Kết Quả Tỷ Lệ Sống Và Đầy Gạch Của Cua Sau Khi Kết Thúc Thí Nghiệm


Trong thí nghiệm này các chỉ tiêu trọng lượng trung bình cua bố trí từ 270 đến 305g, kích cỡ (rộng mai) từ 10,7 đến 11,3 cm), hở yếm từ 0,29 đến 0,31 cm), chỉ số thành thục (FMI) từ 1,1 đến 1,09 cua bố trí giữa các nghiệm thức khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Độ hở yếm của cua thu từ 0,36 đến 0,3cm tăng hơn cua bố trí ban đầu (0,29 – 0,31cm) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tăng trọng lượng trung bình các nghiệm thức từ 5,71 đến 5,94g, DWG từ 0,21 đến 022g/ngày, tỷ lệ cua tăng trọng từ 1,86 đến 2,19% và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Từ kết quả trên cho thấy mật độ cua nuôi khác nhau ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến tăng trọng của cua sau 30 ngày nuôi.

4.3.4 Kết quả tỷ lệ sống và đầy gạch của cua sau khi kết thúc thí nghiệm

Sau khi kết thúc thí nghiệm (sau 30 ngày nuôi), các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, tỷ lệ đầy gạch và chưa đầy gạch cua nuôi giữa các nghiệm thức khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên tỷ lệ sống và đầy gạch của nghiệm thức 6con/m2 là cao nhất lần lượt là 78% và 67%).

Bảng 4.15: Tỷ lệ sống và đạt gạch


chỉ tiêu Nghiệm thức



I (6con/m2)

II (12 con/m2)

III (24 con/m2)

Tỷ lệ sống%

78,00 ± 19,05 a

72,66 ± 19,62 a

72,00 ± 12,76 a

Tỷ lệ cua đầy gạch%

67,00 ± 0,00 a

53,33 ± 17,95 a

55,66 ± 19,62 a

Tỷ lệ cua chưa đầy gạch%

11,00 ± 19,05 a

22,33 ± 9,23 a

16,66 ± 8,50 a

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 7

Ghi chú: Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Từ kết quả (Bảng 4.15) cho thấy với các mật độ (6con/m2, 12com/m2 và 24 con/m2) tỷ lệ sống từ 72 đến 78% và tỷ lệ cua đầy gạch (53-67%). Với các mật độ nuôi khác nhau trong thí nghiệm này ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ sống và tỷ lệ đạt gạch của cua sau 30 ngày nuôi. Tuy nhiên có lẽ thí nghiệm này bố trí vào thời điểm đầu mùa mưa độ mặn xuống thấp nên tỷ lệ sống và đạt gạch của cua nuôi ở tất cả các nghiệm thức khá thấp.


4.3.5 Lượng thức ăn cần thiết để thu được 1kg cua gạch sau 30 ngày nuôi

Bảng 4.16: lượng thức ăn để thu 1kg cua


Nghiệm thức Trọng lượng thức ăn /kg cua thu I 2,45 ± 0,32 a

II 2,26 ± 0,29 a

III 2,15 ± 0,15 a

Ghi chú: Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một cột có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05). Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn.

Kết quả Bảng 4.16 cho thấy lượng thức ăn trung bình cần thiết để nuôi từ cua chấm nhị đến đầy gạch sau 30 ngày nuôi ở các nghiệm thức từ 2,15 đến 2,45kg sò voi trên kg cua thu và khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Tuy nhiên lượng thức ăn trong thí nghiệm này giảm dần từ mật độ nuôi thấp

đến mật độ nuôi cao.


4.3.6 Hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với mật độ khác nhau trên bể xi măng

Bảng 4.17: hiệu quả kinh tế


Chỉ tiêu


Nghiệm thức



I (6 con/m2)

II(12 con/m2)

III(24 con/m2

Tổng chi phí (.000 đ)/m2

163,7 ± 9,1 a

321,5 ± 18,2 b

620,4 ± 47,6 c

Thu nhập (.000 đ) /m2

270,43 ± 20,7 a

361,5± 41,3 a

864,1 ± 134,2 b

Lợi nhuận(.000 đ) /m2

104,6 ± 11,7 a

40,0 ± 37,3 a

224,6 ± 145,5 a


Chi phí/kg cua nuôi (.000đ)

Thu nhập/kg cua nuôi (.000đ)

Lợi nhuận /kgcua nuôi (.000đ)

102,5 ± 3,8 b 96,9 ± 2,8b 84,3 ± 8,1a


167,1 ± 2,7a 109,7 ± 31b 117,5 ± 34,9 ab


64,6 ± 5,1 a 12,8 ± 30,0 a 33,2 ± 40,8 a

Ghi chú: Các giá trị trung bình của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các giá trị không có chỉ số mũ thì khác biệt không có ý nghía thống kê (p>0,05)..


Trong thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau thì tổng chi phí trên m2 nuôi cua ở các nghiệm thức lần lượt là nghiệm thức 6con/m2 là 163.700đ, nghiệm thức12con/m2 là 321.500đ, nghiệm thức 24con/m2 là 620.400đ và khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê(p<0,05)

Thu nhập trên m2 trong thí nghiệm này thì ở nghiệm thức nuôi 6con/m2 là 270.430đ và 12 con/m2 là 361.500đ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức nuôi 24con/m2 là 864.100đ và thu nhập cao nhất so với các nghiệm thức khác trong thí nghiệm.

Lợi nhuận trên m2 trong thí nghiệm này thì nghiệm thức nuôi 24con/m2 có thu nhập cao nhất là 224.600đ thấp nhất là nghiệm thức nuôi 12con/m2 là 40.000đ và giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Chi phí trên kg cua nuôi (Bảng 4.7) thấp nhất là nghiệm thức nuôi 24 con/m2 (84.300đ/kg), và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với nghiệm thức nuôi 6 con/m2 và 12 con/m2.

Thu nhập và lợi nhuận trên kg cua nuôi ở nghiệm thức 6 con/m2 là cao nhất (64.600đ và 167.100đ/kg) do nghiệm thức này cua có tỷ lệ sống và đạt gạch cao nhất trong các nghiệm thức .

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

cpkhac cpthucan(VND)

chiphicua(VND)

I

II

Nghiệ m thức

III

Tỷlệ%

Tóm lại kết quả thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau cho thấy trong điều kiện bể xi măng có thể nuôi vỗ béo cua gạch thâm canh với mật đô 24con/m2 thời gian nuôi 30 ngày thu hoạch vẫn cho hết quả tốt, tỷ lệ sống và đạt gạch lần lượt(72% và 55%) đồng thời thu nhập và lợi nhuận cũng khá cao.


Hình 4.5: Biểu đồ Cơ cấu chi phí nuôi vỗ béo cua gạch với các mật độ khác nhau


Kết quả Hình 4.5 cho thấy cơ cấu chi phí cua nuôi ở các nghiệm thức khác nhau tăng dần từ nghiệm thức 6con/m2 (73%), nghiệm thức 12con/2 (77%), nghiệm thức 24con/m2 (83%). Cũng như thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau và 2 trong cơ cấu chi phí nuôi vỗ béo cua gạch thì phần chi phí cua giống chiếm tỷ lệ lớn nhất (>70%) trong cơ cấu chi phí của mô hình nuôi.


4.4 Thảo luận

4.4.1 Các yếu tố môi trường

Nhìn chung, các yếu tố môi trường ở 3 thí nghiệm khá tương đương nhau và ít biến động (nhiệt độ sáng chiều từ 27-29,5oC; pH sáng chiều 8.07 – 8.10 ).

- pH là yếu tố rất quan trọng không thể không quan tâm khi nuôi các loài thủy sản. Cua biển là loài sống ở vùng nước lợ có độ pH khoảng 7,5 - 9,2 thích hợp nhất là từ 7,5 - 8,2 (Hoàng Đức Đạt, 2003). Theo Munawar et al (1998) cần quản lý pH ở mức 7,5 - 8,5. Nhìn chung, sự biến động pH trung bình giữa các thí nghiệm không có sự chênh lệch nhiều. Từ kết quả thu được ta thấy, pH trong suốt quá trình thí nghiệm giữa các bể tuy có sự dao động nhưng vẫn nằm trong khoảng cho phép và thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cua.

- Nhiệt độ : theo Ong (1966) cua biển có phạm vi nhiệt độ tốt nhất từ 23 - 32oC. Ở vùng biển phía Nam nước ta cua biển cũng thích nghi với nhiệt độ từ 25 - 29oC (Hoàng Đức Đạt, 2003). Từ kết quả các nghiên cứu trên cho thấy nhiệt độ nước trong các thí nghiệm dao động trong khoảng thích hợp cho sự phát triển của cua biển.

- Độ mặn cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cua biển từ kết quả thu thập cho thấy không có sự biến động về độ mặn giữa các bể. Độ mặn trung bình của các bể nuôi trong thí nghiệm là 32,5 ± 0,82‰ là do các bể đều sử dụng chung một nguồn nước, tuy vậy vẫn có sự thay đổi độ mặn trong từng đợt thay nước vì phụ thuộc vào nguồn nước lấy vào. Độ mặn trong thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau và 2 có xu hướng tăng lên trong thời gian thí nghiệm vì thời gian thí nghiệm nằm trong khoảng tháng 04 đến tháng 06/2010 ở Hòa Bình - Bạc Liệu là vào mùa khô, trời nắng gắt nên nhiệt độ tăng làm cho nước bốc hơi từ đó làm cho độ mặn cũng tăng theo. Độ mặn tăng dần từ 31‰ đến 33‰ trong suốt thời gian thí nghiệm. Riêng thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau bố trí vào lúc đầu mùa mưa nên độ mặn nước sông giảm dần từ 28 xuống 12‰ vào thời gian cuối thí nghiệm. Tuy nhiên, độ mặn


trong các thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cua. Theo Hoàng Đức Đạt (1995), Trần Ngọc Hải và ctv (1999), Nguyễn Chung (2006) Cua có khả năng thích ứng với sự thay đổi độ mặn của nước. Cua có thể sống trong vùng nước gần như ngọt cho đến độ mặn trên 33‰. DANIDA - Bộ thủy sản (2003) cũng cho rằng giới hạn để cua sống và phát triển từ 2 - 35‰ . Cua cũng có thể chịu đựng độ mặn trong phạm vi 2 - 60‰ (Hill, 1974 được trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv, 2006).

Đối với hàm lượng NO2 - và TAN ở các thí nghiệm có sự khác biệt nhau, cao nhất là ở thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau. NO2 - và TAN tăng cao trong khoảng 15 ngày đầu của thí nghiệm là do thức ăn chế biến cua không ăn đồng thời thức ăn dễ tan nên làm cho môi trường nước bi nhiểm bẩn, sau đó giảm xuống là do sau 15 ngày nghiệm thức thức ăn chế biến cua đã chết hết nên không cho ăn thức ăn chế biến nữa nên môi trường nuôi các bể sạch hơn. Không có nhiều thông tin về khả năng chịu đựng hàm lượng NO2- trong nuôi cua gạch, tuy nhiên trong

nuôi tôm thịt, hàm lượng NO2- nên dưới 0,1 mg/l (Chanratchakool et al., 1995 ).

Trương Quốc Phú (2006) cho rằng nồng độ an toàn của NO2- đối với hậu ấu trùng tôm sú là 4,5mg/l. Cũng giống như NO2-, không có nhiều thông tin về khả năng chịu

đựng hàm lượng tổng đạm Amon trong nuôi cua gạch. Tuy nhiên, trong nuôi tôm thịt thì hàm lượng tổng đạm Amon nên dưới 1mg/l (Chanratchakool et al., 1995) . Mặc dù vậy, từ kết quả của các thí nghiệm cho thấy vẫn có thể nuôi cua gạch trong lồng trên bể xi măng và thay nước mỗi ngày vì tỷ lệ sống của cua trong các thí nghiệm khá cao (thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau từ 75% đến 100%, thí nghiệm nuôi với các kích cở lồng khác nhau từ 80 – 93%; thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau từ 72 – 78%.)

4.4.2 Tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch

Tăng trưởng về kích cỡ, tăng trọng DWG (g/ngày), SGR (%/ngày), của cua thu hoạch có tăng lên so với cua bố trí, tuy nhiên cua nuôi giữa các nghiệm thức trong các thí nghiệm đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) vì trong quá trình nuôi cua gạch không xảy ra quá trình lột xác để tăng trưởng về kích thước, chỉ số thành thục của cua cái (FMI). Silva (1991) ở Sri Slanka nuôi vỗ trong bể xi măng (4 x 4 x 1 m) thấy trọng lượng cua tăng 62,83% sau 62 ngày nuôi và 96 g sau 35 ngày nuôi trong ao nuôi tôm 0,4 ha. Kết quả của các thí nghiệm cho thấy, thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau tăng trọng từ 22,78 – 29,44 g; thí nghiệm nuôi với các kích cở lồng khác nhau tăng trọng từ 35 đến 48g, thí nghiệm


nuôi với với các mật độ khác nhau từ 5,71 – 5,94g và thấp hơn các nghiên cứu Silva (1991) là do thời gian nuôi cua ngắn chỉ có 30 ngày khi cua đạt cỡ gạch thì thu hoạch bán ra thị trường. Tăng trọng ở thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau thấp nhất trong các thí nghiệm là do thí nghiệm này cua có tỷ lệ sống thấp và tỷ lệ cua đạt gạch khi thu hoạch thấp nhất.

Kết quả tỷ lệ sống của thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau cho thấy rằng nghiệm thức (cá rô phi, sò voi, tôm, ba khía ) trong thí nghiệm đạt khoảng 75 - 100%, tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức thức ăn sò voi là 100%. Phạm Thị Tuyết Ngân và ctv (2005) cho rằng thức ăn tự nhiên của cua chứa 50% nhuyễn thể, 21% giáp xác, 29% các mãnh vụn hữu cơ, ít khi có cá trong ống tiêu hóa của cua và cua gần như không ăn thức ăn chế biến . Cua biển là loài ăn tạp thiên về động vật, và trong thực tế nuôi cua biển, hầu hết đều không cho ăn khi nuôi quảng canh trong đầm hay cho ăn bằng cá tạp, còng, rẹm hay nhuyễn thể khi nuôi trong lồng và ao (Nguyen Anh Tuan and Tran Ngoc Hai, 1997; Hoang Duc Dat, 1999). Ở nghiệm thức thức ăn viên tỷ lệ sống là 0% do trong quá trình nuôi cua đã không ăn thức ăn viên nên toàn bộ cua đã chết sau 15 ngày nuôi vì thế nghiệm thức thức ăn viên cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại. Từ kết quả trên cho thấy việc sử dụng thức ăn viên trong nuôi vỗ béo cua gạch trong lồng trên bể xi măng trong nghiên này không thể thực hiện được vì cua cái bắt ngoài thự nhiên nên rất khó thay đổi tập tính ăn.

Trong thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau sau khi nuôi được 15 ngày chúng tôi tiến hành kiểm tra và thu những cua đã đạt gạch (bán ra thị trường giá cua gạch) tỷ lệ đạt gạch trung bình sau 15 ngày ở nghiệm thức thức cho ăn cá rô phi là 16,67%; nghiệm thức cho ăn sò voi là 33,33%; nghiệm thức cho ăn tôm bạc là 19,44% và nghiệm thức cho ăn ba khía là 27,78%%. Nghiệm thức cho ăn viên không được đề cập đến do cua nuôi đã chết hết sau 15 ngày nuôi. Những con cua chưa đạt gạch được tiếp tục nuôi lên gạch, kết quả tỷ lệ cua đầy gạch giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu của Liong (1991) nuôi vỗ béo cua trong ao và lồng tre chỉ cần sau 2 - 14 ngày là cua đầy gạch với tỷ lệ sống 60 - 80% (trong lồng) và 50 - 80% (trong ao). Theo Hoang Duc Dat (1999) trong điều kiện Việt Nam nuôi vỗ béo cần 25 - 35 ngày với mật độ 0,5 - 1

kg/m2 trong ao và 10 - 25 kg/m2 trong lồng.

Kết quả thí nghiệm nuôi với các kích cở lồng khác nhau (Bảng 4.10) cho thấy tỷ lệ sống tỷ lệ đạt gạch của các nghiệm thức khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) tuy nhiên tỷ lệ sống và đạt gạch tăng dần theo kích cỡ lồng nuôi từ nhò


đến lớn, ở nghiệm thức kích cỡ lồng (40x30x20cm) có tỷ lệ sống và cua đạt gạch cao nhất 93,3%, thấp nhất là nghiệm thức cỡ lồng (20x15x12cm). Qua thời gian nghiên cứu cho thấy ở nghiệm thức kích cở lồng (20x15x12cm) cua hoạt động mạnh và cắn phá lồng nhiều, cua ít ăn hơn có lẽ do không gian hoạt động hẹp nên tỷ lệ sống thấp nhất (80%) và tỷ lệ cua không đạt gạch sau 30 ngày nuôi cao nhất 20%. Kết quả nghiệm thức cỡ lồng (30x20x12cm) trong thí nghiệm này cho tỷ lệ sống (86%) và tỷ lệ cua đạt gạch sau 30 ngày nuôi là 80%. Chưa có nhiều thông tin về kích cỡ lồng nuôi vỗ béo cua gạch nhưng từ kết quả trên cho thấy kích cỡ lồng (30x20x12cm) phù hợp áp dụng cho mô hình nuôi cua trong lồng trên bể xi măng vừa đạt hiệu quả về tỷ lệ sống và đạt gạch vừa đảm bảo được mật độ nuôi (16con/m2) .

Trong thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau chọn kích cỡ lồng (20x15x12cm) vì với kích cỡ lồng này có thể bố trí nuôi được mật độ tương đối cao (30con/m2). Trong thí nghiệm này tác giả tận dụng các lồng có sẵn và dùng lưới ngăn lồng (lớn cỡ 40x30x12) ra làm đôi để bố trí. Kết quả thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau về mật độ nuôi (6con/m2; 12con/m2; 24 con /m2) cho thấy tỷ

lệ sống và đạt gạch sau 30 ngày nuôi giữa các nghiệm thức khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Trung bình tỷ lệ sống và tỷ lệ đạt gạch ở thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau thấp hơn thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau và 2 là do thí nghiệm bố trí vào lúc đầu mùa mưa nên độ mặn sông cấp nước giảm dần từ 28‰ xuống 12‰.

Về mật độ nuôi vỗ béo cua gạch, trong thí nghiệm này, mật độ cua nuôi cao nhất (24con/m2) vẫn cho kết quả tốt về tỷ lệ sống và đạt gạch. Kết quả này rất có ý nghĩa trong việc thâm canh hóa nuôi vỗ béo cua gạch trong bể xi măng có thay nước hàng ngày. Tuy nhiên cũng cần tiếp tục nghiên cứu thêm về ảnh hưởng của đô mặn lên khả năng thành thục của cua cái trong quá trình nuôi vỗ và tiếp tục nghiên cứu để đánh giá khả năng nâng cao mật độ hơn nữa, do kết quả của nghiên cứu này cho thấy mật độ (24 con/m2) vẫn chưa ảnh hưởng xấu đến cua nuôi. Trong nuôi cua lột trong ao ở Long An, mật độ cua nuôi khoảng 10-20 con/m2 và thời gian nuôi cả chu kỳ khoảng 1 tháng và tỷ lệ sống chỉ khoảng 50%(Tuấn và Hải, 1997, Dat, 1999). Theo quan sát của tác giả báo cáo trình bày, ở Thái Lan cũng có hình thức nuôi cua lột trong những hộp nhựa nhỏ đặt trên mặt ao, mỗi con nuôi trong 1 hộp 0,2 x 0,3 x 0,2m và khá tốn kém về chi phí lẫn diện tích, thông tin từ hội nghị của ACIAR năm 2004 cho thấy ở Úc có thử nghiệm nuôi cua lột thâm canh với mật độ 12 con/m2 đối với cua biển (Scylla sp.) và 25 con/m2 đối với ghẹ xanh (Portunus pelagicus) với kết


quả tỷ lệ sống lần lượt là 98% và 95% nhưng không mô tả hệ thống nuôi (Allan, 2004). Mô hình nuôi cua lột (Callinectesapidus) trên bể tuần hoàn ở Hoa Kỳ có mật độ khoảng 200-300 con/bể có kích cỡ 1,2 x 2,4 x 0,25m với thời gian nuôi ngắn do cua nuôi là cua khai thác được từ biển chủ yếu đang ở giai đoạn sắp lột xác (Oesterling and Provenzano, 1985; Horst 1992; Lee and Wickins, 1992; Webster,

1998; Hochheimer, 2004).Trong đó ý tưởng nuôi vỗ béo cua 1 con/lồng 0,025 m3

dùng để nuôi vỗ lên cua gạch đã được trình bày, hệ thống này nuôi được 40 con cua/1 m2 đã được trình bày tại hội thảo về nuôi và thương mại cua biển tổ chức tại Swat Thani, Thái Lan năm 1991... cũng với ý tưởng này, Zafar (2005) ở Bangladesh lồng tre 7 m x 3 m x 1 m, phân ra 60 ô nhỏ, mỗi ô nuôi 1 con. Theo NIOT ở Ấn Độ

nuôi cua vỗ béo 1 con/lồng tre 1m x 1m x 0,2 m.

Hệ số thành thục của buồng trứng cua cái (GSI) ở các nghiệm thức cho ăn cá phi (7,00%), cho ăn sò voi (9,41%), cho ăn tôm (6,94%), cho ăn ba khía (7,82%) cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05)với cua bố trí ban đầu (1,30%). Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) các giai đoạn thành thục của cua cái gồm có bốn giai đoạn với hệ số GSI giai đoạn I là thấp và dưới 0,5% cua cái chưa thành thục tuyến sinh dục mỏng và trong suốt; giai đoạn II tuyến sinh dục đang phát triển noãn sào màu trắng kem hay vàng, GSI dao động 0,5 - 1,5%; giai đoạn III cua đang thành thục noãn sào nở rộng chiếm khoảng 1/2 - 3/4 diện tích gan tụy, noãn sào có màu cam, hệ số GSI từ 2,5 đến 8,0%; giai đoạn IV noãn sào có màu cam hay đỏ, nở rộng chiếm hết diện tích gan tụy và cả khoan ruột, có thể nhìn thấy màu vàng từ phía sau giáp đầu ngực và yếm, GSI đạt 15,85 cua sẳn sàng đẻ trứng. Theo Phạm Thị Tuyết Ngân (2006) cua cái có chỉ số SGI ở giai đoạn V là 9,8%.

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng của cua trước và sau khi thí nghiệm cho thấy thành phần dinh dưỡng của cua gạch cao hơn cua thí nghiệm. Theo Trần Ngọc Hải và ctv (2006) cho rằng đạm thô của cua lột (57,02%) thấp hơn cua chắc (82,72%), tuy nhiên, hàm lượng khoáng của cua lột (10,41-16,71%) cao gấp 2 lần so với hàm lượng khoáng của thịt cua chắc (7,01%); hàm lượng lipid của cua lột (3,52- 9,45%) cũng cao hơn cua chắc (1,94%) rất nhiều. Kết quả phân tích thành phần dinh dưởng trong nghiên cứu này rất ý nghĩa trong việc đánh giá và so sánh giữa cua gạch với cua mới chớm gạch trong việc lựa chọn sản phẩm sử dụng.

Tóm lại thời gian thực hiện đề tải cho thấy cua chết và không đạt gạch chủ yếu ở những cua bị vạch bể yếm, do đó để nuôi vỗ béo cua gạch đạt tỷ lệ sống và đầy gạch cao, ngoài yếu tố môi trường còn phải chọn những cua cái không bị bể yếm để nuôi sẽ hiệu quả nhất.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022