Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN


TRỊNH VĂN THĂM


NGHIÊN CỨU NUÔI VỖ BÉO CUA GẠCH

(Scylla paramamosain) TRÊN BỂ VỚI CÁC LOẠI THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ KHÁC NHAU


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CAO HOC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cán bộ hướng dẫn: PGs. Ts. Trần Ngọc Hải

PGs. Ts. Trần Thị Thanh Hiền

Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 1


2010


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu trong thời gian học tập ở trường.

Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGs.Ts.Trần Ngọc Hải và PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tôi cũng xin cảm ơn tất cả quý thầy cô Khoa Thủy Sản Trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn, và truyền đạt cho tôi những kiến thức quí báo trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian thực hiện và viết đề tài.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Sở NN&PTNT Bạc Liêu, Lảnh Đạo và toàn thể cán bộ Chi Cục Quản Lý Chất Lượng Nông Lâm Sản Và Thủy Sản Bạc Liêu đã sắp xếp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi an tâm trong suốt thời gian học tập.

Cảm ơn bạn bè cùng em Lý Vũ Lâm lớp đại học NTTS K32 và tập thể lớp Cao Học Nuôi Trồng Thủy Sản K15 đã hết lòng giúp đở tôi rất nhiều trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn văn nầy.

Một lần nửa tôi xin cảm ơn những người thân của tôi đó là vợ, các con và toàn thể anh chị em trong gia đình đã hết lòng động viên và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn nầy.


Trịnh Văn Thăm


Tóm tắt

Ba thí nghiệm nuôi nuôi vỗ béo cua gạch (Scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau được tiến hành ở Hòa Bình - Bạc Liêu. Ở thí nghiệm nuôi vỗ cua với các loại thức ăn khác nhau được bố trí các loại thức ăn gồm cá Rô phi (Oreochromis niloticus), thức ăn viên 35% đạm, Sò voi, Tôm bạc (Metapeneus tenuipes) và Ba khía (Sesarma mederi). Sau 15 ngày nuôi nghiệm thức thức ăn viên cua chết hoàn toàn do cua không ăn thức ăn viên, còn các nghiệm thức khác cua bắt đầu lên gạch đầy. Đến 30 ngày tỷ lệ sống và tỷ lệ gạch đầy lần lượt ở các nghiệm thức thức ăn cá rô phi là 75% và 63%; thức ăn sò voi là 100% và 100%; nghiệm thức tôm bạc là 91% và 75%; và thức ăn ba khía là 91% và 73%. Tăng trọng (22,78 - 29,44 g). DWG (0,93 - 1,28 g/ngày), SGR (0,32 - 0,54 %/ngày) giữa các nghiệm thức khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0.05. Chỉ số GSI (6,94 - 9,41%). Khối lượng gạch (20,83 - 28,23g) và tỷ lệ gạch/gan tụy (166,19 - 189,24%) của cua sau thí nghiệm ở các nghiệm thức đều khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với cua trước thí nghiệm với GSI (1,30%), khối lượng gạch (3,91g) và tỷ lệ gạch/gan tụy (24,53%).

Thí nghiệm nuôi cua với các kích cở lồng khác nhau bố trí nuôi mỗi con cua trong một lồng với các kích cỡ lồng khác nhau (15cm x 20cm x 12cm; 30cm x 20cm x 12cm và 40cm x 30cm x 12cm) sử dụng thức ăn sò voi. Sau 30 ngày nuôi tỷ lệ sống (80 -93%) và tỷ lệ gạch đầy (60 – 93%), tăng trọng cua thu (35-48g), DWG (1,16-1,61g/ngày) giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Thí nghiệm nuôi với các mật độ khác nhau được bố trí với các mật độ (6 con/m2; 12con/m2 và 24con/m2) nuôi mỗi con một lồng sử dụng thức ăn sò voi. Sau 30 ngày nuôi tỷ lệ sống (72 – 78%), tỷ lệ cua đầy gạch (53 – 67%), tăng trọng (5,71-

5,91g), DWG (0,21 – 0,22g/ngày) giữa các nghiệm thức khác hiệt không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Từ kết quả các nghiên cứu rất có ý nghĩa trong việc xây dựng mô hình nuôi cua gạch trong lồng trên bể . Ngoài ra, nghiên cứu này cũng cho thấy, việc nuôi cua gạch trên bể xi măng nhìn chung cũng rất tiện lợi trong việc quản lý và chăm sóc.


ABSTRACT

Three experiments on fattering female crabs (Scylla paramamosain) from immature to full mature stage with different feeding types and densities in tanks were conducted in Hoa Binh district – Bac Lieu province.

In the first experiment, there were 5 treatments using tilapia (Oreochromis niloticus), pellet feed (35% protein), clam (Fulvi mutica), shrimp (Metapeneus tenuipes), and sesamar crab (Sesarma mederi) to feed mud crabs. After 15 days of culture, in the treatment with pellet feed, all of crabs died because they could not accept this food while other treatments gave good results. After one month, survival rate (SR) and ratio of full mature crabs in the tilapia diet, clam diet, shrimp diet, sesamar crab diet were 75% and 63%, 100% and 100%, 91% and 75%, 91% and 73%, respectively. SGR of crabs among treatments were not significantly different (p>0.05) from one another. However, GSI, ovary weight in all of diets were significantly different with the stocked crabs.

In the second experiment, crabs were cultured individually in cages which was in size of 15cm x 20cm x 12cm, 30cm x 20cm x 12cm, or 40cm x 30cm x 12cm. After 30 days, SR, WG, DWG were not significantly diffirent in these diets (p>0,05).

The third experiment was conducted with three densities: 6 crabs/m2, 12 crabs/m2, 24 crabs/m2 and each cage contained one crab. After 30 days, SR, WG, DWG of crabs in these treatments were significantly different from one another (p>0.05).

This research indicated that female crabs can be fattened in the cages suspended in tanks with simple management.


Lời cam kết


Tôi xin cam kết luận văn nầy được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và kết quả nghiên cứu nầy chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác .


Ngày 24 tháng 09 năm 2010 Tác giả


Trịnh Văn Thăm


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

TÓM TẮC ii

ABSTRACT iii

LỜI CAM KẾT iv

MỤC LỤC v

DANH SÁCH HÌNH vii

DANH SÁCH BẢNG ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1Giới thiệu 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung của đề tài 2

1.4 Thời gian thực hiện đề tài 2

Chương 2 : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của cua biển 3

2.1.1 Đặc điểm phân loại 3

2.1.2 Đặc điểm phân bố 4

2.1.3 Tập tính sống cua biển 4

2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng 6

2.1.5 Lột xác và sinh trưởng 6

2.1.6 Đặt điểm sinh sản 7

2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của cua biển 8

3 Tình hình nghiên cứu nuôi cua biển 9

2.3.1 Nghiên cứu nuôi cua biển trên thế giới 9

2.3.2 Nuôi cua biển ở Việt Nam 11

2.3.2.1 Tình hình nuôi cua biển 11

2.3.2.2 Nghiên cứu về cua biển ở Việt Nam 12

Chương 3 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 16

3.2 Vật liệu nghiên cứu 16

3.3 Phương pháp nghiên cứu 16

3.31 Nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên nuôi vỗ béo cua gạch trong lồng trên bể ximăng 17

3.3.2 Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau trong bể xi măng 20

3.3.3 Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch trong bể xi măng với các mật độ

khácnhau 21

3.4 Phương pháp thu thập, tính toán và sử lý số liệu 22

3.4.1 Phương pháp thu thập và tính toán số liệu 22

3.4.2 Phương pháp sử lý số liệu 23

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng các loại thức ăn khác nhau lên nuôi vỗ béo

cua gạch trong bể xi măng 24

4.1.1 Các yếu tố môi trường 24

4.1.2 Tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch và sinh khối cua ở các

nghiệm thức với các loại thức ăn khác nhau 25

4.1.3 Hiệu quả kinh tế của nuôi cua gạch trên bể xi măng với các loại

thức ăn khác nhau 27

4.1.4 Thành phần dinh dưỡng của gan tụy, gạch, thịt của cua trước và sau thí nghiệm 29

4.1.5 Hệ số GSI và tỷ lệ gạch/gan tụy của cua trước và sau thí nghiệm 30

4.2 Kết quả nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau trong bể ximăng 32

4.2.1 Các yếu tố môi trường 32

4.2.2 Kết quả tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch cua ở các nghiệm

thức nuôi vỗ cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau 33

4.2.3 Lượng thức ăn để nuôi cua từ khi bố trí đến thu hoạch 34

4.2.4 Hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với các

kích cỡ lồng khác nhau trong bể 35

4.3 Thí nghiệm nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với mật độ khác nhau 36

4.3.1 Các yếu tố môi trường 36

4.3.2 Kết quả tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch ở các nghiệm thức nuôi

vỗ béo cua gạch với mật độ khác nhau 37

4.3.3 Trọng lượng, kích cỡ và tăng trọng của cua trước và sau thí nghiệm 37

4.3.4 Kết quả tỷ lệ sống và đầy gạch của cua sau khi kết thúc thí nghiệm 38

4.3.5 Lượng thức ăn cần thiết để thu được 1kg cua gạch sau 30 ngày nuôi……39

4.3.6 Hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch với mật độ khác nhau trên bể xi măng 39

4.4 Thảo luận 41

4.4.1 Các yếu tố môi trường 41

4.4.2 Tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch 42

4.4.3 Hiệu quả kinh tế, cơ cấu chi phí của các thí nghiệm 46

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 47

5.1 Kết luận 47

5.2. Đề xuất 47

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

PHỤ LỤC 52

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí