Kết Quả Khảo Sát Các Chủ Trang Trại Về Chính Sách Phát Triển Trang Trại Trên Địa Bàn Huyện Yên Định


Bảng 2.16: Kết quả khảo sát các chủ trang trại về chính sách phát triển trang trại trên địa bàn huyện Yên Định

ĐVT: %



Đánh giá chung về các chính sách hỗ trợ phát triển trang trại

Hoàn toàn không đồng

ý


Không đồng ý


Bình thường


Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Các chính sách hỗ trợ phát triển

trang trại đầy đủ, hợp lý

0,00

2,04

24,49

65,31

8,16

Trang trại trên địa bàn có năng lực cạnh

tranh tốt


0,00


0,00


12,24


81,63


6,12

Trang trại trên địa bàn phát triển

ngày một tốt hơn

0,00

0,00

16,33

73,47

10,20

Trang trại trên địa bàn có nhiều cơ

hội phát triển trong thời gian đến

0,00

2,04

34,69

61,22

2,04

Tình hình phát triển trang trại của

huyện tốt, đúng hướng

0,00

0,00

14,29

65,31

20,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa - 12

Nguồn số liệu: Tổng hợp từ kết quả điều tra

2.3.2. Nhân tố khách quan

+ Điều kiện tự nhiên:

Yên Định là huyện đồng bằng, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá trên trục Quốc lộ 45, cách tỉnh Thanh Hoá 28 km. Phía Bắc giáp các huyện: Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc. Phía Nam giác các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hoá. Phía Tây giáp huyện: Ngọc Lặc. Phía Đông giáp các huyện: Hoằng Hoá, Hà Trung, Hậu Lộc. Yên Định nằm trên trục quốc lộ 45 (từ Tỉnh Thanh Hoá qua Yên Định đi Ninh Bình) có hệ thống giao thông thuỷ, bộ nối với các khu đô thị công nghiệp trọng điểm của tỉnh: Lam Sơn - Sao Vàng, Bỉm Sơn - Thạch Thành, đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hoá - Sầm Sơn là


điều kiện tác động thúc đẩy kinh tế của Yên Định phát triển. Các trang trại trên địa bàn huyện đã tận dụng được những lợi thế về điều kiện tự nhiên để tăng giá trị sản lượng, giá trị hàng hoá và thu nhập của trang trại mình.

+ Điều kiện kinh tế, thị trường: đây là nhân tố có tính quyết định đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, là vấn đề sống còn của trang trại huyện Yên Định. Thị trường đầu vào của các trang trại huyện Yên Định thường thông qua kênh liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào trong chuỗi giá trị. Thông qua các tác nhân là doanh nghiệp, các trang trại trong huyện tận dụng được những mối quan hệ trong chuỗi như được ứng vật tư một phần điều này làm tăng hiệu quả hoạt động kinh tế của các trang trại trong huyện. Bên cạnh đó, thị trường sản phẩm đầu ra là một trong những vấn đề các trang trại quan tâm nhất, nó phát đi các tín hiệu định hướng cho các thị trường nên sản xuất loại vật nuôi nào, khối lượng, chất lượng ra sao, sản xuất như thế nào thì hiệu quả… Tuy vậy, hiện nay có một hạn chế rất lớn là cho đến nay, hầu hết các trang trại là hình thành tự phát, hoạt động chủ yếu mới ở khâu sản xuất và mới chỉ tạo ra sản phẩm nguyên liệu nên thường xuyên rơi vào tình trạng không có đầu ra hoặc tiêu thụ chậm, bị ép giá sản phẩm (nhất là các sản phẩm tươi sống như sữa, trứng…) làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Thị trường sản phẩm đầu ra của các trang trại huyện Yên Định chủ yếu trong huyện và các huyện lân cận. Một số sản phẩm có thị trường tại các tỉnh tuy nhiên giá trị không cao.

2.4. Đánh giá chung về phát triển kinh tế trang trại huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

2.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

Những năm qua, mặc dù phải đối phó với những khó khăn, thách thức của suy thoái kinh tế, nguồn vốn, thị trường, thiên tai, dịch bệnh... nhưng qua phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Yên Định, cũng như các số liệu ở trên cho thấy kinh tế trang trại giai đoạn 2017 - 2019 đã phát triển khá nhanh cả về quy mô, chất lượng và giá trị sản xuất hàng hóa góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng


chất lượng, giá trị, sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, tạo nên những vùng sản xuất tập trung, góp phần khai thác thêm diện tích đất hoang hoá, mặt nước ven sông, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

Ứng dụng nhanh khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ ở nông thôn. Đã huy động lượng vốn khá lớn trong dân để đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giàu cho người dân và làm đổi mới bộ mặt nông thôn trong huyện; Kinh tế trang trại đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của ngành Nông nghiệp và được khẳng định là mô hình sản xuất hàng hóa tập trung và hiệu quả.

Kinh tế trang trại phát triển đa dạng trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên tất cả các vùng miền núi, gò đồi, đồng bằng, ven biển; đã khai thác được tiềm năng về đất đai, cây trồng, vật nuôi. Nhiều vùng sản xuất tập trung đã được hình thành như vùng trồng cây ăn quả tại các xã, thị trấn, vùng giáp danh. Tuy quy mô và hiệu quả khác nhau nhưng hầu hết các trang trại bước đầu đã sử dụng có hiệu quả về đất đai, thu hẹp dần diện tích đất trống, mặt nước, ao hồ. Đẩy nhanh tốc độ phủ xanh, góp phần điều hòa khí hậu của vùng và cải tạo môi trường sinh thái.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế trang trại của huyện trong những năm qua còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chưa cao so với các địa phương khác. Số lượng trang trại quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, mang tính đột phá còn ít, còn thiếu kết nối với thị trường. Liên kết giữa các trang trại và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. Sản phẩm bán ra chưa qua chế biến, tiêu thụ chủ yếu qua khâu trung gian nên phụ thuộc lớn vào sự biến động của thị trường. Những khó khăn của các trang trại huyên Yên Định nằm ở các vấn đề sau:


- Vấn đề thị trường và giá cả tiêu thụ nông sản phẩm

Mong muốn của chủ trang trại không phải chỉ là những mùa bội thu, mà điều chủ yếu đối với họ chính là thu nhập có được từ việc bán các sản phẩm thu hoạch. Khi nông nghiệp chuyển từ giai đoạn tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thì người sản xuất bắt đầu phải đối phó với những khó khăn thường xuyên của cơ chế thị trường. Do đó, thị trường có vai trò tác động rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất.

Bảng 2.17. Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại năm 2019

ĐVT: % trang trại


Các hoạt động

Mức độ tiếp cận

Dễ dàng

Vừa phải

Khó khăn

1. Mua vật tư nông nghiệp

66

20

14

2. Mua máy móc thiết bị, phục vụ cho SX của

TT

55

26

19

3. Thuê lao động

49

37

14

4. Thông tin khoa học kỹ thuật

29

41

30

5. Tiêu thụ sản phẩm

19

32

49

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

Đa số các trang trại cho rằng không gặp nhiều khó khăn trong việc mua vật tư đầu vào cho sản xuất việc mua máy móc cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất của trang trại. Tuy nhiên, các trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật và đặc biệt bán các sản phẩm (tìm thị trường đầu ra khó khăn, thị trường không ổn định), đây cũng là nhân tố quan trọng tới khâu thu tiền về của cả trang trại sau một quá trình dài sản xuất.

- Các yếu tố rủi ro chính của trang trại

Hầu hết các loại hình đều bị rủi ro ở những cấp độ khác nhau theo từng yếu tố. Trên thực tế có nhiều nhân tố gây tác động không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại.. Các nguyên nhân này nếu các trang trại gặp phải nó có tác động tiêu cực tới kết quả sản xuất. Đối với các trang trại trồng trọt và nuôi trông thủy sản chịu nhiều tác động của yếu tố tự nhiên, các yếu tố đầu vào, có mức độ rủi ro cao.


Các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chịu rủi ro cao từ các yếu tố giá mua các yếu tố đầu vào như thức ăn, thiếu kiến thức kỹ thuật (kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh). Các trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp chịu rủi ro cao bởi các yếu tố như: thiếu kiến thức kỹ thuật, kiến thức quản lý. Bên cạnh đó thị trường sản phẩm nông nghiệp có sự cạnh tranh mạnh mẽ và đầy biến động, vì thế đã làm cho các trang trại gặp không ít khó khăn.

- Vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật- công nghệ trong sản xuất

Điều tra cho thấy, trình độ khoa học kỹ thuật của nhiều chủ trang trại ở huyện Yên Định còn rất hạn chế. Đa phần các giống cây trồng vật nuôi được các chủ trang trại sử dụng vẫn chưa tạo ra năng suất vượt trội, chất lượng ổn định, giá cả các loại vật tư nông nghiệp, thức ăn cho chăn nuôi, thuốc thú y, bảo vệ thực vật..., các trang trại vẫn mua ngoài với giá cao, kém chất lượng, làm tăng giá thành sản phẩm.

- Vấn đề quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở

Sự hình thành và phát triển của một số loại hình trang trại tự phát, thiếu sự quy hoạch đã gây ảnh hưởng ô nhiễm môi sinh, môi trường và quy hoạch chung. Do đó, cần phải tăng cường sự quản lý và quy hoạch đối với các loại hình trang trại này trong thời gian tới.

Hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở ở những vùng kinh tế trang trại đang phát triển đa số còn yếu kém, nhất là mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, điện,... đã làm hạn chế rất lớn đến điều kiện sản xuất cũng như đời sống sinh hoạt của các trang trại, gây trở ngại cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa, vật tư, làm tăng chi phí sản xuất, làm tăng gánh nặng cho các trang trại. Do đó sản phẩm làm ra đang mâu thuẫn với khả năng vận chuyển, chế biến và tiêu thụ.

- Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch

Trên địa bàn huyện Yên Định hiện nay, công nghệ chế biến sau thu hoạch cũng chưa được các chủ trang trại quan tâm đầu tư thỏa đáng. Thực tế có một ít trang trại trên địa bàn có làm công việc chế biến, nhưng quy mô nhỏ bé, công nghệ thô sơ, hiệu quả thấp. Còn công tác bảo quản nông sản phẩm ở nông thôn thì thô sơ, chưa phát triển. Nhiều trang trại chưa có nhà kho để bảo quản nông sản phẩm làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nông sản phẩm.


Nguyên nhân của những hạn chế

Sự quan tâm của các cấp, các ngành và địa phương về đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại chưa nhiều. Chính sách hỗ trợ chủ trang trại đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mô hình điểm còn ít; thiếu những cơ chế, chính sách mang tính đột phá. Các chính sách của Nhà nước đã ban hành chưa được thực hiện tốt. Do đó nhiều chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

Thiên tại, lũ lụt thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh của trang trại.

Thiếu vốn cho phát triển sản xuất, việc tiếp cận vốn tín dụng của các trang trại gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là vay thương mại nên mức đầu tư thấp, chưa có đủ vốn để đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới vào sản xuất, chăn nuôi để nâng cao năng suất lao động, sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ đáp ứng nhu cầu thị trường; hình thức sản xuất chủ yếu của các trang trại hiện nay vẫn là quảng canh nên hiệu quả thấp, thiếu bền vững.

Các chủ trang trại hầu hết chưa qua đào tạo kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý, nên gặp nhiều khó khăn trong điều hành sản xuất, kinh doanh. Lao động của trang trại phần lớn là lao động phổ thông, nên khó đáp ứng được những công việc đòi hỏi chuyên môn, tay nghề cao của trang trại. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại còn phụ thuộc rất lớn vào số lượng và chất lượng của người lao động trong mỗi trang trại.

Khả năng tiếp cận thị trường, hình thức tiêu thụ sản phẩm của các trang trại hiện nay chủ yếu là bán cho các thương lái và bán tươi. Các trang trại gặp nhiều khó khăn trong việc bán các sản phẩm, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khâu thu tiền về của cả trang trại sau một chu kỳ sản xuất. Điều này cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều chủ trang trại không muốn mở rộng quy mô sản xuất

Hiện nay trình độ quản lý và kiến thức về kỹ thuật của chủ trang trại còn nhiều hạn chế, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất còn khiêm tốn, nhiều ứng dụng chưa mang tính đặc thù riêng cho từng vùng sinh thái, thiếu chọn lọc nên chưa đem lại hiệu quả cao dù khả năng đất đai,


lao động vẫn còn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển của kinh tế trang trại trong lĩnh vực nông lâm.

Kết luận chương 2

Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định vẫn còn có những khó khăn như: Công tác quy hoạch và các chính sách hỗ trợ đối với loại hình KTTT thiếu đồng bộ; các trang trại còn thiếu vốn để phát triển sản xuất và còn gặp nhiều khó khăn về khả năng tiếp cận thị trường…

Việc hình thành và phát triển KTTT trên địa bàn huyện Yên Định do tính tất yếu khách quan của xu thế sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp. Mặt khác dưới sự định hướng của Đảng và Nhà nước về chủ trương đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần trong đó đặc biệt coi trọng kinh tế hộ, KTTT trên địa bàn huyện đã hình thành và ngày càng phát triển. Với những kết quả đạt được KTTT ở Yên Định đã thể hiện là nhân tố mới trong nông nghiệp và nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện. Phát triển kinh tế trang trại đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, nhiều mô hình trang trại sản xuất, kinh doanh kết hợp chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản đã đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Yên Định, tại Chương 3 của luận văn tác giả đề xuất một số giải pháp và những định hướng, mục tiêu quan trọng để phát triển KTTT trên địa bàn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.


CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA


3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thanh Hóa

Phát triển kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các loại quy hoạch khác, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đẩy mạnh chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại quy mô lớn nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thúc đẩy trang trại chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Chuyển mạnh từ sản xuất số lượng sang chất lượng, hiệu quả có giá trị kinh tế cao

Phát triển kinh tế trang trại theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung chuyên canh và các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, hướng dẫn cho nông dân thâm canh tăng năng suất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Phát triển trang trại gắn với phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch sinh thái. Chuyển mạnh từ sản xuất trang trại riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên doanh, liên kết, tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đồng thời có các chính sách đủ mạnh về phát triển kinh tế trang trại để các trang trại mạnh dạn đầu tư phát triển đúng hướng, hiệu quả, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

Phát triển kinh tế trang trại gắn với chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022