Nghiên cứu nuôi vỗ béo cua gạch (scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau - 2


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1: Thành phần và dinh dưỡng của thức ăn 18

Bảng 4.1: Giá trị trung bình các yếu tố môi trường ở các bể trong thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau 24

Bảng 4.2 : Tăng trưởng của cua trong thí nghiệm sau 30 ngày nuôi 25

Bảng 4.3: Tỷ lệ sống, tỷ lệ đạt gạch, sinh khối của cua trong thí nghiệm 26

Bảng 4.4: Lượng thức ăn cần thiết để nuôi 1 kg cua gạch 27

Bảng 4.5 : hiệu quả kinh tế nuôi cua gạch trên bể xi măng 27

Bảng 4.6: thành phần dinh dưỡng của gan tụy, gạch, thịt cua trước thí nghiệm và sau thí nghiệm 29

Bảng 4.7: Hệ số GSI và tỷ lệ gạch/gan tụy của cua trước và sau thí nghiệm 30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Bảng 4.8: Giá trị trung bình các yếu tố môi trường ở các bể nuôi trong thí nghiệm nuôi với các kích cở lồng khác nhau 32

Bảng 4.9 : trọng lượng kích cỡ cua trước và sau thí nghiệm 33

Bảng 4.10: Tỷ lệ sống và tỷ lệ đạt gạch 34

Bảng 4.11 : lượng thức ăn cần thiết để nuôi 1 kg cua gạch 35

Bảng 4.12: hiệu quả kinh tế 35

Bảng 4.13: giá trị trung bình các yếu tố môi trường ở các bể trong thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau 36

Bảng 4.14: trọng lượng, rộng mai và tăng trọng của cua trước và sau thí nghiệm ...37 Bảng 4.15: Tỷ lệ sống và đạt gạch 38

Bảng 4.16: lượng thức ăn để thu 1kg cua 39

Bảng 4.17: hiệu quả kinh tế 39


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: hình thái của loài cua biển Sscylla paramamosaintheo phân loại của Estampador (1949) 3

Hình 2.2: Vòng đời cua biển theo NIOT 5

Hình 2.3: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng theo Cholik và Hanafi (1991 9

Hình 2.4: lồng tre nuôi cua 1 con/lồng ở Ấn Độ theo NIOT 10

Hình 2.5: Xuất khẩu cua biển của Việt Nam năm 2001-2004 12

Hình 2.6: Lồng nuôi cua bằng tre và nhựa PP 14

Hình 3.1: Cua dùng để bố trí thí nghiệm 17

Hình 3.2: Ảnh bố trí thí nghiệm nuôi vớ các loại thức ăn khác nhau 18

Hình 3.3 : Kiểm tra gạch cua 19

Hình 3.4 : Thu hoạch cua 20

Hình 3.6 : Ảnh bố trí thí nghiệm nuôi với với các mật độ khác nhau 21

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu chi phí nuôi cua gạch với các loại thức

ăn khác nhau 28

Hình 4.2: Màu sắc của gạch cua trước thí nghiệm 31

Hình 4.3 : Màu sắc của gạch cua sau thí nghiệm 31

Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu chi phí nuôi vỗ béo cua gạch với

kích cỡ lồng khác nhau 36

Hình 4.5: Biểu đồ Cơ cấu chi phí nuôi vỗ béo cua gạch với các

mật độ khác nhau 40


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC


ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long TLS : tỷ lệ sống

FMI : chỉ số thành thục GSI : hệ số thành thục DWG : tăng trọng trên ngày

SGR : tăng trọng % trên ngày



1.1Giới thiệu

Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cua biển (Scylla sp.) là một trong những đối tượng quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhất là ở các nước quanh vùng Ấn Độ Thái Bình Dương. Thịt cua là nguồn protein chất lượng cao, vitamin và các chất khoáng cần thiết cho dinh dưỡng của cơ thể. Trong thịt cua cũng chứa phospho, kẽm, đồng, canxi, sắt và rất ít chất béo, đặc biệt là các chất béo no. Tuy nhiên, thịt cua cũng chứa một hàm lượng cholesterol cao (http://www.fishtenet.gov.vn).Trong những năm gần đây khi việc sản xuất giống nhân tạo cua biển đã thành công, góp phần quan trọng vào phát triển nghề nuôi cua biển ở các nước cũng như ở nước ta. Với diện tích mặt nước hơn 600.000 ha vùng ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có một tiềm năng rất lớn cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ. Trong suốt hơn thập kỷ qua, nghề nuôi hải sản đã phát triển rất nhanh với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế, trong đó cua biển (Scylla paramamosain) là loài có giá trị kinh tế quan trọng sau tôm sú. Với sự không ổn định ngày càng cao trong nuôi tôm sú do giá cả và dịch bệnh, trong khi đó giá cua thịt và cua gạch luôn ổn định và ở giá rất cao nên cua biển ngày càng được chú trọng đối với người nuôi trồng thủy sản ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Tùy từng nơi với những điều kiện và mùa vụ khác nhau mà hiện nay phong trào nuôi cua được phát triển dưới các hình thức như nuôi cua đơn (trong ao), nuôi cua kết hợp với tôm (cua-tôm) hoặc cua kết hợp với tôm trong rừng (cua-tôm-rừng). Với hình thức nuôi cua đơn thì có các mô hình nuôi cua thịt (từ con giống lên kích thước thương phẩm), nuôi cua gạch và nuôi cua lột. Trong đó hình thức nuôi vỗ béo cua gạch non lên gạch đầy để bán ra thị trường với giá chênh lệch khá cao được người nuôi thực hiện với nhiều cách nuôi như nuôi trong lồng, nuôi trong ao đất với nguồn thức ăn tự nhiện sẳn có của địa phương.

Tuy nhiên, nuôi cua gạch hiện nay đôi lúc mang lại hiệu quả chưa cao do nuôi trong ao đất và trong lồng nhiều con nên khó chăm sóc và kiểm soát tỷ lệ sống, thời gian nuôi kéo dài không lên gạch hoặc khi lên gạch đầy thì màu sắc gạch không đẹp (không đỏ như cua ngoài tự nhiên ) nên giá trị kinh tế trong các hình thức này từ trước đến nay là không cao và làm lảng phí nguồn thủy sản có giá trị.

Trên cơ sở đó, đề tài “Nghiên cứu nuôi vỗ cua gạch (Scylla paramamosain) trên bể với các loại thức ăn và mật độ khác nhau ’’ được tiến hành.


1.2 Mục tiêu đề tài

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau, kích cỡ lồng khác nhau và mật độ nuôi khác nhau trên bể xi măng ảnh hưởng lên tỷ lệ sống, khả năng thành thục và màu sắc của gạch cua nhằm tìm ra loại thức ăn tốt nhất, kích cỡ lồng và mật độ nuôi thích hợp nhất cho nuôi cua gạch trong lồng trên bể xi mặng có thay nước .


1.3 Nội dung của đề tài

Nội dung nghiên cứu đề tài gồm 3 nội dung :

- Nuôi vỗ béo cua gạch với các loại thức ăn tươi sống

- Nuôi vỗ béo cua gạch với các kích cỡ lồng khác nhau.

- Nuôi vỗ béo cua gạch với các mật độ khác nhau


1.4 Thời gian thực hiện đề tài :

Từ tháng 02 năm 2010 đến tháng 08 năm 2010


Chương 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của cua biển

2.1.1 Đặc điểm phân loại

Cua biển có tên tiếng Anh là mud-crab, green crab, hay mangrove crab; tên tiếng Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn, là một trong những hải sản có giá trị cao trong thực phẩm và y dược học (Joachim và Felicitas, 2000; Nguyễn Chung, 2006 ).

Cua biển có màu xanh lục đen, gốc và ngón động, mặt dưới của ngón bất động có màu đỏ hay vàng cháy, mặt trên chân càng có màu xanh đen với những vết đốm trắng . Cua có mai trơn, láng, không có lông . Cua biển có trọng lượng lớn, có thể đạt trọng lượng đến 2 kg (Khoa Sinh – Trường Đại Học Tổng Hợp Huế, 1994).

Bằng phương pháp điện di và hình thái giải phẫu, Keenan (1999) đã đi đến kết luận cua biển giống Scylla có 4 loài phân biệt và được định danh trong hệ thống phân loại như sau:

Ngành Arthropoda Ngành phụ Crustacea Lớp Malacostraca Bộ Decapoda

Họ Portunidae Giống Scylla

Loài Scylla. paramamosain


Hình 2 1 hình thái của loài cua biển Sscylla paramamosain theo phân loại của 1

Hình 2.1: hình thái của loài cua biển Sscylla paramamosain theo phân loại của Estampador (1949)


2.1.2 Đặc điểm phân bố

Theo Keenan et al. (1998), Gopurenko et al (1999loài Scylla paramamosain được phân bố khắp khu vực biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ Nam Phi đến Biển Đỏ, từ Okinnawa đến Tahiti và xuống tận miền Bắc nước Úc, Nhật Bản, Nam Trung Quốc Xiamen, Hong Kong, Singapore, Cambodia…; ở Trung Java Indonesia và ở Việt Nam Cua biển Scylla serrata (Porskal), phân bố khắp ở các vùng biển nước ta trong đầm lầy rừng ngập nước lợ và vùng ven biển cửa sông . Cua biển ở vùng sông Ông Đốc – Cà Mau, Rạch Giá – Hà Tiên …màu sắc mai cua đậm, chân càng đỏ khác cua vùng Cần Giờ -TP . Hồ Chí Minh, Cần Guộc, Cần Đước – Long An, Gò Công - Tiền Giang, Duyên Hải – Trà Vinh và Bình Đại Bến Tre có màu sáng xanh hơn . (Nguyễn Trung, 2006)

Cua biển (Scylla sp.) là một trong những đối tượng rất quan trọng của nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản ở các vùng nước lợ ven biển, đặc biệt là các nuớc thuộc Ấn Ðộ - Thái Bình Dương (Angell, 1992) bao gồm các nước Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Philippine, Singapore, Úc, Nhật Bản,…là đối tượng nuôi thuỷ sản có giá trị kinh tế ở nhiều nước (Hoàng Đức Đạt, 1995; Nguyễn Cơ Thạch và ctv, 2004; Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005).

Theo Keenan et al (1998) ở Việt Nam, đặc biệt là vùng ĐBSCL có hai loài chủ yếu là S.paramamosain S.olivacea. Loài cua S.paramamosain chiếm ưu thế ở ĐBSCL (Hoang Duc Dat, 1999). Nhưng DANIDA-Bộ Thủy Sản (2003) cho rằng cua biển phân bố rộng ở Việt Nam, đặt biệt vùng triều, cửa sông và rừng ngập mặn, có cả ở châu thổ ĐBSCL và Sông Hồng.

2.1.3 Tập tính sống cua biển

Vòng đời cua biển trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau. Thời kỳ phôi thai được cua mẹ mang và phát triển ở vùng ven biển ven bờ, giai đoạn ấu trùng sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con. Cua con theo thuỷ triều dạt vào vùng nước lợ những bãi lầy ven bờ biển, cửa sông, nơi có đáy bùn, bùn cát hoặc đất thịt pha cát mịn giàu mùn bã hữu cơ thuộc vùng trung, hạ triều chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ. Cua bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm. Cua đạt giai đoạn thành thục có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản (Hoàng Đức Đạt, 1995; Trần Ngọc Hải và ctv, 1999; DANIDA-Bộ Thủy Sản, 2003). Theo


Trần Ngọc Hải và ctv (1999) cua có thể di chuyển trung bình 13 giờ/ngày và gần như suốt đêm. Quãng đường trung bình cua di chuyển trong một đêm là 461 m, dao động 219-910 m. Cua cái có thể bò xa 45 km để tìm bãi đẻ (Lee, 1991). Cua giống phát triển kém ở độ mặn thấp (5 và 10 ‰ ) với tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống thấp. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, chu kỳ lột xác ngắn hơn và số lượng cua lột ở mỗi lần lột xác cao hơn ở độ mặn 15-25 ‰. Độ mặn thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cua là từ 15-25‰, trong đó 20-25 ‰ được xem là độ mặn tối ưu. Cua không thể tồn tại ở 0 ‰ quá 3 ngày trong điều kiện thí nghiệm mặc dù ngoài tự nhiên cua con vẫn xuất hiện ở vùng cửa sông trong mùa mưa khi độ mặn giảm xuống 0 ‰. ( Vũ Ngọc Út , 2006)

Theo báo cáo của Hyland,1984 ( trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải, 1999) sự phân bố của cua trong tự nhiên có liên quan đến dòng chảy, trong đó, vận tốc nước thích hợp 0,06-1,6 m/giây.


Trứng Zoea


VÒNG ĐỜI CUA BIỂN Cua cái Cua Megalopa Hình 2 2 Vòng đời cua biển theo NIOT 4

VÒNG ĐỜI CUA BIỂN Cua cái Cua Megalopa Hình 2 2 Vòng đời cua biển theo NIOT 5

VÒNG ĐỜI CUA BIỂN


Cua cái


Cua Megalopa Hình 2 2 Vòng đời cua biển theo NIOT 7


Cua Megalopa Hình 2 2 Vòng đời cua biển theo NIOT 8

Cua

Megalopa



Hình 2.2: Vòng đời cua biển theo NIOT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022