Nghiên Cứu Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Cho Cây Cà Phê Vối Giai Đoạn Kinh Doanh Trên Đất Bazan

- Mẫu đất: lấy theo hình chiếu tán lá (cách gốc từ 1,2 - 1,4 m), lấy từ mặt đất xuống độ sâu 30 cm bằng khoan nông hóa chuyên dụng, mỗi cây lấy 1 mũi khoan, sau đó trộn đều làm mẫu đại diện cho ô.

- Mẫu lá: lấy ở cặp lá thứ 3 từ ngọn trở vào trên cành sinh trưởng bình thường, ở giữa tán, lấy bốn hướng đối diện và trên 5 cây (8 lá/cây) cách đều, sau đó trộn đều làm mẫu đại diện cho ô. Mẫu lá sau khi lấy về được rửa sạch để tiến hành phân tích hàm lượng các nguyên tố trong lá.

+ Đo đếm các chỉ tiêu, sinh trưởng phát triển, năng suất và tỉ lệ hạt cà phê xuất khẩu:

Thời gian đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, quang hợp có liên quan được tiến hành sau khi bón đạm, lân, kali hoặc phun phân vi lượng 15 đến 20 ngày ở từng đợt bón hoặc phun theo từng thí nghiệm cụ thể sau đó lấy kết quả trung bình theo từng năm và trung bình sau 2 năm thí nghiệm.

- Chiều dài cành dự trữ: Chiều dài cành dự trữ được đo từ chùm quả cuối cùng của cành đến mút cành.

- Số cành khô/cây: Đếm số cành khô từ khi triển khai thí nghiệm (sau khi cắt cành tạo hình) đến khi trước khi thu hoạch.

- Khối lượng 100 quả tươi, tỉ lệ quả tươi/nhân, năng suất cà phê nhân: Cà phê tươi vừa thu hoạch (cân và tính khối lượng 100 quả tươi và năng suất cà phê tươi toàn ô thí nghiệm), sau đó phơi hoặc sấy quả đến khi hạt cà phê nhân đạt ẩm độ 13%, sát tách vỏ (cân và tính tỉ lệ tươi/nhân và năng suất cà phê nhân).

- Tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu: Là tỉ lệ % hạt cà phê nhân trên sàng được áp dụng theo tiêu chuẩn cà phê nhân xuất khẩu áp dụng cho cà phê vối (TCVN 4193

- 2005) như sau: sàng 18 (đường kính lỗ sàng >7,1 mm), sàng 16 (>6,3 mm) và

được phân ra các hạng từ đặc biệt đến hạng 1 với số lỗi và lượng mẫu quy định.

2.3.3. Phương pháp phân tích

Các chỉ tiêu về đất và lá cà phê được phân tích tại Viện Công nghệ sinh học và Môi trường (CNSH&MT), Trường Đại học Tây Nguyên.

- Phương pháp xác định hàm lượng sắc tố quang hợp trong lá cà phê như sau: diệp lục a, diệp lục b, diệp lục tổng số và carrotenoit đo bằng phương pháp quang

phổ (Yoshida and Forno, 1976). Lá cà phê tươi sau khi thu mẫu rửa sạch được cắt nhỏ, chiết trong aceton 80%, pha loãng và đo ở các bước sóng 663 nm, 645 nm và

440.5 nm bằng máy quang phổ UV-Vis, Jastro, Nhật Bản. Ca = 0.0127. D663 – 0.00269. D645

Cb (mg.g-1 lá tươi) = 0.0299. D645 – 0.00468. D663

Ccar(mg.g-1 lá tươi) = 0.004695. D440.5 – 0.000268.(Ca+Cb).

- Phương pháp đo cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào tại vườn cà phê thí nghiệm tại xã Ea’kpam, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk (thời gian đo từ 10h30 đến 13h30) bằng máy đo quang hợp chuyên dụng TPS - 2 của Hoa Kỳ.

- Phương pháp phân tích các chất trong đất và lá cà phê:

- pHKCl : Đo bằng pH met

- C hữu cơ % : Bằng phương pháp quang phổ Walkley-Black

- N % : Xác định bằng phương pháp Kjeldahl

- P2O5 % : Xác định bằng phương pháp so màu quang điện

- P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất) : Xác định bằng phương pháp Oniani

- CEC: Xác định bằng phương pháp Amon axetat (pH=7)

- Kali, canxi, magie, kẽm, bo: Xác định bằng phương pháp quang phổ hấp phụ nguyên tử AAS (A 7000, Shimazu, Nhật Bản) theo TCVN ban hành kèm theo Quyết định số 1570/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.3.4. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

+ Tính toán hiệu quả kinh tế:

- Lợi nhuận = tổng thu - tổng chi.

- Hiệu suất đầu tư phân bón được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu (lợi nhuận và lợi nhuận/chi phí phân bón).

+ Xử lý số liệu:

Các số liệu thu thập trong quá trình thí nghiệm ở tất cả các bảng biểu trong Luận án được lấy trung bình sau hai năm 2012 và 2013 sau đó tổng hợp, xử lý thống kê bằng chương trình Excel và phần mềm xử lý thống kê Minitab 16.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Nghiên cứu liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong đất và lá cà phê

3.1.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính đất

Để đánh giá ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính đất chúng tôi tiến hành lấy mẫu đất trước thí nghiệm và 4 lần/năm sau khi bón phân 15 đến 20 ngày, phân tích và kết quả trung bình theo dõi sau năm 2012 và 2013 được ghi nhận tại bảng 3.1a và 3.1b cho thấy:

- Nồng độ pHKCL trong đất giữa các công thức thí nghiệm khi bón tăng lượng đạm và kali có sự khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê. Độ chua thấp nhất là công thức bón phân N2K3 đạt 4,15 và cao nhất là công thức bón phân N4K4 đạt 4,63. Theo Đỗ Ánh, (2003) [2] khi nghiên cứu về độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng tác giả cho rằng khi độ chua trong đất thấp (pHKCL<3) sẽ hạn chế đối với rất nhiều loại cây trồng, khi pHKCL dao động từ 3 đến 4 hạn chế vừa và khi pHKCL >4 sẽ hạn chế ít đến quá trình sinh trưởng và phát triển. Trong các công thức thí nghiệm của chúng tôi cho kết quả pHKCL>4 ở tất cả các công thức và theo tác giả Đỗ Ánh, thì độ chua trong đất tại địa điểm thí nghiệm ít ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất của cây cà phê.

- Hàm lượng hữu cơ: Hàm lượng hữu cơ trong đất của các công thức bón kết hợp phân đạm và kali tăng từ 10% đến 40% tại địa điểm thí nghiệm ở huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk cho kết quả dao động từ thấp nhất đạt 2,99% đến cao nhất đạt 3,41%. Kết quả này tương đương với kết quả phân tích của tác giả Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] khi phân tích hàm lượng hữu cơ trong các mẫu đất tại công ty cà phê EaPok và công ty cà phê EaHnin, huyện CưMgar lần lượt cho kết quả là 3,07% và 3,76%. Khi bón riêng rẽ lượng phân đạm, phân kali hoặc bón kết hợp giữa đạm và kali ở các mức khác nhau có sự khác nhau về hàm lượng chất hữu cơ trong đất so với công thức đối chứng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

Công thức Hữu cơ

CEC Ca2+ Mg2+



(%)

(lđl/100g đất)

(lđl/100g đất)

(lđl/100g đất)

Trước TN

4,33

3,10

16,04

2,71

2,02

N1K1(đ/c)

4,35

3,10

16,09

2,81

2,09

N1K2

4,40

3,11

17,40

2,85

2,08

N1K3

4,51

3,17

16,32

2,75

2,24

N1K4

4,62

3,15

18,17

2,81

2,11

N1K5

4,27

3,16

17,58

2,85

2,12

N2K1

4,56

3,28

17,09

2,78

2,16

N2K2

4,16

3,03

16,00

2,90

1,97

N2K3

4,15

3,05

15,77

2,90

2,16

N2K4

4,32

3,02

16,70

2,67

1,97

N2K5

4,25

3,00

16,51

2,81

2,17

N3K1

4,43

3,14

18,31

2,77

2,05

N3K2

4,16

3,21

16,47

2,85

2,19

N3K3

4,26

2,99

17,57

2,77

2,20

N3K4

4,56

3,36

17,17

2,67

2,04

N3K5

4,48

3,10

17,27

3,06

1,96

N4K1

4,61

3,12

16,90

2,64

2,14

N4K2

4,47

3,07

16,39

2,92

2,33

N4K3

4,47

3,22

16,11

2,83

2,57

N4K4

4,63

3,34

17,91

3,03

2,21

N4K5

4,47

3,33

17,69

3,12

2,29

N5K1

4,38

3,09

17,24

2,77

2,10

N5K2

4,54

3,18

16,67

2,53

1,98

N5K3

4,56

3,27

17,27

2,75

2,05

N5K4

4,57

3,32

16,50

3,07

2,47

N5K5

4,36

3,41

17,27

3,09

2,38

CV(%)

7,48

9,03

6,76

9,59

10,98

LSD0,05 (N)

NS

NS

NS

NS

0,16

LSD0,05 (K)

NS

NS

NS

NS

NS

LSD0,05(N*K)

NS

NS

NS

NS

0,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 8

Bảng 3.1a: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính đất (tầng 0-30 cm)

Các chỉ tiêu theo dõi

pHKCL

- Dung tích hấp phụ (CEC): Theo dõi số liệu trung bình sau hai năm về dung tích hấp phụ trong đất của 25 công thức bón phối hợp hai yếu tố đạm và kali cho cà phê vối đạt mức trung bình khá (15,77 lđl/100 g đất đến 18,31 lđl/100 g đất), có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê giữa các công thức so với đối chứng và trước khi bón phân. Kết quả phân tích này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] trên đất trồng cà phê tại Đắk Nông dao động từ 8,70 đến 14,40 lđl/100g đất (năm 1996) và 12,20 đến 17,20 lđl/100g đất (năm 2006).

- Hàm lượng Ca2+ và Mg2+: Canxi và magie là hai nguyên tố trung lượng rất

cần thiết cho cây cà phê, đặc biệt đối với đất đỏ bazan mặc dù là loại đất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển nhưng không phải đất ở khu vực nào hàm lượng hai nguyên tố này cũng phù hợp theo yêu cầu của cây trồng. Phân tích hàm lượng Ca2+ và Mg2+ trong đất của các công thức sau hai năm thí nghiệm chúng tôi nhận thấy có sự khác nhau giữa các công thức so với đối chứng. Tuy nhiên sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê giữa nhóm công thức bón tăng lượng đạm ở mức 30% (phụ biểu 1.9) so với đối chứng ở mức 95% (đối với hàm lượng Mg2+), các công thức bón tăng lượng phân kali và bón kết hợp giữa đạm và kali có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê. Khi nghiên cứu về vai trò của canxi và magie trong đất tác giả Boyer, (1982) [88] cho rằng khi hàm lượng Mg2+ trao đổi trong đất tăng mà hàm lượng Ca2+ trao đổi không tăng thì cấu trúc của đất trở nên thô hơn và nếu tỉ lệ Ca2+/Mg2+ <1,0 thì cấu trúc đất rất không ổn định, nằm trong mức báo động. Kết quả phân tích về tỉ lệ Ca2+/Mg2+ trong đất của các công thức bón phân trước và sau thí nghiệm cho thấy tỉ lệ này đạt thấp nhất từ 1,10 (N4K3), cao nhất 1,56 (N3K5). Như vậy, đối chiếu với kết luận của Boyer thì cấu trúc đất tại khu vực thí nghiệm vẫn giữ được sự ổn định chưa tới mức báo động.

- Hàm lượng đạm: Nhìn chung hàm lượng đạm tổng số trong đất của các công thức bón đạm và kali khác nhau dao động từ 0,20% đến 0,26% thể hiện đất khu vực thí nghiệm có hàm lượng đạm tổng số khá giàu. Các công thức bón phân đạm tăng ở mức 40% so với đối chứng (phụ biểu 1.3) cho hàm lượng đạm tổng số trong đất cao hơn so với công thức đối chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Các công thức bón tăng lượng phân kali và kết hợp tăng phân đạm và kali cho kết quả

hàm lượng đạm trong đất khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích của chúng tôi về hàm lượng đạm trong đất cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Sanh, (2009) [59] tại 7 công ty, nông trường cà phê tại tỉnh Đắk Lắk cho kết quả hàm lượng đạm trong đất dao động từ 0,16% (nông trường Chư Pul, huyện CưMgar) đến 0,23% (công ty cà phê Thắng Lợi, huyện Krôngpak). Nếu hàm lượng đạm tổng số trong đất đạt mức >0,30% là mức đặc biệt giàu, đối với đất bazan trồng cà phê, mức này có thể đạt được khi bón rất nhiều phân đạm hoặc ở những vùng đất mới khai hoang.

- Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu: Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất của các công thức bón phối hợp đạm và kali khác nhau có sự sai khác nhưng không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với thực tế trong thí nghiệm của chúng tôi lượng phân lân được bón theo đúng quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (95 kg P2O5/ha) ở tất cả 25 công thức nên sự khác biệt là không rõ. Nghiên cứu của Nguyễn Tử Siêm và Trần Khải, (1996) [62] về hàm lượng lân trong đất cho rằng: Đất nâu đỏ được hình thành từ đá mẹ bazan có hàm lượng lân tổng số khá cao, dao động từ 0,20% đến 0,30% và hàm lượng lân tổng số đối với đất trồng cà phê ở tầng đất mặt >0,10% đã được coi là giàu. Kết quả phân tích hàm lượng lân tổng số ở tầng đất mặt trong các công thức thí nghiệm dao động từ 0,17% đến 0,21%, như vậy có thể coi hàm lượng lân tổng số trong đất khu vực thí nghiệm là giàu. Đối với hàm lượng lân dễ tiêu của các công thức thí nghiệm dao động từ 7,30 mg/100g đất đến 8,40 mg/100g đất. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Lương Đức Loan và Nguyễn Tử Siêm, (1987) [33] cho rằng: Trên đất nâu đỏ bazan lân thường bị giữ chặt và hàm lượng lân dễ tiêu cần đạt 8 mg/100g đất mới có thể coi là đủ cho cây trồng và Lê Hồng Lịch, 2008 [32] trên đất bazan trồng cà phê tại Đắk Lắk cho hàm lượng lân dễ tiêu trong vườn cà phê kinh doanh khi bón muồng hoa vàng, cây lạc và phân chuồng tương ứng là: 7,30; 9,80 và 8,50 mg/100g đất. Nhưng lại cao hơn rất nhiều so với kết quả phân tích của tác giả Tôn Nữ Tuấn Nam, (2005) [50] trên đất bazan trồng cà phê từ 10 - 15 năm tuổi cho kết quả hàm lượng lân dễ tiêu là 3,71 mg/100g đất.


N

P2O5

K2O

P2O5

K2O

Trước TN

0,20

0,17

0,10

7,31

16,32

N1K1(đ/c)

0,21

0,19

0,10

7,45

16,79

N1K2

0,22

0,18

0,12

7,46

17,45

N1K3

0,21

0,18

0,12

7,51

17,36

N1K4

0,21

0,19

0,11

7,30

17,40

N1K5

0,20

0,19

0,13

7,49

17,50

N2K1

0,21

0,20

0,12

7,64

17,39

N2K2

0,20

0,19

0,11

7,55

17,59

N2K3

0,21

0,19

0,11

7,25

17,81

N2K4

0,22

0,20

0,11

7,78

19,10

N2K5

0,22

0,19

0,14

7,82

20,39

N3K1

0,21

0,20

0,11

7,42

17,52

N3K2

0,23

0,20

0,10

7,77

17,87

N3K3

0,22

0,19

0,12

7,50

17,54

N3K4

0,20

0,20

0,13

7,76

18,70

N3K5

0,22

0,19

0,14

7,53

18,63

N4K1

0,21

0,20

0,11

7,76

17,19

N4K2

0,20

0,19

0,11

7,59

17,69

N4K3

0,22

0,19

0,12

7,39

18,40

N4K4

0,23

0,22

0,13

8,13

19,61

N4K5

0,24

0,21

0,13

7,94

19,96

N5K1

0,23

0,19

0,11

7,64

17,24

N5K2

0,24

0,19

0,10

7,33

17,55

N5K3

0,24

0,18

0,11

7,69

17,86

N5K4

0,26

0,21

0,13

8,22

22,07

N5K5

0,26

0,21

0,14

8,40

22,64

CV(%)

11,99

9,66

14,89

7,96

12,27

LSD0,05 (N)

0,02

NS

NS

NS

NS

LSD0,05 (K)

NS

NS

0,01

NS

1,57

LSD0,05(N*K)

0,04

NS

0,02

NS

3,52

Bảng 3.1b: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến một số chỉ tiêu hóa tính đất (tầng 0-30 cm)

Chất tổng số (%) Chất dễ tiêu (mg/100g đất)

Công thức

- Hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu: Kết quả phân tích hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu trong đất (bảng 3.1b) cho thấy: Hàm lượng kali tổng số của các công thức bón phối hợp giữa đạm và kali dao động từ 0,10% đến 0,14% và kali dễ tiêu từ 16,79 mg/100g đất đến 22,64 mg/100g đất. Sự khác nhau về hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu trong đất chỉ có ý nghĩa thống kê ở các công thức bón kali tăng lên 40% so với đối chứng (phụ biểu 1.5 và 1.7). Các công thức bón tăng lượng đạm và các công thức bón phân có sự tương tác cả 2 yếu tố sau hai năm thí nghiệm có sự sai khác về hàm lượng kali tổng số và dễ tiêu nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng kali tổng số và kali dễ tiêu trong đất các công thức bón đạm và kali thuộc loại nghèo và cần thiết phải bổ sung lượng phân kali hàng năm để nâng cao hàm lượng kali trong đất. Kết quả này cũng phù hợp với kết luận của Trình Công Tư và Phan Sơn Hải, (2007) [77] khi phân tích hàm lượng kali tổng số trong đất bazan ở tầng 0 - 30 cm đạt từ 0,10% đến 0,15% và Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] khi nghiên cứu về hàm lượng kali tổng số trên đất bazan trồng cà phê tại Đắk Nông dao động từ 0,08% đến 0,15%.

Như vậy, sau 2 năm thí nghiệm 2012 và 2013 khi bón tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk từ 10% đến 40% so với công thức đối chứng trên nền phân lân và phân chuồng cố định theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy chưa có sự khác biệt về hàm lượng chất hữu cơ, lân tổng số và dễ tiêu, Ca2+, CEC và pH KCL trong đất trồng cà phê.

3.1.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong lá cà phê

- Hàm lượng lân: Hàm lượng lân trong lá cà phê của các công thức bón phối hợp giữa đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk lắk sau hai năm thí nghiệm cho kết quả thấp nhất đạt 0,14%, cao nhất đạt 0,17% (bảng 3.2) và sự sai khác về hàm lượng lân trong lá giữa các công thức bón đạm, kali ở các mức khác nhau hoặc bón phối hợp giữa phân đạm và kali với liều lượng khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với thực tế sản xuất bởi lân là yếu tố được bón cố định ở tất cả các công thức là 95 kg P2O5 nên sự khác biệt sau

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022