Nghiên Cứu Về Liều Lượng Bón Đạm Và Kali Cho Cây Cà Phê Vối Giai Đoạn Kinh Doanh Trên Đất Bazan

Yonara Poltronieri, Herminia E P Martines and Paulo R Cecon, (2011) [107] khi nghiên cứu ảnh hưởng của kẽm đến năng suất và chất lượng cà phê nhân trong 2 năm 2006 - 2007 và 2007 - 2008 đối với cà phê chè tại Brazil cho rằng: phun ZnSO4 nồng độ 0,4% cho cà phê chè đã làm tăng năng suất so với đối chứng 29% (năm thứ nhất 2006 - 2007), tăng 23% sau 2 năm và mối tương quan giữa kẽm và năng suất cà phê nhân là rất chặt (r = 0,98).

Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của hấp thu kẽm trong đất trồng cà phê chè tại Brazil các tác giả Andrade S.A.L, Silveira A.P.D and Mazzafera. P, (2010) [87] cho rằng: nếu bón ZnSO4 vào đất trồng cà phê 4 mức (0, 100, 300 và 900 ppm) thì hàm lượng kẽm tổng số trong đất tương ứng là (2,3; 64,9; 183,3 và 381 ppm).

+ Trong nước

Nghiên cứu của Tôn Nữ Tuấn Nam và Bùi Văn Khánh, (2002) [48] xác định liều lượng kẽm cho cà phê chè catimor trên đất bazan thí nghiệm tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên với mức phun kẽm ZnSO4 trên lá nồng độ 0,4% và các mức bón vào đất từ 20 đến 100 kg ZnSO4 trên nền phân bón đối chứng theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trong năm 2000 và 2001 kết luận: Công thức bón 40 kg ZnSO4/ha/năm cho năng suất cao nhất đạt 1,81 tấn nhân/ha, tăng 15,3% so với đối chứng; các mức bón ZnSO4 cao hơn 40kg/ha/năm cho năng suất cao hơn đối chứng nhưng thấp hơn 1,81 tấn nhân/ha. Đối với chất lượng cà phê nhân: Khi bón ZnSO4 mức 80 kg/ha/năm cho tỉ lệ hạt trên sàng 16 (đường kính 6,3 mm) cao nhất đạt 74,5%; bón ZnSO4 mức 100 kg/ha/năm cho khối lượng 100 hạt cao nhất đạt 16,5 g và công thức bón ZnSO4 ở mức 80 kg/ha/năm cho tỉ lệ tươi/nhân thấp nhất là 5,63 trong khi đó công thức đối chứng không bón kẽm là 6,22 [48].

Tôn Nữ Tuấn Nam, (1996) [45] khi nghiên cứu triệu chứng biến dạng lá non của cà phê vối cho thấy: Sau 2 năm xử lý với các công thức bón borax 20 kg/ha, bón ZnSO4 20 kg/ha, bón ZnSO4 + borax 20 kg/ha, phun ZnSO4 0,4%, phun boric axít 0,3%, phun nutrazin 0,4% và công thức đối chứng không xử lý. Kết quả cho thấy công thức phun ZnSO4 0,4% cho tỉ lệ cây có lá biến dạng thấp nhất 3,57%;

công thức phun nutrazin 0,4% cho tỉ lệ bệnh tương đối thấp 8,92%; trong khi đó các công thức bón vào đất đều đạt hiệu quả thấp, biến động từ 17,85 đến 33,14% [45].

Vũ Thị Thùy Dương, (2008) [14] dẫn theo Trần Công Tấu & Trần Công Khanh khi nghiên cứu về hàm lượng kim loại nặng ở tầng đất mặt trong một số loại đất ở Việt Nam cho rằng: Đất feralit phát triển trên đá bazan có hàm lượng kẽm tổng số đạt 81 ppm/100g đất; Đất xám phát triển trên granite ở Miền Trung có hàm lượng kẽm tổng số đạt 11,6 ppm/100g đất. Theo Nguyễn Thế Đặng, (2008) [17] dẫn theo Vũ Cao Thái khi nghiên cứu hàm lượng trung bình các nguyên tố vi lượng trong một số loại đất Việt Nam đã kết luận hàm lượng kẽm trong đất nâu đỏ bazan là 99 ppm/100g đất.

Bùi Huy Hiền và cộng sự, (2007) [19] nghiên cứu về hiệu quả của phân bón trung và vi lượng đối với cà phê vối tại Đắk Lắk trong 4 năm từ 1999 đến 2002 kết luận: bón thiếu kẽm hoặc bo làm năng suất cà phê giảm tương ứng là 9,57 và 10,77% so với đối chứng; bón thiếu kẽm có ảnh hưởng năng suất từ năm thứ 3 và bón thiếu bo có ảnh hưởng năng suất từ năm thứ 4. Trương Hồng, (2012) [25] khi nghiên cứu về hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong lá cà phê vối cho rằng hàm lượng Zn trong lá cà phê vối biến thiên từ 10 - 15 ppm và hàm lượng bo trong lá dao động từ 30 - 35 ppm.

Nghiên cứu của Nguyễn Công Vinh và Lê Xuân Ánh, (2007) [83] về ảnh hưởng của bo đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng cà phê catimor trên đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan vùng Phủ Quỳ - Nghệ An kết luận: Trên nền bón phân 200 kg N + 100 kg P2O5 + 200 kg K2O/ha/năm và bón thêm 5 kg bo/ha năng suất tăng 16%, phun 5 kg bo/ha năng suất tăng 34% và bón 10 kg bo/ha năng suất tăng 29% so với đối chứng không bón hoặc phun bo.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre) giai đoạn kinh doanh 11 năm tuổi trồng trên đất bazan (ferralsols). Mọi chế độ chăm sóc ngoài yếu tố thí nghiệm như: làm cỏ, tưới nước, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh.... được thực hiện đồng nhất theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001 ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [5].

- Cây cà phê trong các thí nghiệm là cây thực sinh và vườn cà phê không có cây che bóng, năng suất bình quân trong 3 năm liên tục từ 2009 - 2011 là 3,0 tấn/ha.

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Các thí nghiệm được bố trí tại vườn cà phê thuộc xã Eak’pam huyện 1

Các thí nghiệm được bố trí tại vườn cà phê thuộc xã Eak’pam, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk. Tọa lạc ở vị trí địa lí 12o47’31’ N và 108o04’35’ E có độ dốc <5%, độ cao trung bình so với mặt biển là 500 m và cũng là huyện có diện tích trồng cà phê lớn nhất tỉnh Đắk Lắk (37.000 ha).

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu về liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

- Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến hàm lượng một số chất trong đất và lá cà phê.

- Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

- Ảnh hưởng của liều lượng đạm và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi tăng liều lượng

đạm và kali cho cà phê vối.

2.2.2. Nghiên cứu về cách bón (số lần và tỉ lệ) đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

- Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến hàm lượng một số chất trong đất và lá cà phê.

- Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến quá trình quang hợp, sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

- Ảnh hưởng của số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi bón đạm, lân, kali với số lần và tỉ lệ khác nhau.

2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

- Hàm lượng một số chất trong đất thí nghiệm.

- Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến quá trình tích lũy dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê.

- Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến quá trình quang hợp, khả năng sinh trưởng và phát triển cây cà phê.

- Ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đến năng suất, tỉ lệ hạt cà phê nhân xuất khẩu.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón khi phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Bố trí thí nghiệm

- Các thí nghiệm bón phân đa lượng (đạm, lân và kali) và phun phân vi lượng (ZnSO4 và Rosabor) cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất bazan được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (Randomized Complete Block design - RCB) ba lần nhắc lại, diện tích mỗi ô cơ sở trong ba thí nghiệm là 180 m2 (20 cây cà phê), giữa các ô được ngăn bằng tấm nylon từ mặt đất xuống độ sâu 30 cm.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu liều lượng bón đạm và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

Theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002 [5] và Quy trình tái canh cà phê vối ban hành theo quyết định số 273 /QĐ-TT-CCN ngày 3/7/2013 của Cục trưởng Cục Trồng trọt

[7] lượng phân đạm, lân và kali bón cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan là: 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O (ha/năm). Chúng tôi đề xuất các công thức bón tăng lượng đạm, kali và lân không đổi (95 kg P2O5) trên nền phân chuồng 10 tấn/ha được bón năm 2011, đối chứng bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cụ thể như sau:


Công thức

K1(đ/c)

K2

K3

K4

K5

N1(đ/c)

N1K1

N1K2

N1K3

N1K4

N1K5

N2

N2K1

N2K2

N2K3

N2K4

N2K5

N3

N3K1

N3K2

N3K3

N3K4

N3K5

N4

N4K1

N4K2

N4K3

N4K4

N4K5

N5

N5K1

N5K2

N5K3

N5K4

N5K5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Trong đó:


- N1: đối chứng bón 260 kg N K1: đối chứng bón 240 kg K2O

- N2: tăng 10%, bón 286 kg N K2: tăng 10%, bón 264 kg K2O

- N3: tăng 20%, bón 312 kg N K3: tăng 20%, bón 288 kg K2O

- N4: tăng 30%, bón 338 kg N K4: tăng 30%, bón 312 kg K2O

- N5: tăng 40%, bón 364 kg N K5: tăng 40%, bón 336 kg K2O

Đây là thí nghiệm 2 nhân tố, 5 mức bón đạm và kali khác nhau gồm 25 công thức, bố trí 3 lần lặp lại với tổng cộng là 75 ô cơ sở ( diện tích 1,35 ha), thực hiện trong 2 năm liên tục từ 2012 đến 2013.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu về cách bón (số lần và tỉ lệ) đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

Theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [5] và Cục Trồng trọt [7] lượng phân vô cơ bón cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan là (260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O) và 10 tấn phân chuồng được bón năm 2011 được bón theo số lần và tỉ lệ như sau: Đạm bón 4 lần (1 lần mùa khô và 3 lần mùa mưa); lân bón 1 lần mùa mưa và kali bón 3 lần trong mùa mưa, tỉ lệ giữa các lần bón như sơ đồ. Chúng tôi đề xuất 2 cách bón với số lần và tỉ lệ bón khác nhau, đối chứng là bón với số lần và tỉ lệ theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:


Tỉ lệ bón

Số lần bón

CT1 (đ/c)

CT2

CT3

N (%)

K (%)

P (%)

N (%)

K (%)

P (%)

N (%)

K (%)

P (%)

Lần 1: giữa mùa khô

20

0

0

20

20

50

15

15

50

Lần 2: cuối mùa khô

0

0

0

0

0

0

15

15

0

Lần 3: đầu mùa mưa

25

30

100

25

20

50

20

20

50

Lần 4: giữa mùa mưa

30

30

0

30

30

0

25

20

0

Lần 5: cuối mùa mưa

25

40

0

25

30

0

25

30

0

Tổng số lần bón

4

3

1

4

4

2

5

5

2

Trong đó bón lần 1 giữa mùa khô vào cuối tháng 2, bón lần 2 cuối mùa khô vào đầu tháng 4 sau mỗi lần tưới. Thời gian bón trong mùa mưa vào cuối tháng 5, 7 và 9 sau khi mưa.

Đây là thí nghiệm 1 nhân tố gồm 3 công thức thí nghiệm về số lầ và tỉ lệ bón, bố trí 3 lần lặp lại với tổng cộng là 9 ô cơ sở (diện tích 1.620 m2), thực hiện trong 2 năm liên tục 2012 - 2013.

Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor

đối với cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan

Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của ZnSO4 và Rosabor đối với cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan được thực hiện trên nền phân bón và cách bón theo đúng quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O) và 10 tấn phân chuồng được bón năm 2011, chúng tôi đề xuất các công thức phun kết hợp ZnSO4 và Rosabor với nồng độ như sau:


Công thức

Zn0(đ/c)

Zn1

Zn2

Zn3

B0(đ/c)

B0Zn0

B0Zn1

B0Zn2

B0Zn3

B1

B1Zn0

B1Zn1

B1Zn2

B1Zn3

B2

B2Zn0

B2Zn1

B2Zn2

B2Zn3

B3

B3Zn0

B3Zn1

B3Zn2

B3Zn3


Trong đó:


CT Zn0

Phun nước lã (đ/c)

CT B0

Phun nước lã (đ/c)

CT Zn1

ZnSO4 nồng độ 0,3%

CT B1

Rosabor nồng độ 0,15%

CT Zn2

ZnSO4 nồng độ 0,4%

CT B2

Rosabor nồng độ 0,20%

CT Zn3

ZnSO4 nồng độ 0,5%

CT B3

Rosabor nồng độ 0,25%


Đây là thí nghiệm 2 nhân tố với 4 mức nồng độ ZnSO4 và Rosabor khác nhau gồm 16 công thức, bố trí 3 lần lặp lại với tổng cộng là 48 ô cơ sở (8.640 m2). ZnSO4 và Rosabor được hòa trong nước, mỗi lần phun 1.500 lít nước thuốc/ha chia

làm 5 lần (2 lần trong mùa khô phun sau mỗi đợt tưới vào đầu tháng 2 và cuối tháng 4 và 3 lần trong mùa mưa phun vào cuối tháng 5, 7 và 9) phun vào buổi chiều muộn thực hiện trong 2 năm liên tục 2012 - 2013.

Các loại phân bón được sử dụng trong các thí nghiệm có tên gọi và thành phần như sau:

- Phân đạm: urê [CO(NH2)2]: 46%

- Phân lân: Lân Văn Điển (FMP, Thermo phosphate):15-17% P2O5; 28-34% CaO; 15-18% MgO; 24-30% SiO2.

- Phân kali: Kali clorua (50-61% K2O).

- Kẽm: ZnSO4.H2O trong đó có chứa: 36,31% Zn và 17,88% S.

- Bo: Rosabor: Hàm lượng B (11%).

- Phân chuồng: Phân trâu, bò hoai mục nông dân mua trên thị trường.

2.3.2. Phương pháp theo dõi

+ Các chỉ tiêu theo dõi:

- Hàm lượng N, P, K, Ca, Mg, Zn, B... trong đất và trong lá cây cà phê.

- Hàm lượng diệp lục a, b, tổng số, carotenoit, cường độ quang hợp, cường

độ thoát hơi nước, độ mở khí khổng, nồng độ CO2 trong gian bào.

- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển.

- Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất cà phê.

- Tỉ lệ hạt cà phê nhân trên sàng.

- Hiệu quả kinh tế và hiệu suất đầu tư phân bón đối với cây cà phê.

+ Phương pháp lấy mẫu:

Mẫu đất và mẫu lá được lấy trước khi tiến hành thí nghiệm và sau khi bón đạm, lân, kali hoặc phun ZnSO4 và Rosabor 15 đến 20 ngày ở mỗi đợt bón hoặc phun theo từng thí nghiệm được chia làm 4 lần (1 lần trong mùa khô sau lần tưới thứ hai vào tháng 4; 3 lần trong mùa mưa vào cuối tháng 5, 7 và 9 đối với thí nghiệm 1); 5 lần (2 lần trong mùa khô vào cuối tháng 2 và đầu tháng 4; 3 lần trong mùa mưa vào cuối tháng 5, 7 và 9 đối với thí nghiệm 2 và 3) .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022