Số Lần Và Tỉ Lệ Bón Đạm, Lân Và Kali Cho Cà Phê

phân vô cơ (kg phân nguyên chất/ha), cà phê kinh doanh: 200 N + 150 P2O5 + 200 K2O và cà phê phục hồi: 150 - 200 N, 100 - 150 P2O5 và 150 - 200 K2O.

Tôn Nữ Tuấn Nam và cộng sự, (2003) [49] cho rằng liều lượng phân bón 300 - 350 kg N; 80 - 100 kg P2O5 và 300 - 350 kg K2O trong điều kiện có bón 14 - 15 tấn phân chuồng/ha 2 năm bón một lần có thể đảm bảo năng suất cà phê vối từ 4,5 đến 5 tấn nhân/ha; Các liều lượng phân bón cao hơn có thể làm tăng năng suất cà phê nhân nhưng không có hiệu quả kinh tế trong điều kiện giá cà phê nhân đạt

10.000 đồng/kg.

Theo lương Đức Loan, (1997) [34] hệ số sử dụng các loại phân khoáng của cà phê có liên quan đến tỉ lệ bón đạm, lân, kali và chất hữu cơ được bón vào trong đất trồng cà phê. Nếu bón từ 200 - 400 kg N + 100 - 200 kg P2O5 + 200 - 400 kg K2O với tỉ lệ 2 : 1 : 2 trên nền phân hữu cơ 10 tấn (2 năm bón một lần) thì hệ số sử dụng phân đạm tăng từ 45,7 lên 51,6%; Lân tăng từ 22,9 lên 25,1% và kali tăng từ 47,3 lên 52,8%. Ngược lại cũng bón với lượng phân theo tỉ lệ như trên ở trên nền không có phân hữu cơ thì hệ số sử dụng phân bón lại giảm; đạm giảm từ 44,3 xuống 43,6%, lân giảm từ 20,6 xuống 19,2% và kali giảm từ 45,8 xuống 44,2%.

Theo Lê Hồng Lịch và cộng sự, (2005) [31] đề xuất lượng phân bón cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh (mức năng suất 3,5 đến 4 tấn nhân/ha) như sau: 200 kg SA, 520 kg urê, 700 kg lân nung chảy, 500 kg kali clorua. Có thể tăng hoặc giảm 10 - 15 % lượng phân cho mỗi tấn cà phê nhân tăng hoặc giảm. Nếu dùng các loại phân hỗn hợp NPK để bón cho cà phê như: Con Cò, Đầu Trâu 16 - 8 - 16, Việt Nhật 16 - 8 - 14, Con Trâu, … nên bón với lượng từ 1,5 đến 2 tấn/ha/năm.

Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] cho rằng nếu bón lượng phân 320 kg N + 120 kg P2O5 + 350 kg K2O/năm cho 1 ha cà phê vối giai đoạn kinh doanh trồng trên đất đỏ bazan ở Đắk Nông đã đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê, cho năng suất đạt 3,76 tấn nhân/ha, lợi nhuận đạt 70 triệu đồng/ha/năm.

Điều tra hiện trạng sử dụng phân bón của nông dân trồng cà phê trong tỉnh Đắk Lắk tác giả Trương Hồng và cộng sự, (2000) [24] nhận định: Lượng phân bón hóa học mà nông dân sử dụng để bón cho cà phê rất cao, mức món đạm từ 180 đến

1.410 kg N, lân từ 25 đến 600 kg P2O5 và kali từ 64 đến 720 kg K2O/ha; mức trung

bình là: 501 kg N, 271 kg P2O5 và 311 kg K2O/ha.

Theo nghiên cứu của Y Kanin H’Drơk, 2002 [27] trên nền phân bón 300 kg N + 300 kg K2O, bón phân lân từ 0 - 200 kg P2O5/ha/năm cho cà phê vối có tác dụng làm tăng số cặp lá/cành, làm giảm tỉ lệ nhiễm rệp xanh, cành khô, mức độ rụng quả nên tăng năng suất, nhưng hiệu quả và năng suất cao nhất ở mức 150 kg P2O5/ha; trên mức đó năng suất có tăng nhưng không chắc chắn. Bón phân cho cà phê chỉ dựa vào tỉ lệ chất dinh dưỡng trong đất không cho kết quả chắc chắn nên cần phải nghiên cứu chẩn đoán dinh dưỡng qua lá để đề xuất quy trình bón phân hợp lý cho cà phê và áp dụng rộng rãi cho sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Lê Hồng Lịch, (2008) [32] khi nghiên cứu sử dụng phân lân hợp lý cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ở Đắk Lắk kết luận: Trên nền 100 kg P2O5 /ha, bón từ 200 kg đến 350 kg N/ha làm tăng năng suất từ 14,5 đến 24,2 % và đã xác định được tổ hợp phân bón thích hợp cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh ở Đắk Lắk là 300 kg N + 100 kg P2O5 + 300 kg K2O và 350 kg N + 100 kg P2O5 + 350 kg K2O kg/ha/năm.

Theo điều tra của Lê Quang Chiến, (2011) [11], lượng phân đạm, lân và kali

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 6

sử dụng thực tế cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại huyện CưMgar của các hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê chứng chỉ Rainforest cũng rất cao (494 kg N - 147 kg P2O5 - 339 kg K2O kg/ha/năm); So với lượng phân do Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) khuyến cáo sử dụng thì lượng phân này vượt: 244 kg N - 47 kg P2O5 - 109 kg K2O. Tuy năng suất của cà phê chứng chỉ Rainforest cũng khá cao đạt 3,1 tấn nhân/ha nhưng với năng suất này thì lượng phân sử dụng như trên vẫn quá cao, đặc biệt là phân đạm và dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh kém.

Thí nghiệm về bón phân cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh tại huyện CưMgar của Trần Công Tiến, (2009) [66] trong 2 năm 2007 và 2008 cho rằng bón phân với liều lượng 300 kg N - 100 kg P2O5 - 300 K2O ha/năm đạt năng suất trung bình 3,23 tấn nhân/ha.

Theo điều tra khảo sát của Đỗ Thị Nga, (2012) [53] và tác giả thì lượng phân bón thực tế sử dụng ở hộ nông dân với lượng phân bón khuyến cáo của các cơ quan

nhà nước có thể nhận thấy nông dân sản xuất cà phê vẫn lạm dụng phân bón quá mức cần thiết để tăng năng suất cà phê. Thực tế, lượng phân đạm, lân và kali được sử dụng bón cho cà phê ở các nông hộ cao hơn mức khuyến cáo từ 12 đến 66%. Điều này đã làm cho mức chi phí về phân bón hóa học bình quân trên 1 ha cà phê tăng thêm 16% và giá thành 1 tấn sản phẩm cà phê nhân tăng thêm 5%.

Nguyễn Văn Quảng và cộng sự, (2013) [56] điều tra tình hình sử dụng phân bón cho cà phê vối của người dân 5 huyện tại Lâm Đồng cho thấy trung bình là 478,77 kg N + 351,45 kg P2O5 và 250,82 K2O ha/năm. Điều tra của Trương Hồng và cộng sự, (2013) [26] lượng phân bón đa lượng mà nông dân sử dụng cho cà phê của 5 tỉnh Tây Nguyên trung bình: 389 kg N - 158 kg P2O5 - 324 K2O ha/năm; riêng Đắk Lắk nông dân bón: 382 kg N - 197 kg P2O5 - 312 K2O ha/năm.

1.4.5. Số lần và tỉ lệ bón đạm, lân và kali cho cà phê

+ Ngoài nước

Malavolta. E, (1988) [100] khi nghiên cứu số lần và liều lượng bón phân đạm cho cà phê chè tại Brazil kết luận: Nếu công thức không bón phân là 100% thì khi bón 200 kg N (bón một lần) làm năng suất tăng 115%, nhưng nếu bón 2 lần, năng suất tăng 150%, bón 4 lần, năng suất tăng đến 200%. Điều này cho thấy nếu cung cấp phân đạm kịp thời và đúng lúc thì làm tăng năng suất rõ rệt và hiệu quả của đầu tư cao, giá thành sản phẩm hạ thấp, sản xuất có lãi.

Malavolta. E, (1991) [101] dẫn theo Carvajal (1984): Sau thời kỳ nghỉ để phân hóa mầm hoa thì lân là yếu tố dinh dưỡng mà cây cà phê cần sớm nhất trong một chu kỳ ra hoa, đậu quả, nuôi trái. Vào thời kỳ trước ra hoa và ra hoa, cây cà phê hút lân nhiều nhất chiếm đến 50% lượng lân của cả năm; đạm cũng cần với một lượng lớn nhưng đối với kali trong giai đoạn này chỉ cần một lượng đều đặn không có nhu cầu cao như các giai đoạn khác trong năm. Trong một năm, cây cà phê kinh doanh trải qua 4 thời kỳ sinh trưởng và phát triển, ứng với mỗi thời kỳ sinh trưởng và phát triển ấy cây cà phê cần một lượng dinh dưỡng khác nhau như: Thời kỳ nghỉ sinh trưởng cần (20% đạm, 12% lân và 19% kali), thời kỳ tiền nở hoa và nở hoa cần (34% đạm, 42% lân và 25% kali), thời kỳ quả phát triển (26% đạm, 32% lân và 31% kali) và thời kỳ quả chín cần (20% đạm, 14% lân và 25% kali). Như vậy, tất cả

các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà phê đều cần thiết phải cung cấp dinh dưỡng, kể cả thời kỳ nghỉ sinh trưởng.

+ Trong nước

Theo Phan Quốc Sủng, (1987) [64] đề xuất công thức bón phân cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh 3 lần vào các thời điểm như sau:

Tháng 4 - 5 bón: 35% đạm + 30% kali

Tháng 6 - 7 bón: 40% đạm + 40% kali + 40% lân

Tháng 10 - 11 bón: 25% đạm + 30% kali + 60% lân

Tôn Nữ Tuấn Nam và Trương Hồng, (1999) [47] đề xuất bón phân vô cơ cho cà phê làm 4 đợt theo tỉ lệ và thời điểm như sau:

Đợt 1 (mùa khô khi tưới nước): 15% đạm

Đợt 2 (tháng 5): 25% đạm + 30% kali + 50% lân

Đợt 3 (tháng 6 - 7): 30% đạm + 35% kali

Đợt 4 (tháng 9 - 10): 30% đạm + 35% kali + 50% lân

Theo Trương Hồng, (1999) [22], nếu bón phân đạm cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh 4 lần trong năm, một lần vào mùa khô và 3 lần vào mùa mưa sẽ cho năng suất cao nhất. Vũ Cao Thái, (1999) [68] cũng chỉ ra rằng bón 4 lần đạm trong năm cho cây cà phê theo tỉ lệ đầu mùa khô 5-15%, đầu mùa mưa 25-30%, giữa mùa mưa 30-35% và cuối mùa mưa 25-30% sẽ cho năng suất cao nhất.

Nguyễn Xuân Trường và cộng sự, (2000) [75] đề xuất bón phân vô cơ cho cà phê theo tỉ lệ và thời điểm như sau:

Đầu mùa mưa: 25 - 30% đạm + 25 - 30% lân + 20 - 25% kali

Giữa mùa mưa: 30 - 35% đạm + 20 - 25% lân + 30 - 35% kali

Cuối mùa mưa: 25 - 30% đạm + 20 - 25% lân + 30 - 35% kali

Đầu mùa khô: 5 - 15% đạm + 15 - 20% lân + 5 - 10% kali

Theo quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001 của Bộ NN&PTNT ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ-BNN ngày 9/01/2002 [5] và Quy trình tái canh cà phê vối Ban hành theo quyết định số 273

/QĐ-TT-CCN ngày 3/7/2013 của Cục trưởng Cục Trồng trọt [7] lượng phân bón

trên đất bazan cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh được chia làm 4 lần trong năm như sau:

Lần 1: giữa mùa khô kết hợp với tưới nước: bón 100% phân SA

Lần 2: đầu mùa mưa: 30% phân urê, 30% phân kali và 100 % phân lân Lần 3: giữa mùa mưa: 40% phân urê, 30% phân kali

Lần 4: cuối mùa mưa: 30% phân urê, 40% phân kali

Nguyễn Thị Quý Mùi, (2001) [41] cho rằng mỗi năm nên bón 3 lần phân cho cà phê vào đầu, giữa và cuối mùa mưa với các tỉ lệ phân bón như sau: tháng 3 - 4 bón (35% N + 35% K2O), tháng 6 - 7 bón (40% N + 45% P2O5 + 40% K2O), tháng

10 - 11 bón (25% N + 55% P2O5 + 25% K2O).

Theo Lê Hồng Lịch và cộng sự, (2005) [31]: Tùy theo điều kiện thời tiết của từng vùng mà có thể bón phân vào các thời điểm khác nhau chia làm 4 đợt như sau:

- Đợt 1: Tháng 1 - 2 (khi tưới đợt 2) bón 200 kg SA

- Đợt 2: Tháng 4 - 5 bón (180 kg urê + 350 kg lân +160 kg kali)

- Đợt 3: Tháng 6 - 7 bón (180 kg urê + 350 kg lân +170 kg kali)

- Đợt 4: Tháng 8 - 9 bón (160 kg urê + 170 kg kali) ha/năm.

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Minh, (2011) [37] về thời điểm bón phân đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên nền phân bón 250 kg N + 100 kg P2O5 + 250 K2O ha/năm và 10 tấn phân chuồng tại xã Quảng Hiệp, huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk cho rằng: Bón đạm làm 5 lần/năm (2 lần mùa khô và 3 lần mùa mưa) tăng năng suất cà phê 28% so với bón 3 lần/năm; Bón lân 3 lần/năm (1 lần mùa khô và 2 lần mùa mưa) cho năng suất cao hơn bón 1 lần/năm là 30% và bón kali làm 4 lần/năm (2 lần mùa khô và 2 lần mùa mưa) cho năng suất cà phê nhân tăng lên 29% so với bón 2 lần/năm.

Nguyễn Văn Minh, (2011) [38] nghiên cứu về thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh với lượng phân bón 300 kg N - 100 kg P2O5 - 300 K2O ha/năm tại xã Eakao, thành phố Buôn Ma Thuột kết luận: Bón phân đạm làm 5 lần/năm (2 lần mùa khô và 3 lần mùa mưa) làm tăng năng suất cà phê nhân lên đến 37% so với bón 3 lần/năm; Bón lân 3 lần/năm (1 lần mùa khô và 2 lần mùa mưa) cho năng suất cao hơn bón 1 lần/năm là 30% và bón

kali làm 4 lần/năm (2 lần mùa khô và 2 lần mùa mưa) cho năng suất cà phê nhân tăng lên 32% so với bón 2 lần/năm.

1.5. Vai trò của kẽm, bo và những nghiên cứu trong, ngoài nước về kẽm và bo

đối với cây cà phê

Các nguyên tố vi lượng có vai trò quan trọng để hoạt hóa các enzyme xúc tác cho quá trình trao đổi chất của cây trồng nói chung và cà phê nói riêng. Đối với cà phê trồng lâu năm trên đất nâu đỏ bazan thường bị thiếu một số nguyên tố trung và vi lượng như: Lưu huỳnh, can xi, magiê, kẽm, bo…Tuy nhu cầu các nguyên tố này không cao như các nguyên tố đa lượng nhưng nếu thiếu cây trồng sẽ bị rối loạn trao đổi chất và nếu thiếu nghiêm trọng cây biểu hiện ra trạng thái bên ngoài và ảnh hưởng đến năng suất khá rõ. Ví dụ như thiếu lưu huỳnh sẽ sinh ra bệnh bạc lá, cây mất màu xanh không thực hiện quang hợp năng suất giảm sút là điều không tránh khỏi. Magiê là thành phần cấu tạo của diệp lục nên vai trò của magiê rất quan trọng trong quang hợp hình thành gluxit, magiê có tác dụng kích thích sự thu hút lân của cây cà phê, tham gia vào thành phần của enzym để hoạt hóa các chất có liên quan tới hô hấp và chuyển hóa năng lượng. Thiếu magiê lá cà phê thường có vệt vàng hoặc bị sọc trắng, vệt xuất hiện ở giữa lá rồi lan dần ra viền lá tạo thành những vệt nối đuôi nhau như chuỗi hạt và thường xuất hiện trên lá già trước [99].

1.5.1. Kẽm đối với cây cà phê

Cây hấp thu kẽm qua rễ dưới dạng các ion Zn2+, khi thiếu kẽm có thể phun kẽm cho cây cà phê qua lá bằng dung dịch sulphate kẽm ZnSO4 hoặc oxit kẽm ZnO với nồng độ 1%. Cần chú ý khi phun bổ sung kẽm cho cây cà phê cần tiến hành đúng phương pháp, vệ sinh sạch sẽ tránh lẫn tạp chất nếu không sẽ có tác hại rất lớn. Bổ sung kẽm cho cây bằng phương pháp bón vào đất không được khuyến cáo bởi vì kẽm thường bị cố định trong đất. Thiếu kẽm lá bị cong queo, ngọn rụt lại, tạo thành từng chùm lá bé trên cành non, gân lá còn xanh nhưng phiến lá bị vàng, cây sinh trưởng chậm lại, quá trình tổng hợp các chất phospho, protein bị rối loạn. Tôn Nữ Tuấn Nam và cộng sự, (1998) [46] khi nghiên cứu ảnh hưởng của bo và kẽm đến cà phê vối ở Đắk Lắk cho thấy cung cấp ZnSO4 cho vườn cây có thể chữa trị bệnh xoắn lá, rụt ngọn, làm giảm tỉ lệ rụng quả, tăng năng suất cà phê trong nhiều

trường hợp có thể cải thiện kích cỡ hạt. Từ đó tác giả đề nghị hàng năm cần cung cấp một lượng kẽm nhất định bằng cách phun qua lá là tốt nhất.

Nguyễn Tiến Sĩ, (2009) [60] nghiên cứu cung cấp kẽm cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Nông cho rằng: Việc cung cấp kẽm cho cà phê bằng cách phun qua lá hoặc bón vào đất đã làm tăng phẩm cấp hạt cà phê nhân, hiệu quả kinh tế và năng suất tăng từ 4,42% đến 14,02% so với đối chứng. Hai công thức bón kẽm thích hợp cho cà phê là bón vào đất (25 kg ZnSO4/ha/năm) và phun qua lá (ZnSO4 với nồng độ 0,4%) cho năng suất cao hơn, phẩm cấp nhân tốt hơn, tỉ lệ rụng quả thấp hơn và hiệu quả kinh tế cũng cao hơn so với các công thức bón hoặc phun kẽm khác. Về ảnh hưởng của kẽm đến tỉ lệ hạt cà phê nhân trên sàng 18 (>7,1 mm), các công thức phun kẽm trên lá và bón vào đất đã làm tăng tỉ lệ hạt cà phê nhân trên sàng từ 1,1 đến 4,1% so với đối chứng nhưng không có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức phun trên lá hoặc bón kẽm vào đất. Theo Oliveir and De Hag, (1981) [102], pha kẽm với đạm dùng để phun qua lá cho cà phê chè làm tăng năng suất cà phê rõ rệt.

1.5.2. Bo đối với cây cà phê

Bo là nguyên tố vi lượng rất quan trọng với cây trồng, ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzym, nó có khả năng tạo phức với các hợp chất polyhydroxy khác nhau. Bo có tác dụng tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển hydrat carbon dễ dàng, liên quan đến quá trình tổng hợp protein, liqnin, thiết yếu đối với sự phân chia tế bào và quá trình thụ phấn ở cây, nó ảnh hưởng tới sự hút và sử dụng canxi của cây. Hàm lượng bo rất khác biệt giữa các loại cây, cây một lá mầm thường thấp hơn các cây hai lá mầm. Trong cây, hàm lượng bo trong lá thường cao hơn thân và giảm dần theo thời gian sinh trưởng. Triệu chứng thiếu bo thường bắt đầu xuất hiện ở các bộ phận non của cây, ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần chết khô, các lá non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh lợt đến mất màu, trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Trong một số trường hợp đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc thêm nhiều chồi bên giống như cây bụi, xuất hiện nhiều vết rạn nứt trên thân và cuống quả. Thiếu bo làm hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém, tầng rời ở cuống và quả không phát triển

đầy đủ nên quả non dễ bị rụng, sự phát triển của rễ bị ảnh hưởng, rễ cây nhỏ, mỏng,

đầu rễ thường bị chết hoại.

Hàm lượng bo tổng số trong đất có sự khác biệt đáng kể giữa các loại đất, đất chua phát triển trên đá phún xuất và đất có kết cấu thô hàm lượng hữu cơ thấp thì nghèo Bo, đất phát triển trên đá phiến sét và đất kiềm có bo tổng số cao. Bo là nguyên tố dễ bị rửa trôi, chính vì thế ở các vùng đất có khí hậu ẩm ướt, nóng ẩm mưa nhiều hàm lượng bo thấp hơn so với vùng đất khô hạn và bán khô hạn. Những vùng đất bị ảnh hưởng mặn của nước biển có thể có hàm lượng bo cao. Cấu trúc đất, loại khoáng sét, pH và chất hữu cơ trong đất là những yếu tố ảnh hưởng đến bo hữu hiệu trong đất. Ở những vùng khô hạn, đất mặn, nước thải lượng bo trong đất thường khá cao nên có thể gây độc cho cây trồng.

1.5.3. Bón kẽm và bo cho cà phê

+ Ngoài nước

Jean Niconas Wintgens, (2004) khi nghiên cứu hàm lượng các chất dinh dưỡng trung và vi lượng trong lá cà phê chè cho rằng với nguyên tố Zn nếu trong lá có hàm lượng nhỏ hơn 7,0 ppm khi đó cây cà phê bị thiếu kẽm và cần bổ sung gấp cho cây bằng cách phun qua lá hoặc bón vào đất. Ngược lại nếu hàm lượng kẽm trong lá lớn hơn 20 ppm khi đó cây bị hiện tượng thừa kẽm, có thể gây ảnh hưởng ngược lại về năng suất cũng như chất lượng cà phê. Hàm lượng kẽm đủ nằm trong khoảng 10 đến 15 ppm [96] .

Khi nghiên cứu thang dinh dưỡng các chất vi lượng trên lá cà phê vối giai đoạn kinh doanh ở Compilation, tác giả Willson. K.C, (1987) [108] cho rằng hàm lượng Zn trong lá được chia làm 4 mức như sau: Thiếu <20 ppm, thấp (20 - 35 ppm), tối ưu (35 - 70 ppm) và thừa >70 ppm.

Jean Niconas Wintgens, (2004) khi nghiên cứu hàm lượng các chất dinh dưỡng trung và vi lượng trong lá cà phê chè kết luận với nguyên tố bo, nếu hàm lượng trong lá nhỏ hơn 30 ppm là thiếu và lớn hơn 100 ppm là thừa, hàm lượng vừa đủ từ 40 đến 100 ppm. Đối với các chất vi lượng, chúng ta cần đặc biệt chú ý đến liều lượng khi bổ sung cho cây cà phê tránh hiện tượng dư thừa vừa không đem lại hiệu quả kinh tế, đôi khi còn có tác dụng ngược lại [96].

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 07/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí