Nhiệm vụ: Trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hiện các động tác kỹ thuật phát cầu cao sâu cuối sân. Yêu cầu: Sinh viên thực hiện chính xác các động tác kỹ thuật phát cầu cao sâu cuối sân theo yêu cầu của giảng viên đưa ra. Nội dung: Kỹ thuật phát cầu cao sâu cuối sân. | 2 | |
12 | Nhiệm vụ: Trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hiện các chiến thuật đánh đơn trong thi đấu Cầu lông. Yêu cầu: Sinh viên thực hiện chính xác các động tác kỹ thuật chiến thuật đánh đơn trong thi đấu Cầu lông theo yêu cầu của giảng viên đưa ra. Nội dung: Chiến thuật đánh đơn | 2 |
13 | Nhiệm vụ: Trang bị cho sinh viên kỹ năng thực hiện các chiến thuật đánh đôi trong thi đấu Cầu lông. Yêu cầu: Sinh viên thực hiện chính xác các động tác kỹ thuật chiến thuật đánh đôi trong thi đấu Cầu lông theo yêu cầu của giảng viên đưa ra. Nội dung: Chiến thuật đánh đôi | 2 |
14 | Nhiệm vụ: Thảo luận các vấn đề của nội dung bài học, đưa ra các ý kiến bàn luận và thống nhất đưa ra kết quả cuối cùng, thực hiện các nội dung thi kết thúc học phần theo yêu cầu của giảng viên. Yêu cầu: Thảo luận nghiêm túc, thi kết thúc học phần đạt yêu cầu theo quy định. Nội dung: - Thảo luận các vấn đề giáo viên đưa ra để cũng cố kiến thức - Thi kết thúc học phần. | 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Nội Dung Môn Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hoá, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hoá.
- Nghiên cứu nội dung môn giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa - 16
- Tổng Hợp Nội Dung Môn Giáo Dục Thể Chất Cho Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch Thanh Hóa
- Tổng Hợp Ý Kiến Lựa Chọn Nội Dung Môn Giáo Dục Thể Chất Của Giảng Viên, Chuyên Gia, Nhà Quản Lý Về Lĩnh Vực Thể Dục Thể Thao Trước Thực
- So Sánh Nhịp Độ Tăng Trưởng Của 2 Nhóm Thực Nghiệm Và Đối Chứng Sau Thực Nghiệm Môn Thể Dục.
- Tổng Hợp Kết Quả Học Tập Lý Thuyết Của Sinh Viên Nhóm Thực Nghiệm Và Nhóm Đối Chứng Sau Thực Nghiệm Phần Bắt Buộc Môn
Xem toàn bộ 307 trang tài liệu này.
3.2.2.7. Nghiên cứu so sánh nội dung môn học Giáo dục thể chất hiện hành và nội dung môn học Giáo dục thể chất đã lựa chọn.
Để có một cái nhìn tổng thể về nội dung môn GDTC hiện hành và nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới cho trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá. Kết quả được trình bày tại bảng 3.22.
Bảng 3.22. So sánh nội dung môn Giáo dục thể chất hiện hành và nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn
Nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn | |||||||||||||
T T | Nội dung giảng dạy | Học phần | T T | Nội dung giảng dạy | Học phần | ||||||||
I | II | III | IV | V | I | II | III | IV | V | ||||
Giai đoạn 1: | Giai đoạn 1: (Học phần bắt buộc) | ||||||||||||
1 | Lý thuyết chung Lý thuyết chuyên môn | 6 2 | 1 | Lý thuyết chung Lý thuyết chuyên môn | 6 2 | ||||||||
Thực hành: Thể dục | 22 | Thực hành: Thể dục Thảo luận | 20 2 | ||||||||||
2 | Lý thuyết chuyên môn | 6 | 2 | Lý thuyết chuyên môn | 4 | ||||||||
Thực hành: Điền kinh | 24 | Thực hành: Điền kinh Thảo luận | 24 2 | ||||||||||
Giai đoạn 2: | Giai đoạn 2: (Học phần tự chọn) | ||||||||||||
3 | Lý thuyết chuyên môn | 4 | 3 | Lý thuyết chuyên môn | 4 24 2 | 4 24 2 | 4 24 2 | ||||||
Thực hành: Cầu lông cơ bản | 26 | Thực hành: Cầu lông, thảo luận | |||||||||||
4 | Lý thuyết chuyên môn | 4 | 4 | Lý thuyết chuyên môn | |||||||||
Thực hành: Cầu lông nâng cao | 26 | Thực hành: Bóng đá, thảo luận | |||||||||||
5 | Lý thuyết chuyên môn | 4 | 5 | Lý thuyết chuyên môn | |||||||||
Thực hành: Kỹ chiến thuật Cầu lông | 26 | Thực hành: Bóng chuyền, thảo luận | |||||||||||
Tổng cộng: | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 | 6 | Lý thuyết chuyên môn | ||||||
Thực hành: Bóng rổ, thảo luận | |||||||||||||
7 | Lý thuyết chuyên môn | ||||||||||||
Thực hành: Aerobic, thảo luận | |||||||||||||
8 | Lý thuyết chuyên môn | ||||||||||||
Thực hành: Khiêu vũ thể thao, thảo luận | |||||||||||||
Tổng cộng: | 30 | 30 | 30 | 30 | 30 |
Thông qua bảng 3.22 cho thấy: Nội dung môn GDTC hiện hành và nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới có những ưu việt sau.
Giống nhau hai nội dung đều có khối lượng kiến thức tổng 150 tiết, chia làm 5 học phần mỗi học phần 30 tiết, học trong 5 học kỳ. Ở giai đoạn 1 được chia làm hai học phần, học phần 1 điền kinh, học phần 2 thể dục.
Khác nhau giai đoạn 1 nội dung môn GDTC hiện hành, hai môn thể dục và điền kinh đều không có phần thảo luận. Nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới có 2 tiết thảo luận. Giai đoạn 2 nội dung môn GDTC hiện hành có 1 môn cầu lông chia làm 3 khối lượng kiến thức gồm; kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kỹ chiến thuật. Nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới có 6 môn gồm; bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, aerobic và khiêu vũ thể thao, sinh viên có thể lựa chọn 3 trong 6 môn trên, học trong 3 học kỳ ở 3 học phần.
Ưu điểm: Hai nội dung đều có thời lượng tổng 150 tiết, 5 học phần, học trong 5 học kỳ, với số tiết như trên đảm bảo cho việc tổ chức triển khai dạy học môn GDTC tại trường. Đặc biệt nội dung môn GDTC đã lựa chọn mới giai đoạn 2 có 6 môn học, sinh viên có thể lựa chọn 3 trong 6 môn trên, học trong 3 học kỳ ở 3 học phần, sinh viên có thể lựa chọn những môn phù hợp với năng lực của bản thân, phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp mình đang học, đặc biệt đối với trường đa ngành như trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá là rất cần thiết. Cụ thể với tính đặc thù của sinh viên nghệ thuật như Thanh nhạc, Sư phạm mỹ thuật, Hội họa, Đồ họa…có thể chọn các môn học như Bóng đá, Aerobic, Khiêu vũ thể thao, những môn học này không làm ảnh hưởng đến tính nghề nghiệp của sinh viên. Các ngành như Quản lý Văn hóa, Thông tin học, Công tác xã hội…chọn các môn như Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng rổ học các kỹ thuật động tác, cách thi đấu tổ chức trọng tài sau này ra trường làm việc lĩnh vực Văn hóa, có thể vận
dụng kiến thức môn học để áp dụng vào công việc mang tính hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp. Ngoài ra sinh viên chuyên ngành Du lịch, Quảng trị khách sạn, Lữ hành có thể chọn môn Aerobic, Khiêu vũ thể thao, để sau này khi ra trường các em có thể vận dụng kiến thức này vào công việc, tổ chức lễ Hội, các cuộc vui cho khách du lịch. Ngoài ra nội dung còn đảm bảo các tiêu chí sau:
Đảm bảo tính khoa học hệ thống, đảm bảo tính cập nhật, đảm bảo tính kế thừa, đảm bảo tính tích hợp, đảm bảo tính liên thông, đảm bảo tính cân đối, đảm bảo tính mềm dẻo, phù hợp thực tiễn.
Thời lượng mới xây dựng:
Đảm bảo phân bố hợp lý, đảm bảo hiệu quả;
Kế hoạch đào tạo mới xây dựng:
Khoa học, đảm bảo tính trình tự, đảm bảo hiệu quả, đảm bảo khả thi.
Đề cương học phần mới xây dựng:
Thông tin về giảng viên, thông tin chung về học phần, mục tiêu của học phần, nội dung của học phần, thời lượng, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thang điểm, phương pháp giảng day, học liệu.
Nhược điểm: Nội dung môn GDTC hiện hành giai đoạn 1 không có phần thảo luận, giai đoạn 2 gồm: Các môn cầu lông cơ bản, cầu lông nâng cao và kỹ chiến thuật cầu lông các môn trên đều gồm 30 tiết học: Như vậy nội dung hiện hành không có sự linh hoạt về nội dung, số lượng môn học không đa dạng học sinh không có sự lựa chọn môn học cho mình khi tham gia học môn GDTC, điều này làm ảnh hưởng tới tính tích cực của sinh viên, làm hạn chế sự phát triển về tố chất thể lực chung của sinh viên.
Từ những nhận định trên cho thấy nội dung môn học GDTC đã lựa chọn có tính ưu việt hơn, phù hợp với đối tượng sinh viên đặc thù nghệ thuật, đặc biệt là ba lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3.2.3. Đánh giá nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn
3.2.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá nội dung môn Giáo dục thể chất đã lựa chọn.
Nội dung lựa chọn mới đã được thiết kế với những cơ sở pháp lý, khoa học và thực tiễn, phù hợp với điều kiện triển khai của các nhà trường đặc thù nói chung và của trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa nói riêng; phù hợp với nhu cầu của thực tiễn giáo dục và nhu cầu hoạt động đặc thù nghệ thuật.
Đánh giá nội dung lựa chọn mới là hoạt động được diễn ra với nhiều công đoạn và thành phần khác nhau. Để đảm bảo quá trình đánh giá mang tính khách quan, chính xác, đề tài xác định hoạt động đánh giá nội dung lựa chọn mới gồm các giai đoạn và tiêu chí sau:
Đánh giá trước thực nghiệm
Quá trình nghiên cứu xác định đánh giá trước thực nghiệm là công đoạn quan trọng, có tác dụng đảm bảo cho quá trình thực nghiệm diễn ra hiệu quả và tiết kiệm công sức của thầy và trò. Những ý kiến đánh giá cho phép tác giả có sự gia công cần thiết để hoàn thiện nội dung môn GDTC ở mức độ cao hơn.
Các thành phần tham gia đánh giá nội dung.
Các chuyên gia giáo dục, giảng viên dạy môn GDTC, các nhà quản lý. Sinh viên học nội dung môn GDTC thực nghiệm.
Tiêu chí đánh giá nội dung:
Tính khoa học, tính thức tiễn và tính hiệu quả của mục tiêu môn GDTC. Tính khoa học, tính thức tiễn và tính hiệu quả của nội dung môn
GDTC và phương pháp đào tạo.
Tính khoa học và hợp lý của thời lượng môn GDTC và tổ chức hoạt động đào tạo.
Tính khoa học và tính hiệu quả của các tiêu chí kiểm tra, đánh giá.
Đánh giá trong quá trình thực nghiệm
Thực nghiệm được chia làm hai giai đoạn giai đoạn một là các học phần bắt buộc gồm hai học phần Thể dục, Điền kinh. Thời gian thực nghiệm học kỳ I của năm học 2015-2016. Giai đoạn hai học phần tự chọn gồm các môn Cầu lông, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng chuyền, Aerobic, kiêu vũ Thể thao.
Thời gian thực nghiệm học kỳ II năm học 2015-2016. Quá trình đánh giá và rút kinh nghiệm sau mỗi học phần đào tạo là cơ sở để chỉnh lý về nội dung, phương pháp và công tác tổ chức đào tạo. Kết quả thu được của hoạt động đánh giá cho phép công tác tổ chức thực nghiệm đào tạo ở các học kỳ, học phần tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời là quá trình thu thập số liệu về hiệu quả đạt được của quá trình thực nghiệm qua từng giai đoạn; cung cấp số liệu phục vụ cho đánh giá tổng kết.
Các thành phần tham gia đánh giá nội dung.
Tác giả nghiên cứu và cộng sự.
Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy nội dung thực nghiệm.
Tiêu chí đánh giá.
Sự phù hợp của nội dung môn học GDTC, thời lượng nội dung đối với tiến trình đào tạo trong mỗi học kỳ, đối với khả năng tiếp thu của sinh viên.
Hiệu quả của phương pháp giảng dạy đã được lựa chọn đối với từng nội dung và loại hình kiến thức, kỹ năng.
Sự phù hợp của nội dung, hình thức, yêu cầu thi và kiểm tra đối với điều kiện học tập, năng lực tiếp thu của sinh viên, với đặc thù về cấu trúc và nội dung của kỹ thuật các môn thể thao.
Kết quả học tập của sinh viên về các mặt: nhận thức, kiến thức, kỹ năng.
Diễn biến phát triển thể lực của sinh viên qua từng học kỳ theo yêu cầu của môn học, của tiêu chuẩn RLTT.
Kết quả học tập của sinh viên về các mặt: kiến thức, kỹ năng thực hành nội dung các môn thể thao; mức độ phát triển thể lực qua từng học phần; kiến thức và kỹ năng về phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài (cấp cơ sở) các môn thể thao; kiến thức và kỹ năng về phương pháp hướng dẫn tập luyện các môn thể thao, là biểu hiện tổng hợp của các tiêu chí đánh giá nêu trên về nội dung môn GDTC và hiệu quả của.
Đánh giá sau thực nghiệm
Là quá trình đánh giá cơ bản nhất, xác nhận hiệu quả của quá trình đào tạo thông qua phân tích kết quả thu được từ sản phẩm đào tạo. Đánh giá mang tính chất tổng kết về tất cả các mặt hoạt động đã triển khai trong quá trình thực nghiệm.
Các thành phần tham gia đánh giá nội dung môn GDTC.
Tác giả nghiên cứu và cộng sự.
Sinh viên được học tập theo nội dung thực nghiệm. Giảng viên tham gia giảng dạy nội dung thực nghiệm. Các nhà quản lý, các chuyên gia.
Hội đồng nghiệm thu thuộc cơ sở đào tạo cho phép thực nghiệm.
Tiêu chí đánh giá.
Tính hiệu quả, tính phù hợp của mục tiêu, nội dung, thời lượng. Tính phù hợp của tổ chức hoạt động đào tạo.
Kết quả phát triển thể lực của sinh viên đạt được sau thực nghiệm.
Khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng mà sinh viên đã được trang bị trong quá trình học tập.
3.2.3.2. Lựa chọn nội dung môn Giáo dục thể chất của giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý về lĩnh vực Thể dục thể thao trước thực nghiệm.
Quá trình nghiên cứu đã tiến hành xin ý kiến lựa chọn của 20 giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý thuộc lĩnh vực GDTC các nhà khoa học, cán bộ
quản lý đào tạo cấp trường và cấp khoa về nội dung môn GDTC xây dựng mới, kết quả các ý kiến đánh giá của các giảng viên, khoa TDTT cho phép thu nhận được những thông tin chính xác và cụ thể về nội dung môn GDTC xây dựng mới. Bởi lẽ, đối tượng trả lời phỏng vấn là những người, không ai hơn họ hiểu rõ về môn học GDTC trong nhà trường và nhu cầu của sinh viên, nhu cầu của thực tiễn đặc thù nghệ thuật, đặc biệt là nhu cầu nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ sinh viên lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật (Các chuyên gia là những người có học vị tiến sĩ, có nhiều năm làm công tác quản lý hoạt động đào tạo giáo viên và hiểu biết về lĩnh vực GDTC trường học). Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng sau 3.23.
Qua bảng 3.23 cho thấy: Ý kiến lựa chọn nội dung môn GDTC của giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý về lĩnh vực TDTT trước thực nghiệm tập chung vào các nội dung sau: Môn học GDTC cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đặc điểm sinh viên của trường, nội dung môn học GDTC chia làm hai phần bắt buộc và tự chọn gồm: Nội dung bắt buộc: Thể dục, Điền kinh; Nội dung tự chọn gồm 3 trong 6 môn: Bóng đá, Bóng rổ, Cầu lông, Bóng chuyền, Aerobic, Kiêu vũ thể thao, thời gian học tập 5 học phần mỗi học phần 30 tiết. Tác giả lựa chọn có tỷ lệ chọn từ 90 phần trăm trở lên vào nội dung môn GDTC mới. Chứng tỏ nội dung đã được thiết kế một cách khoa học, hợp lý. Đó chính là cơ sở để tiếp tục tiến hành hoạt động nghiên cứu.
3.2.3.3. Ý kiến lựa chọn nội dung của sinh viên về nội dung môn Giáo dục thể chất trước thực nghiệm.
Tiến hành phỏng vấn 60 sinh viên (khóa 2, khóa 3) trực tiếp học tập môn GDTC theo nội dung thực nghiệm, kết quả được trình bày tại bảng 3.24.