hai năm thí nghiệm là không rõ ràng. Kết quả nghiên cứu về liều lượng bón lân cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại tỉnh Đắk Lắk của Lê Hồng Lịch, (2008) [32] và Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] cũng cho hàm lượng lân trong lá dao động từ 0,13% đến 0,15%.
- Hàm lượng đạm: Phân tích số liệu về hàm lượng đạm trong lá cà phê các công thức bón phân sau 2 năm 2012 và 2013 cho thấy: Khi thay đổi lượng đạm bón cho cây cà phê từ mức N1 đến N5 đã có ảnh hưởng đến hàm lượng đạm trong lá cà phê tăng từ 3,40 % ở các công thức bón đạm với liều lượng đối chứng đến 3,62% ở các công thức bón đạm với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95%; Bón phân đạm cho cà phê ở các mức N4, N3 và N2 có sự sai khác về hàm lượng đạm trong lá cà phê nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, khi thay đổi lượng phân kali bón cho cây cà phê từ mức K1 đến K5 có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng đạm trong lá cà phê tăng từ 3,36 % ở các công thức bón kali với liều lượng đối chứng đến 3,59% ở các công thức bón kali với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng kali ở mức bón K4 và K5; Bón phân kali cho cà phê theo các mức K3 và K2 có sự sai khác về hàm lượng đạm trong lá cà phê nhưng không có ý nghĩa thống kê (phụ biểu 1.11). Khi bón phối hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng đạm trong lá; Có 4 công thức bón phân là N4K4, N4K5, N5K4 và N5K5 cho kết quả hàm lượng đạm trong lá cao hơn đối chứng từ 11% đến 17% có ý nghĩa thống kê mức 95%. Nghiên cứu của Nguyễn Tri Chiêm, (1993) [10] cho rằng hàm lượng đạm trong lá cà phê từ 2,8% đến 3,5% vào đầu mùa mưa thì năng suất cà phê có thể đạt 4 tấn nhân/ha. Như vậy, với kết quả phân tích hàm lượng đạm trong lá cà phê trong thí nghiệm của chúng tôi trung bình sau mỗi đợt bón phân 15 đến 20 ngày dao động từ (3,21% - N1K1) đến (3,77% - N5K5) thì năng suất cà phê nhân đạt từ 3,15 tấn/ha đến 3,74 tấn/ha hoàn toàn có thể xảy ra.
Để làm rõ hơn ảnh hưởng của hàm lượng đạm trong lá cà phê đến năng suất cà phê nhân chúng tôi tiến hành xây dựng tương quan giữa hàm lượng đạm trong lá cà phê và năng suất cà phê nhân sau hai năm thí nghiệm bón tăng lượng đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk ở đồ thị 3.1 như sau:
Tương quan giữa hàm lượng đạm trong lá và năng suất cà phê nhân
y = 0.8293x2 - 4.5494x + 9.1552
R2 = 0.8103
3.80
3.60
3.40
3.20
3.00
3.20 3.30 3.40 3.50 3.60 3.70 3.80 3.90
Hàm lượng đạm trong lá (%)
Năng suất cà phê nhân (tấn/ha)
Đồ thị 3.1: Tương quan hàm lượng đạm trong lá với năng suất cà phê nhân
Như vậy, y = 0,8293 x2 - 0,4,5494 x + 9,1552 là đồ thị thể hiện tương quan giữa hàm lượng đạm trong lá cà phê với năng suất cà phê nhân khi bón phối hợp tăng liều lượng đạm và kali khác nhau với kết quả (r = 0,90), chứng tỏ tương quan này là rất chặt. Kết quả này của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với kết luận của tác giả Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] khi xây dựng thang dinh dưỡng cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh cho rằng đạm là yếu tố chi phối năng suất cà phê vối Đắk Lắk ở mức hoàn toàn chặt (r = 0,82).
- Hàm lượng kali: Hàm lượng kali trong lá cà phê các công thức bón phân có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức bón từng yếu tố kali hoặc đạm với liều lượng cao từ 40% đến 50% so với công thức đối chứng cho sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 95% (phụ biểu 1.13). Khi bón phối hợp giữa đạm và kali với liều lượng tăng ở các mức khác nhau cho cà phê vối đã có ảnh trực tiếp đến hàm lượng kali trong lá cà phê, trong đó có 7 công thức bón phối hợp phân đạm và kali cho hàm lượng kali trong lá cao hơn đối chứng từ 4% (N4K4 : 2,22%) đến 31% (N5K5: 2,46%) có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. So sánh với kết luận của Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] khi nghiên cứu về hàm lượng kali trong lá cà phê vối tại một số công ty, nông trường trồng cà phê trong huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk cho rằng hàm
lượng kali trong lá cà phê vối tối ưu để đạt năng suất từ 3 đến 4 tấn nhân/ha dao động từ 1,99% - 2,33%. Như vậy, hàm lượng kali trong lá trong các công thức bón phân đạm và kali trong thí nghiệm của chúng tôi sau hai năm dao động từ 1,88 % đến 2,46% thì cho kết quả năng suất cà phê nhân trong các công thức thí nghiệm từ 3,15 tấn/ha đến 3,74 tấn/ha là phù hợp.
Tương quan giữa hàm lượng kali trong lá và năng suất
cà phê nhân
y = 1.1479x2 - 4.0729x + 6.8103
R2 = 0.7855
3.80
3.60
3.40
3.20
3.00
1.80
1.90
2.00
2.10
2.20
2.30
2.40
2.50
Hàm lượng kali trong lá cà phê (%)
Năng suất cà phê nhân (tấn/ha)
Để làm rõ hơn ảnh hưởng của hàm lượng kali trong lá cà phê đến năng suất cà phê nhân chúng tôi tiến hành xây dựng tương quan giữa hàm lượng kali trong lá cà phê và năng suất cà phê nhân sau hai năm thí nghiệm 2012 và 2013 bón tăng lượng đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk ở đồ thị 3.2 như sau:
Đồ thị 3.2: Tương quan hàm lượng kali trong lá với năng suất cà phê nhân
Như vậy, y = 1,1479 x2 - 4,0729 x + 6,8103 là đồ thị thể hiện tương quan giữa hàm lượng kali trong lá cà phê với năng suất cà phê nhân khi bón tăng liều lượng đạm và kali với kết quả (r = 0,89), chứng tỏ tương quan này là khá chặt. Kết luận này của chúng tôi phù hợp với nhận định của tác giả Nguyễn Văn Sanh, (2009)
[59] cho rằng kali là yếu tố quan trọng thứ hai góp phần chi phối năng suất cà phê nhân ở mức khá chặt với (r = 0,77).
N (%) | P (%) | K (%) | CaO (%) | MgO (%) | |
Trước TN | 3,17 | 0,14 | 1,84 | 1,31 | 0,32 |
N1K1(đ/c) | 3,21 | 0,15 | 1,88 | 1,38 | 0,33 |
N1K2 | 3,36 | 0,15 | 1,89 | 1,38 | 0,33 |
N1K3 | 3,46 | 0,15 | 1,95 | 1,35 | 0,35 |
N1K4 | 3,49 | 0,15 | 2,04 | 1,39 | 0,35 |
N1K5 | 3,46 | 0,16 | 2,15 | 1,38 | 0,34 |
N2K1 | 3,30 | 0,14 | 1,98 | 1,40 | 0,33 |
N2K2 | 3,42 | 0,15 | 1,88 | 1,39 | 0,32 |
N2K3 | 3,43 | 0,14 | 2,08 | 1,66 | 0,34 |
N2K4 | 3,45 | 0,15 | 2,22 | 1,33 | 0,35 |
N2K5 | 3,45 | 0,16 | 2,29 | 1,69 | 0,34 |
N3K1 | 3,39 | 0,15 | 1,89 | 1,45 | 0,34 |
N3K2 | 3,42 | 0,14 | 1,98 | 1,44 | 0,34 |
N3K3 | 3,50 | 0,15 | 2,10 | 1,38 | 0,32 |
N3K4 | 3,54 | 0,15 | 2,35 | 1,52 | 0,33 |
N3K5 | 3,55 | 0,15 | 2,38 | 1,64 | 0,33 |
N4K1 | 3,39 | 0,15 | 2,12 | 1,39 | 0,32 |
N4K2 | 3,47 | 0,15 | 2,05 | 1,35 | 0,33 |
N4K3 | 3,51 | 0,16 | 2,11 | 1,54 | 0,34 |
N4K4 | 3,56 | 0,16 | 2,33 | 1,86 | 0,36 |
N4K5 | 3,72 | 0,17 | 2,39 | 1,87 | 0,37 |
N5K1 | 3,49 | 0,15 | 2,09 | 1,37 | 0,35 |
N5K2 | 3,53 | 0,14 | 2,14 | 1,38 | 0,32 |
N5K3 | 3,55 | 0,14 | 2,35 | 1,37 | 0,35 |
N5K4 | 3,75 | 0,16 | 2,38 | 1,89 | 0,38 |
N5K5 | 3,77 | 0,17 | 2,46 | 1,98 | 0,39 |
CV(%) | 6,25 | 9,63 | 13,07 | 13,75 | 8,37 |
LSD0,05 (N) | 0,16 | NS | 0,19 | NS | NS |
LSD0,05 (K) | 0,16 | NS | 0,19 | NS | 0,02 |
LSD0,05(N*K) | 0,35 | NS | 0,42 | NS | 0,04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lần Và Tỉ Lệ Bón Đạm, Lân Và Kali Cho Cà Phê
- Nghiên Cứu Về Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Cho Cây Cà Phê Vối Giai Đoạn Kinh Doanh Trên Đất Bazan
- Nghiên Cứu Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Cho Cây Cà Phê Vối Giai Đoạn Kinh Doanh Trên Đất Bazan
- Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Đến Cường Độ Quang Hợp, Cường
- Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Đến Năng Suất, Tỉ Lệ Hạt Cà Phê Nhân Xuất Khẩu
- Hiệu Quả Kinh Tế Và Hiệu Suất Đầu Tư Phân Bón Khi Bón Tăng Lượng Đạm Và Kali Cho Cà Phê Vối
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê
Các chỉ tiêu theo dõi
Công thức
- Hàm lượng CaO và MgO: Kết quả phân tích hàm lượng canxi và magie trong lá cà phê sau 2 năm thí nghiệm cho thấy có sự khác nhau giữa các công thức bón tăng lượng đạm, kali và các công thức bón kết hợp giữa đạm và kali với liều lượng khác nhau so với đối chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê ngoại trừ hàm lượng MgO trong lá của các công thức khi thay đổi mức bón phân kali tăng từ 30% đến 40% so với đối chứng cho kết quả hàm lượng kali trong lá đạt trung bình 0,35% (phụ biểu 1.15) có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Khi nghiên cứu hiệu quả của phân bón trung và vi lượng đối với cà phê vối Đắk Lắk tác giả Bùi Huy Hiền và cộng sự, (2007) [19] cho rằng: Nếu bón đủ (300 kg CaO/ha/năm), bón thiếu (không bón) canxi; Bón đầy đủ (120 kg MgO/ha/năm), bón thiếu (không bón) cho cà phê vối trên đất bazan đã làm cho tỉ lệ cây cà phê bạc lá cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng và năng suất cà phê nhân giảm từ 13,88% đến 16,27% so với bón đầy đủ. Đặc biệt hàm lượng MgO% trong lá có tương quan chặt chẽ tới số lượng diệp lục và carotenoit, các sắc tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình quang hợp và là cơ sở tạo năng suất cho cây trồng.
Như vậy, sau hai năm bón tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk từ 10% đến 40% so với đối chứng trên nền phân lân và phân chuồng cố định cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về hàm lượng đạm và kali trong lá cà phê.
3.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng các sắc tố quang hợp, quá trình sinh trưởng phát triển cà phê
3.1.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê
Sắc tố quang hợp là hợp chất duy nhất trong tự nhiên nhận năng lượng ánh sáng mặt trời để chuyển thành năng lượng hóa học trong các hợp chất hữu cơ. Hàm lượng các sắc tố quang hợp luôn biến động phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, cường độ và chất lượng ánh sáng, tuổi lá…Phân tích hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê của các công thức bón tăng đạm và kali sau hai năm thí nghiệm (bảng 3.3) cho thấy:
- Diệp lục a: Trong các phân tử diệp lục thì diệp lục a là chỉ tiêu quan trọng nhất và có liên quan chặt chẽ tới năng suất cây trồng nói chung và năng suất cà phê nói riêng. Số liệu phân tích về hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê các công thức bón phân sau 2 năm 2012 và 2013 cho thấy: Khi thay đổi lượng phân đạm bón cho cây cà phê từ mức bón N1 đến N5 có ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê tăng từ 1,57 mg/g lá tươi ở các công thức bón đạm với liều lượng đối chứng đến 1,80 mg/g lá tươi ở các công thức bón đạm với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng đạm bón theo công thức N4 và N5; Bón đạm cho cà phê ở mức N3 và N2 có sự sai khác về hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê nhưng không có ý nghĩa thống kê. Tương tự, khi thay đổi lượng phân kali bón cho cây cà phê từ mức bón K1 đến K5 có ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê tăng từ 1,57 mg/g lá tươi ở các công thức bón kali với liều lượng đối chứng đến 1,83 mg/g lá tươi ở các công thức bón kali với lượng tăng lên 40% và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng kali bón theo mức K4 và K5; Bón phân kali cho cà phê theo các công thức K3 và K2 có sự sai khác về hàm lượng đạm trong lá cà phê nhưng không có ý nghĩa thống kê (phụ biểu 1.16). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng tích cực đến hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê. Hàm lượng diệp lục a ở các công thức thí nghiệm có sự tương tác của hai yếu tố đạm và kali dao động từ 1,48 mg/g lá tươi đến 2,03 mg/g lá tươi và tăng từ 3% (N1K2 và N2K1) đến 37% (N5K5) so với đối chứng, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức có hàm lượng diệp lục tăng từ 34% so với đối chứng (N4K4, N4K5, N5K4 và N5K5) ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả phân tích của chúng tôi tương đương với nghiên cứu về hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê vối tại Đắk Lắk của Võ Văn Hoàng, (2010) [18] dao động từ 1,55 mg/g lá tươi đến 1,85 mg/g lá tươi và các tác giả Nguyễn Anh Dũng, Võ Thị Phương Khanh, Trần Trung Dũng, (2013) [91] dao động từ 1,60 mg/g lá tươi đến 1,87 mg/g lá tươi. Ở những công thức bón phân với liều lượng đạm và kali tăng từ 30% trở lên cho hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê cao hơn đôi chút so với các tác giả trên.
Tương quan giữa hàm lượng diệp lục a và năng suất
cà phê nhân y = -0.702x2 + 3.5268x - 0.5419 R2 = 0.8412
3.80
3.60
3.40
3.20
3.00
1.40
1.50
1.60
1.70
1.80
1.90
2.00
2.10
Hàm lượng diệp lục a (mg/g lá tươi)
Năng suất cà phê nhân (tấn/ha)
Đồ thị 3.3: Tương quan giữa diệp lục a và năng suất nhân khi bón tăng lượng
đạm và kali
Như vậy, y = - 0,702 x2 + 3,5268 x - 0,5419 là đường chuẩn cho tương quan giữa hàm lượng diệp lục a trong lá cà phê với năng suất cà phê nhân khi bón tăng lượng đạm và kali với (r = 0,92) chứng tỏ mối tương quan này là rất chặt. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Phan Văn Tân, (2001) [65] khi nghiên cứu về tương quan giữa diệp lục a và năng suất cà phê nhân tại Đắk Lắk cho rằng cho rằng tương quan giữa diệp lục a và năng suất cà phê tươi là rất chặt (r = 0,91).
- Diệp lục b: Hàm lượng diệp lục b và diệp lục tổng số trong lá cà phê được đánh giá không cao như diệp lục a nhưng cũng là những nhân tố quan trọng có liên quan tới năng suất cà phê. Hàm lượng diệp lục b ở các công thức bón đạm và kali tăng khác nhau dao động từ 0,92 mg/g lá tươi (đối chứng) đến 1,07 mg/g lá tươi ở công thức bón phân (N5K5). Sự sai khác về hàm lượng diệp lục b trong lá cà phê vối giai đoạn kinh doanh khi bón tăng lượng đạm hoặc khi bón tăng lượng kali lên đến 40% so với đối chứng cũng như bón kết hợp giữa đạm và kali sau hai năm 2012 và 2013 giữa các công thức bón phân không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Võ Văn Hoàng, (2010) [18] về hàm lượng diệp lục b trong lá cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan cho kết quả dao động từ 0,86 mg/g lá tươi đến 1,05 mg/g lá tươi.
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng các sắc tố quang hợp trong lá cà phê
Các chỉ tiêu theo dõi
Diệp lục a (mg/g lá tươi) | Diệp lục b (mg/g lá tươi) | Diệp lục tổng số (mg/g lá tươi) | Carotenoit (mg/g lá tươi) | |
N1K1(đ/c) | 1,48 | 0,92 | 2,33 | 0,97 |
N1K2 | 1,52 | 0,93 | 2,38 | 0,99 |
N1K3 | 1,54 | 0,94 | 2,45 | 1,12 |
N1K4 | 1,66 | 0,95 | 2,63 | 1,14 |
N1K5 | 1,67 | 0,96 | 2,63 | 1,24 |
N2K1 | 1,52 | 0,93 | 2,43 | 0,99 |
N2K2 | 1,54 | 0,93 | 2,47 | 1,01 |
N2K3 | 1,66 | 0,94 | 2,60 | 1,16 |
N2K4 | 1,69 | 0,99 | 2,67 | 1,19 |
N2K5 | 1,71 | 0,94 | 2,66 | 1,30 |
N3K1 | 1,55 | 0,99 | 2,54 | 1,23 |
N3K2 | 1,59 | 0,96 | 2,55 | 1,33 |
N3K3 | 1,57 | 0,97 | 2,54 | 1,35 |
N3K4 | 1,69 | 0,96 | 2,66 | 1,37 |
N3K5 | 1,74 | 0,97 | 2,64 | 1,40 |
N4K1 | 1,56 | 0,95 | 2,47 | 1,25 |
N4K2 | 1,63 | 0,96 | 2,53 | 1,29 |
N4K3 | 1,71 | 0,97 | 2,61 | 1,32 |
N4K4 | 1,99 | 1,01 | 2,98 | 1,39 |
N4K5 | 2,02 | 1,04 | 3,06 | 1,47 |
N5K1 | 1,64 | 0,94 | 2,27 | 1,24 |
N5K2 | 1,65 | 0,99 | 2,66 | 1,32 |
N5K3 | 1,67 | 0,98 | 2,65 | 1,34 |
N5K4 | 2,01 | 1,03 | 3,04 | 1,44 |
N5K5 | 2,03 | 1,07 | 3,10 | 1,46 |
CV(%) | 9,66 | 9,16 | 14,11 | 13,40 |
LSD0,05 (N) | 0,16 | NS | NS | 0,15 |
LSD0,05 (K) | 0,16 | NS | NS | 0,15 |
LSD0,05(N*K) | 0,35 | NS | NS | 0,34 |