện mô hình nuôi cua biển bằng lồng bè (mỗi cá thể được nuôi trong một ô lồng) trong 6 năm (2003 - 2008). Bước đầu đã đạt được một số thành công, xây dựng được quy trình nuôi cua biển
bằng ô lồng. Lồng nuôi cua thiết kế theo kiểu lồng của Thái Lan, có 2 loại: lồng vuông nhỏ để nuôi cua bột thành cua giống, lồng to khối hình hộp chữ nhật để nuôi cua thương phẩm, cua lột và cua gạch. Nuôi cua bột thành cua giống tỷ lệ sống hơn 85%, cỡ chiều dài mai trung bình 1- 4 cm, trọng lượng trung bình 8,5 - 10 g/con. Nuôi cua thương phẩm tỷ lệ sống đạt 65,25%, trọng lượng trung bình 200 - 250 g/con, tối đa đạt 400 g/con. Đối với nuôi cua lột, tỷ lệ sống đạt > 95%, với nuôi cua gạch, tỷ lệ sống đạt 100%.(www. Khuyennongvn.gov.vn, cập nhật ngày 20-04- 2009).
Nghiên cứu sử dụng thức ăn nhân tạo trong nuôi cua biển
Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng các loài cua biển trong nhóm Scylla spp. vẫn có thể sử dụng tốt thức ăn chế biến mặc dù cho kết quả khác nhau tùy điều kiện. How-Cheong et al. (1992) lần đầu tiên công bố việc nghiên cứu thức ăn nhân tạo cho cua biển (Scylla serrata) và cho rằng có thể sử dụng thức ăn nhân tạo nuôi cua thịt cho kết quả tăng trưởng khá tốt với khẩu phần đạm 35-40%. Millamena và Quinitio (1999) báo cáo, cua mẹ (Scylla serrata) nuôi bằng thức ăn nhân tạo 46% đạm kết hợp với thức ăn tươi sống cho kết quả tốt nhất về sinh sản, tiếp đến là thức ăn nhân tạo đơn thuần và kém nhất là thức ăn tươi sống. Marasigan (1999) báo cáo rằng, trong thí nghiệm cho cua (Scylla serrata) ăn bằng thức ăn nhân tạo của tôm dạng khô cho kết quả tăng trưởng khác biệt không ý nghĩa so với các loại thức ăn cá tạp mặc dù có thấp hơn ý nghĩa so với thức ăn tươi sống là hầu.
Trong nuôi cua thịt (Scylla serrata và S. tranqueparica), Rodriguez et al. (2003) cũng không thấy có sự khác biệt về tỷ lệ sống và năng suất cua nuôi với 2 loại thức ăn là cá tạp và kết hợp hầu tươi sống (75%) với bắp nấu (25%). ShynShin (1999) đánh giá ảnh hưởng của lippid trong thức ăn nhân tạo lên cua nuôi cho thấy rằng hàm lượng lipid tốt nhất khoảng 5.3-13.8%, giúp rút ngắn chu kỳ lột xác. Catacutan (2002) cũng cho thấy rằng, cua tăng trưởng tốt với thức ăn nhân tạo chứa 32-40% protein ngay khi lipid 6% hay 12%. Cholesterol cũng rất quan trọng trong quá trình lột xác của cua biển và tốt nhất nên trong khoảng 0.51% (Sheen, 2000).
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài
- Thời gian thực hiên đề tài: từ tháng 02/2010 đến tháng 08/2010).
- Địa điểm thực hiện đề tài: Tại trại ương tôm sú giống Ấp Cái Tràm – Thị trấn Hòa Bình – Huyện Hòa Bình – Tỉnh Bạc Liêu
3.2 Vật liệu nghiên cứu :
- Hệ thống bể xi măng nuôi vỗ cua gạch được bố trí trong trại có mái che.
- Bể lắng xi măng 12m3: 1 bể
- Bể nuôi cua (1,5 x 1,8 x 0,7 m): 3 bể
- Lồng nhựa (20 x 25 x 12 cm) : 65 cái; (15cm x 20cm x 12cm) 15 cái; (30cm x 20cm x 12cm) 15 cái; (40cm x 30cm x 15cm) 15 cái
- Dây sục khí, đá bọt đủ sử dụng
- Máy sục khí 160w
- Cân đồng hồ, cân điện tử, thước đo
- Dụng cụ đo các thông số môi trường như độ mặn, nhiệt độ…
- Test kit đo pH, NO2- và TAN
- Cua cái (cua chấm nhị) : 231 con
- Nguyên liệu chế biến thức ăn: thành phần nguyên liệu các loại thức ăn nhân tạo
được trình bày trong Bảng 3.1.
- Thức ăn tươi sống gồm cá rô phi, tôm bạc, sò voi và ba khía.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn nước cung cấp cho thí nghiệm được lấy từ sông chảy từ biển vào, nước
được bơm từ sông lên bể lắng và sử lý sau đó cung cấp cho các bể nuôi.
- Mỗi bể nuôi cua được lắp 6 cục đá bọt sục khí 24/24 h
- Cua dùng trong thí nghiệm được mua thông qua thương lái ở Bạc Liêu với trọng lượng trung bình khoảng 200 - 400 g, cua chấm nhị (thành thục ở giai đoạn II) kích cỡ đồng đều và khỏe mạnh và chọn những cua không bị bể yếm. Khi mua cua về
chúng tôi tiến hành cân, đo đánh dấu từ con theo từng nghiệm thức, sau đó tháo dây cho cua vào bể cấp nước từ từ thuần hóa 2- 3 ngày cho cua khỏe và thích nghi với môi trường nước nuôi sau đó cho cua vào lồng và tiến hành thí nghiệm.
Hình 3.1: Cua dùng để bố trí thí nghiệm
Đề tài được tiến hành nghiên cứu với 3 thí nghiệm mỗi thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẩu nhiên với 3 lần lặp lại.Trong thời gian nuôi chúng tôi thay nước mỗi ngày với tỷ lệ 50% nước trong bể nuôi.
3.31 Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên nuôi vỗ béo cua gạch trong lồng trên bể ximăng.(Thí nghiệm 1 )
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức
- Nghiệm thức I: cho cua ăn cá Rô phi (Oreochromis niloticus)
- Nghiệm thức II: cho cua ăn thức ăn nhân tạo 35% đạm.
- Nghiệm thức III: cho cua ăn Sò voi (Fulvia mutica)
- Nghiệm thức IV: cho cua ăn Tôm bạc (Metapeneus tenuipes)
- Nghiệm thức V: cho cua ăn Ba khía (Sesarma mederi)
Hình 3.2: Ảnh bố trí thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau Bảng 3.1: Thành phần và dinh dưỡng của thức ăn
Thức ăn viên | Cá rô phi | Sò voi | Tôm bạc | Ba khía | |
Ẩm độ% | 9,46 | 86.61 | 88.67 | 88.53 | 89.25 |
Đạm thô (%) | 35 | 75,28 | 81,99 | 82,91 | 76,00 |
Lipid (%) | 9 | 3,06 | 3,08 | 3,22 | 4,00 |
Xơ (%) | 4,7 | ||||
Khoáng (%) | 18,64 | 0,89 | 1,32 | 2,78 | 3,25 |
Bột đường (%) | 32,67 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 1
- Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 2
- Một Số Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Sống Của Cua Biển
- Phương Pháp Thu Thập, Tính Toán Và Sử Lý Số Liệu
- Hệ Số Gsi Và Tỷ Lệ Gạch/gan Tụy Của Cua Trước Và Sau Thí Nghiệm
- Kết Quả Tỷ Lệ Sống Và Đầy Gạch Của Cua Sau Khi Kết Thúc Thí Nghiệm
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
- Bể nuôi gồm 3 bể bằng xi măng mỗi bễ có diện tích 2,7m2 được lắp ráp với bể lắng bằng hệ thống ống nhựa PVC và có van để cấp nước. Mỗi bể có van xả và cấp nước riêng, trong mỗi bể bố trí 5 nghiệm thức, 4 lồng cho mỗi nghiệm thức có 20 lồng nhựa cỡ (20 x 25 x 12 cm), mỗi lồng chứa một con cua. Cua bố trí được chọn những con khỏe mạnh còn đủ chân càng, tất cả cua bố trí kiểm tra đã có gạch non (chấm nhị) trọng lượng trung bình (245-322g ) rộng mai (12,18-12,46cm)
- Nước nuôi cua được lấy trực tiếp từ sông vào bể lắng, lắng phù sa, sử lý để dùng cho thí nghiệm. Mức nước các bể nuôi luôn duy trì ở mức 60cm.
- Trong suốt quá trình nuôi thay nước mỗi ngày 50% vào buổi sáng trước khi cho cua ăn.
- Cho cua ăn thỏa mãn nhu cầu mỗi ngày 2 lần vào lúc 7 giờ và 17 giờ. Trước khi cho ăn tiến hành hút cặn loại bỏ hết thức ăn dư thừa trong bể bằng cách siphon đáy bể và lấy thức ăn dư thừa trong lồng ra.
- Các chỉ tiêu môi trường :
pH, Nhiệt độ được đo đạc và ghi nhận mỗi ngày 2 lần vào lúc 7h sáng và 14h chiều.
NO2 và NH4 được đo đạc và ghi nhận mỗi ngày lần vào lúc 7h sáng trước khi thay nước.
Độ mặn được đo ba ngày 1 lần
- Mỗi bể nuôi gắn sáu cục đá bọt sục khí liên tục.
- Sau 15 ngày tiến hành kiểm tra và thu tỉa những cua đã đạt gạch bằng cách ấn nhẹ chổ mai và yếm xuống để quan sát gạch, những con chưa đạt gạch được nuôi tiếp tục cho đến ngày thu hoạch.
- Thời gian nuôi thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau là : 1 tháng
Hình 3.3 : Kiểm tra gạch cua
Hình 3.4 : Thu hoạch cua
3.3.2 Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau trong bể xi măng (Thí nghiệm 2 ).
Thí nghiệm bố trí với 3 kích cỡ lồng khác nhau, mỗi con một lồng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại và cho ăn cùng một loại thức ăn là sò voi.
- Nghiệm thức I : kích cỡ lồng (15cm x 20cm x 12cm) cở nhỏ
- Nghiệm thức I I: kích cỡ lồng (30cm x 20cm x 12cm) cở vừa
- Nghiệm thức III : kích cỡ lồng (40cm x 30cm x 15cm) cở lớn
Hình 3.5 : Ảnh bố trí 1 bể của thí nghiệm nuôi với các kích cở lồng khác nhau
- Bể nuôi gồm 3 bể bằng xi măng được lắp ráp với bể lắng bằng hệ thống ống nhựa PVC và có van để cấp và thoát nước.
- Mỗi bể gắn sáu cục đá bọt sục khí liên tục 24/24h và bố trí 15 lồng nuôi cua mỗi lồng tương ứng với 1 con cua gồm:
· 5 lồng nuôi có kích cỡ (15cm x 20cm x 12cm)
· 5 lồng nuôi có kích cỡ (30cm x 20cm x 12cm)
· 5 lồng nuôi có kích cỡ (40cm x 30cm x 12cm)
Cua bố trí được chọn những con khỏe mạnh còn đủ chân càng, tất cả cua bố trí kiểm tra đã có gạch non (chấm nhị) trọng lượng trung bình (256-308g ) rộng mai (11,46-12,11cm). Chăm sóc, thay nước, cho ăn và ghi nhận các thông số môi trường như thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau.
3.3.3Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch trong bể xi măng với các mật độ khác nhau (Thí nghiệm 3 )
Thí nghiệm bố trí với 3 mật độ khác nhau và bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, thí nghiệm được bố trí với kích cỡ lồng ( 15cm x 20cm x 12cm), bố trí mỗi lồng 1 con cua và cho ăn cùng một loại thức ăn là sò voi.
- Nghiệm thức I : mật độ nuôi 6 con/ m2
- Nghiệm thức I I: mật độ nuôi 12 con/ m2
- Nghiệm thức III : mật độ nuôi 24 con/ m2
Hình 3.6 : Ảnh bố trí thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau