BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
ĐẶNG QUỐC HÙNG
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI SUẤT CỔ PHIẾU VÀ THANH KHOẢN THỊ TRƯỜNG:
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
ĐẶNG QUỐC HÙNG
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA LỢI SUẤT CỔ PHIẾU VÀ THANH KHOẢN THỊ TRƯỜNG:
TRƯỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ DUY HÀO
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Luận án “Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Duy Hào. Công trình này được hoàn thành trong quá trình học tập và công tác tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ năm ... đến năm ....
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021
Tác giả Luận án
Đặng Quốc Hùng
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
LỜI MỞ ĐẦU 1
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
1.1. Mối quan hệ giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu ...6
1.2. Thanh khoản thị trường của cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp 9
1.3. Thanh khoản thị trường của cổ phiếu và cơ cấu vốn doanh nghiệp 14
1.4. Khoảng trống nghiên cứu 20
1.5. Dữ liệu, mô hình và phương pháp nghiên cứu 21
1.5.1. Dữ liệu nghiên cứu 21
1.5.2. Mô hình nghiên cứu 21
1.5.3. Phương pháp nghiên cứu 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THANH KHOẢN CỔ PHIẾU VÀ LỢI SUẤT CỔ PHIẾU 28
2.1. Các vấn đề cơ bản về tính thanh khoản cổ phiếu 28
2.1.1. Khái niệm 28
2.1.2. Đo lường 29
2.2. Các vấn đề cơ bản về lợi suất cổ phiếu 32
2.2.1. Khái niệm 32
2.2.2. Đo lường 32
2.2.3. Các yếu tố tác động đến lợi suất cổ phiếu 33
2.3. Các vấn đề khác 34
2.3.1. Các vấn đề cơ bản về giá trị doanh nghiệp 34
2.3.2. Các vấn đề cơ bản về cơ cấu vốn doanh nghiệp 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 41
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN CỔ PHIẾU ĐẾN LỢI SUẤT CỔ PHIẾU 42
3.1. Khái quát về lợi suất cổ phiếu và tính thanh khoản toàn thị trường 42
3.2. Kết quả thống kê mô tả 47
3.3. Kết quả hồi quy 50
3.4. Kiểm tra tính vững kết quả nghiên cứu 52
3.5. Tác động của quyền bảo vệ cổ đông đến mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH THỰC CHỨNG TÁC ĐỘNG CỦA THANH KHOẢN THỊ TRƯỜNG ĐẾN GIÁ TRỊ VÀ CƠ CẤU VỐN DOANH NGHIỆP 85
4.1. Kết quả thống kê mô tả 86
4.2. Kết quả hồi quy tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trị doanh nghiệp 89
4.3. Kết quả hồi quy tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến cơ cấu vốn doanh nghiệp 94
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 100
CHƯƠNG 5. TÓM TẮT KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ 101
5.1. Đối với chính phủ Việt Nam 102
5.2. Đối với doanh nghiệp 107
KẾT LUẬN 108
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110
PHỤ LỤC 120
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ý nghĩa | |
DN | Doanh nghiệp |
GMM | Generalized method of moments |
KTTT | Kinh tế thị trường |
OLS | Ordinary Least Squares - Hồi quy ước lượng bình phương nhỏ nhất |
SGMM | Simultaneous Generalized Method of Moments Estimator |
QLNN | Quản lý Nhà nước |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi suất cổ phiếu và thanh khoản thị trường - trường hợp các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 2
- Thanh Khoản Thị Trường Của Cổ Phiếu Và Cơ Cấu Vốn Doanh Nghiệp
- Mô Hình Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tính Thanh Khoản Cổ Phiếu Và Lợi Suất Cổ Phiếu
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tóm tắt tổng quan nghiên cứu 17
Bảng 3.1: Kết quả thống kê mô tả 47
Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan 49
Bảng 3.3: Tác động của thanh khoản cổ phiếu đến lợi suất cổ phiếu - Hồi quy OLS gộp ...51 Bảng 3.4: Kiểm tra tính vững 1: Hồi quy tác động tính thanh khoản cổ phiếu đến lợi suất cổ phiếu sử dụng độ trễ của biến giải thích 52
Bảng 3.5: Kiểm tra tính vững 2: Hồi quy tác động tính thanh khoản cổ phiếu đến lợi suất cổ phiếu bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng 54
Bảng 3.6: Kiểm tra tính vững 3: Hồi quy tác động tính thanh khoản cổ phiếu đến lợi suất cổ phiếu bằng phương pháp hồi quy SGMM 58
Bảng 3.7: Kết quả thống kê mô tả 62
Bảng 3.7 (tiếp tục): Kết quả thống kê mô tả 64
Bảng 3.8: Ma trận hệ số tương quan 65
Bảng 3.9: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên giá trị doanh nghiệp 67
Bảng 3.10: Tác động của quyền bảo vệ nhà đầu tư lên mối quan hệ giữa tính thanh khoản và giá trị doanh nghiệp 70
Bảng 3.11: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu lên đòn bảy tài chính 74
Bảng 3.12: Tác động của quyền bảo vệ nhà đầu tư lên mối quan hệ giữa tính thanh khoản và đòn bảy 78
tài chính doanh nghiệp 78
Bảng 3.13: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến lợi suất cổ phiếu dưới tác động của quyền bảo vệ cổ đông 81
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến nghiên cứu 86
Bảng 4.2: Ma trận tương quan các biến nghiên cứu 88
Bảng 4.3: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trị 90
doanh nghiệp - Hồi quy OLS gộp 90
Bảng 4.4: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trị doanh nghiệp - Hồi quy dữ liệu bảng 92
Bảng 4.5: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến cơ cấu vốn doanh nghiệp - Hồi quy OLS gộp 94
Bảng 4.6: Tác động của tính thanh khoản cổ phiếu đến giá trị doanh nghiệp - Hồi quy dữ liệu bảng 97
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thanh khoản thị trường của cổ phiếu đã và đang là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu cũng như các nhà đầu tư trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Trên khía cạnh học thuật, mặc dù trên thế giới có nhiều nghiên cứu nghiên cứu về mối quan hệ giữa thanh khoản thị trường của cổ phiếu và lợi suất cổ phiếu (ví dụ, Amihud, 2002), tại Việt Nam không có nhiều nghiên cứu nghiên cứu về mối quan hệ này. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, thanh khoản thị trường của cổ phiếu có thể tác động đến giá trị doanh nghiệp (ví dụ, Fang và cộng sự, 2009) và cơ cấu vốn của doanh nghiệp (ví dụ, Lipson và Mortal, 2009). Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của thanh khoản thị trường của cổ phiếu đến giá trị và cơ cấu vốn doanh nghiệp còn hạn chế. Đặc biệt, việc nghiên cứu các tác động trong cùng một nghiên cứu trên giác độ bảo vệ nhà đầu tư chưa được thực hiện ở Việt Nam. Việc nghiên cứu này sẽ giúp các bên tham gia thị trường có đầy đủ thông tin hơn trước khi ra quyết định.
Trên khía cạnh thực tế, thanh khoản cổ phiếu trên thị trường tăng sẽ cho thấy sức hấp dẫn của thị trường, qua đó thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là vì sự tăng lên của thanh khoản cổ phiếu trên thị trường sẽ giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc mua và bán cổ phiếu, từ đó có thể hiện thực hoá được các khoản lợi nhuận trong việc đầu tư của mình. Chính vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã luôn tìm cách làm gia tăng thanh khoản của thị trường chứng khoán, qua đó sẽ giúp làm tăng thanh khoản của từng cổ phiếu trên thị trường.
Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Trong giai đoạn 2010-2015, cùng với xu thế suy giảm về tốc độ tăng trưởng GDP ở các nước trên thế giới do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính, thanh khoản trên thị trường chứng khóa Việt Nam đã biến động khá mạnh. Năm 2011, thị trường chứng kiến sự lao dốc của các chỉ số, thanh khoản giảm mạnh, nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ (thậm chí công ty chứng khoán Kim Long sau khi thua lỗ còn tính đến hủy bỏ lĩnh vực chứng khoán). Sang năm 2012, Chính phủ và các cơ quan Ban, Ngành đã có những chính sách rất thích hợp để hỗ trợ cho thị trường, cụ thể là Quyết định số 1826/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tái cấu trúc Thị trường chứng khoán và Doanh nghiệp bảo hiểm”, nhằm tái cấu trúc toàn diện và từng bước nâng cao vai trò, vị trí của các thị trường. Sau những năm triển khai, đến năm 2015, thanh khoản thị trường đã có những nét rất tích cực như quy mô thị trường