2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Cua là động vật ăn thịt, thích bắt cá, tôm, động vật hai mảnh vỏ (DANIDA- Bộ Thủy Sản, 2003; Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản, 2006). Theo Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv. (2005) thức ăn tự nhiên chứa 50% nhuyễn thể, 21% giáp xác, 29% các mảnh vụn hữu cơ, ít khi có cá trong ống tiêu hóa của cua. Tuy nhiên, tập tính dinh dưỡng của cua biển thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Cua con chuyển dần sang ăn tạp như rong tảo, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua con 2-7 cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7-13 cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá...Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10-15 ngày (Trần Ngọc Hải và ctv, 1999; Nguyễn Chung, 2006; Nguyễn Thanh Bình, 2007; Nguyễn Ngọc Tú, 2008)Yêu cầu dinh dưỡng của cua biển trong giai đoạn thành thục lớn hơn các giai đoạn khác. Trong suốt quá trình thành thục, chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp tích luỹ trong trứng và phôi sẽ phát triển bình thường 100% thức ăn tươi sống; 50% thức ăn tươi sống + 50% thức ăn chế biến và 100% thức ăn chế biến. Nguồn thức ăn chính cung cấp cho cua mẹ là các loài nhuyễn thể nước lợ, mực, tôm. Màu trứng, tỉ lệ cua đẻ, sức sinh sản, tỉ lệ thụ tinh, tổng ấu trùng, tỉ lệ sống của cua mẹ… Kết quả cho thấy thức ăn tươi sống cho kết quả tốt nhất, cua đẻ sớm hơn, tỉ lệ sống cao hơn, tỉ lệ đẻ cao hơn và tỉ lệ thụ tinh luôn cao hơn (>80%).
( Phạm Thị Tuyết Ngân, và ctv 2005).
2.1.5 Lột xác và sinh trưởng
Từ ấu trùng đến trưởng thành cua phải qua nhiều lần lột xác và qua mỗi lần lột xác vừa để sinh trưởng vừa để biến thái, thay đổi về kích thước và hình thái cấu tạo để đạt được hình dạng và cấu tạo thực thụ của cua. Ở giai đoạn ấu trùng và cua bột thời gian giữa các lần lột xác thường ngắn, từ 2-3 ngày hoặc 3-5 ngày. Cua bột 3 ngày tuổi lột xác lần thứ nhất có chiều rộng mai đạt 5 mm và chiều dài mai 3,5 mm. Ở cua giống và trưởng thành thời gian lột xác dài hơn thường lột xác vào chu kỳ của thuỷ triều (Hoàng Đức Đạt, 1995; Nguyễn chung, 2006) Cua biển là loài sinh trưởng không liên tục, được đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng. Cua lột xác để tăng kích thước và quá trình này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện dinh dưỡng, môi truờng và giai đoạn phát triển của cơ thể. Theo Triđo et al (1999), khi nuôi chung cua đực và cua cái thì cua đực tăng trưởng tốt hơn cua cái. Khatun et al
(2008) nuôi cua S.olivacea đơn tính (cua đực hoặc cua cái) và cả 2 giới tính (cua cái
+ cua đực) thì cua đực cũng tăng trưởng tốt hơn cua cái.
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 1
- Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 2
- Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Các Loại Thức Ăn Khác Nhau Lên Nuôi Vỗ Béo Cua Gạch Trong Lồng Trên Bể Ximăng.(Thí Nghiệm 1 )
- Phương Pháp Thu Thập, Tính Toán Và Sử Lý Số Liệu
- Hệ Số Gsi Và Tỷ Lệ Gạch/gan Tụy Của Cua Trước Và Sau Thí Nghiệm
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Cua biển trải qua 12 lần lột xác, khi tuyến sinh dục bắt đầu phát triển, cua lột xác lần thứ 13 trước khi giao phối (Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản, 2006). Cua trưởng thành có khoảng cách giữa 2 lần lột xác từ 20-28 ngày (Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế, 1994). Quá trình lột xác của cua mang tính đặc trưng riêng biệt từng loài. Cua càng lớn thì chu kỳ lột xác càng kéo dài. Ðặc biệt, trong quá trình lột xác, cơ thể của chúng có thể tái sinh những phần phụ bộ đã mất. Ðối với những con cua bị tổn thương, khi mất phần phụ bộ thì cua có khuynh hướng lột xác sớm hơn (Trần Ngọc Hải và ctv, 1999).
Tuổi thọ trung bình của cua từ 2-4 năm, qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20-50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19-28 cm với trọng lượng từ 1-3 kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5-10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng thì cua đực nặng hơn cua cái.
2.1.6 Đặt điểm sinh sản
Cua xanh sống, sinh trưởng và phát triển ở vùng cửa sông, rừng ngập mặn, nơi có độ muối dao động từ 5‰ đến 30‰, khi cá thể trưởng thành đạt kích thước thành thục, chúng có xu hướng kết đàn di cư ra ven biển, vùng cửa sông nơi đó có độ muối ổn định và cao hơn ( khoảng 30‰ đến 35‰) để giao vĩ và đẻ trứng. Tuy nhiên sự giao vĩ cũng có thể xảy ra trong điều kiện nuôi nhốt ở mức nước có độ sâu từ 0,5 m trở lên và độ muối từ 30 – 35‰. Cua biển thành thục sinh dục ở lần lột vò thứ 16, khoảng 5-11 tháng tuổi khi chiều rộng vò đạt 10 cm, thời gian thành thục sinh dục phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống của chúng. ( Khoa sinh – trường đại học Huế, 1994). Trứng cua trưởng thành đã được phân ra làm 6 giai đoạn dựa vào màu sắc, đặc điểm mô học của tế bào trúng, kích thước của tế bào trứng và hình dạng bên ngoài của cua, màu sắc buồng trứng thay đổi từ trong suốt (giai đoạn 1) đến màu cam đậm (giai đoạn 5), trong suốt quá trình thành thục, cua cái có trọng lượng 300g có thể đẻ trên 1,5-2 triệu trứng, trong mùa sinh sản cua cái đẻ trứng 3-4 lần, mổi lần cách nhau 30-40 ngày, cua cái ôm trứng tiếp tục đi ra vùng biển ven bờ
có độ mặn 26-30‰ , nhiệt độ nước 27-29 o c , phôi phát triển sau 11-13 ngày khi ấu
trùng nở.
Việc cắt mắt cua nuôi vỗ giúp cua có thể đẻ quanh năm. Cua không luôn luôn
đẻ theo chu kỳ tuần trăng trong tháng hay thời điểm nhất định trong ngày. Cua cái
tốt hầu hết có thể đẻ và nở thành công mà không qua lột xác và bắt cặp với cua đực. Cua có thể đẻ trên 2 lần nhưng sức sinh sản sẽ giảm đi.(Trần Ngọc Hải và ctv, 2002; Nguyễn Chung, 2006 )
2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của cua biển
pH: cua sống phát triển tốt trong nước độ pH trong khoảng 7,5 – 9,2 thích hợp nhất từ 7,5-8,2. Tuy nhiên cua có thể chịu đựng được trong nước có độ pH thấp hơn 6.5 (Hoàng Đức Đạt 1995; Nguyễn Chung, 2006). Theo Munawar et al (1998) cần quản lý pH ở mức 7,5-8,5.
Độ mặn: trong tự nhiên, từ giai đoạn cua con trở đi, cua có thể chịu đựng được độ mặn 2-60o/oo (Trần Ngọc Hải và ctv, 1999). Theo Hoàng Đức Đạt (1995), Trần Ngọc Hải và ctv (1999), Nguyễn Chung (2006) cua có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi độ mặn của nước. Cua có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn trên 33o/oo. Nhưng trong thời kỳ đẻ trứng, ấp trứng và thời kỳ ấu trùng, cua đòi hỏi độ mặn từ 28 – 32%o. Tuy nhiên, theo Trung tâm Khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản (2006) cua biển sống, sinh trưởng và phát triển tốt trong độ mặn từ 5-33,2o/oo và phù hợp nhất 13,7-26,9o/oo. DANIDA-Bộ Thủy Sản (2003) cho
rằng giới hạn độ mặn để cua sống và phát triển từ 2-35o/oo.
Nhiệt độ nước: cua biển là loài chuyên sống ở đáy, thích ứng với nhiệt độ rộng (Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản, 2006). Ở vùng biển phía nam nước ta cua biển thích nghi với nhiệt độ nước từ 25 – 290C. Nhiệt độ cao thường ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sinh lý của cua là một trong những nguyên nhân gây chết (Hoàng Đức Đạt, 1995). Theo Nguyễn Chung (2006) cua phát triển tốt ở nhiệt độ 25-290C, chịu đựng nhiệt độ thấp dưới 10-150C, nhiệt độ trên 320C sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý và có thể làm cua chết. Tuy nhiên theo Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản (2006) nhiệt độ thích hợp 18-320C, nhiệt độ dưới 180C cua giảm hoạt động và giảm bắt mồi, nhiệt độ 70C cua dừng hoạt động hoàn toàn, vùi mình trong bùn chỉ để lộ 2 mắt và rơi vào trạng thái ngủ, nhiệt độ 50C cua sống được 4-5 ngày, nếu nhiệt độ nước cao đến 350C cua nằm ngửa và dơ chân bò lên trời để phần bụng không tiếp xúc với bùn đất hoặc năm bò trên bãi bùn. Nhiệt độ nước lên đến 390C, mai cua xuất hiện những chấm đỏ xám, cua yếu dần rồi chết.
Nhu cầu oxy hoà tan: hàm lượng oxy hoà tan lớn hơn 2 mg/l, cua bắt mồi rất nhiều. Khi hàm lượng oxy hoà tan nhỏ hơn 1 mg/l, cua phản ứng chậm chạp, không bắt mồi, xuất hiện nổi đầu, thậm chí chết. Khi cua lột xác, yêu cầu hàm lượng
oxy hòa tan rất cao, nếu không đủ oxy việc lột xác không thuận lợi, cua sẽ chết (Trung tâm khuyến ngư Quốc Gia-Bộ Thủy Sản, 2006).
Ðịch hại của cua: theo Hoàng Ðức Ðạt (1995) cua có nhiều địch thủ lợi hại, cua ăn thịt lẫn nhau. Ngoài ra, còn có rất nhiều loài dịch hại khác gây hại đến cua, tùy mỗi giai đoạn cua sẽ có từng loại dịch hại khác nhau bao gồm nhiều loài động vật sống trong nước, trên cạn như các loài cá dữ, chim ăn thịt, chuột, rắn,… ăn thịt lẩn nhau một trong những nguyên nhân của sự hao hụt chính trong nuôi các loài cua biển nhất là giai đoạn cua con (Vũ Ngọc Ut và ctv, 2007)
2.3 Tình hình nghiên cứu nuôi cua biển
2.3.1 Nghiên cứu nuôi cua biển trên thế giới
Trên thế giới, nuôi cua biển đã phát triển ở Trung Quốc từ hơn 100 năm và hơn 30 năm tại các nước Châu Á khác (Keenan, 1999).
Rất nhiều báo cáo về nuôi cua được đề cập tại hội thảo về nuôi và thương mại cua biển tổ chức tại Swat Thani, Thái Lan năm 1991 như Báo cáo về nuôi, thương mại và định hướng phát triển cua biển ở vịnh Bengal của Sivasubramaniam và Angell; Báo cáo về sinh học và nuôi cua biển ở Queensland của Lee; nuôi cua biển ở Philippines của Jericardo và Mondgagon; về nuôi vỗ béo cua ở Sri Lanka (Silva), ở Thái Lan (Rattanachote và Dangwatanakul), ở Malaysia (Liong); nuôi cua biển trong ao ở Sri Lanka của Samarasinghe et al…Đặt biệt báo cáo về khai thác và nuôi cua biển ở Indonesia của Cholik và Hanafi. Trong đó ý tưởng nuôi vỗ béo cua
1 con/lồng 0,025 m3 dùng để nuôi vỗ lên cua gạch đã được trình bày, hệ thống này
nuôi được 40 con cua/1 m2... cũng với ý tưởng này, Zafar (2005) ở Bangladesh lồng tre 7 m x 3 m x 1 m, phân ra 60 ô nhỏ, mỗi ô nuôi 1 con. Theo NIOT ở Ấn Độ nuôi cua vỗ béo 1 con/lồng tre 1m x 1m x 0,2 m.
Hình 2.3: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng theo Cholik và Hanafi (1991)
Hình 2.4: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng ở Ấn Độ theo NIOT
Theo Keenan (1999) trên thế giới có 2 cách nuôi cua cơ bản là nuôi vỗ béo và nuôi cua thịt. Các nước có nghề nuôi cua phát triển như Srilanka, Thái Lan, Malaysia, Phillipine, Đài Loan… Tuy nhiên, theo Khoa Sinh-Trường Đại học Tổng Hợp Huế (1994), Hoàng Đức Đạt (1995), Doan Van Dau et al (1998), Hoang Duc Dat(1999) ở Việt Nam ngoài 2 cách thức trên còn có hình thức nuôi cua lột.
Nuôi vỗ béo cua: Tại Malaysia, Tan (1999) tổng kết nuôi vỗ béo cua cần 10- 20 ngày để đạt kích cở xuất bán trên 150 g. Tuy nhiên, tại Thái Lan, Rattanachote và Dangwatanakul (1991) thời gian là 20-30 ngày với tỷ lệ sống 85,20-93,77%. Nghiên cứu của Liong (1991) trong ao và lồng tre chỉ cần sau 2-14 ngày là cua đầy gạch với tỷ lệ sống 60-80% (trong lồng) và 50-80% (trong ao). Theo Hoang Duc Dat (1999) trong điều kiện Việt Nam nuôi vỗ béo cần 25-35 ngày với mật độ 0,5-1
kg/m2 trong ao và 10-25 kg/m2 trong lồng. Về trọng lượng tăng thêm sau vỗ béo
Theo Ladra (1991) ở Philippine nuôi trong ao và lồng tre (140 x 70 x 25 cm). Trọng lượng tăng thêm 110 g sau 15-30 ngày nuôi. Nghiên cứu của Silva (1991) ở Sri Slanka nuôi vỗ trong bể ximăng (4m x 4m x 1m) trọng lượng cua tăng 62,83% sau 62 ngày nuôi và 96 g sau 35 ngày nuôi trong ao nuôi tôm 0,4 ha.
Nuôi cua thịt trong ao: Tại Ấn Độ, Munawar et al (1998) nuôi cua S. tranquebarica trọng lượng 80-100 g/con, mật độ 1-5 con/m2 nuôi 4 tháng đạt 400- 500 g/con, nuôi 7 tháng đạt 800-1.000 g/con. Tỷ lệ sống đạt 70-80%. Christensen et al (2004) nuôi cua trong ao ở ĐBSCL, Việt Nam từ 120-186 ngày đạt kích cở 200- 300 g/con. Tại Indonesia, Cholik (1999) thí nghiệm nuôi cua với 3 mật độ 1 con/m2, 3 con/m2 và 5 con/m2 trong 6 ao 96 m2 sau 90 ngày cua đạt kết quả tương ứng 146, 159 và 158 g/con với tỷ lệ sống 81,2%, 43,1% và 32,9%.
Nuôi cua lột: Trên thế giới chưa có nhiều báo cáo về nuôi cua lột. Tại Việt Nam, năm 1994, Khoa Sinh-Trường Đại học Tổng Hợp Huế đã đề cập đến kỹ thuật này. Năm 1995, Hoàng Đức Đạt đề cập đến trong sách “Kỹ thuật nuôi cua
biển”. Năm 1999, trong báo cáo tại Hội nghị Sinh học và nuôi cua biển tại Australia, Hoang Duc Dat mô tả: sử dụng cua 30-60 g, bẻ càng và chân bò chỉ chừa 2 chân chèo. Cho cua vào lồng tre (1,5m x 1m x 0,25m) hoặc ao, sau 11-20 ngày có thể thu sản phẩm cua lột. Trước đó, kỹ thuật này được Doan Van Dau et al báo cáo tại Hội nghị quốc tế về nuôi cua tại Philippine năm 1998 nhưng với cỡ cua 50-100 g với mật độ (ao hoặc lồng) 10-12 kg/m2 và thời gian cua lột xác là 20-30 ngày. Năm
2006, Trần Ngọc Hải và ctv đã phát triển kỹ thuật nuôi cua lột trong bể composite với hệ thống tuần hoàn.
2.3.2 Nuôi cua biển ở Việt Nam
2.3.2.1 Tình hình nuôi cua biển
Nghề nuôi cua biển của Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1980. Cua biển Việt Nam dồi dào giá thấp hấp dẫn nên các công ty ở Hồng Kông, Đài Loan đến mua. Khi sản lượng khai thác cua tự nhiên giảm sút nhưng lợi nhuận hấp dẫn nên ở Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre nhiều người đã bắt cua giống, cua ốp ngoài thiên nhiên về thả nuôi (Nguyễn Chung, 2006).
Năm 1993, Việt Nam đã đạt sản lượng nuôi 3.800 tấn trên diện tích 1.600 ha (Doan Van Dau et al, 1998). Tuy nhiên, sau đó (1993) xu hướng nuôi cua bị lấn át bởi phong trào nuôi tôm sú vì lợi nhuận cao hơn rất nhiều lần so với nuôi cua. Nhiều người phát lên nhờ tôm sú nhưng cũng nhiều người đã và đang lận đận vì con tôm sú. Vì vậy, nhiều hộ ngư dân nay lại trở về với nghề nuôi cua biển. Theo số liệu điều tra năm 1995 thì ÐBSCL có trên 3.000 ha nuôi cua với sản luợng trên 1.600 tấn/năm (Trần Ngọc Hải và ctv, 2003). Theo DANIDA-Bộ Thủy Sản (2003) cua được nuôi rộng rãi khắp các tỉnh ven biển đặt biệt vùng cửa sông Châu thổ phía Bắc (Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định) và các tỉnh Duyên Hải Nam Bộ. Năng suất nuôi cua đạt 1.000 kg/ha/vụ.
Năm 2004, khối lượng cua biển xuất khẩu Việt Nam đạt gần 6000 tấn, giá trị hơn 25 triệu USD Hình 2.5 (http://www.fishtenet.gov.vn).
Hình 2.5: Xuất khẩu cua biển của Việt Nam năm 2001-2004
Tại ĐBSCL, theo điều tra của Vũ Ngọc Út (2005) có 8 tỉnh nuôi cua: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre và Long An. Ở Tiền Giang, phong trào nuôi cua còn rất kém phát triển, chỉ rải rác ở huyện Gò Công. Trong khi đó, Long An là địa phương duy nhất có mô hình nuôi cua lột rất phát triển ở huyện Cần Giuộc. Sóc Trăng, Kiên Giang và Bến Tre là các địa bàn có hình thức nuôi cua đơn trong ao phổ biến và một số hình thức nuôi kết hợp cua- tôm và cua-tôm-rừng. Cà Mau và Bạc Liêu phổ biến nhất với các mô hình (ngoại trừ nuôi cua lột), trong đó kết hợp cua-tôm và cua-tôm-rừng là chủ lực.
2.3.2.2 Nghiên cứu về cua biển ở Việt Nam
Nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cua biển ở nước ta chủ yếu là bắt từ tự nhiên (Nguyễn Cơ Thạch và ctv; Vũ Ngọc Út, 2005). Cua giống tự nhiên thường được vận chuyển xa từ địa bàn nuôi và qua nhiều thương lái nên khi về đến ao nuôi thường yếu và có tỉ lệ tỷ lệ sống không cao (Vũ Ngọc Út, 2005). Tuy nhiên, cua sản xuất nhân tạo cũng đã được nuôi thử nghiệm thành công. Theo Trung tâm Khuyến Nông Quốc Gia (2008) cua bột có kích thước 0,5-0,7 cm được ương trong giai đặt
trong ao đất lên giống 2-3 cm. Sau đó thả nuôi trong ao với mật độ thả 1 con/m2.
Sau gần 6 tháng nuôi, cua đạt tỷ lệ sống trên 60%, năng suất đem lại gần 1,2 tấn cua/ha, giá bán 80.000 đồng/kg cua thương phẩm 250-350g/con, sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận hơn 30 triệu đồng/ha.
Hình thức nuôi: theo Doan Van Dau et al (1998), Hoang Duc Dat (1999) gồm có nuôi cua thịt, nuôi cua vỗ béo và nuôi cua lột. Tuy nhiên, theo Vũ Ngọc Út
(2005) nuôi cua được phát triển dưới các hình thức như nuôi cua đơn (trong ao), nuôi cua kết hợp với tôm (cua-tôm) hoặc cua kết hợp với tôm trong rừng (cua-tôm- rừng). Với hình thức nuôi cua đơn thì có các mô hình nuôi cua thịt (từ con giống lên kích thước thương phẩm), nuôi cua gạch và nuôi cua lột. Ý tưởng nuôi cua trong hộp nhựa PP tại Việt Nam được Nguyễn Chung (2006) đề cập đến trong sách “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ghẹ xanh, cua biển” trên cơ sở tài liệu kỹ thuật nuôi ghẹ xanh của Thái Lan và nuôi cua lột của Việt Nam.
Nuôi cua lột, đây là một loại cua thương phẩm đặt biệt và có giá trị cao (Hoàng Đức Đạt, 1995; Nguyễn Chung, 2006). Mô hình nuôi cua lột rất phát triển ở huyện Cần Giuộc – Long An từ 1998 (Cửu Long, 2003; Vũ Ngọc Út, 2005). Năm 2000 có hơn 500 tấn cua lột thương phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (Nguyễn Chung, 2006).
Cách thức tiến hành nuôi cua lột: Cua nguyên liệu khoảng 30-100 g/con, không bị tổn thương, bẻ càng, chỉ giữ lại 2 chân bơi và thả vào ao nuôi hoặc lồng nuôi. Mật độ: 6-12 kg/lồng; 10-12 con/m2 ao. Cua sẽ lột sau 11-12 ngày thả nuôi, tỷ lệ thành phẩm 50-55% (Hoàng Đức Đạt, 1995). Tuy nhiên, các kết quả của Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế (1994), Hoàng Đức Đạt (1995), Doan Van Dau et al (1998), Hoang Duc Dat (1999), Nguyễn Chung (2006) chưa trình bày rỏ
trọng lượng và chiều rộng mai cua tăng thêm bao nhiêu sau khi lột. Các số liệu này được Trần Ngọc Hải và ctv (2006) trình bày trong nghiên cứu “Nuôi cua lột (Scylla sp.) trong hệ thống tuần hoàn với các loại thức ăn và mật độ khác nhau”.
Nuôi cua vỗ béo: là nuôi cua thương phẩm còn ốp (ít thịt, chưa đầy gạch) để tạo thành cua y (cua chắc, nhiều thịt) và cua gạch để bán giá cao hơn (Prinpanapong và Youngwanichsaed, 1991). Ý tưởng này được Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế đề cập năm 1994. Có thể thuật ngữ “nuôi cua vỗ béo” được đề cập ở Việt Nam từ tài liệu này. Hoàng Đức Đạt (1995), Doan Van Dau et al (1998), Đoàn Văn Đẩu (1998), Hoang Duc Dat (1999)… là những tác giả tiếp theo đề cập đến vấn đề nuôi vỗ béo cua trong hệ thống lồng tre. Ý tưởng nuôi cua vỗ béo trong lồng nhựa
0,05 m2 chỉ được Nguyễn Chung đề cập đến năm 2006.
Nuôi cua thịt, có nhiều báo cáo đề cập đến. Một trong những sách viết về nuôi cua biển đầu tiên tại Việt Nam là cuốn “Kỹ thuật nuôi cua” của Vụ quản lý khoa học kỹ thuật–Bộ Thủy Sản xuất bản tháng 1/1991. Năm 1994, Khoa Sinh- Trường Đại học Tổng Hợp Huế xuất bản sách “Kỹ thuật nuôi và vỗ béo cua biển” phục vụ cho Chương trình Quốc tế EC về tái hòa nhập người Việt Nam hồi hương.