Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 18

- Lợi nhuận: Các công thức phun ZnSO4 và Rosabor với nồng độ khác nhau cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan đã làm tăng lợi nhuận khác nhau, thấp nhất là công thức B0Zn1 cho lợi nhuận cao hơn đối chứng 240.000 đồng/ha và cao nhất là công thức B3Zn2 đạt 16,67 triệu đồng/ha, cao hơn công thức bón phân B3Zn3 (năng suất 3,70 tấn/ha) đạt lợi nhuận 16,05 triệu đồng/ha.

- Lợi nhuận/chi phí phân bón: Trên quan điểm về kinh tế và tính bền vững của cây trồng không phải đầu tư bón phân nhiều, năng suất cao chưa chắc đã cho lợi nhuận và giá trị sản lượng trên chi phí phân bón tốt. Trong thí nghiệm của chúng tôi, có 4 công thức phun phối hợp ZnSO4 và Rosabor theo thứ tự cho giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón hợp lý nhất từ cao xuống thấp là B3Zn2 (3,05); B3Zn3 (2,98); B2Zn3 (2,94) và B2Zn2 (2,75). Tỉ lệ này càng cao thể hiện hiệu quả đầu tư phân bón càng cao, cao nhất là công thức B3Zn2 cho tỉ lệ lợi nhuận/chi phí phân bón tăng 19% so với công thức đối chứng.

3.3.6. Tóm tắt kết quả thí nghiệm 3

- Công thức phun ZnSO4 0,4% + Rosabor 0,25% ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng khoáng trong lá cà phê; Có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng phát triển, đặc biệt làm gia tăng hàm lượng kẽm, bo, diệp lục a trong lá cà phê tương ứng (86%, 47% 36%); Gia tăng 57% cường độ quang hợp, 16% chiều dài cành dự trữ và giảm 17% số cành khô trên cây so với đối chứng.

- Công thức phun ZnSO4 0,4% + Rosabor 0,25% có hiệu quả nhất; Giảm tỉ lệ tươi/nhân 8%, tăng 9% năng suất cà phê tươi và 17% năng suất cà phê nhân và cũng là công thức cho lợi nhuận cao nhất 62,77 triệu đồng/ha/năm, hiệu suất đầu tư phân bón tốt nhất với trị số lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 3,05 lần và cải thiện được tỉ lệ cà phê nhân xuất khẩu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


1. Kết luận

- Công thức N4K5 bón đạm, lân và kali liều lượng 338 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O trên nền phân chuồng 5 tấn/ha/năm với số lần và tỉ lệ theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là thích hợp nhất cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk, đạt mức năng suất 3,73 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn đối chứng 16,56 triệu đồng/ha/năm và hiệu suất đầu tư phân bón cao nhất với giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 2,87 lần; Cao hơn công thức bón phân N5K5 (364 kg N + 95 kg P2O5 + 336 kg K2O) đạt năng suất 3,74 tấn/ha, lợi nhuận đạt 16,44 triệu đồng/ha và giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 2,80 lần.

- Bón đạm, lân và kali cho cà phê vối trên nền phân bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O và 5 tấn phân chuồng/ha/năm) với số lần và tỉ lệ bón: Đạm và kali 5 lần/năm (30% trong mùa khô chia làm 2 lần và 70% mùa mưa chia làm 3 lần) và lân 2 lần/năm (50% mùa khô và 50% mùa mưa) - CT3 là công thức bón phù hợp nhất cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk, đạt mức năng suất 3,61 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn đối chứng 10,85 triệu đồng/ha và hiệu suất đầu tư phân bón tốt nhất với giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 3,14 lần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Phun ZnSO4 và Rosabor 5 lần/năm (2 lần mùa khô và 3 lần mùa mưa) với nồng độ ZnSO4 0,4% + Rosabor 0,25% (B3Zn2) trên nền 260 kg N + 95 kg P2O5 + 240 kg K2O và 5 tấn phân chuồng/ha/năm với số lần và tỉ lệ bón theo quy trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là công thức phun bổ sung ZnSO4 và Rosabor tốt nhất cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk đạt mức năng suất 3,71 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn đối chứng 16,67 triệu đồng/ha/năm và hiệu suất đầu tư phân bón tốt nhất với giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 3,05 lần; Cao hơn công thức phun với nồng độ ZnSO4 0,5% + Rosabor 0,25% (B3Zn3) đạt năng suất 3,70 tấn/ha, lợi nhuận đạt 16,05 triệu đồng/ha và giá trị lợi nhuận/chi phí phân bón đạt 2,98 lần.

2. Đề nghị

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây cà phê vối Coffea canephora Pierre giai đoạn kinh doanh trên đất bazan tại Đắk Lắk - 18

- Thí nghiệm được thực hiện trong 2 năm liên tục 2012 và 2013 nên cần tiếp tục theo dõi thêm trong một vài năm tiếp theo để đánh giá đầy đủ và chính xác hơn bởi ảnh hưởng của phân bón tới cây cà phê cần thời gian khá dài từ 3 đến 5 năm.

- Các kết quả về bón phân đa lượng và vi lượng cho cà phê vối giai đoạn kinh doanh thực hiện trên đất bazan. Vì vậy, cần tiếp tục thí nghiệm trên một số loại đất khác tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk để đưa ra khuyến cáo về bón phân cho cây cà phê vối phù hợp cho từng loại đất khác nhau.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Văn Minh, (2011) “Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Quảng Hiệp, huyện CưMnga, tỉnh ĐăkLăk”. Tạp chí Khoa học - Đại học Huế, Số 67, tr. 61 - 67

2. Nguyễn Văn Minh, (2011) “Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Eakao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐăkLăk”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Nguyên, Số 8 năm 2011, tr. 67 - 71.

3. Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Anh Dũng và Lê Thanh Bồn, (2013) “Nghiên cứu về số lần và tỉ lệ phân N, P, K bón cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan (ferrasols) tại tỉnh Đắk Lắk”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ NN&PTNT, Số 8 tháng 4 năm 2013, tr. 53 - 59.

4. Nguyễn Văn Minh, Lê Thanh Bồn và Nguyễn Anh Dũng, (2013) “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đa lượng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan (ferrasols) tại tỉnh Đắk Lắk”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ NN&PTNT, Số 16 tháng 8 năm 2013, tr. 46 - 55.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Phạm Quang Anh, (1985) “Hệ sinh thái cà phê Đắc Lắc”, tập 1, Báo cáo chương trình nghiên cứu tổng hợp hệ sinh thái cà phê, Hà Nội, 1985.

2. Đỗ Ánh, (2003) “Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Lê Ngọc Báu, (1997) “Điều tra nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối đạt năng suất cáo tại Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

4. Lê Ngọc Báu, (2001) “Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối (Coffea canephora var. robusta) đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đắk Lắk”, Luận án Tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

5. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), “Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối 10 TCN 478-2001” do Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên biên soạn; Ban hành theo quyết định số 06/2002/QĐ- BNN ngày 9/01/2002.

6. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, (2012) “Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” Ban hành theo quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT ngày 21/8/2012 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

7. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, (2013) “Quy trình tái canh cà phê vối” Ban hành theo quyết định số 273 /QĐ-TT-CCN ngày 3/7/2013 của Cục trưởng cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT.

8. Lê Văn Căn, (1978) “Giáo trình nông hóa” Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội.

9. Nguyễn Tri Chiêm và Đoàn Triệu Nhạn, (1974) “Tình hình diễn biến một số đặc tính lý hóa đất bazan trồng cà phê, cao su ở Phủ Quỳ” Tạp chí Nghiên cứu đất phân, Tập 4, tr. 3-26.

10. Nguyễn Tri Chiêm, (1993) “Chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây cà phê để có cơ sở bón phân hợp lý”, Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học 1983- 1994, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 298-312.

11. Lê Quang Chiến, (2011) “Đánh giá hiệu quả của các loại hình sản xuất cà phê có chứng chỉ tại huyện Cư M’gar, Đăk Lăk” Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên.

12. Cục trồng trọt - Bộ NN&PTNT, (2010) “Tổng hợp quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

13. Cục Trồng Trọt - Bộ NN&PTNT, (2012) “Hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cà phê trong thời gian tới” tháng 10 năm 2012.

14. Vũ Thị Thùy Dương, (2008), “Đánh giá hàm lượng kim loại nặng (As, Cd, Pb, Cu, Zn) trong môi trường đất tại làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn – Yên Phong – Bắc Ninh”, Luận văn Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

15. De Geus, (1967) “Hướng dẫn bón phân cho cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới”, Tập II, Cây công nghiệp, Người dịch: Nguyễn Xuân Hiển, Nguyễn Mộng Huy, Lê Trường, Vũ Hữu Yêm, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1993, tr. 251-300.

16. Phan Thị Hồng Đạo, (1986), “Một số kết quả bước đầu tổ hợp phân bón khoáng và liều lượng phân lân đối với cà phê con trong giai đoạn vườn ươm” Kết quả nghiên cứu khoa học 10 năm 1983-1993, Viện nghiên cứu cà phê.

17. Nguyễn Thế Đặng, (2008) “Giáo trình Đất trồng trọt”, Nhà Xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

18. Võ Văn Hoàng, (2010) “Nghiên cứu ảnh hưởng của Chitosan Oligomer đến sinh trưởng, phát triển và khả năng chịu hạn của cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại TP. BMT” Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên.

19. Bùi Huy Hiền và cộng sự, (2007) “Hiệu quả của phân bón trung và vi lượng đối với cà phê vối Đăk Lăk”. Kết quả nghiên cứu khoa học 1987- 2007, Quyển 2. Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên, tr 64-70.

20. Nguyễn Khả Hòa, (1995) “Lân với cây cà phê” Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội.

21. Trương Hồng, (1995) “Nghiên cứu xác định tổ hợp NPK cho cà phê vối kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan và đất xám gơnai ở Kon Tum”, Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam, TP.HCM.

22. Trương Hồng, (1999) “Phân khoáng đa lượng cho cà phê kinh doanh” Hội thảo phân bón cà phê, Đắk Lắk.

23. Trương Hồng, (1999) “Nghiên cứu xác định tổ hợp NPK cho cà phê vối kinh doanh trên đất nâu đỏ bazan ở Đắk Lắk và đất xám gơnai ở Kon Tum” Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Miền Nam, TP.HCM.

24. Trương Hồng và cộng sự, (2000), “Hàm lượng dinh dưỡng trong đất và lá cà phê các vườn năng suất cao ở Dak Lak”, Tạp chí Khoa học đất 13/2000, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Trương Hồng, (2012) “Sinh lý dinh dưỡng cây cà phê” Tạp chí KH&KT số 12, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk.

26. Trương Hồng và cộng sự, (2013) “Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp tiết kiệm chi phí đầu vào đối với cà phê ở Tây Nguyên”, Hội thảo quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ nhất, tr 914-922.

27. Y Kanin H’Đơk, (2002) “Điều tra thực trạng và nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón đối với cà phê vối tại Dak Lak” Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.

28. Y Kanin H’Dơk và cộng sự, (2007) “Nghiên cứu khả năng thay thế phân bón truyền thống cho cà phê bằng phân bón vi sinh vật bản địa”. Kết quả nghiên cứu khoa học 1987- 2007, Quyển 2. Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên, tr 183-193.

29. Y Kanin H’Dơk và Trình Công Tư, (2007) “Nghiên cứu hiệu quả của phân N,P,K đối với cà phê vối kinh doanh trên đất bazan Đắk Lắk” Kết quả nghiên cứu khoa học 1987 -2007, Quyển 2. Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên; tr 100-103.

30. Võ Minh Kha, (1996) “Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón” Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

31. Lê Hồng Lịch và cộng sự, (2005) “Chương 4: Bón phân cho cây công nghiệp” Sổ tay phân bón - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.184-193.

32. Lê Hồng Lịch, (2008) “Nghiên cứu sử dụng phân lân hợp lý cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan ở Đắk Lắk” Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

33. Lương Đức Loan và Nguyễn Tử Siêm, (1987) “Cải thiện tình trạng lân dễ tiêu trong vườn cà phê trồng trên đất bazan”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật, số 1, tr. 34-36

34. Lương Đức Loan, (1997) “Kết quả nghiên cứu khoa học 1987-1997” Trạm nghiên cứu Đất Tây Nguyên.

35. Lương Đức Loan và Lê Hồng Lịch, (1997) “Hiệu lực của phân lân nung chảy đối với cà phê và một số cây trồng cạn trên đất nâu đỏ bazan Tây Nguyên” Kết quả nghiên cứu khoa học 1987-1997, Trạm nghiên cứu Đất Tây Nguyên.

36. Lương Đức Loan và Trình Công Tư, (1997) “Khả năng thay thế phân chuồng bằng phan xanh bón cho cà phê trên đất bazan” Kết quả nghiên cứu khoa học 1987-1997, Trạm nghiên cứu Đất Tây Nguyên.

37. Nguyễn Văn Minh, (2011) “Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Quảng Hiệp, huyện Cưmgar, tỉnh Đắk Lắk” Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 67, tr. 61-67.

38. Nguyễn Văn Minh, (2011) “Ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp bón đạm, lân và kali đến năng suất cà phê vối kinh doanh tại xã Eakao, thành phố. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Tây Nguyên,

Số 8, tr. 67-71.

39. Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thanh Bồn, (2013) “Nghiên cứu về số lần và tỷ lệ phân N, P, K bón cho cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan (ferrasols) tại tỉnh Đắk Lắk”. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bộ NN&PTNT, Số 8, kỳ II, tháng 4/2013, tr. 53 - 59.

40. Nguyễn Văn Minh, Lê Thanh Bồn, Nguyễn Anh Dũng, (2013) “Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đa lượng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây cà phê vối giai đoạn kinh doanh trên đất bazan (ferrasols) tại tỉnh Đắk Lắk”. Tạp chí NN&PTNT, Bộ NN&PTNT. Số 16, kỳ II tháng 8/2013, tr. 46 - 55.

41. Nguyễn Thị Quý Mùi, (2001) “Phân bón và cách sử dụng” Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh.

42. Tôn Nữ Tuấn Nam, (1993) “Thăm dò ảnh hưởng của yếu tố lưu huỳnh đến sinh trưởng và sản lượng cà phê qua các dạng và liều lượng phân N, K” Kết quả nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu Cà phê.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022