Ảnh Hưởng Của Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Đến Cường Độ Quang Hợp, Cường

- Diệp lục tổng số: Diệp tục tổng số của các các công thức bón kết hợp tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan sau hai năm thí nghiệm cho kết quả thấp nhất đạt 2,33 mg/g lá tươi (N1K1) đến cao nhất đạt 3,10 mg/g lá tươi (N5K5). Sự sai khác về hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cà phê vối giai đoạn kinh doanh khi bón tăng lượng đạm hoặc khi bón tăng lượng kali từ 10% đến 40% so với đối chứng cũng như bón kết hợp tăng cả đạm và kali sau hai năm 2012 và 2013 giữa các công thức bón phân không có ý nghĩa thống kê mặc dù ở công thức bón phân N5K5 cho hàm lượng diệp lục tổng số cao hơn công thức đối chứng đến 33%. So sánh với hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cà phê vối trong nghiên cứu của Võ Văn Hoàng, (2010) [18] (2,47 - 2,90 mg/g lá tươi) thì khoảng dao động hàm lượng diệp lục tổng số của chúng tôi rộng hơn do số công thức thí nghiệm lớn (25 công thức) và liều lượng phân đạm và kali tăng cao từ 10% đến 40%. Sự gia tăng hàm lượng diệp lục tổng số thường do hai nguyên nhân chủ yếu đó là chế độ dinh dưỡng tốt hơn hoặc cường độ ánh sáng yếu hơn buộc lá phải tăng cơ quan tiếp nhận ánh sáng hoặc do cả hai. Trong trường hợp này thiên về chế độ dinh dưỡng nhiều hơn do mẫu lá cà phê được lấy trong cùng một thời điểm và khi đó có thể coi là cường độ ánh sáng khu vực thí nghiệm tương đối giống nhau. Điều này cũng cho thấy hàm lượng diệp lục lá cà phê thay đổi linh hoạt với chế độ dinh dưỡng khác nhau và hàm lượng diệp lục tổng số tăng chủ yếu là do diệp lục a (3% đến 37%), trong khi đó hàm lượng diệp lục b tăng ít hơn từ 1% đến 16%.

- Carotenoit: Khi thay đổi lượng phân đạm, phân kali từ 10% đến 40% so với đối chứng ở các công thức bón phân đã cho kết quả hàm lượng carotenoit trong lá tăng trung bình từ 1,09 mg/g lá tươi đến 1,36 mg/g lá tươi (đối với khi tăng lượng đạm ở các mức khác nhau và sự gia tăng này chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 95% đối với các công thức bón đạm tăng từ 20%) và từ 1,14 mg/g lá tươi đến 1,37 mg/g lá tươi (đối với khi tăng lượng kali ở các mức khác nhau) và sự gia tăng này có ý nghĩa thống kê ở mức 95% đối với các công thức bón kali tăng từ 30% (phụ biểu 1.19). Tương tự, các công thức bón phân khác nhau khi thay đổi cả hai yếu tố đạm và kali đã làm tăng hàm lượng carotenoit trong lá từ 0,97 mg/g lá tươi (N1K1) đến 1,47 mg/g lá tươi (N4K5) và có 8 công thức bón phân cho hàm lượng carotenoit trong lá từ 1,32 mg/g lá tươi (tăng 36%

so với đối chứng) có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Đối chiếu với kết quả của tác giả khác khi nghiên cứu về hàm lượng carotenoit trong lá cà phê vối thì khoảng gia tăng trong thí nghiệm của chúng tôi rộng hơn so với khoảng gia tăng từ 0,83 - 0,96 mg/g lá tươi trong nghiên cứu của tác giả Võ Văn Hoàng, (2010) [18] có thể do lượng phân bón của tác giả chỉ bón theo đúng quy trình của Bộ NN&PTNT, thấp hơn lượng bón trong thí nghiệm của chúng tôi. Chức năng quan trọng nhất của carotenoit là bảo vệ diệp lục, hạn chế những tác động bất lợi của bức xạ ánh sáng sóng ngắn cường độ mạnh của ánh sáng mặt trời. Như vậy, khi bón phân với liều lượng đạm và kali tăng khác nhau đã làm cho khả năng chịu cường độ ánh sáng mạnh tốt hơn nhờ việc gia tăng hàm lượng carotenoit trong lá góp phần nâng cao năng suất cà phê nhân.

Rõ ràng, khi bón tăng lượng đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh từ 10% đến 40% so với đối chứng trên nền lân và phân chuồng cố định sau 2 năm thí nghiệm 2012 và 2013 cho thấy có sự khác biệt khá rõ về hàm lượng diệp lục a và carotenoit trong lá cà phê.

3.1.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến cường độ quang hợp, cường

độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào

Chúng tôi tiến hành theo dõi đo các chỉ tiêu liên quan đến cường độ quang hợp (CĐQH), cường độ thoát hơi nước (CĐTHN), độ mở khí khổng (ĐMKH) và nồng độ CO2 trong gian bào (NĐCO2) của lá cà phê trong các công thức bón tăng lượng đạm và kali khác nhau năm 2012 và 2013 bằng máy đo chuyên dụng TPS - 2. Mỗi năm đo 4 lần sau bón phân 15 đến 20 ngày (đo trong thời gian từ 10h30 đến 13h30 trong ngày) song song với đo cường độ ánh sáng (CĐAS) cùng một thời điểm. Đối với CĐAS tại khu vực thí nghiệm trong các lần đo luôn đạt mức trung bình từ 30.000 lux đến 60.000 lux; Theo tác giả Phạm Quang Anh, (1985) [1] cường độ ánh sáng cực thuận đối với quang hợp của cây cà phê khoảng từ 23.000 -

27.000 lux thì CĐAS mà chúng tôi tiến hành đo tại địa điểm thí nghiệm là dư thừa đối với cây cà phê. Mặc dù ảnh hưởng của CĐAS mặt trời đến CĐQH của của lá cà phê rất phức tạp, khi tiến hành đo tại thực địa con số ghi nhận có thể thay đổi rất lớn chỉ trong một vài giây nhưng trong cùng một thời gian dài (khoảng 3 giờ mỗi lần đo, đo 8 lần trong 2 năm với 3 lần lặp lại mỗi lần đo sau đó lấy số trung bình) có thể

xem CĐAS là tương đối ổn định để đánh giá ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến CĐQH của cây trồng. Kết quả theo dõi được ghi nhận tại bảng 3.4 cho thấy:

Tương quan giữa CĐQH và năng suất cà phê nhân

y = -0.0029x + 0.1743x + 1.1959

R2 = 0.7953

2

3.80


3.60


3.40


3.20


3.00

14.00

16.00

18.00

20.00

22.00

24.00

26.00

Cường độ quang hợp (μmol/m2/s)

Năng suất cà phê nhân (tấn/ha)

- Cường độ quang hợp: Cường độ quang hợp của cây trồng biến động rất lớn, phụ thuộc vào từng loại cây trồng, cường độ ánh sáng và chế độ dinh dưỡng. Ghi nhận về cường độ quang hợp của các công thức có lượng đạm tăng từ mức N1 đến N5 cho kết quả sau 2 năm dao động từ 15,40 μmol/m2/s đến 20,08 μmol/m2/s và có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 95% ở tất cả các mức bón đạm so với đối chứng. Bón tăng lượng kali ở các mức tương ứng từ K1 đến K5 cho kết quả từ 16,23 μmol/m2/s đến 20,13 μmol/m2/s và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở nhóm các công thức bón kali tăng từ 20% trở lên so với đối chứng (phụ biểu 1.21). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali ở các liều lượng khác nhau cho cường độ quang hợp trong lá cà phê cũng khác nhau, thấp nhất là 15,06 μmol/m2/s (N1K1) và cao nhất đạt 24,97 μmol/m2/s (N5K5) và có 6 công thức bón phân đạm và kali có CĐQH tăng từ 27% (N5K3) đến 66% (N5K5) so với đối chứng có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Cường độ quang hợp chúng tôi đo được trong các công thức thí nghiệm bón tăng lượng đạm và kali cao hơn kết quả của Phan Văn Tân, (2001) [65] khi đo CĐQH của lá cà phê vối tại Đắk Lắk là 14,68 μmol/m2/s. Sự khác biệt này do chế độ dinh dưỡng khác nhau và một phần do sử dụng máy đo khác nhau.



Đồ thị 3.4: Tương quan giữa CĐQH và năng suất nhân khi bón tăng lượng

đạm và kali

Như vậy, y = -0,0029 x2 + 0,1743 x + 1,1959 là đường chuẩn cho tương quan giữa cường độ quang hợp với năng suất cà phê nhân khi bón tăng lượng đạm và kali với (r = 0,89) và đây là mối tương quan rất chặt

- Cường độ thoát hơi nước của cây trồng phụ thuộc vào từng loại cây trồng, diện tích lá, cường độ ánh sáng tại thời điểm đo và một phần do chế độ dinh dưỡng. Chúng tôi tiến hành đo cường độ thoát hơi nước của lá cà phê các công thức thí nghiệm cùng lúc với đo CĐAS cho thấy: Cường độ thoát hơi nước của các công thức khi bón tăng lượng đạm từ mức bón N1 đến N5 dao động từ 1,00 mmol/m2/s đến 1,33 mmol/m2/s và các công thức bón tăng kali từ mức bón K1 đến K5 dao động từ 1,08 mmol/m2/s đến 1,28 mmol/m2/s (phụ biểu 1.20). Các công thức bón kết hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan sau hai năm thí nghiệm cho kết quả CĐTHN dao động thấp nhất đạt 0,93 mmol/m2/s đến cao nhất đạt 1,49 mmol/m2/s (bảng 3.4) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê.

- Độ mở khí khổng: Ngược lại với cường độ thoát hơi nước đối với độ mở khí khổng của lá cà phê các công thức thí nghiệm có sự thay đổi rất lớn. Độ mở khí khổng của các công thức bón đạm ở các mức khác nhau cho cà phê vối sau hai năm 2012 và 2013 dao động từ 1.230 mmol/m2/s đến 1.320 mmol/m2/s; Tương tự khi bón kali ở các mức khác nhau dao động từ 1.288 mmol/m2/s đến 1.346 mmol/m2/s (phụ biểu 1.23). Đối với các công thức bón kết hợp giữa hai yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan sau hai năm thí nghiệm cho kết quả trung bình về độ mở khí khổng dao động từ 1.154 mmol/m2/s (N1K1) đến 1.453 mmol/m2/s (N5K4). Mặc dù có sự chênh lệch về độ mở khí khổng trong lá cà phê khá lớn giữa các công thức nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này tương đương với kết quả đo độ mở khí khổng của tác giả Trịnh Nguyên Vũ, (2013) [85] ở giới hạn dưới và cao hơn ở giới hạn trên khi đo độ mở khí khổng của lá cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại Đắk Nông dao động từ 1.143 mmol/m2/s đến

1.285 mmol/m2/s với cùng loại máy đo chuyên dụng TPS -2 nhưng thấp hơn về liều

lượng bón đạm và kali dẫn tới kết quả khác nhau.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến cường độ quang hợp, cường độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào

Các chỉ tiêu theo dõi


Công thức

Cường độ QH (μmol/m2/s)

Cường độ THN (mmol/m2/s)

Độ mở KK (mmol/m2/s)

Nồng độ CO2 (μmol/m2/s)

N1K1(đ/c)

15,06

0,93

1.154

320

N1K2

15,17

0,96

1.173

315

N1K3

15,07

1,00

1.169

318

N1K4

15,60

1,05

1.290

327

N1K5

16,10

1,07

1.366

314

N2K1

16,73

0,97

1.348

328

N2K2

17,53

1,21

1.295

324

N2K3

17,50

1,19

1.368

320

N2K4

17,87

1,29

1.353

332

N2K5

17,27

1,23

1.293

330

N3K1

17,53

1,21

1.308

336

N3K2

17,13

1,28

1.306

338

N3K3

17,47

1,24

1.145

347

N3K4

17,63

1,29

1.330

344

N3K5

18,13

1,24

1.302

346

N4K1

15,77

1,08

1.337

348

N4K2

17,77

1,09

1.360

353

N4K3

19,93

1,20

1.243

353

N4K4

21,43

1,17

1.183

352

N4K5

24,20

1,35

1.354

350

N5K1

16,07

1,22

1.293

354

N5K2

17,13

1,33

1.140

355

N5K3

19,10

1,25

1.300

359

N5K4

23,13

1,34

1.453

360

N5K5

24,97

1,49

1.417

364

CV(%)

27,93

22,34

14,03

7,59

LSD0,05 (N)

1,51

NS

NS

18,40

LSD0,05 (K)

1,51

NS

NS

NS

LSD0,05(N*K)

3,37

NS

NS

41,15

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 10

- Nồng độ CO2 trong gian bào: Diễn biến nồng độ CO2 trong gian bào trong lá cà phê của các công thức bón phân đạm và kali thay đổi liên tục phụ thuộc rất nhiều vào cường ánh sáng khi đo và chế độ dinh dưỡng của từng công thức. Kết quả đo nồng độ CO2 trong gian bào của lá cà phê vối ở các công thức bón phối hợp hai yếu tố đạm và kali với liều lượng khác nhau cho thấy nồng độ thấp nhất ở công thức bón phân (N1K5) đạt 314 μmol/m2/s và cao nhất ở công thức (N5K5) đạt 364 μmol/m2/s và sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Khi tăng mức bón đạm từ 10% đến 40% cho cà phê dẫn tới nồng độ CO2 trong gian bào dao động từ 318

μmol/m2/s đến 358 μmol/m2/s (phụ biểu 1.22) nhưng sự khác nhau này chỉ có ý

nghĩa thống kê mức 95% khi bón tăng lượng đạm từ 20% trở lên so với đối chứng. Điều này thể hiện sự gia tăng nồng độ CO2 trong gian bào có thể phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng (đặc biệt là yếu tố đạm) hoặc cường độ ánh sáng hoặc cả hai. Theo quan điểm của chúng tôi thiên về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng giữa các công thức bón đạm và kali khác nhau dẫn tới nồng độ CO2 trong gian bào khác nhau.

Sau hai năm thí nghiệm 2012 và 2013 cho thấy bón đạm và kali ở các mức

khác nhau, đặc biệt là tăng lượng đạm từ 20% đến 40% so với đối chứng đã có ảnh hưởng rất rõ tới cường độ quang hợp trong lá cà phê; Đối với cường độ thoát hơi nước và độ mở khí khổng thì sự khác biệt là không rõ ràng.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến chiều dài cành dự trữ, số cành khô, tốc độ ra đốt trong mùa mưa

Đặc điểm của cây cà phê vối là không ra hoa trên đốt cũ và số đốt phát sinh trong năm nay sẽ ra quả ở năm sau. Vì vậy, chiều dài cành dự trữ và số lượng đốt/cành là chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định năng suất của cây cà phê qua các năm. Chiều dài cành dự trữ và tốc độ ra đốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố tác động mạnh nhất là chế độ dinh dưỡng. Phân tích số liệu về chiều dài cành dự trữ, số cành khô trên cây và tốc độ ra đốt trong 6 tháng mùa mưa của các công thức bón đạm và kali khác nhau cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk sau hai năm thí nghiệm 2012 và 2013 (bảng 3.5) cho thấy:

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của liều lượng bón đạm và kali đến chiều dài cành dự trữ, số cành khô, tốc độ ra đốt trong mùa mưa

Các chỉ tiêu theo dõi

Công thức

Dài dài cành dự trữ (cm)

Tốc độ ra đốt (đốt/6 tháng)

Số đốt/cành (đốt)

Số cành khô

/cây (cành)

N1K1(đ/c)

36,07

5,61

8,17

12,23

N1K2

36,10

5,63

8,20

12,19

N1K3

37,12

5,69

8,10

12,18

N1K4

37,76

5,52

8,63

12,15

N1K5

35,31

5,81

8,30

12,16

N2K1

37,88

5,33

8,38

11,58

N2K2

36,91

5,74

7,93

11,28

N2K3

36,79

5,47

8,30

11,94

N2K4

36,92

5,57

8,77

11,39

N2K5

35,69

5,68

8,28

10,71

N3K1

36,27

5,38

8,40

12,31

N3K2

36,85

5,67

8,46

11,01

N3K3

38,35

5,59

8,08

12,80

N3K4

37,20

5,60

8,64

11,59

N3K5

37,65

5,79

7,94

11,42

N4K1

37,46

5,46

8,49

11,94

N4K2

37,85

5,53

8,20

11,20

N4K3

37,07

5,68

8,01

12,29

N4K4

41,44

6,06

8,51

10,23

N4K5

43,30

6,14

8,68

9,92

N5K1

36,77

5,48

8,00

11,35

N5K2

37,91

5,71

7,86

11,31

N5K3

39,46

5,49

8,79

10,04

N5K4

42,68

6,37

9,04

9,93

N5K5

43,09

6,29

9,18

9,54

CV(%)

10,29

10,14

7,71

14,68

LSD0,05 (N)

1,99

NS

NS

0,77

LSD0,05 (K)

1,99

NS

NS

0,77

LSD0,05 (N*K)

4,42

NS

NS

1,72

- Chiều dài cành dự trữ: Cà phê là cây dài ngày, khả năng cho năng suất cao và ổn định trong năm sau phụ thuộc rất lớn vào lượng phân bón năm trước để tạo một lượng cành dự trữ nhất định. Khi thay đổi lượng phân đạm bón cho cây cà phê với các mức bón từ N1 đến N5 có ảnh hưởng trực tiếp đến chiều dài cành dự trữ dao động trung bình từ 36,47 cm đến 39,98 cm và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với lượng đạm bón cho cà phê tăng ở mức 30% so với đối chứng. Tương tự, khi thay các mức bón kali cho cây cà phê từ K1 đến K5 có ảnh hưởng đến chiều dài cành dự trữ dao động từ 36,89 cm đến 39,01 cm và có ý nghĩa thống kê ở mức 95% với mức kali từ K4 và K5; Bón phân kali cho cà phê theo các mức K3 và K2 có sự sai khác về chiều dài cành dự trữ nhưng không có ý nghĩa thống kê (phụ biểu 1.24). Khi bón phối hợp giữa 2 yếu tố đạm và kali cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh đã có ảnh hưởng tích cực chiều dài cành dự trữ của cây cà phê dao động từ 35,31 cm đến 43,09 cm, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở 4 công thức có chiều dài cành dự trữ tăng từ 15% (N4K4) đến 20% (N4K5) so với đối chứng ở mức ý nghĩa 95%. Kết quả nghiên cứu về chiều dài cành dự trữ sau 2 năm bón tăng đạm và kali của chúng tôi cao hơn so với tác giả Lê Hồng Lịch, (2008) [32] khi nghiên cứu ảnh hưởng của lân đến chiều dài cành dự trữ cà phê vối tại Đắk Lắk cho rằng: Với mức bón lân 100 kg P2O5, kali 300 kg K2O và đạm tăng 4 mức từ 200 đến 350 kg N/ha cho chiều dài cành dự trữ dao động từ 33,8 đến 37,1 cm. Rõ ràng, bón phân cân đối, đặc biệt là đạm và kali có ảnh hưởng rõ nét đến chiều dài cành dự trữ cây cà phê.

- Tổng số đốt/cành và tốc độ ra đốt: Bón phân cho cà phê vối với lượng đạm và kali tăng từ 10% đến 40% qua 6 tháng mùa mưa cho kết quả số đốt/cành và tốc độ ra đốt ở các công thức là khác nhau nhưng không có ý nghĩa thống kê ở mức. So sánh cùng ở thí nghiệm này năm 2012 tốc độ ra đốt và số đốt/cành có sự chênh lệch rất ít do phụ thuộc vào lượng phân bón của năm 2011. Đến năm 2013 và số liệu trung bình hai năm cho thấy có sự chênh lệch rõ hơn giữa công thức đối chứng và các công thức bón tăng đạm và kali từ 30% đến 40% về tốc độ ra đốt và số đốt trên cành nhưng không có ý nghĩa thống kê. Về số đốt/cành tác giả Lê Hồng Lịch, (2008) [32] cho rằng: Với mức bón lân 100 kg P2O5, kali 300 kg K2O và đạm tăng 4 mức từ 200 đến 350 kg N/ha cho số đốt trên cành lần lượt (8,2; 9,4; 9,6; 9,2).

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí